Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN lĩnh vực âm nhạc đề tài khuông nhạc bàn tay trái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.69 KB, 10 trang )

PHÒNG GDĐT NINH HOÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH TRUNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến Thị xã

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015-2016

Đề tài
“ Khuông nhạc bàn tay trái”
Người thực hiện: Hồ Vy Thảo
Chức vụ
: Giáo viên Âm nhạc.
Đề tài chuyên môn: Âm nhạc.

Sinh năm: 1987.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương
trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu ở các lớp tiểu học. Nó còn là một nhu cầu trong đời
sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới
xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác
động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có
tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh.
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, tập nhận biết các
nốt nhạc, các kí hiệu âm nhạc, tập đọc nhạc, tập biểu diễn, được biết một số kiến thức


phổ thông về âm nhạc….Những yếu tố trên sẽ tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc
tối thiểu để góp phần cùng với những môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các
nội dung học tập ở trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động
của trẻ.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong nhà trường ở bậc tiểu học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính
khóa. Âm nhạc đã trở thành một trong 9 môn học bắt buộc ở bậc tiểu học và đã có

Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

1

Năm học:2015-2016


công văn chính thức về việc giảm tải dạy và học. Vì vậy, đội ngũ giáo viên có nhiều
cố gắng đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo chất lượng một giờ lên lớp nhưng vẫn
không làm quá sức các em. Từ đó các em vừa lĩnh hội được tri thức đồng thời vẫn
hoạt động, vui chơi.
Ở các lớp 1, 2, 3 học sinh học Âm nhạc chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với
một số hoạt động. Qua học hát, học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc,
phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thực hiện chính xác về cao độ và trường độ
của âm thanh trên cơ sở giai điệu của bài hát. Cuối lớp 3, học sinh được tiếp cận bước
đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc.
Đến lớp 4, Âm nhạc được tách riêng thành một môn học. Như vậy, lên lớp 4,
việc học Âm nhạc của học sinh tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới: vừa học
các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc.
Xuất phát từ tình hình thực tế khi dạy phần Tập đọc nhạc (TĐN) trong bộ môn
Âm nhạc, việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc với học sinh còn bỡ ngỡ và gặp
nhiều khó khăn. Qua giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi nhận thấy: Trong chương trình

lớp 4 phần TĐN dù chỉ là những bài tập đơn giản, với học sinh trường tôi để xác định
nhanh, đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc quả là một điều khó. Với những lí do
trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 4 nhận biết nhanh,
đúng vị trí nốt nhạc. Từ đó các em có kiến thức cơ bản ban đầu để các em học TĐN dễ
dàng hơn qua sử dụng khuông nhạc “bàn tay trái”.
II. THỰC TRẠNG
1 Thuận lợi:

Tôi được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc nhạc ở các khối lớp. Khối lớp tôi
chọn để thực nghiệm là khối lớp 4, cụ thể lớp 4A với số học sinh 28 em, một con số
cũng tương đối dễ, giáo viên dễ dàng trong việc hướng dẫn các em tiếp thu bài.
2 Khó khăn:
Những năm hoc trước, từ lớp 1 đến lớp 3 các em được giới thiệu một số kí hiệu ghi
nhạc nhưng chưa được cụ thể. Qua 3 tháng hè, những kiến thức đã học thì các em
quên hết, việc học các kí hiệu âm nhạc lại phải quay về từ đầu.
Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

