Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

TS247 BG de thi thu vao 10 mon ngu van de so 1 co video chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.31 KB, 2 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 1
(Thời gian: 120 phút)
Phần I: (3 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ:
“Đoạn rồi, nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên
trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay
buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu
đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương,
xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,
dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ”
( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)
1. Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại, vì sao?
2. Hãy cho biết các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng
những phép liên kết nào?
3. Một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương vào bi kịch là chiến tranh
phong kiến. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về sự tàn bạo của chiến tranh.
Phần II: (7 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2014)
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy nêu hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm?
2. Hãy tìm cặp địa từ nhân xưng trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật
của việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng đó.


3. Trong khổ thơ cuối của bài thơ này cũng có một câu thơ có hình ảnh cây tre.
Hãy ghi lại câu thơ đó và chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh hàng tre ở đonạ thơ
trên và hình ảnh cây tre ở câu thơ mới ghi lại?
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng
phép lặp để liên kết và một câu ghép, làm rõ cảm xúc bồi hồi xúc động của nhà
thơ trong đoạn thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!



×