Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN LÚA HÈ THU 2017 VÀ THU ĐÔNG 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 21 trang )






TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA HÈ THU 2017
(Tổng diện tích nhiễm 0 ha)

RẦY NÂU
Diện tích nhiễm: 0 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG



TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA THU ĐÔNG 2017
(Tổng diện tích nhiễm 1.023 ha)

RẦY NÂU
Diện tích nhiễm: 271 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG


TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA THU ĐÔNG 2017
(Tổng diện tích nhiễm 1.023 ha)



SÂU CUỐN LÁ
Diện tích nhiễm: 46 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG


TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA THU ĐÔNG 2017
(Tổng diện tích nhiễm 1.023 ha)

CHUỘT
Diện tích nhiễm: 54 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG


TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA THU ĐÔNG 2017
(Tổng diện tích nhiễm 1.023 ha)

BỆNH ĐẠO ÔN
Diện tích nhiễm: 640 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG



TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI 7 NGÀY QUA
TRÊN LÚA THU ĐÔNG 2017
(Tổng diện tích nhiễm 1.023 ha)

BỆNH VÀNG LÙNLÙN XOẮN LÁ
Diện tích nhiễm: 12 ha
NHIỄM NHẸ
NHIỄM TRUNG BÌNH
NHIỄM NẶNG



DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
TRÊN LÚA HÈ THU 2017 VÀ THU ĐÔNG 2017
TRONG 7 NGÀY TỚI 06/7/2017-12/07/2017

1. Rầy nâu: Rầy thành trùng sau khi thu hoạch lúa Hè
Thu 2017 sẽ tiếp tục xâm nhiễm trà lúa Thu Đông 2017 và ấu
trùng tiếp tục nở, phát triển và gây hại trên trà lúa giai đoạn
đẻ nhánh-đòng, mật số từ thấp → trung bình, phân bố tại các
quận, huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai,...
2. Sâu cuốn lá nhỏ: Trên trà lúa đẻ nhánh-đòng lứa sâu non
tiếp tục nở, phát triển và gây hại phân bố các quận/huyện
Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh…
3. Chuột: Tiếp tục gây hại trên lúa mới gieo sạ, ruộng
lúa gần vườn và đê bao thủy lợi, phân bố tại các quận
huyện: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ…


DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI

TRÊN LÚA HÈ THU 2017 VÀ THU ĐÔNG 2017
TRONG 7 NGÀY TỚI 06/7/2017-12/07/2017

4. Bệnh đạo ôn: Hiện nay các giống lúa nông dân sử
dụng đa số nhiễm bệnh đạo ôn, kết hợp việc bón thừa đạm
giai đoạn bón phân đợt 2, đợt 3. Thêm vào đó, điều kiện thời
tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển
nên có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm, tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ
Đỏ, Thới Lai, Thốt Nốt…
5. Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá: Có khả năng phát
triển và tăng tỷ lệ nhiễm bệnh tại các ruộng đã bị xâm nhiễm.
Bên cạnh đó, rầy di trú mang mầm bệnh có thể gây hại và
lây lan mầm bệnh trên các chân ruộng giai đoạn mạ đến đẻ
nhánh.…


ĐỀ NGHỊ

Để bảo vệ lúa Thu Đông 2017 phát triển tốt, hạn chế
sự lây lan và gây hại của các đối tượng dịch hại (chủ yếu
rầy nâu, bệnh đạo ôn). Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
các quận/huyện thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Đối với lúa Thu Đông 2017 đã xuống giống hướng
dẫn bà con nông dân bón phân đợt 1 sớm (từ 7-10 ngày
sau sạ), tăng cường bón phân lân, kali để kích thích bộ rễ
phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu
vụ, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
của môi trường, hạn chế ngộ độc hữu cơ, hạ phèn.



