Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vai trò của công tác văn thư và tài liệu lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.09 KB, 15 trang )

VAI TRÒ CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO
VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tóm tắt:
Soạn thảo và ban hành văn bản là hoạt động quan trọng, không thể thiếu
trong quản lý nhà nước nói chung, quản lí hành chính nhà nước nói riêng. Nhưng
để thực hiện nó một cách hiệu quả thì sự đóng góp của tài liệu lưu trữ là vô cùng
cần thiết. Nó là nguồn sử liệu quan trọng quý giá, giúp quá trình soạn thảo và ban
hành văn bản hành chính trở nên dễ dàng, tiết kiệm và chính xác hơn.
Bài làm
Đặt vấn đề
Lưu trữ là một thuật ngữ khá quen thuộc trong hoạt động quản lý của các cơ
quan, tổ chức, khi mỗi cơ quan, tổ chức được thành lập thì công tác lưu trữ cũng
được hình thành như một điều tất yếu. Tuy mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng,
nhiệm vụ riêng nhưng đều có một đặc điểm chung là trong quá trình hoạt động đều
sản sinh những giấy tờ liên quan và những văn bản, tài liệu có giá trị đều được lưu
giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Bởi đây là những bản gốc, bản chính, là
căn cứ xác nhận sự việc đã xảy ra và có giá trị pháp lý rất cao. Việc soạn thảo, ban
hành văn bản đã quan trọng, việc lưu trữ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị của
tài liệu lưu trữ còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, trong hoạt động quản lý công tác
văn thư, lưu trữ được xem là "huyết mạch" của mỗi cơ quan, tổ chức.
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và các cơ quan hành
chính nhà nước ở Việt Nam nói riêng, công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ, có vai trò
vô cùng quan trọng hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực của các cơ quan. Chính vì
thế, ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông
đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó
Người đã chỉ rõ "tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc
1



gia" và đánh giá "tài liệu lưu trữ là tài sản qúy báu, có tác dụng rất lớn trong việc
nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch
công tác và phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng
như khoa học kỹ thuật. Do đó, việc lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết
sức quan trọng". Xác định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ
đối với xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngày 17 tháng 9 năm 2007,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về Ngày truyền thống
của ngành Lưu trữ Việt Nam và lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là "Ngày Lưu trữ
Việt Nam". Tuy nhiên, hiện nay trong suy nghĩ của không ít người, công tác này
hình như mới có từ một vài năm trở lại đây và đó chỉ là công việc sự vụ, giấy tờ
đơn thuần của những người làm văn thư, lưu trữ nên chưa có những quan tâm, chú
trọng, đầu tư xứng đáng. Họ không nhận ra tầm quan trọng của việc lưu trữ tài liệu
trong cơ quan hành chính nhà nước, từ đó không phát huy được hết tiềm năng và
hiệu quả của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ. Do vậy, hoạt động ban hành văn
bản hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trong nhiều năm gần đây, gặp
khá nhiều khó khăn và sai sót trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Bài viết
này tập trung bàn luận về “Vai trò của tài liệu lưu trữ trong hoạt động soạn thảo
và ban hành văn bản hành chính nhà nước”.
1.1.

Khái niệm lưu trữ và tài liệu lưu trữ
Lưu trữ được hiểu là giữ lại các loại tài liệu, văn bản, hồ sơ của cơ quan,

của cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu khi cần thiết.
Theo luật lưu trữ năm 2011 “Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong
quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự
án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản,
dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo
tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết
tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. Còn “Tài liệu lưu trữ là tài

liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa

2


chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp
không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp”.
1.2.

Khái niệm hành chính nhà nước và việc ban hành văn bản hành chính
nhà nước
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước,

đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong
quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội. Hành chính nhà nước là một bộ phận của quản
lý nhà nước, nó là một hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành, nghề khác nhau. Do đó, trong quá trình hoạt động các cơ quan hành chính
nhà nước, để đảm bảo hoạt động quản lý hành chính diễn ra hiệu quả và hợp pháp,
các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên soạn thảo và ban hành văn bản
hành chính, văn bản hành chính nhà nước là một trong những công cụ để cơ quan
hành chính nhà nước sử dụng thể hiện quyền lực của mình, ghi chép và truyền đạt
ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan theo đúng thể thức và thẩm quyền luật định.
2.1. Vai trò của tài liệu lưu trữ trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn
bản hành chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo quy định của pháp luật. Đây là hoạt động thường xuyên taọ ra các
tài liệu, văn bản có giá trị pháp lí quan trọng. Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động
quản lí hành chính diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nó luôn luôn cần những tài liệu,

