Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu về cấu tạo, vị trí, chức năng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong máy phô tô copy và một cách khắc phục, sửa chữa một số lỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.96 KB, 18 trang )

PHẦN 1
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTO
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
1.1. Trống (Drum).
Trống là bộ phận chính của máy Photocopy làm nhiệm vụ chuyển đổi
hình ảnh. Trống còn có tên gọi là trống từ, trống OPC ( Organic Photo
Conductor : quang dẫn hữu cơ ). Trống được gọi là trống từ vì sử dụng từ tính
trong quá trình tạo hình ảnh, gọi là trống OPC vì bề mặt trống có phủ lớp quang
dẫn.
a). Cấu tạo của trống.
- Lõi trống : bằng kim loại phi từ tính (chủ yếu bằng nhôm) hình trụ tròn,
rỗng.
- Mặt trống : bề mặt trống được phủ lớp quang dẫn. Chất quang dẫn là
một hợp chất đặc biệt có hai tính chất.
+ Nhiễm điện : dễ nhiệm điện tích âm và bảo lưu được điện tích trong
bóng tối.
+ Cảm quang : sẽ bị mất điện tính khi có ánh sáng chiếu vào, ánh sáng
càng mạnh thì điện tích mất đi càng nhiều và ngược lại (tỉ lệ thuận với cường độ
ánh sáng chiếu vào).
Dựa vào đặc điểm này của chất quang dẫn để chê tạo ra trống OPC. Trống
OPC có ưu điểm là không sinh khí Ozon. Các loại trống của máy Photocopy đời
cũ không dùng loại trống này nên trong quá trình sao chụp sẽ sinh ra khí Ozon,
loại khí có ích cho môi trường trong việc ngăn chặn các tia cực tím bức xạ từ
mặt trời có hại cho da con người, làm trái đất nóng lên (hiệu ứng nhà kính)
nhưng khi con người tiếp xúc trực tiếp hay hít ngửi loại khí này lại rất có hại cho
sức khoẻ.
b). Chú ý về trống.
Do đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình sao chụp nên trống phải được
bảo quản, bảo dưỡng tốt, chỉ bị một vết xước nhỏ trên bề mặt trống thì trên bản
chụp sẽ có vệt đen tức thì.
Trong quá trình sao chụp, trống luôn cọ xát với các bộ phận khác nên lớp quang


dẫn sẽ bị mòn đi. Khi lớp quang dẫn bị mòn quá nhiều thì phải thay trống
(khoảng 150.000 - 200.000 bản chụp) tuỳ thuộc vào chế độ chụp và cách bảo
quản.
Trên trống có một thanh gạt gọi là gạt mực, có nhiệm vụ gạt sạch mực và
bột giấy còn sót lại sau khi chụp. Khi thay trống mới, ta cần phải thay luôn thanh
gạt này để đảm bảo trống mới không bị xước do thanh gạt cũ.
1.2. Mực (Toner).


Mực là một loại chất làm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy mực. Mực
của máy Photocopy ở dạng bột và có màu đen, thành phần chủ yếu là Cacbon
(nguyên liệu có sẵn, dồi dào và có màu đen tự nhiên).
Mực có hai tính chất :
- Nhiễm điện : mực cũng có khả năng nhiễm điện tích dương khi được cọ
sát với từ.
- Chảy dính : Khi gặp nhiệt độ cao (từ 160oC trở lên) mực sẽ bị nóng
chảy. Khi bị nóng chảy, mực có độ kết dính cao và dính chặt vào giấy, tạo nên
hình ảnh trên giấy.
Chú ý về mực
Do trực tiếp tạo nên bản chụp nên chất lượng của mực rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp. Mặt khác, trong quá trình sao chụp,
mực tiếp xúc trực tiếp với một số bộ phận như lô sấy, lô ép và một số hạt mực có
thể rơi vãi xuống trống. Vì vậy, độ mịn của mực và chất lượng của mực là rất
quan trọng, cần phải quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có lưu hành nhiều loại mực giả với giá rẻ. Khi
dùng loại mực này, các bộ phận của máy như trống từ, lô sấy, lô ép sẽ bị ảnh
hưởng và giảm tuổi thọ nhanh chóng do mực không mịn và chảy dính không
đều.
1.3. Bột từ (Developer).
Bột từ là những hạt sắt cực nhỏ có từ tính cao (bản chất là những hạt nam

châm vĩnh cửu điện tính âm) làm nhiệm vụ mang mực đến sát trống. Sau khi
đưa mực đến sát trống, do bề mặt trống nhiễm điện tích âm nên sẽ hút mực,
đồng thời đẩy từ trở lại hộp từ để tiếp tục chuyển các hạt mực khác. Do vậy, bột
từ tiêu hao không nhiều trong quá trình chụp mà chỉ bị giảm từ tính. Khi còn tốt,
một hạt từ có thể mang được 2-3 hạt mực. Lượng mực cung cấp cho trống sẽ
thay đổi tỷ lệ và gây cho bản chụp bị mờ hoặc bẩn, khi đó sẽ phải thay từ mới.
Chú ý về từ
Cũng như mực, từ hiện nay cũng bị làm giả, hàng nhái, hàng kém phẩm
chất rất nhiều. Khi ta sử dụng hàng giả, hàng nhái, độ từ tính sẽ bị suy giảm rất
nhanh và gây ra hai hiện tượng :
- Từ mang được ít mực nên bản chụp sẽ bị mờ.
- Từ không hút mực chặt nên các hạt mực rất dễ bị rơi vãi trên đường vận
chuyển. Các hạt mực rơi vãi lung tung trong máy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tuổi thọ của các bộ phận và bản chụp bị lem nhem.
1.4. Lô sấy (Hot Roller).
Là một trục tròn, thường có màu đen bằng kim loại dẫn nhiệt tốt (thường
làm bằng hợp kim nhôm) có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm mực nóng chảy.
Lô sấy bao gồm : đèn nhiệt, thăm nhiệt, cầu chì nhiệt.


