Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

BÀI GIẢNG SÚNG TIỂU LIÊN AK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 24 trang )

GIÔÙI THIEÄU SUÙNG
BOÄ BINH

Biên soạn: Tổ Giáo dục thể chất
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
(Bài giảng phục vụ cho việc giảng dạy môn GDQP&AN khối 11 năm học 2008-2009)


SÚNG TIỂU LIÊN AK
BÀI 1
Giới thiệu về súng tiểu liên AK
1. Tính năng chiến đấu của súng, đạn
2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận chính của súng
3. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của đạn
4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn


GIỚI THIỆU






AK47 : kiểu súng sử dụng phổ biến nhất thế giới, viết tắt
của cụm từ : Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947 (Автомат Калашникова образца 1947 года)
AK-47 là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng
nhất của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ
kiểu hoàn chỉnh vào năm 1947, được Quân đội Xô viết sử
dụng phổ biến vào năm 1949 và nhanh chóng trở thành
loại vũ khí được ưa chuộng nhất bởi tính thông dụng, sự


linh động, độ chính xác cao và chứa được nhiều đạn.
Mikhail Timofeevich Kalashnikov (sinh ngày
10/11/1919) là tổng công trình sư thiết kế vũ khí nổi tiếng
của Liên Xô (Nga), hai lần anh hùng lao động, giải thưởng
Stalin (1949) và là cha đẻ của loại súng AK-47.


CÁC LOẠI SÚNG TIỂU LIÊN AK

AKM

AKMS


CÁC LOẠI SÚNG TIỂU LIÊN AK

AK74U

AK74


CÁC LOẠI SÚNG TIỂU LIÊN AK
AK101

AK103


1. Tính năng chiến đấu của
súng, đạn





Súng tiểu liên AK, AKM và AKMS trang bị cho từng người
để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh giáp lá cà
Súng tiểu liên AK, AKM và
AKMS dùng đạn kiểu 1943 do
Liên xô (trước đây) sản xuất
hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do
Trung quốc và một số nước
XHCN sản xuất với các loại đầu
đạn khác nhau: đầu đạn thường,
đầu đạn vạch đường, đầu đạn
xuyên cháy, đầu đạn cháy. Súng
dùng chung đạn với súng trường
CKC, K36 trung liên RPĐ và
RPĐ. Hôp tiếp đạn chứa được 30
viên đạn.


1. Tính năng chiến đấu của
súng, đạn ( tt )


Súng tiểu liên có thể bắn được liên thanh hay phát một
Chủ yếu bắn liên thanh, khi bắn liên thanh có thể bắn điểm xạ ngắn (
từ 2 đến 5 viên ), bắn loạt dài ( từ 6 đến 10 viên ) và bắn liên tục.




Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800m. Tiểu liên cải tiến 1000m;
tầm bắn thẳng:
 Mục tiêu người nằm bắn 350m, mục tiêu người chạy 525m
 Hoả lực tập trung của súng bắn được các mục tiêu trên mặt
đất ở cự ly 800m
 Bắn máy bay, quân nhảy dù trong vòng 500m
 Đầu đạn có sức sát thương đến 1500m
Tốc độ bắn chiến đấu
 Khi bắn liên thanh khoảng 100 phát/phút
 Khi bắn phát một khoảng 40 phát/phút




2. Cấu tạo tác dụng các
bộ phận chính của súng


Nòng súng

Nòng súng để định hướng bay cho đầu đạn. Trong nòng súng có 4
rãnh xoắn, lượn từ trái lên trên sang phải. Rãnh xoắn làm cho đầu
đạn khi bắn ra vuốt xoắn bay được đúng hướng. Đường nổi lên
giữa các rãnh xoắn là đường xoắn, khoảng cách đối nhau giữa hai
đường xoắn chéo theo đường kính nòng súng là cỡ nòng súng
( 7,62mm ). Đoạn cuối rãnh súng không có rãnh xoắn là buồng
đạn. Ren đầu nòng để lắp vòng bảo vệ ren đầu nòng và lắp đầu
bắn đạn hơi.
Khâu chuyền khí thuốc để chuyển áp suất khí thuốc từ nòng súng
qua lỗ trích khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy. Phía trên khâu

chuyền khí thuốc có chứa đầu thoi đẩy. Phía dưới có lỗ nhỏ để giữ
thông nòng. Bên trong khâu chuyền khí thuốc có lỗ chuyền khí
thuốc. Sau khâu chuyền khí thuốc có khâu lắp ốp lót tay và bệ


2. Cấu tạo tác dụng các
bộ phận chính của súng


Bộ phận ngắm

Bộ phận ngắm để ngắm bắn vào mục tiêu ở cự ly khác nhau.
Bộ phận ngắm gồm có: đầu ngắm và thước ngắm
- Đầu ngắm có: Tai bảo vệ đầu ngắm - Đầu ngắm để ngắm, đầu ngắm có
ren vặn vào bệ di động và để hiệu chỉnh súng về tầm - Bệ di động để chứa
thân đầu ngắm, bệ có vạch khắc và có thể di chuyển sang trái hoặc sang
phải để hiệu chỉnh súng về hướng - Chốt định vị - Khâu giữ lê
- Thước ngắm có: Bệ thước ngắm để chứa thân thước ngắm. Bệ thước
ngắm còn có 2 thành có mặt dốc để lấy góc bắn ứng với từng cự ly bắn.
Trong bê thước ngắm có díp thước ngắm. Dưới bệ thước ngắm có lỗ chứa
thoi đẩy và khuyết chứa đầu nắp hộp khóa nòng. Phía đầu bệ có lẫy giữ
ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay - Thân thước ngắm có: Khe ngắm, trên thân
truớc ngắm có các vạch khắc ghi số từ 1 đến 8 ứng với từng cự ly bắn từ
100m đến 800m ( trên thân thước ngắm súng AKM và AKMS có vạch khắc
ghi số từ 1 đến 10 ứng với từng cự ly bắn từ 100m đến 1000m. Vạch khắc
chữ ( … ) tương ứng với thước ngắm 3. Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng



