Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài soạn địa lí 9 tuần 10q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 9 trang )

Ngày soạn:18/10/2015
Ngày dạy :19/10/2015
Tuần 10
Tiết 17
ÔN TẬP TỪ BÀI 1  BÀI16
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản về ĐịA Lí dân cư VN.Cộng đồng các dân tộc
VN. Phân bố dân cư , các loại hình quần cư, lao động việc làm và chất lượng
cuộc sống.
- Củng cố kiến thức địa lí kinh tế: sự phát triển kinh tế VN.Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế. Tình hình phát triển và sự phân
bố các ngành kinh tế.
2) Kỹ năng:
- Vẽ các dạng biểu đồ: Hình tròn, hình cột , hình miền, hình đường.
- Phân tích các biểu đồ , bảng số liệu và rút ra nhận xét.
3)Thái độ:Làm bài nghiêm túc
II) Phương tiện:
-GV:
- Các phiếu học tập, bảng phụ.
- Bản đồ dân cư VN
- Bản đồ kinh tế chung VN
-HS:
bút chì thước kẻ , bút màu...
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra:
3) Ôn tập:
* HĐ1: HS hoạt động cặp/nhóm. Ôn tập về địa lí dân cư
- HS hoạt động cá nhân : Dựa vào kiến thức cơ bản đã học điền vào sơ đồ
sau:


Địa lí dân cư VN

59


- HS hoạt động nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận :Dựa vào kiến thức
đã học mỗi nhóm trình bày 1 nội dung kiến thức cơ bản về địa lí dân cư.
+ Nhóm 1: Cộng đồng các dân tộc VN.
+ Nhóm 2: Dân số và gia tăng dân số.
+ Nhóm 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
+ Nhóm 4: Lao động việc làm chất lượng cuốc sống.
- HS các nhóm báo cáo -> HS nhóm khác nhạn xét bổ xung
- GV chuẩn kiến thức.
Địa lí dân cư
Nội dung chính
Cộng đồng các dân - Gồm 54 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Việt (Kinh)
tộc Việt Nam
chiếm tỉ lệ lớn nhất: 86,2%.
- Phân bố: + Dân tộc kinh tập trung ở Đồng bằng ,
trung du và duyên hải.
+ Các dân tộc ít người khác chủ yếu phân
bố ở miền núi , cao nguyên.
Dân số và gia tăng - Năm 2003 có 80,9 triệu dân và ngày càng tăng.
dân số
- Gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao và đang có xu
hướng giảm dần.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng già đi
+ Giới tính nữ > nam, xu hướng tiến tới cân bằng.
+ Độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động có xu hướng

tăng. Dưới tuổi lao động có xu hướng giảm đi.
Phân bố dân cư và - Phân bố dân cư không đều giữa:
các loại hình quần + Đồng bằng và miền núi

+ Nông thôn với thành thị.
- Các loại hình quần cư : Quần cư nông thôn và quân
cư đô thị
- Đô thị hoá nhanh nhưng trình độ đô thị hoá thấp.
Lao động - việc
- Nguồn lao động dồi dào, tiếp thu nhanh khoa học kỹ
làm - chất lượng
thuật, nguồn lao động dự trữ lớn......nhưng chất lượng
cuộc sống
của nguồn lao động còn thấp.
- Sử dụng lao động : Cơ cấu lao động trong các ngành
nghề ở nước ta đang có nhiều biến đổi
- Vấn đề việc làm: Còn là vấn đề gây sức ép lớn.
- Chất lượng cuộc sống: Còn thấp ngày càng đang được
nâng cao dần.

60


* HĐ2: HS hoạt động cá nhân : Dựa kiến thức đã học cho biết
1) Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới?
2) Trong thời kỳ đổi mới dã có sự chuyển dịch kinh tế như thế nào? Đã thu
được những thành tựu và còn gặp những thách thức gì?
- HS báo cáo -> HS khác nhận xét bổ xung .
- GV chuẩn kiến thức.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Chuyển dịch cơ cấu ngành

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
* HĐ3: HS hoạt động nhóm :
+ N1: 1) Điền sơ đồ sau: Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp
Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố xã hội

2) Phân tích lợi ích của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp
nước ta?
3) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
4) Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình
sản xuất một số nông sản ở địa phương em?
+ N2: 1) Hoàn thiện sơ đồ cơ cấu của các ngành trong nông nghiệp
Nông nghiệp
Trồng trọt

Chăn nuôi

2) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ
cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?( Kết
luận sgk/32)

61


3) Xác định trên bản đồ nông nghiệp VN các sản phẩm nông nghiệp chính
và sự phân bố. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?
+ N3: Trả lời các câu hỏi sau:

1) Cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? Nêu ý nghĩa của tài nguyên
rừng?
Việc đầu tư trồng rừng mang lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai
thác vừa phải bảo vệ rừng?
2) Cho biết những thuận lợi khó khăn đối với nghề nuôi trồng và khai thác
thuỷ sản?Em có nhận xét gì về sự phát triển của ngành Thuỷ sản?
+ N4: 1) Hãy sắp xếp các nhân tố Tự nhiên và các nhân tố xã hội tương ứng
với các yếu tố đầu ra , đầu vào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp
Các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu ra
.........................................
...........................................
………………………….
……………………………
………………………….
…………………………….
………………………….
…………………………….
2) Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.Kể tên các ngành
công nghiệp trọng điểm?Các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển dựa
trên những thế mạnh nào?
3) Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng
kinh tế ở nước ta?
* HĐ3: HS hoạt động cặp nhóm. Ôn tập về các ngành kinh tế : Dịch vụ,
GTVT - BCVT, Du lịch - thương mại
1) Hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ

Dịch vụ sản xuất


Dịch vụ tiêu dùng

Dịch vụ công cộng

2) Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả
nước.