Đèn nhiệt sinh ra nhiệt để lô sấy toả nhiệt ra bề mặt lô sấy.
Thăm nhiệt có nhiệm vụ đo nhiệt để báo về bộ xử lí.
Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ đèn nhiệt.
1.5. Lô ép (Presurre Roller).
Lô ép là một trục tròn bằng vật liệu đàn hồi (thường làm bằng cao su) có
nhiệm vụ ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên bề mặt giấy. Lô ép được đặt
song song với lô sấy, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô sấy. Trong quá trình chụp,
hai lô này quay ngược chiều nhau. Do vậy, nếu một trong hai lô này bị phồng
lên hay sứt mẻ thì lô còn lại cũng bị ảnh hưởng nếu không được khắc phục sớm.
1.6. Cao áp.

Cao áp là bộ phận có nhiệm vụ sinh ra từ trường lớn để hút các bộ phận
khác hay làm cho các bộ phận khác nhiễm điện.
Các loại cao áp trong máy Photocopy là :
- Cao áp nạp : nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống.
- Cao áp hút : hút mực từ trống xuống bề mặt giấy.
- Cao áp tách : tách giấy ra khỏi bề mặt trống.
1.7. Các bộ phận khác.
Trong máy Photocopy còn có hàng loạt các bộ phận khác như Sensor, cò
tách giấy, các bánh răng, hệ thống gương, đèn quét, cuộn hút ... đảm nhận các
vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của máy.
2.1. Nạp điện tích (Drum Charge).
Trong bóng tối, bộ phận cao áp nạp nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt
trống. Điện tích trên bề mặt trống được duy trì bởi lớp quang dẫn phủ trên bề
mặt trống có khả năng lưu được điện tích cao trong bóng tối.
2.2. Lộ sáng (Expuse).
Hình ảnh của bản gốc được phản chiếu đến trống qua hệ thống gương và
thấu kính. Điện tích đã được nạp trên bề mặt trống bị xoá tương ứng bởi cường
độ mạnh của ánh sáng phản xạ, bằng cách này hình ảnh bản gốc được in trên bề
mặt trống dạng âm bản (không quan sát bằng mắt thường được).
2.3. Xoá vùng (Eraser).
Ánh sáng từ đèn xoá vùng chiếu xuống vùng điện tích được nạp trên bề
mặt trống mà không sử dụng cho hình ảnh copy. Điện tích của bề mặt trống
trong vùng chiếu sáng sẽ bị giảm và lực hút tĩnh điện trong vùng đó bị tiêu tan.
Đèn xóa vùng còn làm nhiệm vụ xóa trong các chức năng xóa gáy, xóa mép, xóa
cỡ giấy.
2.4. Hiện ảnh (Developement).


Mực mang điện tích dương (điện tích dương được hình thành bởi sự ma
sát giữa từ và mực) sẽ bị từ (mang điện tích âm) hút và đưa đến sát bề mặt trống.

Vùng điện tích âm trên trống hút mực (do sự trái dấu của các điện tích) đồng
thời đẩy từ quay trở lại (do sự cùng dấu của các điện tích) và do lực hút tĩnh điện
của trống lớn hơn của từ. Hình ảnh bản gốc đã hiện rõ trên bề mặt trống có thể
nhìn thấy bằng mắt thường.
2.5. Hút ảnh (Image Transfer).
Giấy được cuốn đến sát bề mặt trống tương ứng vị trí của giấy và hình
ảnh trên trống. Cao áp hút có điện thế âm sẽ hút mực từ trên trống rơi xuống bề
mặt giấy do lực hút tĩnh điện của cao áp hút lớn hơn lực hút tĩnh điện của trống.
2.6. Tách giấy (Separate).
Cao áp tách (cao áp xoay chiều) ở dưới giấy vừa làm giảm điện tích trên
tờ giấy vừa phá huỷ lực hút tĩnh điện giữa trống và giấy. Sau đó, phần đầu giấy
được tách ra khỏi trống và được các cò tách giấy giúp tách giấy dễ dàng ra khỏi
bề mặt trống.
2.7 Làm sạch (Cleaning).
Thanh gạt mực sẽ bóc mực còn sót lại trên bề mặt trống mà không được
hút hết xuống giấy và gạt sạch mực vào hộp mực thải. Có một số Model, hộp
chứa mực thải có bộ phận cơ khí guồng mực quay trở lại hộp cấp mực, hộp mực
gần như được sử dụng 100% mà không bị lãng phí.
2.8. Xoá điện tích (Quenching).
Ánh sáng từ đèn xoá sẽ xoá trung hoà điện tích trên bề mặt trống, hoàn
thành một chu kỳ chụp.
2.9. Định ảnh (Image Fix).
Lô sấy làm mực nóng chảy và lô ép sẽ ép mực dính chặt vào giấy.