mang thông tin chính xác làm cơ sở để sử dụng qyền lực và nhiệm vụ của mình
một cách hợp pháp , hợp lí. Trong khi đó, tài liệu lưu trữ chỉ thực sự có ý nghĩa khi
được đưa ra phục vụ, sử dụng thông tin rộng rãi vì nó chứa đựng những tiềm năng
về thông tin quá khứ và thông tin dự báo, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt.
Bởi vậy có thể nói, tài liệu lưu trữ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, thế
nhưng cũng chính các hoạt động trong quản lí hành chính nhà nước, cụ thể là trong
3


công tác soạn thảo và ban hành văn bản là nơi để tài liệu lưu trữ được sử dụng một
cách hợp lý và đúng đắn nhất. Vai trò quan trọng của tài liệu lưu trữ trong hoạt
động soạn thảo và ban hành văn bản được thể hiện một cách rõ ràng như sau:
Một là, Tài liệu lưu trữ cung cấp thông tin có giá trị pháp lý, tính chính xác
và độ tin cậy cao phục vụ cho việc soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý hành
chính nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật.
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính
nhà nước đều phải dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Cho nên, các văn bản
hành chính được ban hành yêu cầu đầu tiên trong quá trình soạn thảo và ban hành
văn bản là đảm bảo tính hợp pháp và mức độ chính xác về cả thể thức lẫn nội
dung. Mặt khác các văn bản này, phản ánh toàn bộ kết quả quả quá trình hoạt động
và quản lý mọi lĩnh vực của cơ quan. Do đó, trong quá trình soạn thảo văn bản
việc khai thác thông tin , thu thập và thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, bởi hoạt động của hành chính nhà nước là rất rộng và đa dạng. Bên cạnh đó,
những thông tin này cần được đảm bảo dộ tin cậy và chính xác cao mới có thể đưa
vào văn bản ban hành. Như vậy, trong trường hợp này, các cơ quan hành chính
thường chọn lọc và sử dụng nguồn thông tin từ tài liệu lưu trữ của cơ quan vì tính
chính xác, độ tin cậy cao, thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Ở đây, vai trò quan
trọng của tài liệu lưu trữ thể hiện ngay khi định hướng nội dung, xác định nhu cầu
ban hành văn bản quản lý nhà nước cần phải nghiên cứu các chủ trương, đường lối

của Đảng liên quan đến vấn đề đó thông qua các tài liệu lưu trữ, bảo đảm văn bản
được xây dựng trên cơ sở chính trị và pháp luật theo đúng định hướng Xã hội chủ
nghĩa.
Một yêu cầu khác trong soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà
nước là các vấn đề phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phải phù hợp với điều kện
của xã hội khi ban hành. Điều này trong tài liệu lưu trữ cũng phản ánh được thực
trạng xã hội qua các giai đoạn được lưu trữ, từ đó dựa vào những thông tin sẵn có
trong tài liệu lưu trữ, làm cơ sở để soạn thảo các văn bản hành chính có nội dung
phù hợp với xã hội, tiết kiệm được thời gian đi thu thập , khảo sát lấy lại thông tin.
4


Hơn nữa, toàn bộ nguồn tài liệu lưu trữ đã được chọn lọc kỹ lưỡng khi lưu trữ, nên
có thể đảm bảo độ chính xác cao, và nó giúp cho quá trình soạn thảo văn bản hành
chính trở nên nhanh chóng , được đảm bảo về nội dung.
Hai là, Tài liệu lưu trữ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu
suất công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng, đáp ứng được các yêu cầu của tổ
chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc
một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh
nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu
quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước
ở nước ta hiện nay.
Mặc dù đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội luôn luôn thây đổi qua từng giai
đoạn phát triển. Thế nhưng các văn bản hành chính khi được soạn thảo luôn có một
khuôn mẫu nhất định theo quy định pháp luật, có những nguyên tắc khi soạn thảo
và ban hành văn bản không thay đổi. Như vậy, những tài liệu lưu trữ là phương
tiện, giúp người soạn văn bản xử lý và giải quyết công việc nhanh chóng, hạn chế
những lỗi sai cơ bản trong soạn thảo. Mặt khác, tài liệu lưu trữ là nơi ghi lại những
thông tin được chọn lọc trong quá khứ một cách chính xác, vì thế, đây sẽ là cơ sở
để soạn thảo một văn bản hành chính mới với nội dung có nguồn thông tin đầy đủ,