ĐỀ NGHỊ

- Các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh trong
thời gian tới như sau:
+ Củng cố, đẩy mạnh hoạt động Ban chỉ đạo phòng
chống Rầy nâu, bệnh vàng lùn và LXL các cấp, phân công
từng cán bộ chịu trách nhiệm địa bàn cụ thể để tăng cường
công tác theo dõi diễn biến rầy nâu và bệnh Vàng lùn – Lùn
xoắn lá trên các trà lúa. Điều tra phát hiện sớm bệnh Vàng
lùn – Lùn xoắn lá để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với
các ruộng đã bị nhiễm bệnh Vàng lùn – Lùn xoắn lá cần
khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, nhỗ bỏ cây
lúa bị bệnh để loại trừ mầm bệnh lan truyền và gây hại
nặng.


ĐỀ NGHỊ

+ Ngay từ đầu vụ, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tập huấn cho nông dân biết về nguy cơ dịch hại trên
lúa, nâng cao ý thức cảnh giác của nông dân, không được
chủ quan lơ là, áp dụng các kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, IPM,
“1 phải 5 giảm”, công nghệ sinh thái, quản lý rầy nâu bằng
chế phẩm sinh học (nấm xanh, Ometar)….
+ Củng cố hệ thống bẩy đèn, theo dõi sát diễn biến
rầy nâu vào đèn và lấy mẫu gửi về Trung tâm BVTV Phía
Nam phân tích Elisa xác định nguồn bệnh để chủ đồng
phòng trừ.



ĐỀ NGHỊ

- Đối với các ruộng nhiễm rầy nâu: Kiểm tra thật kỹ
ruộng lúa, xác định đúng thời điểm phun thuốc, khi ổ trứng
Rầy trên ruộng đã nở dứt điểm, rầy cám đa số chuyển sang
màu nâu hồng, mật số trên 3 con/chồi, trong điều kiện mật
số thiên địch thấp nên đưa nước vào ruộng, tiến hành phun
thuốc đặc trị rầy theo kỹ thuật 4 đúng. Tuyệt đối không
phun ngừa định kỳ khi mật số rầy còn thấp (dưới 3
con/tép), tăng cường khuyến cáo nông dân sử dụng chế
phẩm sinh học nấm MA (Ometa...) để tạo nguồn ký sinh
trên đồng ruộng giúp nấm lây lan ký sinh trong quần thể rầy
lứa sau hạn chế tình trạng bộc phát và cháy rầy cục bộ
trong giai đoạn sau.


ĐỀ NGHỊ

- Đối với các ruộng nhiễm bệnh đạo ôn lá: do điều
kiện thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
Cần khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để
phát hiện bệnh sớm, tiến hành xử lý kịp thời. Không để
ruộng khô nước, ngưng bón các loại phân có chứa đạm,
phòng trị theo nguyên tắc 4 đúng, không được kết hợp
thuốc phòng trị bệnh đạo ôn với phân bón lá hoặc kích
thích sinh trưởng. Trên những trà lúa trổ đã bị nhiễm bệnh
đạo ôn trước đó, cần khuyến cáo nông dân phun thuốc
ngừa bệnh đạo ôn cổ bông kịp thời trước và sau khi lúa trổ
đều.



ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục phát động nông dân tổ chức chiến dịch đồng
loạt ra quân diệt chuột trên diện rộng. Diệt Chuột bằng nhiều
biện pháp, trong đó ưu tiên các biện pháp an toàn; bẫy cây
trồng, săn bắt, sử dụng thuốc sinh học,... kết hợp diệt chuột
ngoài đồng, ven bờ vườn kết hợp với diệt chuột trong các hộ
gia đình, khu dân cư tại địa phương. Nghiêm cấm việc sử dụng
điện để diệt chuột, không sử dụng thuốc ngoài danh mục, tuyệt
đối không sử dụng nhớt đổ trên ruộng để diệt chuột.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giống, phân
bón, thuốc BVTV, ngăn ngừa tình trạng hàng giả, hàng kém
chất lượng làm thiệt hại sản xuất. Thường xuyên nắm chắc giá
cả vật tư báo cáo kịp thời về Chi cục trồng trọt và BVTV theo
định kỳ.



×