PHẦN 2
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY COPYPRINTER

Máy in siêu tốc (Copyprinter) có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hẳn
với máy Photocopy. Máy Photocopy có nguyên lý hoạt động tương đối phức tạp,
mỗi khi chụp một bản chụp, đèn chụp lại phải quét qua bản gốc một lần. Bên

cạnh đó, do cơ chế sử dụng từ và nhiệt trong quá trình sao chụp nên tốc độ của
máy Photocopy bị giới hạn rất nhiều.Hiện nay, máy Photocopy thông dụng chỉ
có tốc độ từ 15-40 bản/phút, giá thành bản in cũng rất cao, khoảng từ 60đ/bản
trở lên.
Máy in siêu tốc hoạt động chủ yếu dựa theo nguyên lý của máy in Roneo,
sử dụng một dạng khuôn đặc biệt để quét mực lên bản in, việc tạo khuôn và in


đều được máy thực hiện. Do cơ chế in như vậy nên máy in siêu tốc có thể đạt tốc
độ rất cao đến 120bản/phút và giá thành một bản in có thể hạ xuống rất rẻ
30đ/bản tuỳ thuộc vào số lượng bản chụp từ một bản gốc.
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
1.1. Trống.
Trống là bộ phận có chức năng quan trọng trong quá trình in. Không như
trống của máy Photocopy có nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh, trống của máy
CopyPrinter có chức năng như một chiếc lô làm nhiệm vụ phân phối mực và
điều khiển khuôn in lên bản chụp.
Cấu tạo của trống
Trống của máy CopyPrinter không có các tính chất cảm quang và nhiễm
điện mà chỉ mang tính cơ khí.
- Thành trống : làm bằng sắt mỏng, được cuốn tròn và ghép cơ khí hai
đầu. Trên thành có đục lỗ để mực thấm ra ngoài
- Lưới lọc mực : nằm ngoài cùng có tác dụng lọc mực từ trống xuống
Master.
- Trục cán mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ dàn đều mực in ra
thành trống.
- Đầu thăm mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ thăm dò lượng mực
trong trống.
Chú ý về trống : Trống của máy in siêu tốc là loại trống vĩnh cửu có độ
bền cao. Nếu bảo quản tốt thì có thể in được đến 20 triệu bản chụp, một con số

lớn hơn nhiều so với máy photocopy chỉ chụp được từ 70 nghìn - 150 nghìn bản
chụp đã phải thay thế trống mới.
Khi sử dụng và bảo dưỡng máy, cần tránh các va chạm vật lý và cơ học không
để trống bị bóp méo. Không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả làm nhái, mực
kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.
1.2. Mực.
Mực có nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy. Mực của máy Copyprinter ở
dạng nước, màu đen, có độ bám dính cao để có thể bám dính tốt trên giấy. Thành
phần chủ yếu là Cacbon và chất dung môi.
Chú ý về mực : mực trực tiếp tham gia tạo nên bản chụp, vì vậy chất
lượng của mực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp và
tuổi thọ của một số vật tư khác. Do đó, không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả
làm nhái, mực kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.
1.3. Master (giấy nến).
Làm nhiệm vụ khuôn in (bản mẫu), Master cuốn quanh trống trong quá
trình in.


Cấu tạo của Master : là một loại giấy đặc biệt có hai mặt
- Mặt Nylon : được tráng nhựa đặc biệt có đặc tính không thấm và dễ bị
đục thủng khi gặp tia nhiệt hội tụ. Mặt này của Master sẽ áp sát đầu nhiệt khi tạo
khuôn mẫu và áp sát vào giấy trong quá trình in.
- Mặt Cotton : được làm bằng sợi hóa học tổng hợp, có tính thấm đồng
đều, áp sát bề mặt trống trong quá trình in để hút mực ra ngoài.
1.4. Đầu nhiệt.
Đầu nhiệt là một ma trận đèn, có nhiệm vụ tạo khuôn cho quá trình sao
chụp.
Tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sau khi được chuyển đổi thành tín
hiệu số sẽ được gửi đến đầu nhiệt. Đầu nhiệt sẽ phát ra các tia nhiệt cực mảnh để
đục thủng Master tạo nên bản mẫu.

1.5. Các bộ phận khác.
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống
thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các
màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng
tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D.
Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
Máy in siêu tốc có khả năng xử lý tín hiệu số nên các thao tác xử lý đậm nhạt,
phóng to thu nhỏ, chế độ văn bản/hình ảnh đều được thực hiện ở đây.
* Bộ phận thải Master : sau khi sử dụng, cần loại bỏ Master cũ và thay thế
bằng Master mới
Bộ phận thải Master bao gồm :
- Hộp thải Master : chứa đựng các tờ Master sau khi thải ra
- Trục thải Master 1 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trống
- Trục thải Master 2 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trục thải Master
1 đến hộp thải Master.
* Ngoài ra, còn có các bộ phận như : Sensor, lẫy tách giấy, các bánh răng,
mô tơ, hệ thống gương, đèn chụp......
2. Nguyên lý hoạt động.
Các bước của quá trình sao chụp : quá trình sao chụp của máy in siêu tốc
có thể chia thành hai giai đoạn chính :
- Quá trình tạo Master (tạo khuôn) : là quá trình từ khi cho bản gốc vào để
quét cho đến khi tờ Master được tạo xong và được chuyển đến bao quanh trống.
- Quá trình in : mực từ lòng trống phun qua Master và in lên trên giấy tạo
hình ảnh trên bản chụp.


