Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” Chủ đề 4 : Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa tầm quan trọng của hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.63 KB, 4 trang )

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”
Chủ đề 4 : Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt NamLào, Lào- Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa tầm quan
trọng của hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
( được ký kết ngày 18-7-1977)
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ
liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc
gia có độc lập chủ quyền. Tuy nhiên, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, hai nước Việt Nam và Lào đều phải ra sức khắc phục hậu quả
nặng nề của chiến tranh kéo dài 30 năm. Nền kinh tế của Việt Nam và Lào về cơ
bản còn hết sức lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Điểm xuất phát
của hai nước đều từ nền kinh tế nông nghiệp có trình độ canh tác, năng suất và
sản lượng rất thấp; tư duy lãnh đạo kinh tế còn mang nặng tính tập trung bao cấp
từ thời chiến. Trong khi đó, các thế lực thù địch trong nước và bên ngoài câu kết,
tìm cách chia rẽ Lào với Việt Nam, Việt Nam với Lào gây khó khăn, trở ngại
không nhỏ cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào.

Năm 1976, ngay sau thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Lào và
Việt Nam đã đạt được thỏa thuận quan trọng trong vòng hai tháng rút toàn bộ
quân đội và chuyên gia Việt Nam về nước và bắt đầu xúc tiến việc hoạch định
biên giới quốc gia giữa hai nước. Ngày 30-4-1976, Bộ Chính trị Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về tăng cường giúp đỡ và hợp tác với
cách mạng Lào trong giai đoạn mới, xác định: việc tăng cường đoàn kết, giúp đỡ,
hợp tác đối với Lào là một trong những nhiệm vụ quốc tế hàng đầu của Đảng và
nhân dân Việt Nam, cũng là vì lợi ích thiết thân của cách mạng Việt Nam.
Từ ngày 15 đến ngày 18-7-1977, Đoàn đại biểu cao cấp Đảng và Chính phủ Việt
Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm
1


hữu nghị chính thức Lào. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan


trọng mà hai bên cùng quan tâm, cũng như các vấn đề nhằm phát triển mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước, trên cơ sở đáp
ứng nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của hai dân tộc trong sự nghiệp bảo
vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội . Ngày 18 tháng 7 năm 1977,
hai nước chính thức ký kết các hiệp ước: Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Hiệp
ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và ra Tuyên bố chung tăng cường
sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là Hiệp
ước toàn diện, mang tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở chính trị và pháp lý quan
trọng để củng cố và tăng cường lâu dài tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan
hệ giữa hai nước.

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Lào ký Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp tác ngày 18-7-1977. Ảnh tư liệu

2


* Ý nghĩa tầm quan trọng của hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ( được ký kết ngày 18-71977)

Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu
và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc không chỉ trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc mà còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh. Đồng
thời, theo tinh thần của nội dung hiệp ước, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước tăng
cường phối hợp chặt chẽ về đường lối hoạt động đối ngoại. Các hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao cùng với những hoạt động ngoại giao phát huy hiệu quả công
tác đối ngoại mỗi nước và sức mạnh ba nước Đông Dương trên trường quốc tế,

góp phần làm cho môi trường an ninh chính trị Đông Nam Á đi dần vào ổn định,
thể hiện thiện chí của các nước Đông Dương xây dựng khu vực hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển.
Hai bên cam kết sẽ tăng cường quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa, hai bên cùng có
lợi về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác tài
nguyên thiên nhiên và về các lĩnh vực khác; hết lòng viện trợ cho nhau về kinh tế,
kỹ thuật; giúp nhau đào tạo cán bộ; trao đổi chuyên gia trong các ngành kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật; mở rộng quan hệ mậu dịch theo chế độ ưu đãi đặc
biệt. Cùng với đó, hai bên sẽ mở rộng trao đổi khoa học kỹ thuật, hợp tác về văn
hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, thông tấn, báo chí…, tăng cường tiếp xúc giữa các
ngành hữu quan. Hai bên quyết tâm xây dựng biên giới Việt Nam-Lào thành biên
giới hữu nghị anh em trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai
nước; cam kết hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ đường lối quốc tế độc lập, tự chủ
của nhau… Đồng thời, hai bên sẽ tiến hành các cuộc trao đổi ý kiến đều đặn về
những vấn đề thuộc quan hệ hai nước và những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm
bằng các cuộc gặp giữa các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cuộc thăm viếng của
các đoàn đại biểu chính thức và đại diện đặc biệt bằng con đường ngoại giao…

3


Hiệp ước nhấn mạnh, mọi vấn đề thuộc quan hệ hai nước sẽ được giải quyết bằng
thương lượng với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình.
Như vậy, các điều khoản trong bản hiệp ước này đã nêu rõ việc tăng cường tình
đoàn kết keo sơn và quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào,
đáp ứng nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của nhân dân mỗi nước, phù
hợp với lợi ích của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Tuy nhiên, trước bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
trên bình diện quốc tế và khu vực, đòi hỏi hai nước phải đẩy mạnh hơn nữa sự
hợp tác toàn diện và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Trên tinh thần đó, ngày 241-1986, Chính phủ hai nước đã ký thêm những điều khoản mới bổ sung vào bản

hiệp ước ký năm 1977.
Sau 40 năm thực hiện, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước CHXHCN Việt
Nam và nước CHDCND Lào đã được triển khai sâu rộng trên mọi lĩnh vực và đạt
được nhiều thành tựu to lớn, tạo thế mạnh cho cả hai nước trong sự nghiệp đổi
mới cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kết quả tốt đẹp mà hai nước
đạt được trong quá trình thực hiện hiệp ước, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật là động lực
thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào không ngừng phát triển.
Đó cũng là cơ sở quan trọng để hai nước xây dựng mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam-Lào, Lào-Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, góp phần tích cực
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, cũng như
vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.

4



×