Tải bản đầy đủ (.ppt) (144 trang)

BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 144 trang )

PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
TRẺ EM- 2014


PHẦN I:
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (TNTT)
TRẺ EM
----------------I- KHÁI NIỆM VỀ TNTT:
Theo Tổ chức y tế thế giới
WHO):
* Tai nạn là 1 sự bất ngờ xảy ra
không có nguyên nhân rõ ràng


* Thương tích:
- Là những thương tổn thực thể
trên cơ thể người do tiếp xúc cấp
tính với các nguồn năng lượng như
(cơ học,nhiệt, hóa học, điện hay
phóng xạ). Với những tốc độ mức
độ khác nhau quá ngưỡng chịu
đựng của cơ thể . Hoặc do cơ thể
thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự
sống ( thiếu oxy trong đuối nước,
bóp nghẹt giảm nhiệt độ trong môi
trường lạnh cóng)...


đều gây ảnh hưởng đến SK như tàn


tật tàn phế hay tử vong...
- Thời gian cơ thể tiếp xúc với các
nguy cơ thường rất ngắn chỉ vài
phút.
- Thương tích: hay còn gọi là chấn
thương không phải là tai nạn mà là
những sự kiện sự việc có thể dự
đoán trước được, phòng tránh trước
được. Thương tích gây ra sự thiệt
hại cho một người hay một nhóm
người nào đó.


- Tuy nhiên trong thực tế rất khó để
phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm
này.
• Tháng 12/2001 tại quyết định số
197/2001/QĐ-TTg về việc ban hành
“Chính sách quốc gia phòng chống
tai nạn thương tích” giai đoạn
2002-2910.
• Thủ tướng chính phủ đã sử dụng
cụm từ " Tai nạn thương tích" và từ
đó cụm từ đó được thống nhất sử
dụng đến nay.


II- TNTT LÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG & MANG TÍNH TOÀN CẦU
1. Ý nghĩa về khía cạnh kinh tế:

- TNTT đòi hỏi các chi phí xã hội và kinh
tế rất lớn, một mối đe dọa thực sự đối
với phát triển đất nước. Đã có nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy có
mối liên quan giữa TNTT và đói nghèo.
- TNTT gây ra là vô cùng lớn, các chi phí
hàng năm về kinh tế và y tế toàn cầu
cho TNTT ước tính vượt quá 518 tỉ
USD.


• - Theo Ngân hàng Châu Á (ADB) ở
VN ước tính mất khoảng 30.000 tỷ
đồng/năm cho việc chi phí y tế với
các dịch vụ cấp cứu, điều trị, phục
hồi chức năng, mất khả năng lao
động vì tử vong, tàn tật do TNTT
gây ra
2. Ý nghĩa về khía cạnh xã hội:
- Thông qua phương pháp đánh giá
Những Năm Sống Tiềm Năng Bị Mất
(YPLL) do TNTT hay tử vong, chúng
ta có thể lượng hóa được tác động
đối với một cá nhân hay xã hội.


• Nhiều gia đình đang khá giả đã trở
nên nghèo đi khi có một người bị
TNTT, tử vong, chấn thương cột
sống hoặc sọ não. Ngoài ra một

thành viên đang đi làm của gia
đình có thể bắt buộc phải nghỉ làm
để trông nom người bị TNTT.
• Các số liệu của Bộ Y tế cho thấy cứ
1 ca tử vong trong bệnh viện do
TNTT giao thông, chấn thương sọ
não hay tự tử thì có 58 ca khác bị
tàn tật…


3/ Ý nghĩa về y tế:
- TNTT thực sự là một vấn đề SKvà là vấn
đề thuộc về sức khỏa cộng đồng (SKCĐ).
- Theo đánh giá của WHO - TNTT:
+ Chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn
cầu
+ Là một trong hai nguyên nhân hàng
đầu trong các nguyên nhân nhập viện.
+ Là nguyên nhân chính gây tàn phế,
chiếm tỷ lệ cao trong số các nguyên
nhân làm mất đi những năm sống hữu
ích.


