Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án hóa 10 thành phần nguyên tử ( tiết 3,4 10CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.63 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 15/08/2015
Tuần giảng: 2
CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ
BÀI 1 ( Tiết 3). THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I-Mục tiêu bài học
1- Kiến thức
Biết được :
− Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước,
khối lượng của nguyên tử.
− Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
− Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

2- Kĩ năng
− So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
− So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
II. Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị
−Tranh ảnh về một số nhà bác học nghiên cứu, phát hiện thành cấu tạo nguyên tử.
− Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực (hình 1.1 và 1.2 SGK) hoặc phần mềm mô tả thí nghiệm. (
Nếu có điều kiện)

IV. Các hoạt động tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1: sự tìm ra electron
GV: hướng dẫn học sinh sinh quan sát thí nghiệm hình
1.3 nêu câu hỏi gợi ý tại sao màn huỳnh phát sáng,
đặc tính của chùm tia này (ảnh hưởng của điện trường


và từ trường)?
HS: trả lời theo SGK
GV: thông báo khối lượng chính xác của electron,
điện tích của electron.
HS: hạt electron có khối lượng và điện tích rất nhỏ.

Nội dung
I/ Thành phần cấu tạo nguyên tử
1/ Electron
a − Sự tìm ra electron
Năm 1897, nhà bác học Thomson đã tìm ra tia
âm cực do các electron tạo ra.

b − Khối lượng và điện tích của electron
Bằng thực nghiệm người ta xác định
được khối lượng và điện tích của electron
khối lượng e = me = 9,1094.10-31 kg
điện tích e = qe = 1,602.10-19 C là điện
tích nhỏ nhất được chọn làm đơn vị điện tích
nên điện tích của electron theo qui ước là 1 −
Hoạt động 2: sự tìm ra p và n
GV: hướng dẫn học sinh sinh quan sát thí nghiệm hình
2/ Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
1.4 nêu câu hỏi gợi ý tại sao đa số tia α xuyên qua;
Khi dùng tia α bắn phá lá vàng mỏng và
một phần rất nhỏ hạt bị lệch và rất ít hạt α bị bật lại? dùng màn huỳnh quang để theo dõi dường đi
HS:* Hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ
của tia α, Rutherford đã rút ra kết luận nguyên
nguyên tử có cấu tạo rỗng. * một số rất ít đi lệch
tử có cấu tạo rỗng và hạt nhân nguyên tử có kích

hướng ban đầu hay bật ngược trở lại chứng tỏ ở tâm
thước nhỏ so với kích thước nguyên tử, nằm ở
nguyên tử có phần mang điện dương có khối lượng lớn tâm nguyên tử mang điện dương
nhưng kích thước nhỏ bé so với kích thước nguyên tử
được gọi là hạt nhân nguyên tử.

Hoạt động 3: cấu tạo hạt nhân nguyên tử
GV:yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả
lời câu hỏi Từ thí nghiệm Rutherford đã phát hiện ra
hạt nào? tên gọi và kí hiệu của hạt đó? khối lượng và

3/ Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân gồm có hạt proton và nơtron
a − Proton (kí hiệu p)
khối lượng p = mp = 1,6726.10-27 kg


điện tích của hạt đó là bao nhiêu? − từ thí nghiệm
Chadwick đã phát hiện ra hạt nào?tên gọi và kí hiệu
của hạt đó? khối lượng và điện tích của hạt đó là bao
nhiêu? − từ 2 thí nghiệm trên rút ra kết luận về thành
phần cấu tạo hạt nhân.
HS:* Từ thí nghiệm của Rutherford đã phát hiện hạt
proton, kí hiệu là p, khối lượng proton bằng 1,6726.1027
kg và mang 1 đơn vị điện tích dương (+1,602.10-19
Culông).
* Từ thí nghiệm Chadwick quan sát được một loại
hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton,
không mang điện được gọi là nơtron.
* Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

GV: Từ các thí nghiệm trên, yêu cầu học sinh rút ra
kết luận về cấu tạo nguyên tử?
HS:Cấu tạo nguyên tử gồm:
* Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt
proton và nơtron. Nhân nguyên tử mang điện dương.
* Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động quanh
nhân mang điện âm.

