Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Lào (591962). Ý nghĩa của việc Thiết lập quan hệ Ngoại giao của hai nước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.54 KB, 7 trang )

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”

Chủ đề 1:
Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Lào (5-9-1962). Ý nghĩa của việc Thiết lập quan
hệ Ngoại giao của hai nước.
* NHỮNG CƠ SỞ TẠO NÊN VIỆC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT
NAM- LÀO, LÀO- VIỆT NAM

Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo ẤnTrung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông
Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn
ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của
bán đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo
thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự
nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về
đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ
Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào)
qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Savẳnnakhệt (Lào) qua
Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình.

1


Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Cay- Xỏn Phom –vi- hản
Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có
nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong
hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát
triển hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh
của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng
như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Dãy Trường Sơn,
biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm


yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế
chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở
thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa
dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc
2


gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc
người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc
điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên
đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh
sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên
giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự
nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng
định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện
lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn
hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người
Việt và người Lào đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau
khá tường tận. Trong cuốn “Dư địa chí” (1) của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn
tượng về nền văn hoá độc đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào,
cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá nở rộ giữa Đại Việt với các nước
láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng.
Sự giao thương của người dân Lào với người dân Việt nhất là với người
dân các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá nhộn nhịp. Điều đáng chú ý là
trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc
lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ
hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng

nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng
như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội khác nhau, nhưng những nét
tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của
cư dân Việt Nam và Lào. Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người
Việt và văn hóa bản - mường của người Lào xuất phát từ cội nguồn cùng nền
văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng nhân ái bao
la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm
3


của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam
và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và
hướng thiện.

Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Cayxỏn Phômvihản (bên phải) và Thủ tướng Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam Phạm Văn Đồng (bên trái) ký Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp tác giữa hai nước
tại thủ đô Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977

Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại
xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trải qua những biến cố thăng trầm của
lịch sử, hai nước Đại Việt- Lạn Xạng, Lạn Xạng-Đại Việt mặc dù không phải
không có những thời khắc gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu
làm trọng nên đã sáng suốt và công bằng, có ý thức đề cao không thù hận,
quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi
dưỡng, đồng thời biết chủ động vun đắp tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa
hai dân tộc.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt
Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như vậy, trước 1930,
hai dân tộc Lào-Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng
lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và

điều kiện lịch sử. Từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch
4


Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai
dân tộc Lào-Việt Nam tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên
tục.
Sớm nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam- Lào, trong tiến
trình hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền
móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc
gia. Với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư
bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước.
Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt
Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản. Trong quá trình
tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình
Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo
cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào(6). Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng
Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại
Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào,
Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa
tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào
xây dựng mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt
Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt
kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế,
từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá

chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào
Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa
tại Lào (7) càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt
Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản
5


đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa
nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức.
Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương
của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác
chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở
ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ
đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng
đại sắp tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và chính Người cùng đồng chí
Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai
Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng
Cộng sản Việt Nam.
* Ý NGHĨA CỦA VIỆC THIẾT LẬP:
Ngày 5-9-1962, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ
Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau,
thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên
một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách
mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào
các nước Đông Dương. Sự kiện đó càng khẳng định đường lối nhất quán,

đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước;
đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp
tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng
sản Đông Dương đề ra. Đây là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp
tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc
6


kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc
biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn
không ít thách thức, nhất là các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, bóp
méo lịch sử, chia rẽ tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Vì vậy, việc duy
trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa
hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ
hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt NamLào, Lào-Việt Nam./

7



×