Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.68 KB, 37 trang )

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH
GIÁO DỤC

(Số 12/2012/TTBGDĐT, ngày 3/4/2012)


Cấu trúc của thông tư
Gồm 07 chương, 41 điều





Chương I:
Quy định chung
Gồm 6 điều: từ điều 1 đến điều 6
Chương II: Tổ chức phát động phong trào thi đua, hình thức và tiêu
chuẩn danh hiệu thi đua
Gồm 11 điều: từ điều 7 đến điều 27








Chương III: Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng
Gồm 5 điều: từ điều 18 đến điều 22
Chương IV: Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ


tục và hồ sơ đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng
Gồm 10 điều: từ điều 23 đến điều 32
Chương V: Hội đồng thi đua – khen thưởng, Hội
đồng xét duyệt sáng kiến các cấp
Gồm 3 điều: từ điều 33 đến điều 35




Chương VI: Quỹ Thi đua – Khen thưởng
Gồm 3 điều: từ điều 36 đến điều 38



Chương VII: Điều khoản thi hành
Gồm 3 điều: từ điều 39 đến điều 41


MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
THÔNG TƯ 12
I. Quy định chung:


Công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục
được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua,
Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi

đua, Khen thưởng; Thông tư số 02/2011/TT - BNV
ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ - CP; Thông
tư này và các quy định có liên quan.


II. Đối tượng áp dụng:


1.Đối tượng thi đua:
d) Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường
xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học không do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp;
đ) Các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo;
2.Đối tượng khen thưởng:
a) Các đối tượng trong ngành Giáo dục;
b) Các tập thể, cá nhân không công tác trong ngành Giáo dục
có thành tích xuất sắc, công lao đóng góp phát triển sự nghiệp
giáo dục - đào tạo của đất nước.


3. Quy định xét thi đua đối với một số trường hợp đặc biệt:




a) Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà
nước; những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu
tài sản; những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị
thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan

y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh
hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Các cá nhân được cử đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01
năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy
định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian
công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua. Các
trường hợp được cử đi học, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, có
kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương
đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác;






c) Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách
nhiệm bình xét danh hiệu thi đua, trường hợp công tác tại đơn vị cũ
từ 6 tháng trở lên thì đơn vị mới cần lấy ý kiến nhận xét của đơn vị cũ;
d) Không bình xét thi đua các trường hợp mới tuyển dụng dưới 10
tháng; nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; kỷ luật từ khiển trách trở
lên.


III.Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua


a) Tự nguyện, tự giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác
cùng phát triển;




b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả phong
trào thi đua;



c) Không bình xét thi đua các cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua
hoặc đăng ký thi đua không đúng thủ tục, thời hạn.


2. Nguyên tắc khen thưởng




a) Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời trên
cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể, cá
nhân; hình thức khen thưởng phải đảm bảo tương đương với
thành tích đạt được, không nhất thiết phải khen theo trình tự
có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen
thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó
khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được xem xét, đề nghị
khen thưởng với mức cao hơn; một hình thức khen thưởng có
thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân, đặc biệt
quan tâm tới người lao động, người trực tiếp giảng dạy, người
công tác tại các vùng khó khăn.



IV. Các danh hiệu thi đua (Điều 9)
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
a) Lao động tiên tiến;
b) Chiến sỹ thi đua cơ sở;
c) Chiến sỹ thi đua cấp Bộ;
d) Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
 2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm
a) Tập thể lao động tiên tiến;
b) Tập thể lao động xuất sắc;
c) Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Cờ thi đua của Chính phủ.



V. Tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu:
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” (Điều 10):
*. Tiêu chuẩn chung
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất
lượng cao;
b) Chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành
nhiệm vụ; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; tích
cực tham gia các phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ;
d) Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.



* Tiêu chuẩn cụ thể đối với các đối tượng:







a) Đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo
dục nghề nghiệp: Tích cực tham gia các phong trào thi đua; có ý
thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện
nghiêm túc quy định về soạn bài, kiểm tra đánh giá học sinh, lên
lớp, quản lý hồ sơ sổ sách; tổ chức quản lý tốt học sinh, quan tâm
giáo dục học sinh cá biệt, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó
khăn; được đánh giá loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc
loại khá trở lên
b) Đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ
quan đơn vị: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có tinh thần
tương trợ đồng nghiệp; tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ; có ý thức trong việc cải tiến lề lối làm việc, cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất lao động;
Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm.