Hoạt động 4: kích thước nguyên tử
GV: mô tả nguyên tử như quả cầucó các electron
chuyển động chung quanh hạt nhân. thông báo
kích thước nguyên tử, đơn vị để đo kích thước
nguyên tử.
GV: so sánh đường kính nguyên tử và đường kính
hạt nhân ⇒ giải thích cấu tạo nguyên tử rỗng.
HS: đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính
hạt nhân khoảng 10.000 lần nên nguyên tử có cấu
tạo rỗng.
Hoạt động 5: khối lượng nguyên tử
GV: thông báo để biểu thị khối lượng của nguyên
tử , phân tử người ta dùng đơn vị khối lượng
nguyên tử, kí hiệu là u (còn gọi là đvC)
1u = khối lượng của một nguyên tử đồng vị Cacbon
12 = kg = 1,6605.10−27 kg

điện tích p = qp = 1+ = +1,602.10-19 C
b − Nơtron (kí hiệu n)
khối lượng n ≈ mp ≈ 1,6726.10-27kg
điện tích n = 0
c − Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử


khối lượng nguyên tử =
khối lượng các e+ khối lượng các p+ khối lượng các n
rất nhỏ có thể bỏ qua
khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng p + khối lượng n

khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân

Vậy: thành phần cấu tạo nguyên tử gồm:
− hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử chứa các
hạt p và n
− vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển
động xung quanh hạt nhân
II/ Kích thước và khối lượng nguyên tử
Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau
có khối lượng và kích thước khác nhau
1/ Kích thước nguyên tử
Nguyên tử có kích thước rất nhỏ vào
khoảng 10-10 m, dùng đơn vị nm (nanomet) hoặc
(Angstrom)
1nm = 10-9 m ; = 10 - 10 m
1nm = 10-10
2/ Khối lượng nguyên tử
Khối lượng của nguyên tử là rất nhỏ.
Ví dụ: (1 gam cacbon có tới 5.1023 nguyên tử C).
Nên để biểu thị khối lượng nguyên tử, phân tử
và các hạt p, e, n người ta dùng đơn vị khối
lượng nguyên tử, kí hiệu là u (u = 1đvC)
Như thế: *khối lượng của nguyên tử hidro là
1,6738.10−27 kg ≈ 1 u

*khối lượng của 1 nguyên tử C là :
19,9265.10-27 kg ≈ 12 u

4. Củng cố, dặn dò
- Củng cố
+ Thành phần nguyên tử.
+ Kích thước và khối lượng nguyên tử
- Dặn dò HS về nhà học bài và lam bài tập.
5. Hướng dẫn HS tự học

Bài tập 1,2,3,4,5 trang 9 SGK

Bài 2 (tiết 4, 5). HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – DỒNG VỊ


I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
Hiểu được :
− Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
− Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
− Kí hiệu nguyên tử : AZ X. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số
hạt nơtron.
− Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
2. Kĩ năng
− Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
−Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
II. Phương pháp
Đặt vấn đề, vấn đáp gợi mở
III. Chuẩn bị
GV: Phiếu học tập

HS: Ôn tập kiến thức cũ
IV. Các hoạt động tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ : Nêu thành phần cấu tạo và đặc điểm các hạt trong nguyên tử
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV – HS
Tiết 1
Hoạt động 1: hạt nhân nguyên tử.
- HS nhắc lại đặc điểm các hạt.
Điện tích hạt nhân là điện tích của proton
quyết định

GV lấy thêm một số ví dụ :
O ( Z = 8 ) , Al ( Z = 13 )
Hoạt động 2 : Số khối
- HS tìm hiểu trong SGK và cho biết
khái niệm về số khối hạt nhân
- GV nhấn mạnh : A chính là nguyên tử
khối của nguyên tử .
-GV: khi bài ra cho biết số khối (A) và
số hạt proton (Z) ssố hạt proton (Z) ta
có tính đc số hạt notron ko? Và tính
như thế nào?
- HS trả lời.
- GV cho vd yêu cầu HS tự làm:
nguyên tử Na có A = 23 và Z = 11. Hãy
tính số proton, notron, electron?

