Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quy chế làm việc Của bộ phận thường trực giúp BTV Đảng uỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.01 KB, 41 trang )

QUY CHẾ LÀM VIỆC
Của bộ phận thường trực giúp BTV Đảng uỷ lãnh đạo,
chỉ đạo và xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình
triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
( Kèm theo Quyết định số: 23 -QĐ/ĐU ngày 25 /7/ 2012 Của BTV Đảng uỷ)
Điều 1. Những nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận thường trực.
1. Nhiệm vụ:
- Giúp BTV Đảng uỷ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình hoạt động của
Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã trong việc thực hiện Nghị quyết.
- Xây dựng trình BTV Đảng uỷ và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế
hoạch, hướng dẫn cụ thể của BTV Đảng uỷ để thực hiện Nghị quyết; theo dõi, chỉ
đạo các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
- Giúp BTV Đảng uỷ xã chỉ đạo công việc hằng ngày liên quan đến việc tổ
chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
- Tập hợp, tổng hợp ý kiến các Chi bộ, tổ chức, cá nhân đối với BTV đảng uỷ
và các đồng chí uỷ viên BTV Đảng uỷ.
- Giúp BTV Đảng uỷ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về công tác lãnh, chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết và đề xuất với BTV Đảng uỷ chủ trương, giải pháp tăng
cường sự lãnh đạo thực hiện Nghị quyết.
2. Quyền hạn.
- Được yêu cầu các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể trong
xã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của bộ phận trực
thuộc.
- Kiến nghị với BTV Đảng uỷ được phân công các đồng chí uỷ viên BTV
Đảng uỷ kiểm tra, đôn đóc việc thực hiện Nghị quyết ở các Chi bộ trực thuộc Đảng
bộ, các ban ngành đoàn thể.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ, các
ban ngành đoàn thể xã thực hiện Nghị quyết theo chủ trương chung và sự uỷ quyền


của BTV Đảng uỷ.
- Được sử dụng con dấu của Đảng uỷ trong hoạt động
Điều 2. Trách nhiệm của các thành viên bộ phận thường trực:


1. Đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã trực tiếp phụ trách chỉ đạo chung; Triệu tập
họp, chủ trì, kết luận các cuộc họp của bộ phận thường trực.
2. Đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ chịu trách nhiệm giải quyết công
việc hằng ngày của bộ phận thường trực và chỉ đạo Tổ giúp việc xây dựng, tổ chức
thực hiện chương trình làm việc của bộ phận thường trực, triệu tập họp, chủ trì, kết
luận các cuộc họp của bộ phận thường trực khi được đồng chí Bí thư Đảng uỷ uỷ
quyền.
- Các đồng chí thành viên bộ phận thường trực thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công của đồng chí Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ.
Điều 3. Lề lối làm việc của bộ phận thường trực và trách nhiệm của thành
viên.
1. Bộ phận thường trực căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo BCH
Đảng uỷ, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, Ban Dân vận Đảng uỷ, Văn phòng Đảng uỷ
thực hiện nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết của Trung ương hướng dẫn của
Trung ương, của Huyện, Nghị quyết của BCH Đảng bộ Huyện và các hướng dẫn
của BTV huyện uỷ và hướng dẫn của BTV Đảng uỷ.
2. Bộ phận thường trực định kỳ họp mỗi tháng 1 đến 2 lần, họp đột xuất khi
cần thiết để:
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị những nội dung trình BTV Đảng
uỷ hoặc thông qua các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để chỉ đạo thực
hiện Nghị quyết.
- Nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác chuẩn bị
và việc tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ
xã, các ban ngành đoàn thể xã; Cho ý kiến chỉ đạo thực hiện Nghị quyết theo
chương trình, kế hoạch đã đề ra.

3. Văn phòng Đảng uỷ (trực tiếp là thành viên của Tổ giúp việc) là đầu mối
sắp xếp chương trình làm việc, liên hệ với các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ, các ban
ngành đoàn thể xã; Nhận, huỷ và lưu giữ tài liệu của bộ phận trực thuộc.
4. Ngân sách, phương tiện làm việc của bộ phận thường trực và Tổ giúp việc
bộ phận thường trực do Văn phòng Đảng uỷ bảo đảm.
Điều 4. Tổ giúp việc bộ phận thường trực:
1. Nhiệm vụ:
- Tham mưu xây dựng quy chế làm việc, chương trình làm việc và chuẩn bị
nội dung làm việc của bộ phận thường trực.
- Giúp bộ phận thường trực tổng hợp ý kiến góp ý kiểm điểm của các Chi bộ,
các ban ngành đoàn thể xã và cá nhân đối với tập thể BTV Đảng uỷ và cá nhân các
đồng chí uỷ viên BTV Đảng uỷ.


- Giúp bộ phận thường trực tổng hợp tình hình, đề xuất xử lý thông tin hằng
ngày liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết.
- Giúp bộ phận thường trực, các đồng chí thành viên bộ phận thường trực
trong việc đề xuất gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Chi bộ, các
ban ngành đoàn thể trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
- Tham gia phối hợp với văn phòng Đảng uỷ chuẩn bị báo cáo sơ kết, rút kinh
nghịêm chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo chỉ thị số 15CT/TW ngày 24.02.2012 và kế hoạch số 08- KH/TW ngày 12.3.2012 của Bộ Chính
trị; Hướng dẫn số 07-HD/TU ngày 3.4.2012; Hướng dẫn số 08- HD/TU ngày
28.5.2012 của BTV Tỉnh uỷ; Kết luận số 344-KL/TU ngày 09.5.2012 của BTV Tỉnh
uỷ và hướng dẫn số 06-HD/HU của BTV Huyện uỷ.
2. Quan hệ của tổ giúp việc với các thành viên của Bộ phận thường trực và
các cơ quan chức năng.
- Tổ giúp việc giữ mối liên hệ thường xuyên với các thành viên Bộ phận
thường trực để xin ý kiến chỉ đạo, nắm tình hình và tổng hợp thông tin.
- Được liên hệ trực tiếp với các ban ngành đoàn thể, các Chi bộ trực thuộc
Đảng uỷ theo chức trách nhiệm vụ được giao.

- Được tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương
4 khoá XI của bộ phận thường trực tại các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ, các ban
ngành đoàn thể xã; Được theo dõi việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các
Chi bộ trực thuộc Đảng bộ,các ban ngành đoàn thể cấp xã theo sự phân công của bộ
phận trực thuộc.
- Được sử dụng con dấu của Đảng uỷ trong hoạt động.
3. Tổ chức việc họp định kỳ mỗi tháng 1 đến 2 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
4. Các thành viên tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bố trí, sắp
xếp thời gian thoả đáng để làm công tác của tổ được giao.
5. Các đồng chí thành viên tổ giúp việc được sử dụng các phương tiện làm
việc, đi lại của cơ quan đang công tác cho việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ giúp
việc được giao.
Điều 5. Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu:
- Các thông tin, tài liệu góp ý với BTV Đảng uỷ và các đồng chí uỷ viên BTV
Đảng uỷ tuỳ mức độ khác nhau là thông tin mật, tối mật, tuyệt mật. Các tài liệu này
phải được sử dụng, bảo quản theo chế độ tài liệu mật, đúng với quy định của Đảng,
Nhà nước.
- Bộ phận thường trực, tổ giúp việc, các tổ chức cá nhân có liên quan được
giao nhiệm vụ giúp việc bộ phận thường trực tuyệt đối chấp hành kỷ luật, giữ gìn bí
mật công tác, chỉ được truyền đạt các thông tin theo quy định. Không được sao, in,


phát tán tài liệu, thông tin ra ngoài, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo kỷ luật của Đảng./.
Nơi nhận:
- BTC huyện uỷ;
- BTV Đảng uỷ xã;
- Các ban, ngành, đoàn thể xã
- Lưu.


