LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính,của nền kinh
tế. Nền kinh tế càng phát triển,càng khẳng định vai trò không thể thiếu của thị trường
chứng khoán trong tiến trình phát triển của cả đất nước,không chỉ với các doanh nghiệp mà
còn cả các cá nhân trong nền kinh tế.Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối
các nguồn vốn tiết kiệm, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế,cung cấp môi trường đầu tư
cho công chúng, đồng thời nó cũng là nơi đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp và tạo
môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Để thực hiện
thành công những mục tiêu đã đề ra và tối đa hoá lợi ích khi tham gia thị trường,mỗi chủ
thể tham gia đều có những chiến lược đầu tư dựa trên các phân tích riêng.Phân tích kỹ
thuật là một trong nhiều cách phân tích khác nhau để lựa chọn một danh mục đầu tư hợp
lý.Phân tích kỹ thuật là phương pháp mà chỉ dựa chủ yếu vào giá và khối lượng để dự đoán
xu thế trong tương lai.Với những ưu thế của mình, phân tích kỹ thuật đã được sử dụng khá
phổ biến và đem lại thành công cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới.Với Việt Nam,thị trường
chứng khoán vừa mới bước những bước những bước đi đầu tiên,việc sử dụng các công cụ
phân tích trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư còn rất hạn chế vì nhiều lý do.Tuy
nhiên,cùng với sự lớn mạnh nhanh chóng về qui mô, nó cũng đòi hỏi phải có một sự đánh
giá chính xác hơn về giá trị của các hàng hóa tham gia thị trường để phát huy hơn nữa vai
trò của thị trường, đảm bảo một thị trường hiệu quả đối với các chủ thể tham gia.Vì lý do
đó chúng em đã chọn đề tài ”Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật và ứng dụng một số chỉ
báo cơ bản với thị trường Việt Nam”.
Bài viết có hai chương:-Chương 1: Lý thuyết chung về phân tích kỹ thuật
-Chương 2: Một số chỉ báo cơ bản và ứng dụng phân tích cổ phiếu
ở thị trường Việt Nam.
1
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.
Thực tế, người Nhật là người đầu tiên dùng phân tích kỹ thuật trong phân tích các giao
dịch lúa gạo vào những năm 1800. Phân tích kỹ thuật thực sự bắt đầu mở rộng sau những
phát hiện của các nhà phân tích, điển hình là Charles H.Dow, chủ bút đầu tiên của tờ báo
phố Wall.và là người sáng tạo ra khái niệm chỉ số trung bình của thị trường,ngày nay được
biết đến dưới cái tên Chỉ số trung bình Dow Jones. Ngày nay phân tích kỹ thuật được sử
dụng rộng rãi tại các sàn giao dịch trên thế giới, trở thành một công cụ hữu hiệu đối với các
nhà đầu tư trên khắp thế giới. Với những phát triển vượt bậc của công nghệ tin học, đã có
hàng loạt các phần mềm ra đời hỗ trợ cho công tác phân tích kỹ thuật.
1.2.KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phân tích kỹ thuật. Rất nhiều những
nhà nghiên cứu trên thế giới từ trước đến nay có những nhìn nhận khác nhau về phân tích
kỹ thuật dưới những góc nhìn khác nhau.
Tuy nhiên có thể rút ra định nghĩa ngắn gọn về phân tích kỹ thuật như sau:
Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích chỉ dựa vào diễn biến của giá và khối
lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai, và các áp lực cung
cầu có ảnh hưởng đến giá.
Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng công cụ toán học và đồ thị (các hình mẫu kỹ thuật)
để xác định xu thế thị trường của một loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời
điểm thích hợp để mua bán chứng khoán.