Hoạt động 3: Nguyên tố hóa học.
- H nhắc lại khái niệm nguyên tố đã

học ở lớp 8 ?
-Phân biệt nguyên tử và nguyên tố :
-Nguyên tử : là loại hạt trung hòa về
điện có số hạt p,n, e xác định
-Nguyên tố: tập hợp càc ngtử có cùng
điện tích hạt nhân (Z)
Hoạt động 4 : số hiệu nguyên tử

Nội dung bài
1
I-HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ: 11 p 0 n
1- Điện tích hạt nhân ( Z ) :
-Điện tích của hạt nhân do proton quyết định: Z = P
-Nguyên tử trung hòa về điện :
Số đơn vị ĐTHN Z = P = E
2- Số khối hạt nhân ( A ) : chính là khối lượng hạt nhân
NTK nguyên tử = Σmp + Σmn + Σme ( đ.v.C )
Mà me << mp , mn nên
NTK nguyên tử = KLHN = Σmp + Σmn = P .1 + N .1
A = P + N = NTK
VD : hạt nhân liti có 3 proton và 4 nơtron, số khối
của nguyên tử là bao nhiêu?
A=Z+N=3+4=7
Chú ý : (1) → N = A – Z
VD : nguyên tử Na có A = 23 và Z = 11. Hãy tính
số notron, electron?
Giải :
P = 11, E = 11,
N = A – Z = 23 – 11 = 12
Số khối A , điện tích hạt nhân Z đặc trưng cho một nguyên

tố hóa học.
II-NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1-Định nghĩa : Là tập hợp các nguyên tử có cùng điện
tích hạt nhân (cùng số p, cùng e )
Các nguyên tử có cùng ĐTHN thì có tính chất hóa học
giống nhau .
Vd : những nguyên tử có Z = 17+ ==> nguyên tố Cl
- Hiện nay có khoảng 110 nguyên tố hóa học
2-Số hiệu nguyên tử ( Z ) :


-GV gợi ý: Số đơn vị điện tích hạt
nhân nguyên tử của một nguyên tố
được gọi là số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
-GV hỏi: em hãy nêu mối liên hệ
giữa số hiệu nguyên tử, số proton và
số nơtron?
- HS đọc sách trả lời.
Hoạt động 5 : Kí hiệu nguyên tử.
-GV hướng dẫn hs hiểu được kí hiệu.
A
Z X

Z = số p = số e = ĐTHN
= STT nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Ví dụ : Nguyên tử Na có số hiệu Z = 11 → Na có 11 e , 11
p , Stt trong bảng tuần hoàn của Na là 11

3-Kí hiệu nguyên tử :

A : số khối hạt nhân
A
X
X: kí hiệu nguyên tố
Z
Z : số hiệu
23
Vd1: Kí hiệu nguyên tử 11
Na cho biết:
Số hiệu : Z = 11
Số khối : A = 23
Số proton: P = 11
Số notron: N = 23-11 = 12
Số electron: E = 11
Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 11
Điện tích hạt nhân : Z = +11

X : kí hiệu của nguyn tố
Z : số hiệu nguyn tử
A : số khối A = Z + N
-GV lấy vd minh hoạ cho hs hiểu rõ
hơn.
Vd: Kí hiệu nguyên tử sau đây cho em
23
biết điều gì? 11 Na
-GV gợi ý cùng HS giải vd này
- HS giải ví dụ.
4. Củng cố, dặn dò.
- Củng cố hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hóa học.
- Dặn dò HS học bài, làm bài và xem trước bài mới.