TM/ BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ

Mùi Văn Muộn


QUY CHẾ LÀM VIỆC (BỔ SUNG, SỬA ĐỔI)
Của Ban chấp hành Đảng bộ xã khoá XVII (nhiệm kỳ 2010 – 2015)
(ban chấp hành kèm theo Quyết định số:
-QĐ/ĐU ngày
/ /2013
của Ban chấp hành Đảng bộ xã)
Chương I
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ
Điều 1. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ xã
Ban chấp hành Đảng bộ xã (gọi tắt là Đảng uỷ) là cơ quan lãnh đạo của Đảng
bộ giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong xã về tình hình mọi mặt của Đảng bộ và của xã; quyết định những vấn
đề về chủ trương, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối
ngoại, công tác quần chúng của Đảng bộ nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều
lệ Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII.
1. Quyết định Chương trình làm việc toàn khoá của Ban chấp hành Đảng bộ
xã khoá XVII; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã; Quy chế làm việc
của Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ. Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị
Quyết Đội hội toàn quốc lần XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Tỉnh lần thứ XIII Đảng bộ huyện, Nghị quyết
Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ xã và chỉ đạo triển khai thực hiện.
2. Quyết định những định hướng lớn có tính chiến lược, đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội; những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển

kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 5 năm, hàng năm; cho ý kiến về quy hoạch,
điều chỉnh địa giới hành chính hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới theo quy
định của pháp luật, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Cho chủ trương và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định đầu thư
những dự án, công trình quan trọng trên đại bàn xã; quyết định chủ trương đầu tư
các dự án, công trình thuộc thẩm quyền theo phân cấp.
4. Ban chấp hành các Nghị quyết chuyên đề về sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Đảng bộ xã đối với tổ chức và hoạt độgn của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính
trịn – xã hội; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng; Nghị
quyết Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban chấp hành huyện, Nghị quyết của Ban
Chấp hành Đảng bộ xã đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.
5. Thống nhất những định hướng lớn lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng đối với tổ chức, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ và tiến trình
cải cách tư pháp ở địa phương.


6. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần
thứ XVIII; quyết định triệu tập Đại hội bất thường theo quy định của Điều lệ Đảng;
chuẩn bị và thông qua các văn kiện trình Đại hội; giới thiệu với Ban Chấp hành
Đảng bộ xã bầu Ban thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư Đảng uỷ, Uỷ ban Kiểm tra,
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ. Xác định phương hướng chỉ đạo đại hội cấp
Chi bộ tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã.
7. Xem xét và quyết định việc Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã xin rút
khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ xã và các chức danh do Ban Chấp hành Đảng bộ xã
bầu hoặc cử ra; quyết định chủ trương, trình Ban thường vụ huyện uỷ về việc chỉ
định bổ sung Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã theo đề nghị của Ban thường vụ
Đảng uỷ.
8. Định hướng hoặc quyết định những vấn đề hệ trọng về xây dựng hệ thống
chính trị và công tác cán bộ:
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện tốt Quy định số 45-QĐ/TW ngày

01.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về quy định thi hành Điều lệ Đảng;
Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về ban
hành hưóng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI; Quy định số 47QĐ/TW ngày 01.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều lệ đảng
viên không được làm.
- Quy hoạch cán bộ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Bí thư Đảng uỷ,
Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dâ.
Quyếtđịnh số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra và
Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Đảng uỷ.
- Cho ý kiến về định hướng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã (tỷ lệ đảng
viên, tỷ lệ Uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng uỷ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ tuổi trẻ,
tỷ lệ dân tộc thiểu số tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân xã).
- Quyết định giới thiệu nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh
Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, tham gia ý kiến về
nhân sự Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Đảng
uỷ quyết định giới thiệu.
9. Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tự phê bình và chất vấn
trong các hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã.
10. Quyết định nhiệm vụ, giải pháplớn cụ thể hoá các chủ trương, quan điểm
chỉ đạo lớn cảu Đảng về công tác tư tưởng, công tác lý luận, phát triển văn hoá, về
phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong hệ thống chính trị
và xã hội; kết luật một số vấn đề về lịch sử Đảng bộ xã.
11. Xem xét về công tác tài chính đảng hàng năm và cuối nhiệm kỳ.


12. Xem xét và cho ý kiến đối với báo cáo của Ban Thường vụ Đảng uỷ về
lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, của Đại hội Đảng bộ
huyện, Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Đảng bộ xã; những công việc quan trọng
mà Ban Thường vụ Đảng uỷ giải quyết giữa hai hội nghị Ban chấp hành và những
vấn đề mà Ban Thường vụ Đảng uỷ sẽ bàn và quyết định trong thời gian tới.

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội trong nửa đầu nhiệm kỳ và
quyết định chủ trương; giải pháp cần thiết để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội.
13. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng về công tác kiểm tra, giám sát phòng ngừa sai phạm của tổ chức Đảng và
Đảng viên; quyết định chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá, hằng năm; việc
triển khai, quán triệt và thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát của
Tỉnh, huyện uỷ. Xem xét báo cáo 6 tháng, hằng năm, giữa và cuối nhiệm kỳ, báo
cáo bất thường của UBKT Đảng uỷ về công tác kiểm tra, giám sát Bí thư Đảng uỷ
xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí đảng uỷ viên và đảng viên theo quy định
của Điều lệ Đảng; giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng theo thẩm quyền.
Góp ý đối với các báo cáo công tác giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ của Bí
thư Đảng uỷ, Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch UBND xã, Chủ
nhiệm UBKT Đảng uỷ
Điều 2: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng uỷ.
Ban Thường vụ Đảng uỷ là cơ quan thay mặt Ban chấp hành Đảng bộ xã lãnh
đạo và chỉ đảo mọi công tác của Đảng bộ giữa 2 kỳ Hội nghị toàn thể Ban chấp hành
Đảng bộ xã; có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Chuẩn bị cơ chế và Chương trình làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ xã,
quy chế làm việc của Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ và chương trình kiểm tra, giám sát
của Ban chấp hành Đảng bộ xã trình Ban chấp hành Đảng bộ xã Quyết định. Quyết
định chương trình làm việc hàng năm của Ban Thường vụ Đảng uỷ và triệu tập Hội
nghị Ban chấp hành Đảng bộ xã. Chỉ đạo việc chuẩn bị các báo cáo, đề án, dự thảo
Nghị quyết, kết luận thuộc thẩm quyền của Ban chấp hành Đảng bộ xã để trình Hội
nghị Ban chấp hành Đảng bộ xã theo quy định tại Điều 1.
2. Cụ thể hoá và có kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của
TW, của tỉnh, của huyện, và Nghị quyết Đảng uỷ. Thay mặt Ban chấp hành Đảng
bộ xã lãnh, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát toàn diện công tác của các Chi bộ trực
thuộc; việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về kinh tế, văn hoá, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước,
mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã.

3. Thảo luận và quyết định hoặc trình Ban chấp hành Đảng bộ xã quyết định
những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quan trọng thuộc lĩnh vực kinh
tế - xã hội.