2

Năm học:2015-2016


Thực tế, học sinh không có vở bài tập của bộ môn do vậy hằng tiết các em phải
tự làm. Đa phần các em ở lớp yếu về môn Âm nhạc phần Tập đọc nhạc, do việc xem
môn học này là môn phụ, không quan trọng.
Khi học tập đọc nhạc học sinh đọc bài chủ yếu bằng cách ghi tên dưới mỗi nốt
nhạc để đọc theo.
Trong đề tài này tôi đưa ra những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 năm học
2013 - 2014 thực hiện học Tập đọc nhạc và ghi nhớ tên nốt nhạc bằng “khuông nhạc
bàn tay trái” được dễ dàng hơn.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Như chúng ta đã biết, khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song nhau, khoảng cách
giữa các dòng kẻ tạo thành 4 khe bằng nhau. Khuông nhạc dùng để xác định độ cao
của các âm thanh, các nốt nhạc được phân bố theo thứ tự liền bậc: Đồ - Rê - Mi - Pha
- Son - La - Si.
Bàn tay con người có 5 ngón cũng giống như 5 dòng kẻ của khuông nhạc. Việc
xác định các nốt trên khuông nhạc đối với học sinh tiểu học là rất khó, trừu tượng
nhưng khi dùng “bàn tay trái” làm “khuông nhạc” thì học sinh dễ trực quan, nhận biết
vị trí các nốt có thể nhanh chóng và hiệu quả hơn, vì “bàn tay” rất gần gũi và thực tế,
dễ sử dụng đối với các em. Cho nên việc giáo viên sử dụng “ khuông nhạc bàn tay
trái” trong dạy học Tập đọc nhạc, ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc là cần thiết.
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan.
- Qua thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc.
2 Công tác tổ chức:
Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh khối lớp 4 và lớp 5 để rút ra những đổi
mới về phương pháp giảng dạy giúp học sinh học tốt môn TĐN bằng “ Khuông nhạc
Bàn tay trái”.

Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

3

Năm học:2015-2016



3 Phương pháp thực hiện:
1. Khởi động giọng
Thông thường thì một tiết Âm nhạc nào cứ vào đầu tiết học, trước khi bắt
đầu có phần luyện thanh hay còn gọi là khởi động giọng bằng các âm a, ô, ơ, u, ư…
Tôi thay cách khởi động giọng thông thường bằng cách cho các em khởi động giọng
bằng chuỗi âm thanh đi lên: Đồ - Rê – Mi – Pha – Son – La – Si và chuỗi âm thanh đi
xuống: Si – La – Son – Pha – Mi – Rê – Đồ. Nhằm giúp các em nhớ về cao độ và
cũng làm cơ sở ban đầu cho việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc.
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng “ Khuông nhạc Bàn tay trái”
- Tôi hướng dẫn cho học sinh sử dụng “bàn tay trái” xem như một khuông nhạc: 5
ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón
tay út là dòng kẻ thứ nhất các ngón 2, 3, 4, 5, là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông
nhạc.

- Luyện đọc và tập thói quen nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc: Học sinh miệng
đọc tên chuỗi âm thanh đi lên và đi xuống đồng thời dùng tay phải chỉ vào bàn tay trái
lần lượt theo vị trí từng nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay trái”. Như vậy cứ mỗi
tiết học nhạc học sinh sẽ được tiếp xúc với 7 tên và vị trí 7 nốt nhạc đó khoảng 3, 4
lần. Dần dần tạo thói quen nhớ một cách chắc chắn vị trí từng nốt nhạc trên khuông
nhạc. Từ đó giúp các em xác định nhanh, chính xác được vị trí các nốt nhạc trong bài
Tập đọc nhạc.
Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

4

Năm học:2015-2016


- Vào đầu mỗi tiết học đều cho học sinh luyện tập kết hợp với việc kiểm tra. Tôi

yêu cầu mỗi học sinh phải có một cuốn Tập chép nhạc để các em vừa rèn viết và có
thể ghi nhớ các nốt nhạc. Vì vậy nên cuối mỗi tiết học yêu cầu học sinh về chép lại bài
TĐN thế là các em được khắc sâu một lần nữa.
- Sau mỗi tiết học hoặc tháng tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Nêu tên – chỉ
vị trí” theo nhóm hoặc theo cặp:
- Để cụ thể tôi xin trình bày một giờ học Âm nhạc với bài TĐN ở lớp 4A
Tiết 9: Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I. Mục tiêu:
- Để dạy tiết này sao cho sinh động, phát huy được tính tích cực gây hứng thú
học tập cho các em thì trước hết tôi phải xác định được mục tiêu của bài.
- Ở tiết học này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hát theo giai điệu và phải
đúng lời ca kết hợp gõ đệm theo bài hát.
- Để bài hát thêm phần sinh động thì hướng dẫn cho các em hát kết hợp vận
động phụ họa.
- Với nội dung thứ 2 là học bài TĐN số 2. giáo viên phải hướng dẫn cho học
sinh biết đọc bài TĐN.
2. Chuẩn bị của giáo viên
Sự chuẩn bị của một giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo
nên thành công của một tiết học.
- Sử dụng nhạc cụ thuần thục, đánh giai điệu và đệm đàn tốt bài hát, bài TĐN.
- Cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng và biết vận dụng một cách sáng
tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong giờ dạy.
Sau khi xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin
để bước vào bài giảng.
III. Lên lớp
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