Một lợi thế lớn trong phân tích kỹ thuật là nó không phụ thuộc nặng vào các báo cáo tài
chính.Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng việc sử dụng báo cáo tài chính sẽ gặp một số
vấn đề như chúng không chứa đựng đầy đủ các thông tin cho việc phân tích,các báo cáo tài
chính khác nhau có thể áp dụng một số nguyên tắc kế toán khác nhau và các yếu tố tâm lý
cũng như những biến số định tính khác không được thể hiện trong các báo cáo tài chính.
Hơn nữa ,nhà phân tích cơ bản phải xử lý thông tin mới một cách chính xác và nhanh
chóng để tìm ra giá trị nội tại mới của các chứng khoán trước các nhà đầu tư khác.Trong
khi đó các nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần nhanh chóng nhận ra xu thế dịch chuyển sang
một mức giá cân bằng mới bất kể đâu là nguyên nhân của sự dịch chuyển.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng họ có thể xác định được thời điểm lý tưởng để thực
hiện giao dịch tốt hơn so với các nhà phân tích cơ bản.
1.3. CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.
Các nhà phân tích kỹ thuật đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên việc xem xét các số
liệu về giá và khối lượng giao dịch nhằm xác định xu thế thị trường trong quá khứ để từ đó
dự đoán xu thế trong tương lai của toàn bộ thị trường cũng như của từng chứng khoán
2
riêng lẻ. Các nhà phân tích kỹ thuật đã đưa ra 1 vài giả định hỗ trợ cho dự đoán xu thế biến
động của thị trường :
Giả định 1: Giá trị thị trường của bất kỳ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đều hoàn
toàn đươc xác định bởi sự tương tác của cung - cầu.
Giả định 2: Cung - cầu được xác định bởi 1 số nhân tố. Những nhân tố này bao hàm cả
các nhân tố được sử dụng trong phân tích cơ bản, cũng như các quan điểm, những trạng
thái và những phỏng đoán. Thị trường phản ánh tất cả những nhân tố này 1 cách tự động và
liên tục .
Giả định 3: Ngoại trừ 1 số giao động nhỏ, giá của các chứng khoán và thị trường nói
chung có biểu hiện biến động theo các xu thế, các xu thế này diễn ra trong những khoảng
thời gian xác định.
Giả định 4: Các xu thế trội thay đổi tương ứng với những sự dịch chuyển theo quan hệ
cung - cầu . Những sự dịch chuyển này bất kể do nguyên nhân nào gây ra, thì sớm hay
muộn cũng đều được phát hiện dựa vào các phản ứng của chính thị trường.
Về một số phương diện, những giả định này gây nhiều tranh cãi. Các nhà phân tích
cơ bản hàng đầu và những người theo lý thuyết thị trường hiệu quả đặt câu hỏi về giá trị
của những giả định này .
Hai giả định đầu tiên dường như được chấp nhận bởi các nhà phân tích kỹ thuật và
các nhà phân tích khác. Giá chứng khoán được xác định dựa trên quan hệ cung -cầu, và
quan hệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Thị trường liên tục phản ánh những nhân
tố này. Nhưng các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng sự ảnh hưởng của các nhân tố phi logic
(trạng thái tâm lý, phỏng đoán,….) sẽ kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định.Trong khi
đó các nhà phân tích thị trường khác lại cho rằng các nhân tố phi logic chỉ ảnh hưởng trong
ngắn hạn, còn các nhân tố logic mới tác động trong dài hạn.
Với giả định 3, các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng giá chứng khoán biến động theo các
xu thế diễn ra theo những khoảng thời gian dài bởi vì những thông tin cập nhật có thể tác
động đến quan hệ cung - cầu không xuất hiện trên thị trường tại 1 thời điểm, mà trong 1
khoảng thời gian. Các nhà phân tích kỹ thuật không kỳ vọng giá sự điều chỉnh giá diễn ra
đột ngột như các nhà phân tích cơ bản và những người theo lý thuyết thị trường hiệu quả,
mà họ kỳ vọng một sự điều chỉnh giá dần dần phản ánh sự xuất hiện từ từ của các luồng
thông tin.
1.4.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.