• - Ngày nay TNTT thực sự là một
vấn đề toàn cầu và là một đại dịch
trên thế giới.
+ Ở các nước đang phát triển TNTT
xảy ra do rất nhiều nguyên nhân
nhưng nhìn được xếp thứ tự giảm

dần theo mức độ trầm trọng của
TNTT như: Giao thông, ngã, ngộ
độc, đuối nước,bỏng, tự tử, giết
người vv... tỷ lệ đặc trưng theo
nguyên nhân thay đổi tùy theo
từng nước.


- Tại Việt nam qua các nghiên cứu
thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do
TNTT được xếp thứ tự như sau:
• Đuối nước, tai nạn giao thông
(TNGT), ngã, ngộ độc, cháy bỏng,
điện giật và các loại khác như: Súc
vật cắn, ngạt, bom mìn nổ, bạo lực
gia đình…
4/ Phân loại TNTT:
* Theo loại hình tai nạn thương tích:
- Thương tích ko chủ định, ko chủ ý:


• Thương tích ko chủ định
(thường hiểu là tai nạn) là hậu
quả của TNGT, bị đuối nước,
bỏng và ngã, Thương tích ko
chủ ý cũng có thể do nghẹn
hóc, ngộ độc, do bom mìn và
các vật liệu nổ gây ra, do côn
trùng và súc vật cắn đốt… Hầu
hết các thương tích ko chủ ý

đều có thể phòng tránh được.


* Thương tích có chủ định, chủ ý:
- Do chủ ý của con người: Tự thương, tự
tử, thương tật do bạo lực,bạo lực gia
đình ( cả với TE), lạm dụng hoặc bị bỏ
rơi.
- Tuy nhiên, nhiều trường hợp, việc phân
loại TNTT vào nhóm chủ định hoặc ko
chủ định cũng ko thể đạt tới mức tuyệt
đối.
Ví dụ khi 1 em nhỏ ngã từ cầu thang
xuống, sẽ có trường hợp ko xác định
được sự khác biệt rõ ràng giữa tình
huống bị ngã


và bị xô đẩy nên ngã xuống. hoặc
trong những trường hợp khác
việc phân biệt tình trạng bị xâm
hại và bị bỏ rơi cũng rất khó phân
định rõ ràng
- Tuy vậy, qua thống kê cho thấy
tỉ lệ trẻ nhỏ và thanh thiểu niên
bị thương tích và tử vong phần
lớn là do TNTT ko chủ định (90%).
Trong đó chỉ riêng các ca TNGT và
đuối nước đã chiếm khoảng 50%
các ca tử vong do TNTT



Ph©n lo¹i tntt
Tai nạn thương tích
Không chủ định
(Vô ý)

Có chủ định
(Cố ý)

Giao thông

Giết người

Ngã

Tự sát

Chết đuối

Chiến tranh

Ngộ độc

Đánh nhau

Cháy, bỏng

Hành hạ trẻ em



* Phân loại theo nguyên nhân TNTT
- Đuối nước (chết đuối)
- Tai nạn GT,
- Ngã
- Bỏng cháy
- Ngạt tắc
đường thở
- Vật sắc nhọn cắt đâm
- Điện giật, sét đánh
- Ngộ độc
- Động vật cắn
húc
- Bom mìn và các vật liệu nổ…


III- TÌNH HÌNH TNTT TRẺ EM TẠI VN
- Những năm gần đây trên bước
đường đổi mới, cũng với những
thành tựu về kinh tế, chính trị xã
hội, công tác BVCSGD trẻ em cũng
được Đảng và nhà nước đặc biệt
quan tâm. Thể hiện là nguồn lực đầu
tư nhiều hơn, pháp luật và các chủ
trương chính sách về bảo vệ chăm
sóc giáo dục trẻ em (BVCSGDTE)
ngày càng được hoàn thiện & được
bảo vệ chăm sóc tốt hơn.