dễ dàng chỉ ra những hạn chế từ văn bản cũ, bổ sung và hoàn thiện cho văn bản
mới. Từ đó, giúp các nhà quản lí có thể kiểm tra và đánh giá công việc và năng lực
của cán bộ, công chức trong cơ quan, cũng như dựa vào các tài liệu lưu trữ trong
quá khứ mà dự báo, ban hành văn bản một cách hợp pháp, hợp lí, tránh lặp lại
những sai lầm đã xảy ra.
Ví dụ để ban hành Quyết định Số: 22/2013/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người có
công với cách mạng về nhà ở, cần dựa vào một số tài liệu, văn bản đã được ban
hành trước đó như: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật Nhà ở năm 2005;
Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy
ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13. Đây là nững tài liệu

5


được lưu trữ, làm cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo và ban hành quyết định số:
22/2013/QĐ-TTg về việc hỗ trợ cho người có công về nhà ở.
Ba là, tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ
chức. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục
vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát.
Tài liệu lưu trữ còn là cơ sở hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua các tài liệu lưu trữ các nhà quản lí
đánh giá những thành công, thất bại của từng văn bản, từng quy định; tìm hiểu
nguyên nhân để kế thừa, phát huy giá trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất
những tác động tiêu cực, những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội của văn bản mới.
Những tài liệu lưu trữ cũng góp phần giúp các cơ quan thanh tra, kiểm tra dễ dàng
giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính qua từng giai đoạn. Nếu có những
hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật, tài liệu lưu trữ sẽ cung cấp bằng chứng cụ
thể, giúp đánh giá một cách khách quan, kịp thời để đưa ra các biện pháp xử lý.
Bốn là, góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ
chức và các bí mật quốc gia.

Trong hoạt động của quản lý nhà nước luôn luôn phải đảm bảo bí mật nhà
nước, để bảo vệ những tin tức, vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có
nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh
tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố và
nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho cơ quan, tổ chức nói riêng và cho Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, và trong hoạt động hành chính
nhà nước cũng vậy. Thông thường sản phẩm được hình thành trong hoạt động của
các cơ quan hành chính, chủ yếu là văn bản, tài liệu, do đó phần lớn các nội dung
thuộc bí mật nhà nước đều được văn bản hóa, được phản ánh cụ thể trong các văn
bản, tài liệu. Như vậy, từ tài liệu lưu trữ có thể xác định được các văn bản có chứa
bí mật nhà nước, từ đó biết cách lựa chọn ngôn ngữ, cách thức soạn thảo và ban
hành văn bản mới. Làm tốt hơn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
6


3.1. Kết luận
Soạn thảo và ban hành văn bản là hoạt động quan trọng, không thể thiếu
trong quản lý nhà nước nói chung, quản lí hành chính nhà nước nói riêng. Nhưng
để thực hiện nó một cách hiệu quả thì sự đóng góp của tài liệu lưu trữ là vô cùng
cần thiết. Nó là nguồn sử liệu quan trọng quý giá, phản ánh được toàn cảnh bức
tranh về quá trình quản lý nhà nước, là thước đo trình độ quản lý trong mỗi thời kỳ
lịch sử ở mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, tài liệu lưu trữ không chỉ góp phần quan
trọng trong việc soạn thảo và ban hành văn bản, tài liệu lưu trữ còn có vai trò ghi
lại và truyền bá cho thế hệ mai sau những truyền thống văn hoá quản lý, kinh
nghiệm quản lý nhà nước, từ đó phát huy, kế thừa những giá trị tốt để nâng cao
trình độ quản lý. Qua tài liệu lưu trữ, cũng giúp con người tìm ra những chân lí, giá
trị trong quản lý nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền của, thúc đẩy nhanh sự
phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng thành công, nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước.


7


Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Vương Đình Quyền, (2011), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
[3]. Quyết định Số: 22/2013/QĐ-TTg về Hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở
[4].