Có rất nhiều trường phái lý thuyết khác nhau nghiên cứu về phân tích kỹ thuật,nhưng hai
lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất là lý thuyết Dow và lý thuyết Sóng.Bài viết này chỉ
tập trung vào phân tích một số nghiên cứu của lý thuyết Dow trong phân tích kỹ thuật.
3
1.4.1. Lịch sử hình thành lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow được đặt tên theo tên của Charles Dow, chủ bút đầu tiên của tờ thời báo
phố Wall và là người sáng tạo ra khái niệm chỉ số trung bình của thị trường, ngày nay
được biết đến dưới cái tên Chỉ số trung bình Dow Jones. Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên
cho mọi nghiên cứu kỹ thuật trên thị trường chứng khoán.
Dow đã đưa ra khái niệm chỉ số trung bình thị trường khi nhận thấy giá của hầu hết các
cổ phiếu lên ,xuống cùng với sự biến động của thị trường.
Có thể coi lý thuyết Dow là một lý thuyết khởi đầu trong các kỹ thuật liên quan đến giá
và khối lượng giao dịch bởi vì đây là một trong những lý thuyết xuất hiện sớm nhất và cho
đến nay vẫn là nền tảng của nhiều chỉ báo kỹ thuật.
1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow.
1.4.2.1. Trung bình giá thị trường không phụ thuộc vào yếu tố nào
Giá cả của các chứng khoán trên thị trường biến động một cách ngẫu nhiên chỉ phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
1.4.2.2.Thị trường luôn có 3 luồng vận động
Có 3 luồng vận động của mức giá trung bình của thị trường, tất cả có thể diễn ra ngay lập
tức và cùng một thời điểm.
Luồng vận động thứ 1, và cũng là quan trọng nhất, là xu hướng chính của thị trường: xu
hướng vận động đi lên hoặc xuống với biên độ rộng được gọi là thị trường giá lên và thị
trường giá xuống. Xu hướng này có thể tồn tại một vài năm.
Luồng vận động thứ 2, luồng vận động dễ gây hiểu lầm nhất, chính là luồng phản ứng
điều chỉnh phụ của thị trường:một đợt giảm giá đáng kể trong thị trường mà xu hướng
chính là lên giá hoặc ngược lại trong 1 thị trường gía xuống. Thường thì những phản ứng
như vậy kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng.
Luồng vận động thứ 3, và thường là không quan trọng, chính là sự biến động của giá theo
ngày.
4
Đồ thị biểu diễn các luồng vận động chủ yếu
*/Luồng vận động chủ yếu
Luồng vận động này là nội dung trọng tâm của Lý thuyết Dow
• Nói chung luồng vận động chủ yếu là xu hướng chính có biên độ rộng, được biết đến
với tên gọi là thị trường bò hay thị trường gấu, có thể kéo dài trong khoảng thời gian vài
năm.
• Hoạt động đầu cơ muốn thành công phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định đúng hướng
cuả luồng vận động này. Chưa có phương pháp nào dự báo được luồng vận động chủ yếu
này của thị trường diễn ra trong bao lâu.
• Thị trường bò là thị trường có xu hướng chủ yếu là đi lên có biên độ rộng, bị gián đoạn
bởi một xu hướng phụ có hướng ngược lại và trung bình thường kéo dài lâu hơn 2 năm.
Trong suốt quá trình này, giá cổ phiếu đi lên bởi nhu cầu mua của cả nhà đầu tư lẫn nhà
đầu cơ khi hoạt động kinh doanh phát triển và hoạt động đâu cơ trở nên sôi động .
• Thị trường gấu là thị trường có xu hướng chủ yếu là đi xuống có biên độ rộng, bị gián
đoạn bởi xu hướng phụ đáng kể có xu hướng ngược lại. Nguyên nhân là do những điều
kiện kinh doanh khó khăn và xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi giá cổ phiếu giảm đến
mức thấp nhất.