Xác định những chủ trương chỉ đạo lớn để Hội đồng nhân dân thảo luận và
quyết định về kinh tế - xã hội, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các chương
trình dự án trọng điểm về đầu tư sản xuất, kinh doanh, kinh tế đối ngoại… liên quan
đến đời sống đông đảo của nhân dân và quốc phòng, an ninh; chủ trương đầu tư các
dự án đặc biệt quan trọng của xã. Lãnh đạo HĐND, UBND xã, các cấp uỷ tổ chức
quán triệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định của tỉnh, của huyện,
Ban chấp hành Đảng bộ xã và Ban Thường vụ Đảng uỷ.
Xem xét, cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hoá các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,
ngân sách ở cơ sở, quốc phòng, an ninh…trước khi uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực
hiện hoặc trình HĐND xã quyết định theo luật định.
Định hướng quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của xã, của các bản. Định hướng quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu
trong thực hiện các khâu đột phá về cải cách hành chính về chế độ một cửa, pháp
triển về nhân lực và kết cấu hạ tầng; về chủ trương đầu tư một số dự án, công trình
quan trọng có ảnh hưởng hoặc có tác động trực tiếp tới nhiệm vụ quốc phòng, bảo
vệ an ninh chính trị, đối ngoại trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương; về việc vận dụng các cơ chế chính sách của nhà nước hoặc cơ chế, chính
sách kinh tế - xã hội lớn của địa phương có ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống nhân
dân; về chủ trương huy động các nguồn lực, vay vốn để đầu tư phát triển. Chỉ đạo
làm điểm những vấn đề mới, rút kinh nghiệm trước khi mở rộng, nhất là về phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý.
Cho ý kiến về định hướng đổi mới, phát triển nông cao hiệu quả hoạt động
của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển và quản lý kinh tế tư
nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở địa phương.

Thống nhất chủ trương, trình Ban chấp hành Đảng bộ xã cho chủ trương đầu
tư các dự án, công trình quan trọng; Quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công
trình thuộc thẩm quyền do Thường trực đảng uỷ đề nghị.
4. Về công tác xây dựng đảng và công tác cán bộ.
- Chỉ đạo triển khai các chủ trương giải pháp về xây dựng Đảng, chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường tự phê
bình và phê bình trong Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối và chính sách của Đảng, cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với sự
chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, phòng chống âm mưu
“diễn biến hoà bình” và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hoá” trong nội bộ.
- Phân công công tác đối với các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ
xã, Uỷ viên Ban Thường vụ đảng uỷ; phân công các đồng chí Uỷ viên Ban chấp
hành, uỷ viên Ban Thường vụ đảng uỷ phụ trách các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ.


- Quyết định việc bố trí, phân công công tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; đề nghị cấp trên điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn
nhiệm; khen thường, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách; nhận xét,
đánh giá đối cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản lý (theo phân cấp
quản lý cán bộ); xây dựng phương hướng quy hoạch cấp uỷ khoá mới trình Ban
chấp hành Đảng bộ xã quyết định; trình Ban chấp hành Đảng bộ xã cho ý kiến trước
khi quyết định quy hoạch các chức danh Ban chấp hành Đảng bộ xã Ban Thường vụ
Đảng uỷ, Bí thư, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND , Phó chủ
tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND xã, người đứng đầu các cấp uỷ, chính quyền cấp
xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể xã; trình Ban Thường vụ Huyện uỷ xác nhận
quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý; xác nhận các chức
danh cán bộ diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản lý; có kế hoạch cụ thể xây dựng đội
ngũ cán bộ kế cận theo các chức danh; kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức hằng
năm.
Trình Ban chấp hành Đảng bộ xã cho ý kiến trước khi chính thức giới thiệu

nhân sự để HĐND xã bầu đối với các chức danh Phó chủ tịch UBND xã, Phó chủ
tịch UBND xã và Uỷ viên thường trực UBND xã.
Hằng năm nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình cán bộ và công tác cán bộ
diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản lý. Hằng năm và cuối nhiệm kỳ nhận xét, đánh
giá các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ xã, cán bộ diện Ban Thường vụ
Đảng uỷ quản lý.
- Xem xét, đề nghị cấp trên tặng thưởng huân chương, Huy chương, danh
hiệu, Anh hung lao động cho tập thể và cá nhân ; tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua
toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc nhân dân ưu tú cho cá nhân; Cờ cuả Thủ tướng
Chính phủ cho tập thể và Bằng khen củ Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và cá
nhân; tặng cờ, bằng khen của tỉnh uỷ, huyện uỷ đối với các Chi bộ và đảng viên theo
quy định.
5. Lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng phương án tác chiến của
xã. Cho ý kiến về chủ trương, nhiệm vụ trọng yếu bảo đảm quốc phòng – an ninh và
giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương; cho chủ trương xử lý các vấn đề
đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn; có ý kiến đề xuất với cấp trên về vấn
đề an ninh, chính trị; những chủ trương lớn trong công tác xây dựng Đảng, công tác
chính trị trong công tác chính trị.
6. Cho ý kiến về chủ trương chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính các bản;
chia tách, thành lập, phân chia lại địa giới xã trình Ban chấp hành Đảng bộ xã dề
xuất với cấp trên.
7. Cho ý kiến về chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND xã; chương
trình kế hoạch thực hiện chức năng giám sát; định hướng trọng tâm giám sát và chủ
trương và chủ trương giải pháp nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND, các thành
viên Đại biểu HĐND xã.


9. Đề nghị thành lập các Chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng.
Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
chính trị xã hội.

10. Xây dựng định hướng bầu cử Đại biểu HĐND xã (về tỷ lệ đảng viên, tỷ lệ
Uỷ viên Ban Thường vụ , Uỷ viên Ban chấp hành , tỷ lệ nữ, tỷ lệ tuổi trẻ, tỷ lệ cán
bộ các ngành cấp xã, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia HĐND xã) báo cáo Ban
chấp hành Đảng bộ xã trước khi quyết định và chỉ đạo thực hiện. Quyết định giới
thiệu nhân sự ứng cử hoặc thôi giữ chức vụ đối với cán bộ giữ các chức danh do
HĐND xã bầu hoặc miễn nhiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ
Đảng uỷ.
11. Ban hành quy chế quản lý và nâng cao trách nhiệm của tổ chức đảng và
đảng viên hoạt động trong các Chi bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể
chính trị - xã hội, tư pháp; định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết nghê các cấp uỷ viên
báo cáo tình hình hoạt động và cho ý kiến chỉ đạo; giám sát, kiểm tra việc thực hiện
các chủ trương, nghị quyết của cấp trên và đảng uỷ đối với các tổ chức đảng.
Báo cáo để Ban chấp hành Đảng bộ xã xem xét, góp ý về những công việc
quan trọng Ban Thường vụ Đảng uỷ đã giải quyết và sẽ giải quyết giữa hai kỳ đại
hội Ban chấp hành Đảng bộ xã hoặc theo yêu cầu của Ban chấp hành Đảng bộ xã.
Thống nhất và phân công trả lời ý kiến chất vấn của các đồng chí Uỷ viên
Ban chấp hành Đảng bộ xã liên quan đến trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng uỷ.
12. Báo cáo kịp thời tình hình mọi mặt với thường trực Huyện uỷ; thông tin
cần thiết của Trung ương, của tỉnh, của huyện và Đảng bộ cho các đồng chí trong
Đảng uỷ, tham gia hoặc kiến nghị với Huyện uỷ những vấn đề về đường lối, chủ
trương, chính sách thuộc thẩm quyền của cấp trên.
13. Quyết định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy các tổ chức đoàn thể
trực thuộc Đảng uỷ; chỉ đạo các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ xây dựng và ban hành
quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng; chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động
các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ.
14. Quyết định chủ trương đăng cai và xác định yêu cầu cần đạt được trong sự
phối hợp với các cơ sở, ban, ngành của hiuyện, tổ chức hội nghị tại địa phương.
15. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cụ thể hoá chủ
trương, chính sách lớn về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, các giai cấp và tầng
lớp xã hội.

16. Xem xét báo cáo hằng năm và cuối nhiệm kỳ về công tác tài chính đảng
để trình Ban chấp hành Đảng bộ xã.
17. Giữa nhiệm kỳ báo cáo Ban chấp hành Đảng bộ xã và tình hình thực hiện
Nghị quyết Đại hội nửa đầu nhiệm kỳ, những chủ trương, giải pháp tiếp thục thực
hiện Nghị quyết Đại hội.