* Quá trình tạo Master : bao gồm 3 bước.
- Thải Master (Master Ejecting) : sau khi in xong, tờ Master vẫn còn bao
quanh trống. Khi tiến hành in từ một bản gốc khác, ta ấn nút lệnh tạo Master

mới, máy sẽ tự động tách tờ Master của quá trình in trước ra khỏi trống và đưa
đến hộp chứa Master thải.
- Quét ảnh (Scanning) : quét hình ảnh bản gốc bằng cảm nhận tương phản
hình ảnh. Trong bước này, bản gốc và đèn chụp phải chuyển động tương đối với
nhau. Có thể là bản gốc đứng yên và bản chụp chạy hoặc bản gốc chạy và đèn
chụp đứng yên .
- Tạo Master (Master Making) : tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sẽ
được chuyển đổi sang tín hiệu số. Tín hiệu số này được đưa đến đầu nhiệt để đục
lỗ, tạo nên hình ảnh bản gốc trên bề mặt Master, tờ Master được cuốn bao quanh
trống.
* Quá trình In : bao gồm 3 bước.
- Cuốn giấy : giấy được đưa đến sát bộ phận trống bằng hệ thống gắp và
cuốn giấy bao gồm tấm nhựa tách giấy và trục cuốn giấy.
- In (Printing) : ép giấy được cuốn từ bộ cuốn giấy và áp sát bề mặt trống
trong khi trống quay để dính mực từ lòng trống qua lưới lọc, Master.
- Thoát giấy : tách giấy in bằng vòi tách giấy và quạt gió, xếp giấy ra bàn
đỡ giấy.
hình

PHẦN 3
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTOCOPY
KỸ THUẬT SỐ

Chức năng của các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống
thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các
màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng
tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D.
Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.

* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào
máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin,
yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh


* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều
khiển gửi đến. Tất cả các yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được
thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông
tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình
ảnh lên trống.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy kỹ thuật số kết hợp nguyên lý hoạt động
của máy Copyprinter và máy Photocopy, có phần quét như Copyprinter và phần
in như Photocopy.
* Phần quét : Đèn quét chiếu ánh sáng tới bản gốc, ánh sáng phản xạ được
biến đổi thành tín hiệu điện nhờ bộ CCD, sau đó được biến đổi thành tín hiệu số
nhờ bộ biến đổi A/D, tín hiệu số được gửi đến bộ xử lý ảnh.
* Phần xử lý : Bảng mạch xử lý phân tích yêu cầu người sử dụng đưa vào,
gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh. Bộ xử lý ảnh tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử
lý điều khiển gửi đến, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu đến bộ phận điều khiển
súng Laze.
* Phần in : bộ điều khiển súng Laze tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh,
xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến điều khiển súng (đèn) Laze .
Súng Laze sẽ vẽ hình ảnh lên trên bề mặt trống, đây là bước lộ sáng trong máy
Photocopy, các bước tiếp theo đều giống như của máy Photocopy.
PHẦN 4
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐA CHỨC NĂNG

Chức năng của các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống
thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các
màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng
tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D.
Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào
máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin,
yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh


* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều
khiển gửi đến.
* BiCU : bộ xử lý hình ảnh trực tiếp bên trong bộ xử lý ảnh. Tất cả các
yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông
tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình
ảnh lên trống.
* Giao diện kết nối in : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính,
máy có thể thực hiện được chức năng in khi nhận lệnh in từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối quét : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính,
máy có thể thực hiện được chức năng quét hình ảnh, tài liệu, văn bản rồi lưu lại
trong ổ đĩa cứng khi nhận lệnh quét từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối FAX : phần kết nối để máy có thể gửi và nhận tín hiệu
FAX.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy đa chức năng thực chất là chức năng của

một máy Photocopy kỹ thuật số có khả năng kết nối với các giao diện chức
năng.
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống
thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các
màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng
tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D.
Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào
máy.
* Bộ xử lý trung tâm : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin của người sử dụng,
tiếp nhận tín hiệu từ phần quét, tiếp nhận tín hiệu FAX đến từ đường dây điện
thoại.
* Điều khiển thiết bị in : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý trung tâm, xử lý
thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến thiết bị in.
* Thiết bị in : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển thiết bị in để tạo ra
hình ảnh trên giấy.
2. Nguyên lý hoạt động
2.1. Quét.
Ánh sáng từ đèn quét chiéu lên bản gốc và phản xạ theo độ tương phản
hình ảnh đến bộ cảm nhận ánh sáng. Bộ cảm nhận ánh sáng sẽ chuyển đổi tín


hiệu ánh sáng đã nhận được sang tín hiệu quang điện. Tín hiệu quang điện này
sau đó được mã hóa thành tín hiệu số và được gửi tới bộ xử lý trung tâm.
2.2. Xử lý trung tâm.
Nhận tín hiệu từ bộ phận quét hoặc từ bộ kết nối mạng điện thoại kèm
theo các lệnh điều khiển bổ sung từ bảng mạch điều khiển. Bộ xử lý sẽ điều chế
và phân chia đường đi cho các hướng tín hiệu.
2.3. Bộ kết nối mạng điện thoại

