Tải bản đầy đủ (.ppt) (143 trang)

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 143 trang )

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
ThS.BS Trương Trung Hiếu


Cấu trúc da


Giải phẫu học
của da
Gồm 3 lớp:
 Thượng bì: lớp bảo vệ chính
 Trung bì: lông, tuyến bã, cơ quan cảm giác,
thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết
 Hạ bì: tuyến mồ hôi, mô mỡ


1. Tầng thượng bì
- Gồm 5 lớp:






-

-

Lớp sừng
Lớp trong
Lớp hạt


Lớp gai
Lớp đáy

Độ dầy: 1 – 4mm
Thời gian làm mới từ 35 -47
ngày
Chứa tế bào melanin tạo màu
cho da


2. Trung bì










Có hệ thống mạch máu, hạch bạch huyết và thần kinh
phong phú.
Cơ quan cảm giác: Sự phân bố và mật độ của các cơ quan
cảm giác rất thay đổi, chúng tập trung nhiều nhất ở môi và
đầu ngón tay.
Các nang lông:Lông dài ra với tốc độ 0,3 mm một ngày.
Lông già đi sẽ bị rụng theo chu kỳ và thường được thay
bằng lông mới trong cùng một nang lông
Tuyến bã:ở trong nang lông, tóc. Chức năng của chúng là

bôi trơn thân lông và da, nó còn có thể ngăn ngừa sự phát
triển của các vi sinh vật có hại.
Tuyến mồ hôi . Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều
khiển, được kích thích tiết ra một thứ dịch lỏng do cảm xúc
hoặc do nhu cầu điều tiết nhiệt độ.


Hệ thống mạch máu và hạch bạch huyết








Các mạch máu mang chất dinh dưỡng và oxy tới cho
da, mang chất thải đi
Các mạch máu còn chuyên chở Vitamin tổng hợp ở
da tới phần còn lại của cơ thể
Sự tuần hoàn máu còn đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế điều hoà cơ thể.
Các mạch bạch huyết đưa bạch huyết chứa các tế
bào của hệ miễn dịch chống nhiễm trùng tới các mô
da


Hệ thống thần kinh:
Trung bì là nơi tập trung
nhiều đầu mút thần kinh, giúp

chúng ta cảm nhận được tiếp
xúc  nhẹ, áp lực, đau và nhiệt
độ (nóng, lạnh).

3. Hạ bì
- Gồm những tế bào mô mỡ
- Bảo vệ cơ và xương.
- Giúp điều hòa thân nhiệt.


XOA BÓP TÁC ĐỘNG LÊN DA


HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP


I. ĐẠI CƯƠNG
1. Hệ xương khớp
 Bộ xương người gồm 206 xương
 Phân loại: xương dài, xương dẹt, xương ngắn, xương
bất định
 Cấu tạo xương: màng xương, đầu xương, thân xương,
sụn khớp
 Chức năng: khung xương nâng đở cơ thể, bảo vệ, vận
động, tạo máu, dự trữ muối khoáng


KHỚP: Khớp là nơi mà các đầu xương hoặc các bờ
xương của những xương khác nhau liên kết với nhau.
Phân loại: khớp bất động và khớp động

Một khớp động được cấu tạo bởi:
+ Mặt khớp: bao phủ bởi
sụn khớp
+ Phương tiện nối khớp:
bao khớp và dây chằng
+ Ổ khớp: giới hạn bởi mặt
khớp và bao khớp, có bao hoạt
dịch lót mặt trong bao khớp. Trong
ổ khớp có chất hoạt dịch


2. Hệ cơ: Nhờ đặc tính cơ bản của cơ là sự co cơ, nên cơ
giúp cho cơ thể có thể hoạt động được như vận động cơ
thể và các tạng khác. Cơ được chia làm ba loại đó là: cơ
tim, cơ trơn, cơ vân.





Cơ vân hay còn gọi là cơ bám xương, co bóp theo ý muốn, được cấu
tạo bởi những sợi cơ, hoạt động theo ý muốn, tạo ra các cử động của
cơ thể
Cơ trơn: là cơ của các tạng, các tuyến và thành mạch máu, hoạt động
ngoài ý muốn
Cơ tim giúp tim co bóp


II. GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ
CƠ XƯƠNG KHỚP


1. Vùng đầu mặt:
1.1 Xương khớp vùng đầu mặt:
Người ta chia các xương đầu mặt thành hai loại:
- Khối xương sọ, tạo thành hộp sọ não: hình bán cầu, gồm có
vòm sọ có nhiệm vụ che phủ và bảo vệ não bộ, nền sọ nâng đỡ
não và cho các cấu trúc như dây thần kinh, mạch máu... đi qua.
Gồm có một số xương chính sau: xương trán, xương sàng,
xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương,
xương mũi.
- Khối xương mặt, tạo thành sọ mặt: Gồm một số xương chính
sau: xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái, xương
hàm dưới.
Khớp thái dương – hàm dưới: Khớp thái dương - hàm dưới gồm
có các động tác sau: nâng và hạ hàm dưới, đưa hàm dưới sang
bên, ra trước và ra sau.