2.Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
(Điều 11)
1. Tiêu chuẩn chung
a) Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp công

tác, hoặc áp dụng quy trình mới để cải cách thủ tục
hành chính, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
công tác của cơ quan, đơn vị được Hội đồng xét
duyệt sáng kiến cấp có thẩm quyền công nhận, hoặc
chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đã
được đánh giá nghiệm thu.
 2. Tiêu chuẩn cụ thể về sáng kiến, cải tiến đối với
các đối tượng



a) Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở:
Có sáng kiến, cải tiến để nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc
giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học, sáng kiến ngành
giáo dục huyện đánh giá, xếp loại; hoặc đạt giải trong các kỳ thi
giáo viên dạy giỏi cấp huyện;

b) Đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục do sở giáo
dục và đào tạo quản lý toàn diện: Có sáng kiến, cải tiến

để nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục học sinh,
được Hội đồng Khoa học, sáng kiến ngành giáo dục tỉnh đánh
giá xếp loại hoặc; đạt giải trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh;


đ) Đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan đơn vị:




Có sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả công tác được Hội
đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở đánh giá loại khá trở lên
hoặc chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo
chất lượng và đúng tiến độ;



e) Đối với cán bộ quản lý là cấp trưởng hoặc cấp
phó:

+ Có sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả công tác được Hội
đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở đánh giá loại khá trở lên
hoặc chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo
chất lượng và đúng tiến độ;
+Đơn vị do cán bộ đó quản lý, chỉ đạo phải đạt danh hiệu Tập
thể lao động tiên tiến;


3.Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”
(Điều 12)







1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ” được xét tặng cho cá

nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân có
03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” tính đến
thời điểm đề nghị xét tặng;
b) Có sáng kiến kinh nghiệm, hoặc giải pháp công tác mang lại
hiệu quả có tác dụng ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động
của ngành được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ công
nhận, hoặc chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được
Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ đánh giá nghiệm thu
hoặc chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có tính
chất chỉ đạo trong toàn ngành hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong
các kỳ thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ” được xét tặng hàng năm.


4.Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
(Điều 13)







1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho
những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 02
lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”;
b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp công tác hoặc
đề tài nghiên cứu khoa học mang lại hiệu quả cao và có ảnh

hưởng trong phạm vi toàn quốc được Hội đồng Khoa học,
sáng kiến cấp Bộ công nhận, hoặc chủ trì đề tài, chương trình
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã được đánh giá nghiệm
thu, hoặc chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu quả cao trong toàn ngành.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng hàng
năm, và khi xét duyệt phải có 90% số phiếu đồng ý trở lên tính
trên tổng số thành viên Hội đồng.


5. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
(Điều 14)
1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho các tập thể
đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá
nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
2. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm.


6.Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
(Điều 15)


1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng trong số các tập
thể lao động tiên tiến đạt các tiêu chuẩn sau:


a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao,
trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên
tiến”;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá
nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm.


7.Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Điều 16)








1. Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét tặng hàng
năm theo năm học hoặc năm công tác cho các Tập thể lao
động xuất sắc đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được
giao trong năm; là tập thể tiêu biểu, xuất sắc của Ngành;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, tích cực đổi mới quản lý, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội
khác.
2. Việc công nhận tập thể tiêu biểu, xuất sắc để tặng “Cờ thi
đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo” được thông qua bình xét,
đánh giá, so sánh, suy tôn trong các khối thi đua, cụm (vùng)
thi đua do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.


8. Cờ thi đua của Chính phủ
(Điều 16)




1. Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng hàng năm, theo năm
học hoặc theo năm công tác cho những tập thể tiêu biểu xuất
sắc trong số các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi
đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất
sắc trong toàn quốc;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc đổi mới quản lý, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn
xã hội khác;
2. Tập thể được xét, tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” được lựa
chọn trong số các tập thể được xét tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.


IV. Hình thức và tiêu chuẩn khen

thưởng





Điều 19. Các hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà
nước
1. Hình thức khen thưởng cấp Nhà nước bao gồm: Huân
chương, Huy chương Hữu nghị, Danh hiệu vinh dự Nhà nước,
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy
định tại Chương III Luật Thi đua, Khen thưởng; Chương III
Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.


Điều 20. Các hình thức và tiêu chuẩn
khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo




1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Tiêu chuẩn Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
thực hiện theo Điều 49 của Nghị định 42/2010/NĐ CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.

2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” thực
hiện theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BGD&ĐT và
27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và
Quy chế xét tặng.


Điều 21. Giấy khen của Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị
Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là hình thức khen
thưởng thường xuyên đối với tập thể, cá nhân vào dịp tổng kết
công tác hàng năm hoặc khen theo chuyên đề, khen đột xuất.
1. Tiêu chuẩn khen thưởng thường xuyên đối với tập thể:Giấy
khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tặng cho các tập thể đạt
tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;


b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt
các phong trào thi đua;
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; Thực hành tiết
kiệm;
d) Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên
trong tập thể.


×