- Tuy nhiên VN còn đang trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế, Cũng
giống như các nước khác trong khu
vực, tình hình TNTT nói chung và
TNTTTE nói riêng đang diễn ra hết
sức phức tạp, trong đó phải kể đến
hai loại hình TNTT gây chết và tàn
tật trẻ em nhiều nhất là Đuối nước
và TNGT
- Hàng năm có khoảng 38.482 người
tử vong do TNTT tương đương với tỷ
suất tử vong là 46,6/100.000 người.


- Năm 2013, theo báo cáo của cục
YTDP- BYT tại 57 tỉnh/thành phố có
1.274.711 trường hợp mắc TNTT
với tỉ suất là 1.592/100.000 người
- Trong đó có 9.775 trường hợp tử
vong chiếm tỉ lệ 0,77% so với tổng
số mắc TNTT,
- Trung bình có khoảng 12.000
người tử vong do TNGT và khoảng
4.000 trẻ em bị đuối nước.( Phụ lục
1)


giảm 1,1% so với 2012. Tỉ suất tử
vong do TNTT là 12,2/100.000
người.

- Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc
TNTT cao nhất là 2.219/100.000
người; tiếp theo là nhóm 20-60 tuổi
với tỉ suất 1.751/100.000; thấp
nhất là nhóm 5-9 với tỉ suất
1.076/100.000 người
- Nhóm tuổi 15-19 tuổi có tỉ suất tử
vong do TNTT cao nhất là
16/100.000 người (phụ lục 2)


và nhóm có tỉ suất tử vong do
TNTT thấp nhất là 5 – 14 tuổi với
6/100.000 người.
• Các bộ phận bị tổn thương do
TNTT: tổn thương chi có tỉ lệ mắc
cao nhất 39,76%, tổn thương đầu
mặt cổ gây tử vong cao nhất
44,53%.
• Địa điểm tai nạn: Tỉ lệ mắc và tử
vong do TNTT trên đường đi chiếm
tỉ lệ cao nhất (41,78% và 59,08%)


chiếm tỉ lệ cao thứ 2 là TNTT tại nhà
với 26,83% và 15,48%.
• TNTT tại trường học có tỉ lệ mắc và tử
vong thấp nhất (4,62% và 0,98%)
• Tỉ lệ thương tích do TNGT đứng hàng
đầu trong các nguyên nhân gây TNTT

chiếm 38,53%, tiếp theo ngã 20,01%,
tai nạn lao động 12,35%, bạo lực
7,01% ...
• Tỉ lệ tử vong do TNGT cao nhất chiếm
57,29%, tiếp theo là đuối nước 8,63%,
tai nạn lao động 6,39% ( phụ lục 3)


Nam giới có tỉ lệ mắc và tử vong do
TNTT và TNGT (68,58% và 76,41%)
cao hơn nữ giới (31,42% và 23,59%)
• 10 tỉnh có số mắc TNTT cao nhất lần
lượt là: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tiền
Giang, Bình Thuận, Đồng Tháp,
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre,
Bình Dương, Long An.
• So sánh số liệu của 54 tỉnh/thành
phố TNTT 2 năm 2012 & 2013 cho
thấy: Tỉ lệ mắc TNTT giảm 1,1%, tử
vong tăng 3,5%;


• Tỉ lệ mắc TNGT giảm 4,6%, tử
vong tăng 1,5%; Tỉ lệ mắc đuối
nước tăng 17,8%; tử vong tăng
18,8% (Phụ lục 2).
1/ Thực trạng đuối nước trẻ em:
- Về môi trường sinh thái,:VN là
một nước có địa hình sinh thái
rất phức tạp gây ảnh hưởng lớn

tới công tác bảo vệ trẻ em nếu
nhìn dưới góc độ phòng chống
TNTT cho trẻ em.


- VN có hơn 2300 bến sông với hơn
5000 tàu, thuyền và phà. ko có đủ
áo phao hoặc thiết bị cứu sinh, ko
có người phòng hộ. Nhiều khu vực
có hố sâu, nước xoáy không có
biển báo sự nguy hiểm...
- Hệ thống ao hồ, sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt, các tỉnh miền Bắc
và miền Trung, hàng năm thường
xuyên xảy ra thiên tai, lở đất, lũ
quét gây thiệt hại nhiều tới tính
mạng và tài sản của dân,


×