Tải bản đầy đủ (.ppt) (260 trang)

BÀI GIẢNG Phân Tích Kỹ Thuật và Ứng Dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 260 trang )

Phân Tích Kỹ Thuật và Ứng
Dụng


NỘI DUNG
1. Nguyên lý nền tảng của phân tích kỹ thuật
2. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
3. Ứng dụng của phân tích kỹ thuật
4. Các khái niệm cơ bản
5. Dạng đồ thị (line, bar, candle)
6. Các dạng đảo chiều, liên tục
7. Các đường hỗ trợ, kháng cự
8. Các đường chỉ báo (momentum, MACD,…)
9. Các đường xu hướng
10. Dãy số Fibonacci
11. Sóng Elliott
12. Kỹ thuật candlestick


NỀN TẢNG CỦA PTKT
1. Phân tích kỹ thuật quan tâm tới những gì đã
xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy
ra
2. Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều
đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá
mà tập trung đến biến động của giá trên thị
trường
3. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các giao động
không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất
định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng
đi tiếp theo của giá


4. Thị trường tồn tại những mẫu, dạng đồ thị và
có tính lặp lại


PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do, nguyên
nhân làm cho giá tăng hay giảm (Kinh tế, chính trị,
môi trường, cung cầu)
Mục tiêu của phân tích cơ bản là tiến đến một dự
đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường
để xác định xem thị trường được định giá cao hơn
hay thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phân
tích cơ bản là quyết định xem thông tin nào và
bao nhiêu giá trị đã được tính vào cơ cấu giá trị
hiện hành.






Ứng dụng của phân tích kỹ thuật
1. Xác định chiến lược kinh doanh cho
dài hạn hay trung hạn hay ngắn hạn.
2. Xác định các đường tiệm cận giá để
có quyết định mua vào – giữ– bán cổ
phiếu một cách hợp lý.
3. Xác định khoảng giao động của giá
để xác định thời điểm nên hay chưa

nên tham gia thị trường.



CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Mức kháng cự (Resistance):
Là mức giá A mà tại đó sự phản ứng của
mức cung trên thị trường đủ sức chế
ngự mức cầu và khiến cho giá chứng
khoán giảm trở lại.
2. Mức hỗ trợ (Support):
Là mức giá B mà các nhà đầu tư theo xu
hướng giá giảm cho rằng giá không thể
nào giảm hơn nữa nên họ bắt đầu mua
vào làm cho lượng cầu tăng. Giá chứng
khoán gia tăng trở lại.


CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3. Phiên điều chỉnh thị trường:
Khi cổ phiếu liên tục tăng sẽ gặp
ngưỡng kháng cự, làm cho giá cổ
phiếu bớt nóng. Khi cổ phiếu liên
tục giảm sẽ gặp ngưỡng hỗ trợ làm
cho các nhà đầu tư bớt hoang mang.


CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm
hai trục biểu thị giá và thời

gian. Mỗi một cổ phiếu, mỗi thị
trường và chỉ số niêm yết trên
bảng giao dịch đều được biểu
thị bằng một biểu đồ minh hoạ
sự biến động giá chứng khoán
theo thời gian.


ĐỒ THỊ ĐƯỜNG LINE
Đồ thị đường thẳng (Line chart): là
dạng đồ thị được xác định bằng cách nối
giá đóng cửa của một loại chứng khoán
nào đó theo thời gian.
Dùng để xem xu hướng dài hạn, ít dùng
để kinh doanh ngắn hạn.



ĐỒ THỊ THANH (BAR CHART)
• Đồ thị thanh (bar chart):
Đồ thị thanh được dùng phổ biến ở
các nước phương tây. Thông thường
đồ thị thanh dùng để chỉ giá đóng
cửa, giá cao, thấp. Thỉnh thoảng, đồ
thị thanh cũng chỉ giá đóng cửa, mở
cửa, cao, thấp.


ĐỒ THỊ NẾN (CANDLE CHARTS)
• Đồ hình nến (candle charts):

Sử dụng dữ liệu giống như đồ thị bar
Nhấn mạnh mối liên hệ giữa giá đóng
cửa và giá mở cửa


CÁC KIỂU ĐỒ THỊ THÔNG DỤNG


ĐỒ THỊ THANH (BAR CHART)
EUR=, Bid [O/H/L/C Bar] Weekly
06Feb01 - 12Nov06
Pr
USD

EUR= , Bid, O/H/L/C Bar
24Sep06 1.2634 1.2728 1.2628 1.2713

1.34
1.32
1.3
1.28
1.26
1.24
1.22
1.2
1.18
1.16
1.14
1.12
1.1

1.08
1.06
1.04
1.02
1
0.98
0.96
0.94
0.92
0.9
0.88
0.86
0.84
May01

Sep

Jan02

May

Sep

Jan03

May

Sep

Jan04


May

Sep

Jan05

May

Sep

Jan06

May

Sep


ĐỒ THỊ NẾN (CANDLE CHARTS)


ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINES
Đồ thị giá là một bức tranh phản
ánh tương quan lực lựơng giữa bên
mua (bull) và bên bán (bear).
Xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi
trung bình của giá cổ phiếu qua
thời gian. Sử dụng biểu đồ để nhận
diện xu hướng hiện tại và dự báo
tương lai giá của cổ phiếu.



ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINES
 Xu hướng tăng (uptrend): Hình thành lên
từ hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy
cao hơn trên biểu đồ cổ phiếu. Là thời
điểm thích hợp để mua vào. Đường xu
hướng được vẽ bằng cách nối những đáy
với nhau.
 Xu hướng giảm (downtrend): Hình thành
nên từ hàng loạt những đỉnh thấp hơn và
đáy thấp hơn trên biểu đồ . Là thời điểm
bán ra hoặc tạo trạng thái đoản (short).
Đường xu hướng hướng được vẽ bằng cách
nối những đỉnh với nhau.


ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINES
 Xu hướng không đổi: Biểu thị bằng sự
dao động lên xuống trong một thời gian
dài giữa các giới hạn tăng giảm trực
quan. Xu hướng này là dấu hiệu cho thấy
chúng ta không nên tham gia thị trường,
tuy nhiên vẫn có thể kinh doanh theo
kiếu lướt sóng (mua thấp bán cao)
 Với quy mô vốn như hiện nay, bạn sẽ đạt
thành công hơn nếu lựa chọn cổ phiếu
theo xu hướng, hơn là đi ngược lại với nó.



ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINES
 Thông thường khi một thời kỳ “range”
bị phá vỡ, nghĩa là giá có thể tiếp tục
tăng theo xu hướng cũ hoặc rớt xuống
mức thấp gây nên đảo chiều, tạo nên
cơ hội kinh doanh tại các điểm
“breakout”
 Pullbacks: là những thời kỳ xảy ra
hiện tượng giá đổi chiều tạm thời
trước khi tiếp tục xu hướng cũ.


CÁCH XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG XU HƯỚNG
Đường xu hướng là một đường thẳng nối
liền các điểm liên tục cao hay thấp
(thông thường lúc đầu là 2 điểm) cho
phép chúng ta xác định:
1.
2.
3.
4.

Chiều hướng của thị trường
Dấu hiệu đảo chiều
Dấu hiệu tiếp tục xu hướng
Các điểm hỗ trợ (support) và kháng cự
(resistance)



×