5


Năm học:2015-2016


- Để các em có thể hát tốt hơn, đặc biệt là làm quen với cao độ và các nốt nhạc để
học bài TĐN tôi cho luyện thanh trước, tôi cho các em đứng lên khởi động giọng bằng
chuỗi âm thanh đi lên: Đồ - Rê – Mi – Pha – Son – La – Si và chuỗi âm thanh đi
xuống: Si – La – Son – Pha – Mi – Rê – Đồ.
- Vì đây là tiết ôn tập nên không kiểm tra bài cũ, mà kiểm tra trong quá trình ôn.
- Trước khi vào ôn tập, tôi cho các em nghe lại bài hát mẫu để các em nhớ lại giai
điệu bài hát.
- Cho các em ôn lại bài hát với nhạc đệm, và chú ý cho các em phải hát đúng sắc
thái, tình cảm của bài hát. Sau đó gọi 1 học sinh hát lại với nhạc đệm, và tôi sẽ nhận
xét và ghi điểm.
- Chia lớp làm 2 nhóm: A và B, nhóm A hát thì nhóm B gõ đệm, và ngược lại. Và
tôi cho học sinh thực hiện 2 lần, rồi gọi mỗi nhóm 2 em lên thực hiện, và đặc biệt là
phải nhận xét, sửa sai cho các em.
- Để thể hiện tính tích cực của học sinh, tôi cho 1 em lên trước lớp hát kết hợp với
vận động phụ họa đã chuẩn bị trước ở nhà, theo như tiết trước đã dặn dò. Sau đó tôi
nhận xét và tập cho các em những động tác phụ họa của bài hát. Cho cả lớp thực hiện
vài lần, rồi gọi cá nhân hay theo nhóm thực hiện.
Để chốt lại nội dung, tôi gọi 4 em lên trước lớp biểu diễn bài hát kết hợp vận động
phụ họa nhịp nhàng.
2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 2: Nắng vàng.

Trời

Đàn

sáng


bướm

lên

bầy

chim hót

bay

lượn

trong nắng

Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

6

vang.

vàng.

Năm học:2015-2016


- Trước khi tiến hành tôi kiểm tra các em trên khuông nhạc bàn tay trái theo
chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống.
- Treo bảng phụ có bài TĐN số 2 lên bảng để giới thiệu cho học sinh làm quen.
Sau đó dựa vào cơ sở các nốt nhạc trong bài TĐN, kết hợp quan sát tay, học

sinh chỉ trên khuông nhạc bàn tay trái như thế đến hết bài (khoảng 2, 3 lần, lần
sau nhanh hơn). Rồi đặt một số câu hỏi như:
+ Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? Và có mấy ô nhịp?
+ Bài gồm những nốt gì? Nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?
- Hướng dẫn cho các em tập đọc cao độ của bài, và tổ chức cho học sinh đọc gam
Đô. Sau đó tiếp tục đặt các câu hỏi cho các em trả lời như:
+ Bài TĐN số 2 có những hình nốt gì ? thứ tự xuất hiện các hình nốt trong câu
nhạc .
Gv cho hs đọc thứ tự xuất hiện các hình nốt ở câu 1 và câu 2 . Rồi hỏi hs so sánh
tiết tấu của 2 câu rồi rút ra âm hình tiết tấu chủ đạo của bài. Hướng dẫn cho các em
luyện tiết tấu của bài để giúp các em đọc nhạc đúng tiết tấu. Và để các em đọc tốt bài
thì tôi chỉ vào các nốt nhạc rồi cho hs đọc , sau đó đánh giai điệu cả bài TĐN số 2:
Nắng vàng.
- Tôi bắt đầu hướng dẫn đọc bài TĐN số 2, tôi sử dụng đàn để dạy các em.
Câu 1: đánh giai điệu 2 lần rồi yêu cầu các em:
Lần 1: chú ý lắng nghe
Lần 2: đọc nhẩm theo tiếng đàn
Và gọi 1-2 em khá- giỏi đọc lại, yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe, sau đó tôi nhận xét
và bắt nhịp cho lớp đọc đồng thanh 2 lần, gọi thêm 1 học sinh đọc lại, tôi nhận xét.
Câu 2 tôi cũng thực hiện tương tự như vậy.
Trong quá trình học, các em có những sai sót, các em còn bỡ ngỡ với bài học TĐN,
vì vậy tôi cố gắng sửa sai thật nhẹ nhàng, không làm các em luống cuống và mặc cảm,
nâng đỡ để các em vượt qua khó khăn nhất là đối với những em yếu. Nhờ vậy mà các
em càng cố gắng và hăng say học tốt hơn.

Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

7

Năm học:2015-2016



- Sau khi tập đọc xong hết bài cho cả lớp đọc lại cả bài theo đàn ( 2 lần liên tục).
Rồi sau đó luyện tập cho một vài cá nhân, chú ý sửa sai kịp thời.
- Hướng dẫn các em đọc nhạc kết hợp với gõ đệm. Khi đã thuần thục rồi thì
hướng dẫn cho các em tập ghép lời ca vào. Cho học sinh luyện tập đọc nhạc,
ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách theo nhóm, cá nhân cho các em được thuần
thục hơn.
- Kết thúc tiết học, để củng cố lại tôi hướng dẫn cho các em chơi trò chơi sau đây
một lần nữa tôi lại cũng cố cho các em:
* Nhóm 1: Nêu tên nốt nhạc
* Nhóm 2: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái” (sau đó ngược
lại).
Hoặc theo cặp:
* Em thứ nhất: Nêu tên nốt nhạc.
*Em thứ hai: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái”.
III. HIỆU QUẢ

Sau khi áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy lớp 4A một thời gian học sinh
đã nhận biết nhanh, chính xác các nốt nhạc trên khuông nhạc của bài TĐN được học.
Những đối tượng được nêu tên trước đây đã đọc được bài và hứng thú hơn trong môn
học này, qua việc kiểm tra tôi nhận thấy chất lượng cụ thể như sau:
Đầu năm: Khoảng 10% học sinh đọc được bài TĐN.
Cuối học kỳ I: Chất lượng của lớp tăng lên rõ rệt khoảng 50 – 60 %.
Số học sinh đọc được bài TĐN sau so với bài TĐN trước tăng từ 20-30%.
Tuy nhiên, quá trình giảng dạy môn Âm nhạc còn nhiều bổ sung và phát triển nên tôi
nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn.

C. KẾT LUẬN
I. PHẠM VI ỨNG DỤNG


- Nội dung chương trình, tài liệu sách giáo khoa, giáo trình giảng môn Âm nhạc
lớp 4 và lớp 5.
Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

8

Năm học:2015-2016


-

Thông qua tiết dạy thực tế lớp 4A.

II. Ý NGHĨA

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
- Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh cũng như chất lượng học tập của từng đối
tượng.
- Tạo không khí vui tươi, thoải mái gây hứng thú cho học sinh trong tiết học.
- Luôn khích lệ động viên học sinh đặc biệt là học sinh còn chậm và rụt rè.
- Tạo được sự hổ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tiết học để có được kết quả tốt.
- Tiến hành thường xuyên tạo thói quen trong học tập, giúp các em nhớ bài một
cách chắc chắn.
- Đây là phần học mới và khó khăn đối với các em nên khi các em gặp khó khăn
trong quá trình học thì giáo viên cần phải kiên trì giúp đỡ các em.
VII. ĐỀ NGHỊ
Tôi luôn mong muốn có được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện hơn nữa của
các cấp như: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, đồ dùng phù hợp với bộ
môn, có phòng học riêng để giáo viên có thể thực hiện chuẩn bị Đồ dùng dạy học cho

từng tiết dạy đảm bảo, tránh hư hỏng do việc vận chuyển Đồ dùng dạy học đến từng
lớp.
Ninh Trung ngày 1/11/2015
Hiệu trưởng

Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

Người thực hiện

9

Năm học:2015-2016


Người thực hiện: Hồ Vy Thảo

10

Năm học:2015-2016



×