18. Định hướng nội dung và nhân sự chuẩn bị đại hội các Chi bộ trực thuộc
Đảng uỷ; trực tiếp làm việc với tập thể các Chi bộ trực thuộc nếu xét thấy cần thiết.
19. Thảo luận và quyết định những vấn đề khác do HĐND, UBND xã, các chi
bộ trực thuộc đề nghị mà Ban Thường vụ Đảng uỷ thấy cần thiết hoặc do Ban
Thường vụ Đảng uỷ yêu cầu.
20. Quyết định kế hoạch kiểm tra, giám sát theo chương trình kiểm tra, giám
sát của Ban chấp hành Đảng bộ xã; nghe và kết luận các cuộc kiểm tra của Ban
Thường vụ , Ban chấp hành Đảng bộ xã.
Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể thường trực Đảng uỷ.
Thường trực Đảng uỷ gồm đ/c Bí thư và các đồng chí phó bí thư, có nhiệm
vụ sau:
1. Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Quy chế
làm việc, chương trình làm việc toàn khoá, chương trình công tác kiểm tra, giám sát
toàn khoá của Ban chấp hành Đảng bộ xã; xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình làm việc hằng năm, 6 tháng, hằng quý, hằng tháng của của Ban Thường vụ
Đảng uỷ và chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp uỷ; quyết định triệu
tập Hội nghị Ban Thường vụ Đảng uỷ; chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị cácnội dung,
(báo cáo, đề án, phương án, dự thảo Nghị quyết, kết luận) để trình Hội nghị Ban
Thường vụ đảng uỷ; chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo cấp cao
của tỉnh, của huyện đến thăm và làm việc tại địa phương hoặc khi yêu cầu cấp uỷ
đến báo cáo, làm việc.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đảng, HĐND, UBND, Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc quán triệt, cụ thể hoá và chỉ

đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị
quyết, Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh uỷ, huyện uỷ và Đảng uỷ.
3. Chỉ đạo giải quyết các công việc hằng ngày của Đảng bộ, Chi bộ, những
vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ ĐẢng uỷ.
4. Thay mặt Ban Thường vụ Đảng uỷ giải quyết những công việc theo sự chỉ
đạo của Huyện uỷ, theo Quy chế làm việc của Đảng uỷ và những công việc được
Ban Thường vụ Đảng uỷ uỷ quyền, gồm:
4.1. Về tổ chức cán bộ.
- Quyết định thẩm tra những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản
lý khi có vấn đề phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định
của Bộ chính trị để đưa ra Ban Thường vụ Đảng uỷ xưm xét, kết luận, báo cáo cấp
trên.
- Cho ý kiến đề xuất bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, miễn
nhiệm cán bộ thuộc diện xã quản lý trước khi cấp trên quyết định.


- Cho ý kiến về đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng đối
với cán bộ là cấp phó của một số tổ chức đoàn thể theo quy định phân cấp quản lý
cán bộ và một số chức danh cán bộ được Ban Thường vụ Đảng uỷ uỷ quyền.
Nhữmg trường hợp cần thiết thì xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uỷ trước khi thông
báo lên cơ quan cấp trên thuộc ngành dọc của đơn vị đó.
- Đề nghị việc thực hiện chế độ và chính sách tiền lương, việc cử đi học, đi
công tác ở trong nước đối với diện Ban Thường vụ quản lý. Những tường hợp cần
thiết trình xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uy rước khi quyết định.
- Cho ý kiến về đề nghị xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước, các loại
Huân, Huy chương và các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác trước khi trình Ban
Thường vụ Đảng uỷ và trực tiếp quyết định đối với các trường hợp được uỷ quyền
theo quy định của Ban Thường vụ Đảng uỷ.
- Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và chính sách cán bộ; tổ chức tang lễ
đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý theo đúng chế độ, chính sách quy

định.
- Chuẩn y kết quả bầu cử Ban Chi uỷ, chi bộ cấp uỷ các Chi bộ trực thuộc; chỉ
định bổ sung cấp uỷ viên, theo đề nghị của cấp uỷ trực thuộc theo đúng quy định
của Điều lệ Đảng.
- Chỉ đạo văn phòng Đảng uỷ và cơ quant ham mưu giải quyết đơn thư, khiếu
nại, tổ có, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân có liên quan đến tổ chức,
chính sách cán bộ và công tác đảng theo đúng quy định của Trung ương. Trả lời
hoặc giao trả lời ý kiến phê bình, chất vấn của các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành
Đảng bộ xã, liên quan đến trách hiệm của Ban Thường vụ Đảng uỷ.
4.2. Về công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Ban chấp hành Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá
công tác năm của quân sự xã, công an và các cơ Ban ngành.
- Cho ý kiến về chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh
trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc. Phối hợp chặt chẽ với công
an huyện và Ban chỉ huy quân sự Huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng và an ninh.
- Chỉ đạo xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ
thuộc diện Ban Thường vụ Đảng uỷ quản lý và những đơn, thư nhiều người ký tên
có biểu hiện phức tạp.
- Chỉ đạo chương trình và nội dung hoạt động đối ngoại của xã, trình Ban
Thường vụ Đảng uỷ xem xét; xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định về hoạt
động đối ngoại.
4.3. Về kinh tế - xã hội.


- Cho ý kiến đối với những dự án có tổng vốn đầu tư ở mức được Ban
Thường vụ uỷ quyền theo quyết định của Ban Thường vụ ĐẢng uỷ; thống nhất chủ
trương ý kiến, trình Ban Thường vụ Đảng uỷ thống nhất chủ trương đầu tư các dự
án, công trình quan trọng để UBND xã trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Cho ý kiến về chủ trương sử dụng các khoản chi từ ngân sách nhà nước, từ

các nguồn vốn khác để mua sắm tài sản có giá trị lớn ở mức được Ban Thường vụ
Đảng uỷ uỷ quyền và việc sử dụng các khoản vượt thu ngân sách, khoản ngân sách
dự phòng chi hằng năm và các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh,
của Huyện và nước ngoài cho các nhu cầu phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp.
5. Những công việc được uỷ quyền trên, nếu có vấn đề phức tạp hoặc khi xét
thấy cần thiết, Thường trực Đảng uỷ xin ý kiến Ban chấp hành Đảng bộ trước khi
quyết định.
6. Trong phạm vi được uỷ quyền, các ý kiến chỉ đạo của thường vụ đảng uỷ
có hiệu lực thực hiện như quyết định của Ban Thường vụ Đảng uỷ và phải được báo
cáo Ban chấp hành đảng uỷ trong phiên họp gần nhất . Tuỳ tình hình thực tế của xã
để vận dụng cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm không trái với nguyên tắc tập trung
dân chủ và những quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.
Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN
Điều 4: Các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ xã (kể cả các đồng
chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ).
1. Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Đảng bộ xã về sự lãnh đạo của
Đảng trong những lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
Nắm vững quan điểm, đường lối, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVIII, Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XVII; cụ thể hoá để tổ chức thực hiện có hiệu
quả ở địa phương, đơn vị mình. Nghiên cứu, chủ động đề xuất về chủ trương, giải
pháp, chính sách, về chương trình công tác của Ban chấp hành Đảng bộ xã, nhất là
về những vấn đề Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng uỷ cần tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo và xem xét, xử lý liên quan đến lĩnh vực hoặc địa bàn được
phân công phụ trách.
2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu quán triệt và nghiên chỉnh chấp
hành các Nghị quyết, quyết định của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Cương quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng;
giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và sự đoàn kết trong Đảng.



