Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BT kim loai hoa 9 ôn vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.79 KB, 3 trang )

BÀI TẬP KIM LOẠI
Câu 1. Trong thực tế, kim loại không được dùng để
A. Sản xuất xoong, nồi.
B. Chế tạo vật liệu cách điện.
C. Dây dẫn điện.
D. Vỏ ôtô, máy bay.
Câu 2. Hàm lượng cacbon trong gang là
A. 0,2 - 5%.
B. 2 - 5%.
C. 0,5 - 2%.
D. 0,2 - 0,5%.
Câu 3. Cho các kim loại sau: đồng, kẽm, natri, bạc. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
A. natri.
B. bạc.
C. kẽm.
D. đồng.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế H2, người ta cho dung dịch HCl tác dụng với
A. Ag.
B. Zn.
C. Au.
D. Cu.
Câu 5. Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm theo phản ứng:

Khối lượng Al2O3 cần dùng để sản xuất ra 27 kg nhôm là (giả thiết hiệu suất của quá trình là 100%)
A. 84 kg.
B. 54 kg.
C. 102 kg.
D. 51 kg.
Câu 6. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Sản phẩm của phản ứng là


A. Na2Cl3.
B. NaCl.
C. NaCl2.
D. Na2Cl.
Câu 7. Để phân biệt nhôm và sắt có thể dùng
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch H2SO4 đặc nguội.
D. dung dịch HCl loãng.
Câu 8. Phương trình hoá học nào sau đây viết không đúng?
t0
A. Fe + H2SO4 (loãng) 
B. Fe + Cl2 
→ FeSO4 + H2
→ FeCl2
0

t
C. Fe + S 
D. Fe + CuSO4 
→ FeS
→ FeSO4 + Cu
Câu 9. Khi đun nóng, oxi không phản ứng với kim loại
A. Ag.
B. Mg.
C. Fe.
D. Al.
Câu 10. Cho các kim loại sau: đồng, sắt, nhôm, magie. Kim loại không tác dụng với dung dịch axit clohiđric là
A. sắt.
B. nhôm.

C. đồng.
D. magie.
Câu 11. Nhận xét nào sau đây chưa đúng?
A. Nhôm và đồng được dùng làm dây dẫn điện vì do chúng dẫn điện tốt.
B. Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
C. Vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn do có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Liti là kim loại nặng.
Câu 12. Đốt cháy hết 5,6 gam sắt bằng khí Cl2 dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,04.
B. 15,1.
C. 12,7.
D. 16,25.
Câu 13. Cho 6,72 gam bột sắt vào 100ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 5,6.
C. 7,52.
D. 4,25.
Câu 14. Dây dẫn điện trong gia đình thường là một kim loại màu đỏ, bên ngoài có bọc lớp nhựa cách điện. Kim
loại đó là
A. Nhôm.
B. Đồng.
C. Bạc.
D. Sắt.
Câu 15. Kim loại nào sau đây có thể đẩy đồng ra khỏi muối CuCl2?
A. Zn.
B. Au.
C. Ag.
D. Na.
Câu 16. Trong môi trường nào hợp kim bị ăn mòn nhanh nhất?



A. Nước muối.
B. Nước cất.
C. Không khí.
D. Nước tự nhiên.
Câu 17. Xoong, nồi để đun nấu trong gia đình thường được sản xuất từ nhôm. Ứng dụng trên đã sử dụng tính
chất vật lý nào của nhôm?
A. Tính dẫn nhiệt.
B. Ánh kim.
C. Tính dẫn điện.
D. Tính dẻo.
Câu 18. Nhôm là kim loại phổ biến thứ ba trong vỏ Trái Đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất.
Trong tự nhiên, nhôm chủ yếu tồn tại ở dạng oxit, muối. Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit. Thành phần
chính của quặng boxit là
A. AlCl3.
B. Al(NO3)3.
C. Al2O3.
D. Al2(SO4)3.
Câu 19. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học là
A. Na, Zn, Fe, Cu, Ag.
B. Ag, Cu, Fe, Zn, Na. C. Cu, Ag, Fe, Zn, Na. D. Ag, Cu, Zn, Fe, Na.
Câu 20. Cho các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri. Kim loại hoạt động mạnh nhất trong các kim loại này là
A. natri.
B. magie.
C. kẽm.
D. đồng.
Câu 21. Khi cho nhôm phản ứng với oxi thu được sản phẩm có công thức là
A. Al2O3.
B. FeO.