/>
tam-quan-trong-cua-cong-tac-van-thu-luu-tru-trong-hoat-dong-quan-ly-hanhchinh-nha-nuoc
[5]. />itemid=7&listId=64c127ef-bb13-4c45-820f-d765e28eb7cc&ws=content
[2]. Luật số: 01/2011/QH13, Luật lưu trữ

8


VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ

Tóm tắt
Văn phòng Chính phủ là một trong những cơ quan giúp việc quan trọng của
Chính phủ, có nhiệm vụ quản lí chặt chẽ các lại văn bản, tài liệu của Chính phủ,
bảo đảm thông tin thường nhật để phục vụ kịp thời cho các hoạt động hành chính.
Vì vậy, trong quá trình hoạt động sản sinh ra các văn bản, giấy tờ, tài liệu thông tin
quan trọng. Nên muốn có một kết quả tốt trong hoạt động của mình, Văn phòng
Chính phủ cần xác định rõ vai trò và làm tốt công tác văn thư.
Bài làm
Đặt vấn đề
Công tác văn thư là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các cơ quan ,

tổ chức. Đó là một trong những công tác mang tính khoa học, chính trị và tính bảo
mật cao, công tác văn thư đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác , kịp thời
phục vụ hoạt động quản lí của các lãnh đạo hoặc người đứng đầu cơ quan. Mặc dù
tính chất hoạt động khác nhau, nhưng trong quá trình hoạt động của mỗi cơ quan tổ
chức các giấy tờ, văn bản luôn được sản sinh ra rất nhiều. Do vậy, công tác văn thư
luôn luôn được chú trọng, và bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Văn phòng Chính phủ là một trong những cơ quan giúp việc quan trọng của
Chính phủ, có nhiệm vụ quản lí chặt chẽ các lại văn bản, tài liệu của Chính phủ,
bảo đảm thông tin thường nhật để phục vụ kịp thời cho các hoạt động hành chính.
Bởi Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và điều hành của Quốc hội. Trong hoạt động
quản lí hành chính nhà nước Chính phủ quản lí tất cả các lĩnh vực trong xã hội, vì
vậy trong quá trình này sản sinh ra các văn bản, giấy tờ, tài liệu thông tin quan
trọng có thể mang bí mật Nhà nước và cơ quan.Tuy nhiên, khái niệm về văn thư và
vai trò của nó lâu nay vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Do đó, để hiểu rõ hơn vai trò
9


của công tác văn thư trong hoạt động hành chính nhà nước, bài viết này, sẽ nghiên
cứu về vai trò quan trọng của công tác văn thư trong hoạt động của văn phòng
chính phủ, một trong những cơ quan giúp việc về công tác văn thư, giấy tờ của
Chính phủ.
1

Khái quát chung về văn phòng chính phủ
Văn phòng Chính phủ là một cơ quan ngang Bộ trong Chính phủ Việt Nam,

thực hiện nhiệm vụ là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ tổ
chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng

Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở; bảo đảm thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp
luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
2

Công tác văn thư trong văn phòng chính phủ
Công tác văn thư là toàn bộ công việc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn

bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm đảm bảo thông
tin văn bản cho hoạt động quản lí của các cơ quan, tổ chức. Công tác văn thư có
chức năng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lí, hiệu quả của hoạt động quản lí
cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác văn thư có được là tốt hay không.
Đây là công tác vừa mang tính chính trị, vừa mang tính khoa học và có tính chất
nghiệp vụ lỹ thuật, lien quan đến nhiều cán bộ, công chức. Để làm tốt công tác này,
đòi hỏi sự hiểu biết về kiến thức lý luận và phương pháp tiến hành các chuyên môn
nghiệp vụ.
Trong văn phòng chính phủ, công tác văn thư đặt dưới sự quản lí của văn
phòng với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác văn thư trong quá trình giải
quyết các công việc liên quan đến văn bản, giấy tờ đáp ứng nhu cầu thực tế của
10


Chính phủ, cơ quan quản lý hành chính nà nước ở trung ương. Công tá văn thư
trong văn phòng chính phủ luôn được sự quan tâm, giám sát, đôn đốc của lãnh đạo.
Trong quá trình hoạt động Văn phòng Chính phủ cũng ban hành các văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo về công tác văn thư cho các Cán bộ chuyên môn về lĩnh vực
này.