5
thị trường giá lên thị trường giá xuống
thời gian
Giá trung bình
*/Luồng vận động phụ
biến động giá phụ
Luồng vận động phụ là một sự phản ứng phụ của thị trường, đó là một sự đi lên đáng kể
trong một thị trường giá xuống và ngược lại: một sự đi xuống đáng kể trong một thị trường
giá lên.
• Xu hướng này tồn tại khoảng từ vài tuần đến vài tháng
• Trong suốt quá trình diễn ra xu hướng phụ,nó khiến giá lệch từ 33% đến 66% so
với giá trong xu hướng chính kể từ khi kết thúc lần điều chỉnh giá cuối cùng
Những phản ứng điều chỉnh giá của thị trường hay những xu hướng phụ này khiến người
ta hiểu nhầm là xu hướng chính đã thay đổi.
6
thị trường giá lên thị trường giá xuống
Thời gian
Giá trung bình
*/ Dao động giá hàng ngày
Theo lý thuyết dao động hàng ngày của giá không đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định xu hướng biến động của toàn bộ thị trường.
(*) Một vài dấu hiệu nhận biết để xác định giai đoạn đang diễn ra của thị trường:
Chỉ số Giá trên thu nhập trung bình của thị trường
Mức cổ tức trung bình của thị trường
Phản ứng của thị trường đối với các tin tức
Mức độ huy động vốn mới và mức độ phát hành lần đầu ra công chúng
Các xu hướng của thị trường(xu hướng lên hoặc xuống)
Mức độ tham gia của công chúng vào thị trường
Mức độ quan tâm của các phương tiện truyền thông chính đối với thị trường-truyền
hình ,báo chí,và internet.
Số lượng các nhân viên mô giới ,các hoạt động củng cố hoặc phá sản,và mối quan
tâm đối với các khách hàng riêng
Mức độ hoạt động ,tuyển dụng nhân lực,thua lỗ trong kinh doanh…..trong nền kinh tế.
1.4.2.3. Luồng vận động chính có 3 giai đoạn phát triển.
Ba giai đoạn phát triển này chính là các phản ứng của thị trường thông qua việc nghiên
cứu các đồ thị biểu diễn các mức giá trung bình của thị trường.Nhưng không thể nào xác
định chính xác được vì thời điểm khởi đầu và kết thúc của mỗi giai đoạn phát triển luôn
giao thoa với nhau.Theo lý thuyết,ba giai đoạn phát triển của luồng vận động chủ yếu có
thể được biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:
7
thị trường giá lên thị trường giá xuống
thị trường giá lên thị trường giá xuống
đầu cơ
Tăng thu
nhập
tự tin
hết hy
vọng
giảm thu nhập
buộc phải bán
Ba giai đoạn phát triển của thị trường giá lên
Giai đoạn đầu tiên cho thấy việc người đầu tư lấy lại niềm tin vào tương lai của thị
trường;
Giai đoạn thứ 2 là phản ứng của giá khi có thông tin làm ăn có lãi của các công
ty ,và:
8
Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn khi hoạt động đầu cơ vượt ra khỏi vòng kiểm soát và
lạm phát xảy ra –giai đoạn giá cổ phiếu tăng vì có sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Ba giai đoạn phát triển cuả xu hướng thị trường giá xuống
Giai đoạn đầu tiên cho thấy nhà đầu tư không có kỳ vọng vào thị trường do cổ
phiếu được mua với giá bị thổi phồng.
Giai đoạn thứ 2 phản ánh hoạt động bán do có sự sụt giảm lợi nhuận trong kinh
doanh của các công ty,và;
Giai đoạn 3 diễn ra là do người ta bán ra ồ ạt các chứng khoán làm giá sụt giảm
nhanh chóng .
1.4.2.4. Xác định xu hướng
Xu hướng thị trường lên giá diễn ra khi ta thấy trên đồ thị có một đỉnh cao hơn và một
một điểm đáy cao hơn. Xu hướng thị trường lên giá kết thúc khi ta thấy trên đồ thị có một
đỉnh thấp hơn và sau đó là 1 điểm đáy thấp hơn.