Lưu ý khi cài đặt FAX, cần chọn chế độ phù hợp với dạng tín hiệu điện
thoại.
Bộ phận này chỉ làm việc trong chế độ nhận và truyền tín hiệu khi gửi FAX
hoăch nhận FAX.
Khi sử dụng chức năng Photocopy và in thử thì bộ phận này không làm
việc
2.4. Bộ phận in.
Tín hiệu hình ảnh sau khi được xử lý và điều khiển được đưa đến bộ phận
điều khiển in. Bộ phận điều khiển in sẽ xử lý và đưa đến thiết bị in để tạo hình
ảnh lên bề mặt trống.
Nguyên lý hoạt động của máy FAX Laze 9910-phần in
1.Nạp : trục nạp A nạp điện áp âm (-) lên bề mặt trống [B] khoảng -750v
2.Lộ sáng : Tia Laser [C] vẽ hình ảnh lên mặt trống, chỗ nào bị ánh sáng
Laser chiếu vào, điện áp đó bị tiêu hao chỉ còn khoảng -100V.
3.Hiện ảnh : Trục từ [D] mang mực đến sát bề mặt tróng, mực sẽ bị hút
vào những chỗ mà tia Laser đã vẽ lên.
4.Hút ảnh : Trục hút [F] sẽ hút mực từ trên trống xuống giấy [G].
5.Tách giấy : Chổi hút [H] sẽ làm triệt tiêu điện tích trên giấy, giúp giấy
tách khỏi trống và đi ra ngoài.
6.Lau trống : Thanh gạt [J] gạt mực còn sót lại trên bề mặt trống sau khi
phần lớn các hạt mực đã hút vào giấy.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG PLC
(PROGRAMMABLE LOGIC CONTROL)
PLC-Thiết bị điều khiển logic lập trình sẵn (hoặc thiết bị điều khiển logic
khả trình) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay thế cho việc phải thể hiện thuật toán
đó bằng mạch điện.


Như vậy, với chương trình điều khiển sẵn có bên trong, PLC trở thành

một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán, đặc biệt dễ trao đổi thông
tin với môi trường xung quanh.
Các chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của PLC.
Để thực hiện được một chương trình điều khiển, PLC phải có tính năng như một
máy tính, phải có bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình điều
khiển, các cổng ghép nối với các đối tượng điều khiển và môi trường xung
quanh.
Sơ đồ khối tổng quát của PLC
Để hiểu được PLC hoạt động thế nào, cần nắm được thế nào là Logic.
Logic mang nhiều ý nghĩa :
- đúng đắn - chính xác - phù hợp - tương thích
- cùng bản chất - cùng hướng - đồng nhất
Một hệ thống hay thiết bị hoạt động theo nguyên lý PLC thì tất cả các
hoạt động của hệ thống hay thiết bị đều được lập trình trước và được lưu vào bộ
nhớ, chỉ cần nhấn nút điều khiển hoặc nhập thông số cho máy, CPU bên trong sẽ
xử lý các dữ liệu để đưa tín hiệu điều khiển cho các bộ phận của máy hoạt động.
* Thiết bị thăm dò : có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động
của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của mạch
điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều khiển.
* Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các
yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
* Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng
tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý
những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
* Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công
việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
* Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt
động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.
Ví dụ thực tế : một chiếc máy giặt gia đình.
Người sử dụng trước khi cho máy hoạt động cần đưa các thông số cho

máy
- Đưa khối lượng quần áo cần giặt vào cho máy là khoảng bao nhiêu.
- Thời gian giặt là bao nhiêu
- Chế độ giặt như thế nào
Máy giặt sẽ đo lượng nước chảy vào máy đã đủ cho lượng quần áo cần
giặt chưa. Nếu đã đủ thì bắt đầu hoạt động, nếu chưa đủ thì sẽ tiếp tục cho nước
vào hoặc báo người sử dụng cho thêm nước.


Khi đã hoạt động thì máy sẽ làm tất cả các thao tác giặt, vò, vắt quần áo
trong khoảng thời gian đã định sẵn. Khi kết thúc tất cả quá trình sẽ thông báo
cho người sử dụng.
Người sử dụng chỉ việc lấy quần áo ra và đem phơi ngoài trời.
Như vậy, tất cả các thao tác của máy đều được lập sẵn trong máy, máy sẽ
tự động điều khiển và thi hành.
Với cơ chế hoạt động và thi hành như vậy thì một thiết bị hay một hệ
thống hoạt động theo nguyên lý PLC, khả năng hoạt động, thi hành càng nhiều
các chức năng thì thiết bị hoặc hệ thống đó càng "thông minh" và có giá trị sử
dụng cao.
Xu hướng của Khoa học kỹ thuật hiện nay là tạo ra các loại máy móc để
phục vụ cho con người, máy móc càng ngày càng gọn nhẹ, có thể thi hành được
nhiều chức năng, máy móc càng ngày càng "thông minh", vì vậy học và tìm hiểu
cơ cấu hoạt động các thiết bị, hệ thống hiện đại, tiên tiến là công việc bắt buộc
của một kỹ thuật viên.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ SỬA CHỮA THIẾT BỊ, HỆ THỐNG
HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ PLC
Dựa trên nguyên tắc hoạt động của thiết bị trong hệ thống hoạt động theo
nguyên lý PLC
* Thiết bị thăm dò : chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt
động của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của

mạch điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều
khiển.
* Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các
yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
* Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng
tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý
những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
* Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công
việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
* Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt
động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.
Một kỹ thuật viên cần dựa trên hiện tượng của máy để tiến hành xử lý, sửa chữa
qua các bước :
Hiện tượng khoanh vùng nguyên nhân chính tìm nguyên nhân cụ thể xử lý