5. Hướng dẫn HS tự học.
39
35
Bài 1: a) Cho biết p, n ,e của các nguyên tử sau: 19 K ; 17 Cl
b) Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Số proton = số notron. Xác định số hạt p, n, e.
Tiết 2
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết p, n ,e của
39
35
các nguyên tử sau: 19 K ; 17 Cl
3. Nội dung bài.
Hoạt động 1: Đồng vị.
- GV hướng dẫn hs đọc sgk và nêu khái III- ĐỒNG VỊ:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng
niệm về đồng vị.
khác số notron ( khác số khối )
- HS tìm hiểu khái niệm đồng vị trong
Vd:
SGK
- Nguyên tố Clo có 2 đồng vị:
35
37
và giải thích tại sao 17 Cl và 17 Cl là 2
35
37
17 Cl và 17 Cl
đồng vị của Clo
- Nguyên tố H có 3 đồng vị:
Viết các đồng vị củ C và H

1
2
3
- GV lưu ý :
1H ; 1H ; 1H
- Do Z quyết định tính chất hóa học nên - Oxi có 3 đồng vị:
các đồng vị có tính chất hóa học giống
16
17
18
nhau
8O ; 8O ; 8O
- Đồng vị có số nơtron khác nhau 
tính chất lý học khác nhau.
Hoạt động 2 : Nguyên tử khối.
IV-NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH:
-GV dẫn dắt HS bằng các câu hỏi:
1.Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho
-Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của
biết khối lượng của nguyên tử đó nặng proton, nơtron, electron có trong nguyên tử đó.
gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng
mnguyên tử = me + mp + mn
nguyên tử.
mnguyên tử ≈ mp + mn (bỏ qua me)


? khối lượng của nguyên tử được tính
như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời

-GV gợi mở: nhưng do khối lượng của
electron rất nhỏ so với khối lượng của
toàn nguyên tử nên trong các phép tính
thông thường người ta coi khối lượng
nguyên tử gần bằng khối lượng của
proton và nơtron có trong nhân.
? vậy nguyên tử khối có được coi như
bằng số khối không?
-GV dẫn dắt: vì hầu hết các nguyên tố
hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị
nên nguyên tử khối của nguyên tố đó là
nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp
các đồng vị tính theo tỉ lệ phần trăm số
nguyên tử của mỗi đồng vị.
Chú ý : Khi đó x,y,z…n là số thập phân

- Nguyên tử khối coi như bằng số khối.

2. Nguyên tử khối trung bình
Giả sử nguyên tố A có các đồng vị :
A1
X A2X A3X … An X . Khi đó :
Z

Z

Z

Z


A1.x + A2 . y + A3 .z + ... + An .n
100
Trong đó :
x, y, z,…,n là phần trăm khối lượng của các đồng vị
A1 , A2 , A3 :số khối(KLNT) của mỗi đv
VD : oxi có 3 đồng vị
16
17
18
8 O (99,76%)
8 O (0,04%)
8 O (0,2%)
Tính nguyên tử khối trung bình của oxi
Giải :
16.99, 76 + 17.0, 04 + 18.0, 2
A=
≈ 16, 004
99, 76 + 0, 04 + 0, 2
Có thể tính KLNT TB theo công thức
A = A1.x + A2 . y + A3 .z + ... + An .n
A=

4. Củng cố, dặn dò
- Củng cố về hạt nhân và nguyên tố hóa học.
- Dặn dò HS vè nhà học bài và làm bài tập.
5. Hướng dẫn HS tự học
Bài 1: Tính số hạt p, n, e trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử Y có tổng số hạt là 34. Số notron nhiều hơn prpton 1 hạt.
b) Nguyên tử Z có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.




×