2

Vai trò của công tác văn thư trong hoạt động của Văn phòng Chính phủ
Một là, Công tác văn thư đóng vai trò là sợi dây liên hệ, là mắt xích không

thể thiếu giữa các cơ quan hàn chính ở cơ sở với cơ quan hành chính trung ương.
Như đã biết, các cơ quan hành chính nhà nước ta được sắp xếp theo hệ thống
thứ bậc từ trung ương đến địa phương, mối quan hệ giữa các cơ quan này là vô
cùng chặt chẽ. Trong quá trình hoạt động, thường xuyên sản sinh ra các loại văn
bản, tài liệu được trao đổi qua lại giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên với
cấp dưới và ngược lại. Đóng vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp việc cho
chính phủ. Công tác văn thư của văn phòng Chính phủ cung cấp và tiếp nhận thông
tin của công chúng, của các cơ quan khác về các hoạt động chủ yếu, những quyết
định quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, những sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ. Trình, chuyển giao các văn bản đến các cơ quan, đơn vị,
cá nhân liên quan. Mặt khác, ban hành một số văn bản, hướng dẫn xuống các cơ
quan cấp dưới trong thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ theo sự chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, công tác văn thư được xem như cầu nối trao đổi
thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hai là, Công tác văn thư trong Văn phòng chính phủ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác đảm bảo hiệu lực pháp lí của văn bản.
Một trong những nhiệm vụ của văn thư là tiếp nhận, giải quyết văn bản đến,
trình và chuyển giao ăn bản đến các cơ quạn, tổ chức, cá nhân liên quan. Như vậy,
chỉ cần một khâu chậm trễ của công tác văn thư có thể gây ảnh hưởng đến cả quá
trình hiệu quả công việc và hiệu lực pháp lí của văn bản. Công tác văn thư trong
Văn phòng Chính phủ quy định rõ thời gian, quy trình tiếp nhận, xử lý văn bản để
11



đảm bảo yêu cầu hiệu lực pháp lí của văn bản. Ví dụ “đối với những vấn đề thuộc
phạm vi thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Chính phủ, Quy chế nêu rõ, trong
thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được trách nhiệm phối hợp, chuyên viên
phối hợp xử lý có trách nhiệm trả lời, gửi ý kiến phối hợp xử lý văn bản. Cũng
trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, chuyên viên chịu
trách nhiệm xử lý tổng hợp ý kiến phối hợp, đề xuất, xây dựng phiếu trình, dự thảo
văn bản gửi Thủ trưởng đơn vị xem xét. Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ khi
chuyên viên trình, Thủ trưởng đơn vị xem xét, duyệt, ký phiếu trình hoặc trao đổi
lại để hoàn thiện nội dung. Và trong thời gian 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được
văn bản, hồ sơ trình của đơn vị, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ xem xét, giải
quyết”. Công tác văn thư được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả sẽ góp phần
hoàn thành công việc nhanh chóng, dễ dàng, đúng thời gian quy định. Từ đó chất
lượng của công tác quản lí cũng được cải thiện và nâng cao.
Ba là, Công tác văn thư đóng vai trò là tiền đề của công tác lưu trữ được
thực hiện tốt hơn.
Theo quy định, tài liệu hình thành trong hoạt động các cơ quan sau khi đã
giải quyết xong, đối với những tài liệu còn có giá trị nghiên cứu, sử dụng. Cần lập
hồ sơ và giao nộp vào lưu trữ cơ quan; đến thời hạn quy định, những tài liệu có giá
trị lịch sử cần giao nộp và lưu trữ lịch sử để phục vụ cho nghiên cứu lâu dài. Vì
vậy, tài liệu văn thư là nguồn bổ sung chủ yếu cho công tác lưu trữ của cơ quan.
Do đó, trong công tác văn thư cần được làm tốt nhất từ khâu sạn thảo, ban hành
văn bản, lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu, lưu trữ cơ quan. Nếu văn thư làm
tốt công tác này, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của tài liệu lưu trữ nói chung và
tạo thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu cần sử dụng tài liệu. Nói tóm lại, làm
tốt công tác văn thư là yêu cầu đầu tiên, cần thiết để công tác lư trữ hoạt động hiệu
quả. Từ đó đảm bảo nguồn thông tin chính xác, đầy đủ cung cấp cho các hoạt động
quản lí của cơ quan hoặc Thủ trưởng.
Bốn là, Công tác văn thư là công cụ để Văn phòng Chính phủ hoàn thành
nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ.
12



Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ tổ
chức các hoạt động chung của Chính phủ; cung cấp thông tin cho công chúng theo
quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn thư của Văn phòng Chính phủ là nơi thường
xuyên tiếp nhận và xử lí các văn bản đến, văn bản đi, quản lí sổ sách và những tài
lệu liên quan. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày,
tháng; đóng dấu mức độ khẩn, mức độ mật. Chính vì thế đây là công tác quan
trọng góp phần hạn chế nạn quan liêu, giấy tờ. Làm tốt công tác văn thư ở đây, là
chuyển giao văn bản, giấy tờ, truyền đạt thông tin về quản lí đến cơ quan, đến
người có trách nhiệm giải quyết hoặc thực hiện được nhanh chóng, kịp thời theo
đúng quy định của Nhà nước. Vì thế, công tác văn thư là công cụ để Văn phòng
Chính phủ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, kịp thời đưa ra ý kiến, tham
mưu cho các hoạt động chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Năm là, Tạo công cụ kiểm sóat các hoạt động trong Chính phủ và Văn
phòng Chính phủ, góp phần bảo vệ bí mật thông tin nhà nước và các cơ quan, tổ
chức khác.
Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cứ về các hoạt động của cơ
quan. Bởi vì đa số trong các cơ quan Nhà nước đều sử dụng văn bản làm phương
tiện ghi chép và trao đổi thông tin, như vậy nội dung các văn bản hầu như phản ánh
toàn bộ hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động của các cá nhân giữ trách
nhiệm khác nhau trong cơ quan. Nếu trong quá trình hoạt động của cơ quan, ở đây
là Văn phòng Chính phủ công tác văn thư được thực hiện tốt, các văn bản có nội
dung chính xã, đầy đủ, phản ánh chân thực các hoạt động của cơ quan, thì khi cần
thiết nó sẽ là cơ sở, bằng chứng có giá trị pháp lí chứng bminh cho hoạt động của
cơ quan một cách chân thực nhất.
Thông thường mỗi cơ quan , tổ chức cá nhân đều mang trong mình những bí
mật riêng, đặc biệt là đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Đối với Văn
phòng Chính phủ, là một cơ quant ham mưu giúp việc cho hoạt ddoobgj của Chính

phủ, bên cạnh những bí mật của Nhà nước liên quan đến Quốc gia, còn có những
13


bí mật riêng của cơ quan mình. Vì vậy việc bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật cơ
quan gắn liền chặt chẽ với công tác văn thư, bởi lẽ hiện nay phần lớn các thông tin
thuộc bí mật Nhà nước, bí mật cơ quan đều được tiến hành văn bản hóa. Như vậy,
công tác văn thư có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật
cơ quan. Nếu việc bảo vệ công văn, tài liệu chứa đựng bí mật được các cơ quan có
thẩm quyền quy định ddaaryfur, chat chẽ và công tác văn thư trong Văn phòng
Chính phủ được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá triinhf tiến hành các
khâu của công tác văn thư, thì sẽ đảm bảo được an toàn tài liệu, góp phần giữ gìn
cho các thông tin thuộc bí mật nhà nước và bí mật cơ quan không bị rò rỉ ra ngoài.
Kết luận
Công tác văn thư được xem là một bộ mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói
chung của cơ quan nói riêng. Công tác văn thư là công tác không thể thiếu được
trong văn phòng và là nội dung quan trọng, chiếm một phần rất lớn trong nội dung
hoạt động của Văn phòng. Như vậy, công tác văn thư gắn liền với hoạt động các cơ
quan, được xem như một bộ phận không thể tách rời của hoạt động quản lý Nhà
nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý Nhà nước. Với vai trò là một
cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Văn phòng Chính phủ là cơ quan
quan trọng hỗ trợ các hoạt động chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, vai trò của công tác văn thư không chỉ là quản lí và cung cấp các thông
tin, văn bản khi cần thiết mà còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong hoạt động
quản lí nhà nước và hoạt động riêng của Chính phủ cũng như Văn phòng Chính
phủ nói riêng. Hơn nữa, kết quả của công tác văn thư là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến công tác lưu trữ. Do vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước nói
chung, hoạt động của Văn phòng Chính phủ nói riêng cần chú trọng và đầu tư hơn
đến hoạt động của công tác văn thư.


14


Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Vương Đình Quyền, (2011), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, HN.
[2]. />[3]. />[4]. Nghị định Số : 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư

15



×