- Hiện tượng : có thể thu thập từ thông báo của khách hàng, từ báo lỗi của
máy, hiện tượng của máy thể hiện trên bản chụp (xấu, đẹp, mờ, có vết đen, rơi
mực....), thể hiện về mặt cơ khí : kêu, kẹt, tắc......, hoặc có thể nhìn, nghe, sờ vào
máy
- Khoanh vùng : dựa trên hiện tưọng, kỹ thuật viên tiến hành khoanh vùng
gây ra hiện tượng hỏng hóc.
- Tìm nguyên nhân chính : sau khi khoanh vùng, kỹ thuật viên tìm ra bộ
phận nào gây ra hiện tượng đó.
- Tìm nguyên nhân cụ thể : sau khi tìm được nguyên nhân chính, kỹ thuật
viên tìm ra được chi tiết hay thiết bị nào đã gây ra hiện tượng đó.
- Sau khi đã tìm được nguyên nhân cụ thể, kỹ thuật viên có thể đưa ra,
phương hướng, biện pháp để xử lý dặ trên trình độ tay nghề, sự hiểu biết của
mình hoặc hỏi kỹ thuật viên khác có trình độ cao hơn
Đối với kỹ thuật viên lâu năm, trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm,

tư duy tốt thì kỹ thuật viên đó có thể từ hiện tượng rồi tiến hành xử lý được
ngay.
CÁC LỖI MÁY PHÔTÔCOPY
1. Máy photo ricoh 2075 báo lỗi SC 542? Trả lời : C 542 là lỗi về bộ
phận sấy. lỗi sensor, cầu chì.
2. Máy photo ricoh 1055 bị báo lỗi SC 127? Trả lời: Kiểm tra xem trục
quang có gãy chốt ko, dây quang 2 bên có lệch ko. Vệ sinh lại đường dây dàn
quang.
3. MáyRicoh AF 2060 báo lỗi SC 672? Trả lời: không khởi động được
máy sẽ báo SC672
- Kiểm tra Ram
- Kiểm tra HDD + Bo Scan
4. Máy photo ricoh 2075 báo lỗi SC 552? Trả lời: Sensor nhiệt hoặc
nguồn điện yếu (bóng sấy hư) hoặc xem lại cuộn dầu.
5. Máy photo ricoh báo lỗi SC 220? Trả lời: 220 máy 2580 là lỗi đồng bộ
Laser (Laser synchronization error).
Vào 2103 đẩy cao các giá trị ở trong ấy lên khoảng 10 giá trị một sau đó
chụp thử xem.
Nếu vẫn chưa được thì ở bo laze có 2 cái chiết áp (không biết tên gọi có
chính xác không, nói chung là có thể lấy Tô vít xoay sang trái là hạ thấp, xoay
sang phải là tăng lên). Bạn xoay sang phải chút một ( khoảng 1/10 vòng) sau đó
chụp thử xem.


Vẫn chưa được thì tháo miếng giấy dán ở bo laze rôi xít bụi đi.
6. Máy Ricoh 2000 báo lỗi SC390? Trả lời :
Không biết máy của bạn có bị ST phá không, chứ thường máy ST bán sau khi
báo giá thay PCU xong thì bọn họ có nhiều cách:
1/ Cài pan trong phần mềm rồi cài pass để thợ lơ mơ không vào service
mode để chỉnh lại được nữa

2/ Cắt đứt dây TD sensor (bẻ cho gãy ngầm bên trong), khi thay hàng rời
vào sẽ báo SC390
3/ Cạy nắp TD sensor và ngoáy bên trong cho hỏng rồi đậy nắp lại.
Qua đó bạn biết cách ktra rồi nhé.
Muốn reset phần mềm thì vào 5-990 in tất cả cài đặt ra giấy, cái nào
không đúng default sẽ có dấu * thì cứ theo đó sửa lại.
7. Máy photo Ricoh af 550 báo lỗi SC391-00 ?
Vệ sinh ổ drum,kiểm tra xem drum có bị tróc và lòi lớp nhôm không?
Ngoài ra,bác có thể mở cửa rồi mở máy sau đó đóng cửa khoảng 3 giây rồi mở
cửa ra. Bác mở ra đóng vào nhiều lần để đánh lừa máy bỏ qua giai đoạn
process,khi máy báo còn 1 phút thì OK. Ngoài ra có thể kiểm tra board nguồn
xem có đứt cầu chì nào không?
8. Máy ricoh 2051 bị 1 vệt như kẻ chì ở ngang tờ giấy?
Rọi đèn quan sát trên bề mặt drum sau khi chụp, nếu còn đường kẽ đen là
do cụm drum + gạt không sạch (Bị trường hợp này sẽ bị luôn chứ không phải
chạy 1 lúc sẽ hết đường kẽ), nếu trên mặt drum khi đang chạy có đường kẽ mà
khi ngưng lại mất đường kẽ thì xem lại cụm từ, có thể trục từ, gạt từ ngay vị trí
đó bị tỳ vết, mực cứng bám gạt từ.
Còn trường hợp đang chạy mà trên drum không có đường kẽ (bạn có thể
chụp bắt giấy khi giấy vừa tới drum để biết) thì khả năng do gạt băng tải bị hoặc
nhất là dàn sấy bị bám dính mực vào themitor hoặc cò sấy (khi chạy nhiều tờ sấy
nóng lên hết dính)
Còn dàn quang thì chắc là ko liên quan vì nếu bị sẽ bị suốt luôn mà ko
hết, muốn biết chắc thì chỉ chụp 1 tờ ra nhiều tờ biết ngay.
9. Máy photo ricoh 2051 báo lỗi 300 ? SC 300 là cây cao áp. Xem có đứt
dây ko? có chạm chập lưới cao áp ko? Nếu thấy bẩn, là cao áp bị đánh điện, bạn
tháo từng thứ ra rồi rửa bằng xà phòng, dùng bàn chải đánh răng mà cọ, sau đó
sấy thật khô, lắp vào là ok
10. Máy ricoh 2075 báo lỗi 670?
670 Lỗi khởi động máy

- Máy không phản ứng gì sau 30S bật công tắc nguồn!