Xu hướng thị trường xuống giá diễn ra khi ta thấy trên đồ thị một điểm đỉnh thấp hơn và
sau đó là một điểm đáy thấp hơn. Xu hướng thị trường xuống giá kết thúc khi ta thấy trên
đồ thị xuất hiện một điểm đáy cao hơn và sau đó là một điểm đỉnh cao hơn.
1.4.2.5. Khối lượng giao dịch cũng là một dấu hiệu khẳng định xu hướng
Các nhà phân tích kỹ thuật xem xét sự thay đổi về khối lượng giao dịch cùng với diễn
biến giá như là một chỉ báo về thay đổi quan hệ cung-cầu đối với một số chứng khoán nào
đó hoặc các cổ phiếu nói chung. Sự thay đổi giá cổ phiếu theo hướng nào đó thể hiện các
nhân tố ảnh hưởng,nhưng chỉ riêng thay đổi vể giá thì chưa phản ánh quan hệ cung-cầu tại
thời điểm đó.Vì vậy ,các nhà phân tích kỹ thuật thường tìm kiếm một sự tăng giá kèm theo
khối lượng giao dịch tương đối lớn so với khối lượng giao dịch thông thường như là một
chỉ báo về xu hướng giá lên ,còn nếu giá giảm kèm theo khối lượng giao dịch lớn đồng
nghĩa với xu thế giá xuống.
Các nhà phân tích kỹ thuật cũng sử dụng tỷ lệ khối lượng giao dịch Giá lên/giá xuống
như là một chỉ báo ngắn hạn của thị trường nói chung. Khối lượng giao dịch của các cổ
phiếu tăng giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu giảm giá được coi là một thước đo
về trạng thái tâm lý của người đầu tư và sử dụng nó để xác định quan hệ cung-cầu trên thị
trường.
Khối lượng giao dịch là một đại lượng đo mức độ của giao dịch trên TTCK.Có một số
cách để đo lường khối lượng ,dựa vào số liệu có được trên thị trửờng :
• Khối lượng giao dịch được tính bằng số lượng thực tế chứng khoán được giao dịch
trong một khoảng thời gian nào đó. Đây là đại lượng tốt nhất để đo khối lượng nếu số liệu
đó có sẵn trên thị trường
• Cách khác để xác định là dựa trên giá trị các chứng khoán được giao dịch trong 1
khoảng thời gian nhất định.Cách này được sử dụng chủ yếu cho các chỉ số thị trường,khi
mà tỷ trọng vốn hoá có thể khiến cho ngta hiểu sai về số lượng chứng khoán.
9
• Khi không có số liệu về số lượng hay giá trị chứng khoán được giao dịch ,số lượng
các giao dịch được thực hiện có thể được sử dụng thay thế.Một trong những bất lợi của
việc sử dụng dữ liệu này là nó không phản ánh đúng tỷ trọng của một giao dịch 10000
chứng khoán với giao dịch chỉ có 100 chứng khoán.
• Các nhà phân tích có thể sử dụng “bước nhảy về khối lượng”(tick volume)là số lần
thay đổi về giá trong suốt khoảng thời gian đó .Thay đổi về giá là một đại lượng cơ bản để
đo lường cường độ giao dịch.
Lý thuyết Dow đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc phân tích cổ phiếu, đặt nền
tảng cho việc so sánh chiến lược xác định thời điểm của thị trường với chiến lược “mua và
nắm giữ”trong đầu tư chứng khoán.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ CHỈ BÁO CƠ BẢN
VÀ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM.
Trong vài thập kỉ phát triển của phân tích kỹ thuật, người ta đã đưa ra rất nhiều dấu hiệu,
chỉ báo để phân tích và đánh giá các xu hướng dựa trên sự biến động của giá và khối
lượng. Đã có rất nhiều các chỉ báo được đưa ra và ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên có
thể chia làm hai loại dấu hiệu cơ bản : Dấu hiệu dự báo xu hướng thị trường và đà dao
động giá.