Cùng với cấp uỷ nơi đang công tác lãnh đạo việc nghiên cứu, quán triệt, tổ
chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chỉ đạo công
tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng và xây dựng hệ thống chính trị ở các tổ chức chính
trị nơi được phân công phụ trách.
3. Nghiên chỉnh chấp hành sự phân công của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban
thường vụ Đảng uỷ; có quyền trình bày ý kiến khi các cơ quan lãnh đạo của Đảng
nhận xét, đánh giá, quyết định bố trí phân công công tác, thi hành kỷ luật đối với
mình.
4. có lối sống gương mẫu, trong sạch, lành mạnh, xây dựng gia đình văn hoá;
không để vợ( hoạch chồng), con lợi dụng làm những việc trái với quy định của
Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.
giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân; thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ,
chính quyền và gương mấu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
5. Trực tiếp phụ trách hoặc tham gia chỉ đạo công tác tổ chức và cán bộ; xây
dựng quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế cận chủ chốt. chỉ đạo kiểm tra, giám sát,
nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc ban, ngành, đoàn thể được phân công phụ trách;
chịu trách nhiệm đối với những sai phạm của tổ chức và cán bộ dưới quyền quản lý
trực tiếp. Tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở đơn vị
mình sinh hoạt, công tác. Cùng với tập thể cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa
bàn phụ trách thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch vững mạnh.
6. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, chất vấn theo quy định của
Đảng. Hằng năm tự phê bình về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và
thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Phê bình, chất vấn về hoạt động của các cơ quan lãnh đạo và trách nhiệm của
các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ xã, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ,
Bí thư Đảng uỷ, phó Bí thư Đảng uỷ; các tổ chức và cá nhân được phê bình, chất
vấn có trách nhiệm trả lời về các vấn để liên quan đến nội dung phê bình, chất vấn.

7. Tham gia chuẩn bị, tham dự đầy đủ các phiên họp Ban Chấp hành Đảng bộ
xã, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các đề án, các vấn đề do Bạn Thường vụ Đảng uỷ
đề nghị, biểu quyết những quyết định chung của Ban chấp hành Đảng bô xã và cùng
tập thể Ban chấp hành Đảng bộ xã chịu trách nhiệm lãnh đạo thực hiện những quyết
định đó.
Tham gia hoạt động của các tiểu ban, ban chỉ đạo, các hội đồng tư vấn, các tổ
công tác hoặc các hình thức tổ chức khác của Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban
Thường vụ Đảng uỷ khi được phân công.
Khi cần, Đảng uỷ hoặc Ban Thường vụ Đảng uỷ sẽ phân công phụ trách việc
kiểm tra, nghiên cứu đề xuất hoặc chỉ đạo một vấn đề cụ thể, kể cả việc chuẩn bị đề
án cho các kỳ họp của Đảng uỷ, của Ban Thường vụ Đảng uỷ.


Tham dự đầy đủ và đóng góp ý kiến vào các đề án, quyết định tại các hội nghị
Ban Chấp hành Đảng bộ xã; đóng góp ý kiến vào các đề án, các vấn đề khác do Ban
thường vụ Đảng uỷ đề nghị.
8. Có quyền bầu cử, ứng cử, đề cử, xin rút khỏi danh sách đề cử vào Ban
Thường vụ Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, xin rút khỏi
Ban Chấp hành Đảng bộ xã và những chức danh thuộc các tổ chức lãnh đạo này
theo quy định của Điều lệ Đảng.
9. Gương mẫu học tập nâng cao trình độ mọi mặt về lý luận chính trị, kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn và văn hoá ngôn ngữ các
dân tộc thiểu số trong xã; có kế hoạch tự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhất là trong
lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách. Năm chắc tình hình kịp thời phát hiện
những vấn đề mới phức tạp, đột xuất nảy sinh để báo cáo, đề xuất ý kiến với Ban
chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng để giải quyết.
10. Thực hiện đúng chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước.
11. Trong công tác hằng ngày, các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ
xã.Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ giải quyết công việc theo chức trách cương vị
công tác được giao không lấy danh nghĩa thay mặt Ban Thường vụ Đảng uỷ; trừ

trường hợp được sự uỷ nhiệm của Đảng uỷ, Ban Thường vụ đảng uỷ phân công. Đối
với công tác tổ chức, cán bộ và những nội dung về bảo vệ chính trị nội bộ, các đồng
chí Uỷ viên Ban Thường vụ đảng uỷ trực tiếp báo cáo xin ý kiến đồng chí Bí thư
Đảng uỷ. Khi đi công tác ra ngoài huyện, tỉnh phải báo cáo với đồng chí Bí thư và
các đồng chí Phó bí thư đảng uỷ bằng văn bản về lý do, thời gian, nội dung việc cần
giải quyết.
12. Mỗi đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ xã được phân công nhiệm
vụ hoặc các công việc được phụ trách đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc vận dụng sai chủ trương,
chính sách dẫn đến phong trào ở đó yếu kém, nội dung mất đoàn kết, tham nhũng,
tiêu cực, lãng phí, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của Đảng phải được kiểm
điểm làm rõ và tuỳ theo mức độ để xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.
13. Được cung cấp và yêu cầu Ban Thường vụ đảng uỷ, Uỷ ban kiểm tra đảng
uỷ cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời về hoạt động của Đảng uỷ, HĐND –
UBND, tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh, của huyện, của xã theo chế độ
quy định để phục vụ việc lãnh đạo và nhiệm vụ công tác. Được tham khoả ý kiến về
những quyết định quan trọng của Ban Thường vụ đảng uỷ có liên quan hoặc trong
lĩnh vực mình quản lý.
14. Ngoài trách nhiệm, quyền hạn như các đồng chí uỷ viên Ban chấp hành
Đảng bộ xã, các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ còn có trách nhiệm và
quyền hạn:


14.1. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban
Thường vụ Đảng uỷ về tổ chức chỉ đạo, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các
Nghị quyết, quyết định của Trung ương, của tỉnh, của huyện và Đảng uỷ xã trong
lĩnh vực hoặc địa bàn công tác được phân công phụ trách bản và các Chi bộ trực
thuộc có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ đôn đốc việc thực hiện các Nghị
quyết, Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, của huyện và của Đảng uỷ xã trên địa bàn
được phân công phụ trách. Đi sâu nghiên cứu những vấn đề mới , coi trọng khoả sát

thực tế để đề xuất với Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ xã.
14.2. Có trách nhiệm tham gia đóng góp vào sự lãnh đạo của tập thể Ban
Thường vụ Đảng uỷ. Tham gia thảo luận và biểu quyết các quyết định của Ban
Thường vụ Đảng uỷ và cùng tập thể Ban Thường vụ Đảng uỷ chịu trách nhiệm về
những quyết định đó. Chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo, cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, của Đảng ủy và Ban thường
vụ Đảng ủy thuộc lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
14.3. Duy trì việc giao ban khối, cụm thường xuyên và phản ánh với đồng chí
Bí thư, các đồng chí Phó Bí thư xã về tiến độ công tác chủ yếu của khối, ngành, địa
bàn mình phụ trách và đề xuất những vấn đề cần phát huy hoặc uốn nắn. Chỉ đạo
các cơ quan chức năng liên quan, các tổ chức công tác, hội đồng, ban chỉ đạo để
phối hợp giải quyết các công việc của đảng bộ trên lĩnh vực được phân công. Đối
với các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc thấy cần thiết thì chủ động trao đổi với
các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy có liên quan hoặc đề nghị Ban
thường vụ Đảng ủy xem xét, giải quyết.
14.4. Khi cần, mỗi đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ có thể được Ban Thường
vụ Đảng ủy ủy nhiệm giải quyết một số công việc cụ thể.
14.5. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy công tác ở Hội đồng
nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Quân sự xã, Công an xã phải nghiêm chỉnh chấp
hành quy chế hoạt động của chi ủy, đảng ủy, giữ mối liên hệ chặt chẽ với các ban
ngành đoàn thể cùng với các Ban chấp hành Đảng ủy chăm lo công tác xây dựng
Đảng và công tác tổ chức, cán bộ trong ban ngành đoàn thể địa bàn mình phụ trách.
Chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng, nhận xét đánh giá cán bộ và phối hợp sắp xếp bố trí
cấn bộ lánh đạo của các tổ chức đoàn thể trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Bí thư Đảng ủy, các đồng
chí Phó Bí thư Đảng ủy.
1. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng
nhân dân xã.
1.1. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Bí thư Đảng ủy.
1.1.1. Bí thư Đảng ủy là người đứng đầu Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban

Thường vụ Đảng ủy cùng Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ chịu trách
nhiệm trước ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ huyện ủy, trước Đảng


bộ và nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu
trách nhiệm trực tiếp về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
1.1.2. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ xã chủ trì các công việc của Ban
Chấp hành Đảng bộ xã, Ban thường vụ và Thường trực Đảng ủy. Thay mặt Ban
Thường vụ, Thường trực Đảng ủy chủ trì, định hướng thảo luận và kết luận các hội
nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy.
1.1.3. Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ, nhân dân và trực tiếp tổ chức
quán triệt trong Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chỉ đạo và định hướng chuẩn bị các đề án để trình hội nghị
Ban Cháp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng uy thảo luận quyết định.
1.1.4. Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng và nghiên cứu tổng
kết thực tiễn, công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ
Đảng ủy, các chức danh Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam xã, xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Đảng ủy quản lý và Ủy viên Ban Chấp
hành Đảng bộ xã; chủ trì việc đánh giá cán bộ thuộc diện Đảng ủy quản lý và Ủy
viên Ban chấp hành Đảng bộ xã; chỉ đạo việc thực hiện và thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương Đảng,
của Tỉnh ủy, của Huyện ủy và của Đảng ủy; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề
bảo mật về nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo
công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ động đề xuất với Ban Thường vụ huyện ủy,
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện các chủ trương, biện pháp về cải tiến và đối mới
phương thức lãnh đạo của Đảng. Giữ mối liên hệ với các đồng chí Ủy viên Ban
Thường vụ huyện ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, các đồng
chí Bí thi chi ủy, chi bộ trực thuộc Đảng ủy.
1.1.5. Chỉ đạo sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các nghị quyết, chỉ

thị của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt công tác lớn của xã; thực hiện cá nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và hoạt động của cấp ủy theo đúng chế độ quy định; khi cần
thiết trực tiếp báo cáo với Ban Thường vụ , Thường trực huyện ủy về tình hình của
xã và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo đó.
1.1.6. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy và
Thường trực Đảng ủy ký các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản của Ban Chấp hành
Đảng bộ xã và Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ đạo các đồng chí Phó Bí thư tổ chức
triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của trung ương, của tỉnh ủy, của huyện ủy
và giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng bộ. Chủ trì giao ban thường trực
Đảng ủy định kỳ hàng tuần.
1.1.7. Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy giải quyết công việc
hàng ngày của Đảng bộ và chuẩn bị các nội dung trình Ban Chấp hành Đảng bộ xã,
Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy; đồng chí Phó Bí thư – Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã lãnh đạo Ủy ban nhân xã tổ chức triển khai thực hiện các nghị


quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng uỷ trong công tác quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực của xã.
1.1.8. Hàng tuần báo cáo cáo kết quả công tác trước Ban Thường vụ đảng uỷ
xã.
1.1.9. Các quyết định xử lý mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Bí
thư Đảng ủy do văn phòng Đảng ủy thông báo bằng văn bản, trừ trường hợp đồng
chí Bí thư Đảng ủy chỉ đạo trực tiếp.
1.10. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Bí thư là Chủ tịch hội đồng
nhân dân xã.
1.2. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban thường vụ và
tập thể Thường trực Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của Hội đồng nhân dân xã theo
quy định của pháp luật; cùng với Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo xây dựng bộ máy
chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
1.2.1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra

giám sát việc thực hiện các nghị quyết , chỉ thị, quyết định của cơ quan nhà nước
cấp trên liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân xã. Chỉ đạo xây dựng
chương trình hoạt đông, chương trình giám sát hàng năm, chương trình các kỳ họp
của Hội đồng nhân dân xã; những quyết định quan trong của Hội đồng nhân dân xã
về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng – an ninh và những vấn đề quan trong
khác của địa phương … cần xin ý kiến của Ban chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường
vụ Đảng ủy và Thường trực Đảng ủy trước khi trình Hội đồng nhân dân xã xem xét
quyết định.
1.2.2. Định kỳ báo cáo tình hình với Ban Thường vụ Đảng ủy về hoạt động
của Hội đồng nhân dân xã; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và
phạm vi công tác của Hội đồng nhân dân xã cần bóa cáo xin ý kiến tập thể Thường
trực Đảng ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng
ủy.
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cùng với Bí thư Đảng ủy và Phó Bí thư Đảng
ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt
động của Thường trực Đảng ủy, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công
việc được phân công. Phó Bí thư thường trực Đảng ủy có trách nhiệm và quyền hạn
sau:
2.1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ
Đảng ủy, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy chỉ đạo việc
chuẩn bị, thẩm định dự thảo chương trình công tác năm, 6 tháng, hàng quý, hàng
thángcủa Ban Thường vụ Đảng ủy; chương trình kiểm tra, giám sát hàng tháng, quí,
năm của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy chế làm
việc và các chương trình công tác đã đề ra,; chỉ đạo việc chuẩn bị chương trình và


nội dung các hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy và
các cuộc họp của Thường trực Đảng ủy.
2.2. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ

Đảng ủy, tập thể thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng uy về hoạt động của
Văn phòng Đảng ủy, hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở,
công tác dân vận của Đảng, công tác thi đua, khen thưởng trong Đảng; điều hành bộ
máy để giải quyết những công việc hàng ngày của Đảng bộ. Trực tiếp giải quyết
những công việc do đồng chí Bí Thư Đảng ủy uỷ quyền. Trực tiếp giải quyết những
công việc do đồng chí Bí Thư Đảng bộ ủy nhiệm; thay mặt đồng chí Bí Thư Đảng
ủy khi đồng chí Bí Thư Đảng ủy đi vắng.
2.3. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng, nhà
nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh ủy, của
Huyện ủy và của Đảng ủy. Chủ trì giao ban với các ban Đảng ủy, Văn phòng Ủy ban
nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể chính trịnh – xã hội, Ban Thường
vụ xã, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chủ trì cùng với các đồng chí Ủy
viên Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách từng lĩnh vực xử lý nhưng công việc cần có
sự phối hợp của nhiều tổ chức ngành hoặc nhưng việc do các đồng chí Ủy viên Ban
Thường vụ Đảng ủy phụ trách lĩnh vực đề nghị. Chỉ đạo Văn phòng Đảng ủy và các
cơ quan tham mưu giải quyết nhưng đơn thư khiếu nại, kiến nghị của cán bộ, đảng
viên và nhân dâ có liên quan đến tổ chức, chính sách cán bộ và công tác.
2.4. Trực tiếp chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống
đảng, công tác tài chính đảng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, bảo mật theo quy
định và phụ trách Văn Phòng Đảng ủy
2.5. Đề xuất với tập thể Thường trực Đảng uy, Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban
Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy ký một số văn bản của Ban Chấp
hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy theo sự phân công của đồng chí Bí Thư
Đảng ủy.
2.6. Giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ, báo cáo kết quả công tác trước Ban
Chấp hành Đảng bộ xã.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã.
Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cùng với đồng chí Bí Thư

Đảng ủy và Phó Bi thư Thường trực Đảng ủy, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp
về những công việc được phân công. Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã có trách nhiệm và quyền hạn sau:
3.1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ
Đảng ủy, tập thể Thưởng vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy về toàn bộ hoạt
động của Ủy ban nhân dân và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương


theo quy định của pháp luật; cùng với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng
ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã trong Ủy ban nhân dân huyện,
chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả.
3.2. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ
Đảng ủy, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy Chỉ đạo triển
khai tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, công
tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tổ cáo của công dân, công tác cải cách hành chính,
công tác thi đua – khen thưởng, công tác dân vân chính quyền và công tác đối ngoại
của xã; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách,
quốc phòng – an ninh trên địa bàn và các công việc chỉ đạo, điều hành chủ yếu của
Ủy ban nhân dân xã với Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban
Chấp hành Đảng bộ xã theo định kỳ trực tiếp phụ trách khối công an, quân sự xã.
3.4. Thường xuyên báo cáo tình hình với đồng chí Bí thư Đảng ủy, với tập thể
Thường trực Đảng ủy về hoạt động của Ủy Ban nhân dân xã; chủ động đề xuất
những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của Ủy ban nhân dân cần báo
cáo xin ý kiến tập thể Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Ban
Chấp hành Đảng bộ xã; phối hợp chặt chẽ với đồng chí Phó Bí thư thường trực
Đảng ủy trong xử lý công việc để bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành
giữa Đảng và chính quyền.
3.5. Giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ báo cáo kết quả công tác trước Ban
Chấp hành đảng bộ xã.