- Máy Đột ngột giảm nguồn trong thời gian bật máy và trong thời gian
chờ sấy .
Nguyên nhân - 1 BCU lắp sai
- Lỗi của BCU
- Đột ngột bi reset sự truyền tin giữa BCU ca controller
11. Máy Ricoh 2045 lỗi SC541?
Có lẽ bạn đã làm đứt thermistor rồi nên nó mới báo lỗi SC541. Bạn dùng
1 đồng hồ để thang Ohm mà ktra lại là biết ngay. Khi tecmit đứt hay hở mạch thì
đồng hồ chỉ vô cực và máy hiểu nhiệt độ khi đó là 0 độ và sẽ báo lỗi đó.
12. Máy photo Ricoh 2060 báo lỗi SC 569 ? kiểm tra lại phần nâng hạ lô
ép nhé ( ở đầu cụm sấy ). mô tơ và sensor.
13. Máy Ricoh 551 báo lỗi 441 ? Bạn quay hộp từ xem nó quay nặng
không, nếu quay nặng thì làm vệ sinh lại cho nhẹ. Kiểm tra cụm mô tơ hộp từ
xem làm sao nó không quay, thường nó bị hỏng bạc, bánh răng trong cụm mô tơ.
14. Máy ricoh 2075 báo lỗi SC551? AF2075 phải cắm điện 120v thì máy
chạy mới ổn định. 551 là hết dạ dầu ở cụm sấy thay dạ dầu đi rồi vào 1902 đặt
về 0 là được
15. Ricoh 1055 báo lỗi SC 520?
Đây là lỗi của động cơ điều khiển chặn giấy trong duplex
Nguyên nhân gây lỗi có thể do kẹt giấy hoặc bị mắc cái gì đó (ghim giấy
chẳng hạn) hoặc là lỗi sensor vị trí đầu thứ ba nữa là nó không kết nối được với
máy, thử tìm kỹ vào bạn nhé
16. Những lỗi thường gặp trên máy photocopy RICOH FT5632. Làm sao
để khắc phục lỗi khi máy hiển thị E-5
- Bạn vào phầm mềm (C vàng -> 107 bấm và giữ C đỏ 5s ) khi số 1 nhấp
nháy bấm 5 -> R -> 810 -> R rồi tắt bật máy ( đây là cách xáo báo lỗi bộ sấy) để
biét chắc chắn E-5 bao nhiêu thi khi máy báo E-5 bạn bấm dấu Chấm trên bàn

phím nó sẽ hiển thị 5.. ( 3 chữ số) mới khắc phục tậm gốc được
- Từ 501 > 507 motor khay,522> 525 duplex,541>548 bộ sấy (reset 5810 )
- E5 ở máy FT5632 thường là do mô tơ nâng khay và bộ sấy. Nếu là
E5.42 và E5.47 xoá 5.810 mà ko hết thì phải thay cảm biến nhiệt sấy là ok
16. Ricoh báo lỗi sc590? Vệ sinh sạch bộ phận phận thu hồi mực thái là
được thôi mà bạn. làm sạch tất cả cụm thu hồi mực thải trước và sau, kiểm tra lại
con senso cụm thu hồi phía sau. 100% là khoi bệnh.
17. Máy photo Ricoh 2035 báo lỗi sc 338? SC:337,338: Lỗi của động cơ
gương nhiều cạnh. bạn cần kiểm tra vệ sinh các gương, cáp, dây kết nối, bảng
main điểu khiển...


Toshiba 350 bị tắc giấy?
Hiện tượng: máy Toshiba 350 chạy khoảng 25-30 trang thì có tiếng kêu
như kiểu phanh xe rồi tất cả giấy theo đường truyền tắc.(phải tháo trống ra rồi
cắm lại mới hoạt đông tiếp) trang giấy đầu tiên chỉ ra được 1 nửa!
Trả lời: hỏng nhông motor chính, tháo ra kiểm tra thay thế
Toshiba 650 chụp chỉ 1 nửa có chữ
Hiện tượng: mới đầu thì nó bị báo c26, sau khi kiểm tra lại main quang thì
hoạt đông được chỉ có 1 nửa bản chụp có chữ
Trả lời: thay main phía sau thấu kính
Máy photocopy Ricoh Aficio 551 báo sc342
Hiện tượng: máy photocopy Ricoh Aficio 551 báo sc342, khi tắt máy đi
khởi động thì lại thấy ok?
Trả lời: SC342: Lỗi điều chỉnh của TD sensor.
Ktra TD sensor, kết nối TD sensor, nặng thì boad cao áp.
Máy Photo Ricoh 1060 kẹt giấy
Tháo cụm khay ra làm lại kỹ cẩn thuận là ok. mua xăg cồn về mà ngâm
rửa các bạc, bánh răng, xịt RP7 vào các vòng bi, bạc sạch , thổi sạch hết từ là 0k.
Máy photo Toshiba E810 không in được, đèn DATA không sáng, không

nhận lệnh in
Bước 1: bạn kiểm tra card in xem đã khởi động được chưa ( hầu hết
không khởi động là do ổ cứng của card in có vấn đề)
Bước 2: nếu bước 1 ổn thì bạn kiểm tra lại dây dẫn từ máy photo vào máy
tính.
Bước 3: card mạng máy vi tính.
Máy Toshiba E550 bị nhăn giấy
dòng máy này rất dễ nhăn giấy, nguyên nhân chủ yếu là lệch trong quá
trình rút giấy, bạn xem lại bệ nâng khay 1 có bị nghiêng qua 1 bên không, miếng
vỗ 2 biên có sát không và kể cả miếng chận phía sau không cho giấy tuột lại,
Thứ 2 là nắp bên hông phải có ôm sát và đều 2 trục không,
Thứ 3 là khi qua sấy có dễ bị nhăn không, trường hợp này chạy 2 mặt thì
mới bị.
Máy Toshiba e853 khi photo chữ bị mờ, nhưng máy không báo add toner
Kiểm tra miếng quét TD từ, nếu không sao kiểm tra lượng từ và thông số
cấp mực
Máy photo Ricoh 551 bị bóng chữ


