Tieát 25 Ngaøy soaïn:27/11/2007
Ngaøy daïy:5/12/2007
Phần hai. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương V. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được dân số Thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là sinh đẻ và
tử vong.
- Phân biệt được các tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tử và tỉ suất tăng tự nhiên.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện lĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất
sinh, tử và tỉ suất tăng tự nhiên.
- Nâng cao kĩ năng thảo luân, hợp tác theo nhóm.
3. Vê thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người
thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
II. Thiết bi dạy học:
- Bản đồ treo tường “Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên Thế giới”
- Hình SGK.
- Biểu đồ tỉ suất sinh, tử thời kì 1950 – 2005.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ1. cá nhân
hãy nêu hiểu biết của em
về dân số Thế giới hiện
nay?
Dựa vào bảng số liệu hãy
cho nhận xét về tình hình
phát triển dân số Thế giới
trong 2 thế kỷ qua?
I. Dân số và tình hình phát triển dân số Thế giới:
1. Dân số Thế giới:
- Theo số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến giữa năm
2005 dân số Thế giới là: 6 477 triệu người.
- Quy mô dân số rất khác nhau:
2. Tình hình phát triển dân số trên Thế giới:
(Tỷ người)
Năm
180
4
1927 1959 1974 1987 1999 2025
Số
dân
1 2 3 4 5 6 8
II. Gia tăng dân số:
1. Sự gia tăng tự nhiên:
Sự gia tăng dân số trên Thế giới là do 2 nhân tố quyết
đinh: sinh đẻ và tử vong.
a Tỉ suất sinh thô:
- Tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với
HĐ 2: Nhóm
Chia HS thành các nhóm.
Mỗi nhóm được phân công
thực hiện từng đề mục.
Nhóm 1. Tìm hiểu tỉ suất
sinh thô.
Nhóm 2. Tìm hiểu tỉ suất
tử thô.
Nhóm 3. Tìm hiểu tỉ suất
tăng dân số tự nhiên.
Nhóm 4. Tìm hiểu về gia
tăng cơ học.
Nhóm 5. Tìm hiểu về sự
gia tăng dân số.
Nhóm 6. Tìm hiểu ảnh
hưởng của sự gia tăng dân
số tới sự phát triển kinh tế -
xã hội
Nhóm 7. Làm bài tập số 1
sau bài học.
Nhóm 8. So sánh tỉ suất
tăng tự nhiên và sự gia tăng
cơ học.
số dân trung bình ở cùng thời điểm.
)(%1000
0
D
S
T
s
=
Trong đó : Ts. là lỉ lệ sinh thô
S. là số trẻ sinh ra trong năm
D. là số dân trong cùng thời điểm
- Những nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh:
+ Yếu tố tự nhiên – sinh học
+ Phong tục tập quán, tâm lí xã hội.
+ Trình độ phát triển KT-XH, các chính sách phát triển
dân số.
b. Tỉ suất tử thô
- Tương quan giữa số người chết trong năm so với dân
số trung bình cùng thời điểm.
)(%1000
0
D
T
T
t
=
Trong đó: Tt. là tỉ lệ tử thô
T. là số người chết.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ tử thô:
+ Các nhân tố KT-XH như chiến tranh, đói lém, dịch
bệnh, …
+ Thiên tai: như động đất, núi lửa, sóng thần …
+ Tỉ lệ tử vong trẻ em, tuổi thọ trung bình của dân số.
c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
(%)tsg
TTT
−=
- Là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định
đến biến động dân số, vì vậy nó được coi là động lực
phát triển dân số.
2. Gia tăng cơ học.
- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người
nhập cư.
3. Gia tăng dân số:
- Bằng tổng của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia
tăng cơ học.
- Phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân
số của một quốc gia, một vùng.
4. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Bước 2.
Từng nhóm (Từ nhóm 1-6)
theo yêu cầu của GV báo
cáo kết quả.
Các nhóm khác bổ sung
GV tổng kết lại theo từng
đề mục.
Dân số tăng nhanh:
- Nguồn lao động dồi dào.
- Gây sức ép lên các vấn đề kinh tế, các vấn đề xã
hội nảy sinh như nhà ở, việc làm, tệ nạn xã hội,
văn hóa, giáo dục, y tế …
- Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
*** Vậy cần có chính sách phát triển dân số một cách
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi nước và từng giai đoạn phát triển.
IV. Đánh giá.
Nhóm 7 và nhóm 8 báo cáo kết quả làm việc.
V. Hoạt động nối tiếp.
Tìm hiểu dân số các nước trên Thế giới theo bảng phụ lục trang 87.
Sắp xếp dân số các nước theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
Kí duyệt, ngày tháng năm 2007.
Tổ Trưởng
Mã Thị Xuân Thu
DÂN SỐ
KINH TẾ
XÃ
HỘI
MÔI
TRƯỜNG