Chương III
QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY
Điều 6. Quan hệ công tác trong nội bộ Thường trực Đảng ủy.
1. Thường trực Đảng ủy họp định kỳ 01-02 tuần một lần và họp đột xuất.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy và đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy thực hiện chế
độ hội ý trao đổi công việc hàng ngày. Đồng chí Bí thư Đảng ủy yêu câu đồng chí
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã báo cáo để xử lý công việc đột xuất khi cần thiết.
1.1. Nội dung họp Thường trực Đảng ủy; nghe phản ánh tình hình đã qua và
định hướng chương trình công tác sắp tới của Thường trực; bàn thống nhất trước về
nội dung những vấn đề sẽ trình Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ
xã thảo luận, quyết định; Thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyển của
Thường trực Đảng ủy đã được Ban Thường vụ ủy quyền; cho ý kiến để xử lý kịp
thời những công việc hàng ngày vượt quá thẩm quyền cá nhân của từng đồng chí
Thường trực Đảng ủy.
1.2. Tùy nội dung của mỗi phiên họp, thành phần mời dự hội nghị Thường
trực Đảng ủy có thể gồm: các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Văn


phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, Thường trực
Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các
ngành chức nằng và đơn vị có liên quan.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Thường trực
Đảng ủy.
2.1. Khi giải quyết những công việc được Ban Thường vụ ủy quyền, Thường
trực Đảng ủy phải bàn tập thể và quyết định trên cơ sở tán thành của các thành viên
trong Thường trực Đảng ủy; đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nhất là
trong công tác tổ chức và cán bộ, trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản…) cần tiếp
tục chuẩn bị chu đáo để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
2.2. Những nội dung chuẩn bị trình Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành
Đảng bộ xã cần có sự nhất trí cao trong Thường trực Đảng ủy; trường hợp đã thảo

luận kỹ mà vẫn chưa có sự nhất tri thì cần trình bày rõ các ý kiến khác nhau để Ban
Thường vụ Đảng ủy xem xét quyết định.
2.3. Văn bản hóa các kết luận của Thường trực Đảng ủy; các kết luận và quyết
định xử lý công việc của Thường trực Đảng ủy được Ban Thường vụ Đảng ủy ủy
quyên để được văn bản hóa dưới danh nghĩa của Ban Thường vụ Đảng ủy và được
gừi đến các tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ thực hiện. Các ý kiến chỉ đạo của
Thường vụ Đảng ủy có tính đôn đốc, nhắc nhở trong giải quyết công việc hàng ngày
giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Đảng ủy; các quyết định xử lý cụ thể của mỗi
đồng chí thành viên trong Thường trực Đảng ủy khi lấy danh nghĩa Thường trực
Đảng ủy thông báo bằng văn bản, trừ những trường hợp mà các đồng chí Thường
trực huyện ủy cần chỉ đạo, hoặc xử lý trực tiếp.
Các kết luận, quyết định, các văn bản chỉ đạo của tập thể Thường trực Đảng
ủy và từng đồng chí Thường trực Đảng ủy phải đảm bảo đúng thể thức, thể loại văn
bản của Đảng và được phát hành, quản lý, lưu trữ theo đúng quy định hiện hành.
2.4. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình: hàng năm, cùng với kiểm điểm
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, co kiểm điểm trách nhiệm của tập
thể Thường trực Đảng ủy Ban Chấp hành Đảng bộ xã xem xét, góp ý. Đồng chí Bí
thư và các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy tiến hành tự phê bình và phê bình trong hội
nghị kiểm điểm của tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ đảng
ủy, có nhận xét của chi ủy nơi sinh hoạt và chi ủy nơi cư trú; kết quả kiểm điểm
được thông báo với hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã để lấy ý kiến và gửi về Ban
Thường vụ Huyện ủy theo quy định.
Điều 7. Quan hệ công tác giữa Thường trực Đảng ủy với Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân và các ngành các cấp huyện.
1- Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
1.1. Thường trực Đảng ủy chỉ đạo Hội đồng nhân dân xã chuẩn bị trình Ban
Thường vụ Đảng ủy cho ý kiến về các chương trình kế hoạch, đề án cụ thể hóa các


chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc

phòng – an ninh, những vấn đề quan trong khác trước khi trình Hội đồng nhân dân
xã quyết định.
1.2. Thường trực Đảng ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã chuẩn bị trình Ban
Thường vụ Đảng ủy cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch,đề án cụ thể hóa các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc
phòng – an ninh.
Trong quá trình chuẩn bị những vấn đề trên, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban
nhân dân xã chủ động phối hợp, lựa chọn những vấn đề xét thấy đặc biệt quan trọng
hoặc nhạy cảm để báo cáo xin ý kiến Thường trực huyện ủy.
1.3. Tuỳ theo nội dung và tính khách quan trọng của kỳ họp Hội đồng nhân
dân và phiên họp Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Bí thư hoặc đồng chí Phó Bí thư
thường trực Đảng ủy thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ xã đến dự hội nghị và phát
biểu ý kiến chỉ đạo.
1.4. Theo định kỳ quy định và khi có yêu cầu, Ủy ban nhân dân xã báo cáo
với Thường trực Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã tình
hình chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của xã và những công việc
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân xã.
2. Đối với các ban, ngành cấp xã.
Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành bằng các
chủ trương, chính sách, thông qua các cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu các ban,
ngành; không quyết định những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thường trực
Đảng ủy hoặc Ban Thường vụ Đảng ủy cần chỉ đạo khẩn trương thì các đồng chí
lãnh đạo các ngành có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với thường trực Đảng ủy (Văn
phòng đảng ủy bố trí và báo cáo Thường trực Đảng ủy lịch gặp, làm việc).
3. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban
thường vụ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh.
3.1. Thường trực Đảng ủy cho ý kiến chỉ đạo về những định hướng lớn trong
từng thời kỳ; về chương trình, nội dung hoạt động hàng năm do Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh; cho ý kiến về vấn đề tổ chức và cán bộ, về nhân sự cấp trưởng, cấp phó