Khi nó bị (bóng) cuộn tròn tờ giấy bị bóng đó lại sao cho nét chính và nét
bóng trùng nhau. Nếu đường tròn đó to bằng trống (gạt trống) to bằng sấy (lô
sấy)
Máy photo Toshiba hộc giấy không lên được
Nếu là 3 số kiểm tra mô tơ nâng khay cuối cùng, nếu là 2 số kiểm tra con
sensor phía sau máy ( của khay dưới cùng) và hệ thống dây curoa nâng khay
Máy photo Sharp 651 photo không có chữ? Trả lời: Lỗi board scan
Máy Toshiba E 350 bị lỗi chụp 1/2 tờ giấy
1 là bo scan 2 là bo sys. mang 2 bo đi thử.
Ricoh mp 5000b lỗi 672
kiểm tra giắt cắm có thiếu cái nào không,lấy ram ra vệ sinh lại hoặc thử

mới
kiểm tra lại controlle và cá giắt cắm của nó, 672 là lỗi controller
Máy Toshiba 520 khi in và photo thì đầu bên trong bị thừa dài hơn đầu
bên ngoài.
Vào 08 305 306 chỉnh lại thông số và kiểm tra lại scan, cơ
ricoh 2045e báo lỗi SC990
Trả lời: lỗi socwer sai tham số, bỏ kit in, ram mở rộng, NV RAM ra vệ
sinh
Máy Toshiba e-Studio 810 photo A3 là bị nhăn
Kiểm tra lại bánh xe kéo giấy, kiểm tra lô ép có bị nhăn hay phù gì hok,
nhiều khi ép chặt quá cũng bị nhăn; Cho chạy thử 1 tờ cho chạy nữa chừng thì
tắt máy , canh sao cho giấy vừa qua từng bộ phận như là bell hoặc Drum ....coi
vừa qua bộ phận nào bị nhăn thì sửa cái đó.
Máy Toshiba e80 photo ra sọc trắng như chiếc đũa nằm giữa trang giấy
Trả lời: vệ sinh máy lại là hết, chủ yếu dàn gương, cẩn thận hơn thì vệ sinh gạt.
Máy photo sharp 5316e bị vãi từ? thay thanh cao áp, xem lại gạt drum nữa
Đã khắc phục được ca khó đẻ (SC321) Ricoh 551
Máy Photo Ricoh 5832 Lỗi E101
kiểm tra đèn chụp, cầuchì nha
CÁCH ĐIỀU CHỈNH MỰC ĐẬM NHẠT MÁY PHOTO RICOH 2075
Trước tiên bạn vệ sinh máy lại, hệ thống gương quét, gương bắn tia laze...
xem còn bị không, máy lâu không vệ sinh cũng gây nên.


- Nếu trước đây vẫn đậm đẹp thì xem lại hệ thống cấp mực ở hộp từ. Bạn
mở hôp cấp mực ở bình từ ra quay xem mực có xuống đều không.
- Nếu ok, thi bạn vô chỉnh cấp mực của trục cấp mực nhé.
- Bấm 107 giữ phím Clear/Stop để vào SP-Mode
- Mã bơm mực 2-207
- 2201 la điện áp trục từ cái này bạn cần điều chỉnh sao cho hợp với từ và

rum của bạn
- Mã 2-201-1 là chỉnh bias từ, lên cao thì bản chụp đậm, xuống thấp thì
bản chụp nhạt, Bạn chỉnh cao hơn số 550 mặc định của máy…chụp thử xem.
- Mã 2-201-2 chỉnh cấp mực cho hộp từ, lên cao thì cấp mực ít, xuống
thấp thì cấp nhiều.
- Mã 2209 chỉ số càng cao thì càng cấp ít và ngược lại. Bạn tăng giá trị lên
! Mặc định máy là 850 bạn càng tăng lên cao thì mực sẽ càng giảm " không
giảm ngay đâu nhé phải chụp 100-200 bản thì bạn mới biết được. - Chú ý lượng
từ còn bao nhiêu mới chỉnh cho hợp lý cùng thông số với mã 2-201-1 và 2-2012,chỉnh cao quá hay thấp quá máy chụp nhiều thì có hiện tượng mờ dần. Bạn có
thể kiểm tra mã 3-001-2 tex senso lượng mực trong từ dư hay thiếu, sau đó kiểm
tra lại 3-103-1 máy báo khoảng 3.5v-4.0v ok,
- Mã 2001 là cao áp sạc, giảm xuống thì máy chụp đậm hơn, bạn cần
chỉnh hợp lý không sẽ bị đen nền bản chup.
Muốn reset phần mềm thì vào 5-990 in tất cả cài đặt ra giấy, cái nào
không đúng default sẽ có dấu * thì cứ theo đó sửa lại.
Ban đầu Bạn phải sao chụp để xả hết mực máy cơ rồi thay mực mới
không biết bạn có làm bước này không nếu thay rồi tiếp tục làm bước tiếp
- Bơm mực vào
- Setting TD sensor = 2801
- Setting từ = 2805
chụp thử sẽ thấy thay đổi



×