C. Fe3O4.
D. AlO.
Câu 22. Nhôm có thể tan trong dung dịch NaOH theo phương trình: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2
Nếu hệ số cân bằng trong phương trình của Al là 2 thì hệ số của H2 là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 23. Cho 11,8 gam hỗn hợp bột chứa nhôm và đồng vào dung dịch axit clohiđric dư, phản ứng hoàn toàn thu
được 6,72 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm số mol của đồng trong hỗn hợp ban đầu là
A. 45,76%.
B. 54,24%.
C. 33,33%.
D. 66,67%.
Câu 24. Hòa tan hết 8,48 gam hỗn hợp sắt, magie vào dung dịch HCl dư thu được 4,928 lít khí H2 (đktc). Phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,8.
B. 6,72.
C. 8,4.
D. 5,6.
Câu 25. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Sản phẩm của phản ứng là
A. Fe2Cl.
B. FeCl3.
C. Fe3Cl.
D. FeCl2.
Câu 26. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế H2, người ta cho dung dịch HCl tác dụng với
A. Zn.
B. Cu.

C. Ag.
D. Au.
Câu 27. Có 3 mẫu bột kim loại mất nhãn riêng biệt: Na, Cu và Al. Để nhận biết các mẫu kim loại trên, người ta
tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau: Kim loại A tan trong nước và tan trong dung dịch NaOH
(và đều sinh ra khí). Kim loại B không tan trong nước và không tan trong dung dịch NaOH. Kim loại C không
tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH (và cho khí H2). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Kim loại C không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
B. Kim loại A tác dụng được với dung dịch HCl.
C. Kim loại B không tác dụng với dung dịch FeCl2.
D. Kim loại A tác dụng được với oxi.
Câu 28. Để sản xuất gang trong lò luyện kim, người ta khử oxit sắt bằng
A. khí H2.
B. khí CO.
C. khí N2.
D. nước.
Câu 29. Hòa tan hết hỗn hợp gồm 2,7 gam nhôm và 4,8 gam magie vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2
(đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 7,84.
C. 3,36.
D. 4,48.
Câu 30. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong quá trình luyện gang?
t0
t0
A. Si + O2 
B. 2Mn + O2 
→ SiO2
→ 2MnO
0


t
C. S + O2 
→ SO2
Câu 31. Sắt tác dụng được với
A. dung dịch MgCl2 loãng, nguội.

0

t
D. Fe2O3 + 3CO 
→ 2Fe + 3CO2

B. dung dịch NaOH loãng, nóng.


C. dung dịch H2SO4 đặc nguội.
D. dung dịch HCl đặc, nóng.
Câu 32. Phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Magie và dung dịch đồng(II) sunfat.
B. Nhôm và dung dịch sắt(II) sunfat.
C. Sắt và dung dịch bạc nitrat.
D. Đồng và dung dịch sắt(II) clorua.
Câu 33. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các kim loại đều tác dụng với oxi.
B. Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của nó.
C. Ở điều kiện thích hợp kim loại có thể tác dụng với phi kim tạo muối.
D. Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
giải phóng khí H2.
Câu 34. Vôi có thể phá hủy một số loại vật liệu. Do vậy, khi cần đựng vôi, không nên sử dụng chậu làm bằng
A. sắt.

B. sứ.
C. nhôm.
D. thủy tinh.
Câu 35. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Nhôm và axit sunfuric đặc nguội.
B. Nhôm và clo.
C. Nhôm và dung dịch đồng(II) sunfat.
D. Nhôm và dung dịch axit clohiđric.
Câu 36. Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành
A. Sắt (III) oxit.
B. Không xảy ra phản ứng. C. Oxit sắt từ.
D. Sắt (II) oxit.
Câu 37. Nhôm không tác dụng với
A. dung dịch HCl loãng, nguội.
B. dung dịch NaOH loãng, nóng.
C. dung dịch CuCl2.
D. dung dịch H2SO4 đặc nguội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×