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trước khi trình Ban Thường vụ Đảng ủy quyết
định.
3.2. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Đoàn
phải đề cao trách nhiệm, kịp thời cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành chương
trình, kế hoạch, phương pháp công tác phù hợp; động viên đoàn viên, hội viên thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền; Thường xuyên phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng


nhân dân đối với Đảng; chủ động lựa chọn những vấn đề cần thiết và định kỳ báo
cáo các hoạt động của đoàn thể với Ban Thường vụ Đảng ủy .
3.3. Thường trực Đảng ủy chỉ đạo kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan đảng,
chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tổ
chức triển khai các chủ trương lớn về công tác dân vận ở địa phương và chỉ đạo các
ban, ngành chức năng bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các đoàn thể hoạt động.
Định kỳ hàng quý, đồng chí Phó Bí thư thường trực đảng ủy chủ trì họp giao
ban với đồng chí lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc xã, các đoàn thể chính trị - xã hội, Bí
thư xã đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (mời các đồng chí Văn phòng Đảng
ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã), để nghe kết quả hoạt động
và các kiên nghị của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân với Đảng và các cơ
q,uan nhà nước.
Điều 8. Quan hệ công tác giữa Thường trực Đảng ủy với các chi bộ trực
thuộc.
1. Thường trực Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra các chi bộ trực thuộc
Văn phòng Đảng ủy và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, các đồng chí
Ủy viên viên Ban chấp hành Đảng bộ xã được phân công phụ trách địa bàn để nắm
tình hình các mặt công tác của các chi bộ trực thuộc; kịp thời uốn nắn các lệch lạc
trang quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyêt, chỉ thị của Đảng và cho chủ trương
xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh ở từng khu dân cư.
2. Các cấp ủy trực thuộc chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ xã,

Ban Thường vụ Đảng ủy và về toàn bộ hoạt động ở địa phương, dơn vị mình; kịp
thời tổ chức triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình ở địa bàn, với thường trực Đảng ủy.
3. Đình kỳ hàng quý, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy họp giao ban
định kỳ 6 tháng, 1 năm, tập thể Thường trực Đảng ủy họp giao ban với Thường trực
Đảng ủy, các chi bộ, ngành Công an, Quân sự (Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội
đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã dự) nghe tình hình hoạt động và các khó khăn,
vướng mắc, đề xuất, kiên nghị của các chi bộ, ủy Công an, Quân sự để chỉ đạo giải
quyết hoạc trình Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã quyết định
theo thẩm quyền.
4. Định kỳ 6 tháng, một năm hoặc đột xuất và khi thấy cần thiết, tập thể
Thường trực Đảng ủy trực tiếp làm việc với tập thể chi ủy để kiểm tra, giám sát tình
hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; nghe tình hình hoạt động của các
chi bộ và định hướng các mặt công tác lớn, xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra có
liên quan đến địa phương và đơn vị.
Điều 9. Quan hệ công tác giữa Thường trực Đảng ủy với các ban đảng,
Văn phòng Đảng ủy.


1. Thường trực Đảng ủy chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của các ban đảng gắn với
công việc của Đảng ủy; phát huy đầy đủ trách nhiệm và năng lực của mỗi ban đẻ
tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ xã và Ban Thường vụ Đảng ủy
lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các công việc của Đảng bộ; thường xuyên
chăm lo xây dựng để ngày càng hoàn thiện bộ máy các ban đảng và nâng cao chất
lượng vận hành bộ máy đảng.
2. Định kỳ hàng quý, đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy tổ chức giao
ban với lãnh đạo các (tổ chức cùng giao ban với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể xã)
mời đại diện Thường trực Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã để kiểm điểm
công việc và định hướng các công tác lớn cho các quý hoặc 6 tháng tiếp theo phù

hợp với chương trình chung của Đảng ủy.Văn phòng Đảng ủy phải đề cao trách
nhiệm, chủ động tổ chức công việc của mình theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời
lựa chọn những vấn đề cần thiết để xin ý kiến Thường trực Đảng ủy.
3. Thường trực Đảng ủy (trực tiếp là đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng
ủy) thường xuyên quan tâm chỉ đạo Văn phòng Đảng ủy để Văn phòng thực sự là cơ
quan tham mưu, tổng hợp, phục vụ sự điều hành, tổ chức công việc của cấp ủy và
làm công tác thông tin phục vụ lãnh đạo. Chỉ đạo để Văn phòng Đảng ủy làm tốt
công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi
mới lề lối và phương pháp làm việc; có chế độ và chính sách hợp lý để động viên,
khuyến khích cán bộ làm công tác Văn phòng Đảng ủy; có phương án đầu tư thỏa
đáng đổi mới các phương tiện, điều kiện gắn với cải tiến phương pháp làm việc theo
hướng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác văn phòng và hoạt
động của Ban Thường vụ Đảng ủy xã.
Điều 10. Quan hệ công tác giữa Thường trực Đảng ủy với Thường trực
huyện ủy, các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện ủy.
1. Thường trực Đảng ủy kịp thời tổ chức quán triệt, vận dụng, thể chế hóa và
triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ở địa phương; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất
về tình hình địa phương; chế độ thỉnh thị, xin ý kiến Thường trực huyện ủy đối vơi
những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những vấn đề quan trọng mới nảy sinh ở địa
phương; báo cáo đầy đủ và kịp thời những vấn đề về tổ chức, cán bộ và công tác
quản lý đội ngũ cán bộ tại địa phương thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy quản lý
khi có yêu cầu. Khi cần thiết, Thường trực Đảng ủy đăng ký làm việc với Thường
trực huyện uỷ hoặc đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy để báo cáo tình hình
và kiến nghị những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo với xã.
2. Thường trực Đảng ủy chỉ đạo các ban ngành Đảng ủy và Văn phòng Đảng
ủy xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên với đảng Đảng ủy và Văn
phòng Đảng ủy; kịp thời báo cáo những vấn đề khi các cơ quan Huyện ủy có yêu
cầu; đảm bảo để cán bộ, chuyên viên các ban đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và
Văn phòng Huyện ủy đến công tác hoặc theo dõi địa phương thực hiện đúng quy chế



chuyên viên, đúng phạm vi, chức trách, phản ảnh kịp thời, trung thực, khách quan về
tình hình địa phương, hoàn thành nhiệm vụ; tranh thủ hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng
về nghiệp vụ giúp Văn phòng Đảng ủy làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
Chương IV
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA BAN CHẤP
HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VÀ BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY
Điều 11. Chuẩn bị hội nghị và tổ chức hội nghị.
1. Về việc chuẩn bị hội nghị và tổ chức các hội nghị Ban chấp hành Đảng
bộ xã.
1.1. Ban cháp hành Đảng bộ xã làm việc theo chương trình toàn khóa và hằng
năm (có điều chỉnh khi cần thiết). Ban chấp hành Đảng bộ xã họp thường lệ 1 tháng
một lần.
Khi Ban Thường vụ Đảng ủy thấy cần hoặc khi có trên một nữa số Ủy Viên
Ban Chấp hành Đảng bộ xã đề nghị thì Ban Thường vụ Đảng ủy quyết định triệu tập
hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ xã bất thường.
1.2. Các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy không phải Ủy viên Ban
Chấp hành Đảng bộ xã được mời dự các hội nghị Ban Chấp hành, trừ những hội
nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã bất thường.
Không triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã mở rộng; khi cần thiết,
Ban Thường vụ Đảng ủy mời một số đồng chí không là Ủy viên Ban chấp hành
Đảng bộ xã có liên quan đến nội dung hội nghị dự họp và báo cáo với Ban Chấp
hành Đảng bộ xã tại hội nghị.
1.3. Ban Thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm chuẩn bị hôi nghị Ban Chấp
hành Đảng bộ xã, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi của mỗi hội
nghị; phân công đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy chủ trì và các tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm chuẩn bị các đề án. Đề án trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng
bộ Đảng ủy cần gửi đến các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã trước
cuộc họp từ 05 đến 07 ngày (trừ trường hợp đặc biệt).

Đề án trình Ban Chấp hành Đảng bộ xã phải tập trung được trí tuệ của các
đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã cần tập trung thảo luận và quyết định.
Các ban, ngành đoàn thể có trách nhiệm chuẩn bị đề án và tờ trình phải cung cấp kịp
thời những thông tin cần thiết cho Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Chấp hành Đang
bộ xã, nhất là những quan điểm, ý kiến khác nhau về nội dung đề án. Các đồng chí
Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị để đóng
góp ý kiến có chất lượng vào quá trình thảo luận và quyết định của Ban Chấp hành
Đảng bộ xã.


×