Thứ nhất, dấu hiệu dự báo xu hướng thị trường là một nhóm các dấu hiệu được sử dụng
để xác định xu hướng thị trường một các khách quan. Mục đích của việc sử dụng nhóm
này là nhằm xác định sự mở đầu và kết thúc của các xu hướng thị trường.
Thứ hai, đà dao động của giá là một nhóm các dấu hiệu thị trường được sử dụng để đo
lường tốc độ biến động của giá cả. Các dấu hiệu này được coi là các dấu hiệu dẫn đường
hoặc dấu hiệu ngẫu nhiên, chúng đựoc thiết kế nhằm phát hiện những giao động của giá
trong phạm vi một khoảng giao động giá hay trong phạm vi của một xu hướng. Mục đích
là để xác định thời điểm giao dịch khi giá thay đổi do việc định giá quá cao hay quá thấp.
Bài phân tích này tập trung vào một số chỉ báo cơ bản như : đường trung bình động
(Moving Average - MA), hội tụ và phân kì của đường trung bình động ( Moving Average
10
Convergence Divergence - MACD), chỉ số cường độ tương đối (Relative strength Index-
RSI), dải Bollinger …
2.1. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG (Moving Average _ MA).
Phân tích kĩ thuật cổ điển tiếp cận với khái niệm về xu huớng giá thông qua điểm cận
trên (điểm giá cao) và điểm cận dưới (điểm giá thấp) trong pha thời gian ngắn hạn; cũng
như các đỉnh và đáy trong pha thời gian dài hạn. Với cách tiếp cận này, người ta sử dụng
dấu hiệu chỉ báo là đường xu hướng giá. Tuy nhiên phương thức này mang tính chủ quan
cao, do đó các nhà phân tích chuyển hướng sang nghiên cứu xu hướng giá theo phương
thức toán học. Đường trung bình động là công cụ rất quan trọng của phương thức này.
2.1.1.Khái niệm đường trung bình động
2.1.1.1. Khái niệm - Mục đích - Phân loại :
Đường trung bình động là một dấu hiệu dự báo xu hướng thị trường được xác định bằng
giá trị trung bình của mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định, tại các thời
điểm khác nhau.
Mục đích của đường trung bình động là giản lược dữ liệu về giá đóng cửa bằng cách xây
dựng một đường đồ thị biểu hiện xu hướng giá. Thay vì lập đồ thị giá trực tiếp cho từng kỳ
giao dịch, giá đóng cửa trung bình cho một số kỳ giao dịch nhất định được tính toán và đưa
vào đồ thị.
Có 4 loại đường trung bình động : đường trung bình động giản đơn (SMA), đường trung
bình động tuyến tính có trọng số, đường trung bình động tính theo hệ số mũ, đường trung
bình động biến đổi (VMA). Trong phần nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về đường trung
bình động giản đơn.
2.1.1.2. Cách xây dựng đường trung bình động
Để thiết lập đường trung bình động 5 kỳ, chúng ta cần dữ liệu giá cả cho tối thiểu 5 kỳ.
Khi có đủ số liệu của 5 kỳ đầu tiên, ta sẽ xác định được điểm đầu tiên của đồ thị đường
trung bình động. Dưới đây là bảng ví dụ:
Kỳ Giá đóng
cửa
Tổng 5 kì cuối Trung bình của 5 kì
cuối
1 100 - -
2 102 - -
3 106 - -
4 104 - -
5 102 514 102,8 (= 514/5)
Để tính trung bình động của kì thứ 6, có hai cách:
- Cách 1: cộng giá đóng cửa từ kì thứ 2 đến kì thứ 6, sau đó chia cho 5.
- Cách 2: Lấy tổng của 5 kì trước, trừ đi giá trị của một kỳ, sau đó chia cho 5.
11