Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” Chủ đề 5: Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam lào, Lào Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây d
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.1 KB, 3 trang )
Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”
Chủ đề 5: Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai
dân tộc Việt Nam- lào, Lào- Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc ngày nay.
“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần
quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh
chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện vậy”. Đó là khẳng định của Chủ tịch
Kayson Phomvihan khi nói về quan hệ Việt- Lào, mối quan hệ giữa những
người đồng chí, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, từng bước giành thắng
lợi và đi đến thắng lợi cuối cùng. Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp
thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào
năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan
hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai
Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt
Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN tại Vientian, Tổng bí thư, Chủ tịch
nước CHDCND Lào Chummaly Sayasỏn một lần nữa khẳng định, sự gắn
kết giữa Lào và Việt Nam là sự gắn kết tự nhiên, biện chứng, là mối quan hệ
sống chết có nhau: “Chúng ta phải coi mối quan hệ đó được thể hiện rõ trên
mọi lĩnh vực, và nó ngày càng nổi bật trong mối tương quan khu vực và trên
trường Quốc tế trong giai đoạn mới. Hai nước chúng ta phải cùng nhau phát
triển. Các đồng chí Việt Nam giầu mạnh phát triển, chúng tôi coi đó cũng
chính là đất nước Lào giầu mạnh phát triển. Hai nước chúng ta là láng giềng
có chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông, lại có truyền thống đoàn kết
lâu đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kyason Phonvihan đã dày
công xây dựng và vun đắp.”
1
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác năm được hai bên ký năm 1977, đó là thời điểm
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Việt
Nam và Lào cam kết sẽ hợp tác một cách toàn diện để cùng nhau phát triển,
cùng nhau có cuộc sống phồn vinh. Bản hiệp ước là cơ sở để hai nước mở rộng
quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng - an ninh, đối ngoại đến
kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo và bảo vệ trật tự trị an tại khu vực
biên giới hai nước. Hai bên cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp
hoạt động trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, cũng như trong khuôn khổ
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Trong 55 năm qua, hợp tác kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, với
mong muốn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợp tác khác.
Không chỉ tăng trưởng liên tục về kim ngạch thương mại, Việt Nam và Lào cũng
hợp tác rất hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư. Đến hết tháng 5/2012, Việt Nam là
một trong 3 quốc gia đứng đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Lào với tổng số vốn là 3,45 tỷ đô la Mỹ. Ông Tạ Minh Châu- Đại sứ Việt Nam
tại Lào cho biết: “Đầu từ của các doanh nghiệp Việt Nam trên đất nước Lào tập
trung vào các lĩnh vực mà Lào có thế mạnh như : nông – lâm- nghiệp, điển hình
là công nghiệp chế biến gỗ. Mặt khác, lĩnh vực tài chính- ngân hàng cũng chứng
kiến những bước phát triển đáng kể với sự hiện diện của ba ngân hàng lớn của
Việt Nam tại Lào. Bưu chính viễn thông tuy hợp tác muộn hơn nhưng cũng có
chỗ đứng nhất định tại Lào, điển hình là doanh nghiệp viễn thông Viettel . Bên
cạnh đó là các lĩnh vực hợp tác khác như thuỷ điện, khai khoáng, dịch vụ.”
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, hợp tác giáo dục- đào tạo, an ninh quốc phòng cũng
luôn được hai nước đẩy mạnh với tinh thần, giúp bạn là giúp mình. Trong 10
năm trở lại đây, thông qua Nghị định thư giữa hai Chính phủ, Việt Nam đã hỗ
trợ đào tạo giúp Lào trên 12.000 nhân sự thuộc các trình độ, ngành nghề và cán
bộ quản lý trên nhiều lĩnh vực.
2
Năm 2017 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt – Lào, đánh dấu 55 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao và 40 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Rất nhiều hoạt
động hữu nghị đã, đang và sẽ diễn ra ở hai nước. Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp
xúc cấp cao, hai bên đều khẳng định sẽ coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc
củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho
muôn đời con cháu mai sau. Tại Hội nghị quan hệ hợp tác Quốc hội Việt – Lào
diễn ra tại tỉnh Sơn La của Việt Nam tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Lào,
bà Pa ny Ya-thô-tu cũng nhấn mạnh: “Mặc dù tình hình quốc tế, khu vực diễn
biến phức tạp, nhanh chóng đi nữa nhưng tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác
toàn diện Lào - Việt Nam vẫn tiếp tục được vun đắp và phát triển toàn diện, cả
chiều rộng và chiều sâu, vì sự phồn vinh của hai dân tộc, vì sự ấm no hạnh phúc
của nhân dân mỗi nước. Chúng tôi cam kết sẽ cùng với các đồng chí Việt Nam
tiếp tục bảo vệ và vun đắp mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác
toàn diện của hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam cho
đời đời bền vững.”
Làm sâu đậm thêm quan hệ Việt- Lào bằng những hoạt động hợp tác cụ thể và
thiết thực- đó là cách mà hai nước đã chọn trong 50 năm qua kể từ khi thiết lập
quan hệ ngoại giao và 40 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác./.
3