62


3) Cho biết vai trò của gtvt đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
Nêu các loại hình gtvt ở nước ta? Loại hình nào có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất?Loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu vận chuyển hàng
hoá?Tại sao?
4) Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet hiện nay có tác động như
thế nào đến đời sống kinh tế xã hội nước ta?
* HĐ4: HS hoạt động cá nhân. Rèn luyện kỹ năng địa lí: Xem lại và vẽ lại
các bài tập và bài thực hành về vẽ và phân tích các biểu đồ và các bảng số
liệu trong sgk và sách bài tập bản đồ địa lí 8.
4) Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét tiết ôn tập: ý thức thái độ học tập của
HS, đánh giá cho điểm cá nhóm thảo luận. Biểu dương các cá nhân có ý
thức ôn tập tốt.
5)Dặn dò: Ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 16.Trả lời các
câu hỏi bài tập trong sgk cuối mỗi bài học. Xem và rèn luyện kỹ năng vẽ và
phân tích các dạng biểu đồ , các bảng số liệu qua các bài thực hành.
=> Tiết sau kiểm tra 1 tiết

Ngày soạn:18/10/2015
63



Ngày dạy: 23/10/2015
Tuần 10
Tiết 18: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I - Mục đích
1)Kiến thức:
- Qua bài kiểm tra - đánh giá chất lượng học tập của học sinh, thấy được
những điểm yếu, điểm mạnh của học sinh trên cơ sở dó giáo dục ý thức tự
giác làm bài và trung thực trong học tập.
2)Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày kiến thức, cách làm việc độc lập – sáng tạo của HS.
- Điều chỉnh hoạt động dạy, học của GV và HS.
3) Thái độ:Học sinh lam bài nghiêm túc
II – Phương tiện:
- Thầy: Ra đề kiểm tra, phô tô đề bài.
- HS: Đồ dùng học tập.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Chủ đề

Nhận biết
TNKQ
TL
Biết về
các
ngành
CN trọng
điểm
nước ta


Các ngành
kinh tế

Số câu
Số điểm
Tổng

Thông hiểu
TNKQ
TL

Vận dụng
TL

Hiểu
biết
về
hoạt
động
NN,
CN
1

1
3

Giải thích
được sự
phát triển
và p/bố

trong
PTKT-XH
1
3

3=30%
3=30%

III - Tiến trình lên lớp.
64

Tổng

TNKQ

4
4=40% 10=100%


1) Ổn định tổ chức: Sĩ số:
2) Kiểm tra bài cũ: Không
3) Bài mới: GV phát đề.
Đề bài
Câu1(3.0 điểm): Những loại tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta? Tại sao nói thuỷ lợi là biện pháp
hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp.
Câu 2(3.0 điểm): Kể tên 4 ngành công nghiệp trọng điểm có tỷ trọng lớn
của nước ta?
Câu 3(4 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỉ lệ diện tích các loại rừng ở nước ta(2002)

Tổng số
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
100%
40.8%
46.6%
12.6%
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
b. Cho biết vai trò và nơi phân bố các loại rừng đó?
ĐÁP ÁN
Câu1(3.0 điểm):
a. Kể được tên 4 loại tài nguyên: Đất, nước, khí hậu, sinh vật
b. Nói được vai trò của thuỷ lợi trong nông nghiệp được
- Đảm bảo tưới, tiêu: Cung cấp nước tưới trong mùa khô, thoát
nước trong mùa mưa bão....
- Cải tạo đất, tăng diện tích canh tác.
- Tăng vụ.
- Tăng năng suất.
- Tăng sản lượng.
Câu 2(3 điểm): Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta là:
- CN khai thác nhiên liệu: 10.3%.
- CN cơ khí, điện tử: 12.3%.
- CN chế biến lương thực, thực phẩm: 24.4%.
- CN sản xuất vật liệu xây dựng: 9.9%.
Câu 3(4.0 điểm):
a. Vẽ biểu đồ tròn đúng, chính xác, đủ tên và chú giải.
b. Nêu dược vai trò, nơi phân bố của mỗi loại rừng được
c. + Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ, tiểu thủ
công nghiệp, bảo vệ MT..., phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

+ Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường...., phân bố ở
cửa sông, ven biển, dầu nguồn các con sông...

65


+ Rừng đặc dụng: Bảo vệ các giống loài quý hiếm, dự trữ sinh quyển, bảo vệ
MT...., phân bố khắp nơi nhưng chủ yếu là các khu vườn quốc gia...
4) Kiểm tra đánh giá
- Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh
5) Dặn dò:
Đọc và chuẩn bị trước bài 17

66


Kiểm tra 1 tiết
Môn : Địa lí 9
Đề bài
Câu1:Những loại tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố nông nghiệp nước ta? Tại sao nói thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu
trong thâm canh nông nghiệp.
Câu 2: Kể tên 4 ngành công nghiệp trọng điểm có tỷ trọng lớn của nước
ta?
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỉ lệ diện tích các loại rừng ở nước ta(2002)
Tổng số
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng

100%
40.8%
46.6%
12.6%
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
b. Cho biết vai trò và nơi phân bố các loại rừng đó?

Kiểm tra 1 tiết
Môn : Địa lí 9
Đề bài
Câu1(3.0 điểm): Những loại tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta? Tại sao nói thuỷ lợi là biện pháp
hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp.
Câu 2(3.0 điểm): Kể tên 4 ngành công nghiệp trọng điểm có tỷ trọng lớn
của nước ta?
Câu 3(4 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỉ lệ diện tích các loại rừng ở nước ta(2002)
Tổng số
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
100%
40.8%
46.6%
12.6%
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
b. Cho biết vai trò và nơi phân bố các loại rừng đó?

67




×