1.2 Các cơ vùng đầu mặt:
1.2.1 Cơ vùng đầu: Dựa vào chức năng cũng như nguồn gốc phôi
thai, cơ vùng đầu được chia thành hai nhóm: cơ mặt và cơ nhai
- Cơ mặt: Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương
tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu
mặt. Do dây thần kinh mặt chi phối. Gồm chủ yếu các cơ sau:
nhóm cơ mắt, nhóm cơ miệng…
- Cơ nhai: có tác dụng vận động xương hàm dưới, do thần kinh
hàm dưới chi phối. Gồm các cơ: cơ thái dương, cơ cắn…
1.2.2 Cơ vùng cổ: có một số cơ chính như sau:
- Cơ ức đòn chũm: Được chi phối bởi dây thần kinh phụ. Khi cơ

co thì có tác dụng xoay đầu và kéo đầu về phía bên đó. Nếu co
cả hai bên thì có tác dụng làm ngữa đầu
- Cơ nâng vai, cơ thang….



2. Vùng thân mình:
2.1 Xương khớp thân mình:
2.1.1 Cột sống: Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống
chồng lên nhau, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, vận động và
bảo vệ tủy gai. Mỗi người thường có từ 33 đến 35 đốt sống
2.1.2 Xương ngực: Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn, kết nối
xương ức với các đốt sống ngực tạo thành


Cột sống
1. Nhìn từ trước 2. Nhìn từ sau 3. Nhìn từ phía bên
4. Xương cùng 5. Xương cụt


2. Vùng thân mình:
2.1 Xương khớp thân mình:
2.1.3. Khớp giữa các thân đốt sống:
 Diện khớp:Là mặt trên và mặt dưới của hai thân đốt sống kế cận.
 Đĩa gian đốt sống: Hình thấu kính hai mặt lồi. Có cấu tạo bằng
sợi sụn. Mỗi đĩa gồm 2 phần: phần chu vi cấu tạo bởi các vòng
xơ sụn đồng tâm rất đàn hồi và phần trung tâm là nhân tủy.
Thường thì nhân nằm gần bờ sau hơn bờ trước của đĩa gian đốt
sống nên khi gập mạnh thân người ra trước có thể gây thoát vị
đĩa đệm ra sau đẩy lồi vào trong ống sống.

 Các dây chằng: Gồm có dây chằng dọc trước, dây chằng dọc
sau, dây chằng vàng



2.2 Cơ thân mình:
2.2.1 Các cơ thành ngực:
 Các cơ thành ngực gồm các cơ riêng của thành ngực và các
cơ của vùng khác đến tăng cường cho động tác hô hấp.
2.2.2 Các cơ thành bụng:
 Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba
lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng
trong và cơ ngang bụng; hai cơ ở phía trước, giữa bụng là cơ
thẳng bụng và cơ tháp.
 Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên là: bảo vệ các
tạng trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong ổ bụng khi các cơ
cùng co, góp phần trong hô hấp gắng sức, giúp giữ vững tư
thế, cử động thân mình.


Các cơ thành bụng sau
1.Cơ chéo bụng ngoài
2. Cơ thẳng bụng
3. Cơ chéo bụng trong
4. Đường trắng


3. Chi trên:
3.1 Xương khớp chi trên: Gồm các xương:
- Xương đòn

- Xương vai
- Xương cánh tay
- Xương cẳng tay: Gồm hai xương là xương quay ở ngoài
và xương trụ ở trong
- Các xương cổ tay: gồm 8 xương nhỏ
- Các xương đốt bàn tay và Các xương ngón tay



Khớp vai: Khớp vai là 1 khớp động, nối giữa ổ chảo với chỏm xương
cánh tay.

Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể, biên độ của
các động tác rất lớn: dạng (1800), khép (300), đưa ra trước (900) , ra
sau ( 450 ), xoay ngoài ( 600), xoay trong ( 900)…
 Một đặc điểm về mặt giải phẫu học của khớp vai là bao khớp rất lỏng
lẻo, rộng rãi, phía trên và dưới được tăng cường bởi một số gân cơ
tạo nên một bao hoạt dịch - gân – cơ

Bệnh lý thường gặp: Viêm quanh khớp vai là một danh từ chỉ tất cả
những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương
phần mềm quanh khớp: gân, cơ, dây chằng, bao khớp.

Viêm quanh khớp vai không bao gồm những nguyên nhân do tổn
thương đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch.


×