Hộp khóa nòng

- Hộp khóa nòng để liên kết các bộ phận
của súng và hướng cho bệ khóa nòng,
khóa nòng chuyển động
Hộp khóa nòng gồm có:
+ Ổ chứa tai khóa nòng, trong ổ chứa tai
khóa nòng trái có mặt vát để làm cho
khóa nòng tự xoay
+ Gờ trượt để khớp với rãnh trượt ở bệ
khóa nòng giữ hướng cho bệ khóa nòng
chuyển động
+ Mấu hất vỏ đạn để hất vỏ đạn ra khỏi
hộp khóa nòng
+ khuyết chứa đuôi lẫy bảo hiểm
+ Khuyết chứa mấu trước hộp tiếp đạn
+ Rãnh dọc để chứa chân đuôi cốt lò xo
đẩy về
+ Khuyết giữ nắp hộp khóa nòng


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng


Nắp hộp khóa nòng

Nắp hộp khóa nòng để che bụi

và bảo vệ các bộ phận trong
hộp khóa nòng
Nắp hộp khóa nòng có lỗ chứa
mấu giữ nắp ở đuôi cốt lò xo
đẩy về


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)


Bệ khóa nòng và thoi đẩy - Bệ khóa nòng để làm cho khóa nòng và
bộ phận cò hoạt động
+ Rãnh lượn, rãnh lượn có sườn đóng
(ngắn) để đóng khóa và sườn mở (dài)
để mở khóa
+ Lỗ chứa đuôi khóa nòng
+ Mấu gạt cần lẫy bảo hiểm
+ Rãnh trượt để khớp gờ trượt ở hộp
+ Khe để trượt qua mấu hất vỏ khóa
đạn nòng
+ Lỗ chứa lò xo đẩy về
+ Mấu giương búa

+ Vát giương búa
+ Tay kéo bệ khóa búa
- Thoi đẩy để chịu áp lực của khí thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi, thoi
đẩy có:
+ Mặt thoi đẩy để chịu áp lực khí thuốc
+ Vành dẫn để định hướng chuyển động của thoi

+ Rãnh cản khí thuốc để không cho khí thuốc phụt thẳng về sau


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)


Khóa nòng

- Khóa nòng để đẩy đạn từ hộp tiếp đạn
vào buồng đạn khóa nòng súng, làm đạn
nổ, mở khóa nòng súng và khóa vỏ đạn
ra ngoài. Khóa nòng gồm có
+ Ổ chứa đít đạn
+ Ổ chứa móc đạn
+ Ổ chứa kim hỏa
+ Lỗ lắp trục móc đạn

+ Mấu đóng mở có:
Cạnh đóng ( ngắn )
Cạnh mở ( dàì )
+ Hai tai khóa để khớp vào ở chứa tai khóa khi khóa nòng súng
+ Mấu đẩy đạn để đẩy đạn vào buồng đạn
+ Khe để trượt qua mấu hất vỏ đạn
+ Đuôi khóa nòng
+ Kim hỏa
+ Chốt giữ kim hỏa và trục móc đạn
+ Móc đạn, lò xo móc đạn và trục giữ móc đạn



2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)


Bộ phận cò
Bộ phận cò để giữ búa ở tư thế
giương, giải phóng búa khi bóp cò,
làm búa đập vào kim hỏa, định cách
bắn liên thanh, phát một, khóa an
toàn và đề phòng nổ sớm khi khóa
nòng chưa đóng khóa nòng súng.
Bộ phận cò có
- Lẫy bảo hiểm
- Búa để đập vào kim hỏa
- Cò để giữ búa ở tư thế giương và
giải phóng búa khi bóp cò
- Lẫy phát một để giữ búa khi bắn
phát một
- Cần định cách bắn và khóa an
toàn: Để điều khỉển các bộ phận
của cò khi bắn liên thanh, phát một
hoặc khóa an toàn cho súng


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)


Bộ phận đẩy về
- Bộ phận đẩy về để đẩy bệ khóa

nòng, khóa nòng về trước và giữ nắp
hộp khóa nòng
- Bộ phận đẩy về gồm có
+ Lò xo đẩy về
+ Cốt lò xo và trụ hãm lò xo đồng thời
là cốt di động



Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay

- Ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển
động. Ốp lót tay để giữ súng và bảo
vệ tay khỏi nóng khi bắn
- Ốp lót tay có
+ Ốp lót tay trên
+ Ốp lót tay dưới
+ Giữa ốp lót tay trên và ốp lót tay
dưới có khe tỏa nhiệt
- Ống dẫn thoi đẩy có lỗ thoát khí
thuốc ở đầu ống dẫn thoi


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)


Báng súng và tay cầm




Hộp tiếp đạn

Để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn,
báng súng có loại báng gỗ, có loại báng
sắt kiểu gập:
- Loại báng gỗ có:
+ Ổ chứa phụ tùng và nắp đậy
+ Khuy mắc dây súng
- Loại báng sắt kiểu gập có:
+ Thân báng súng
+ Trục có ê-cu để liên kết thân súng với
hộp khóa nòng
+ Chốt hãm báng súng: muốn gập, mở
báng súng phải bóp cho chốt dịch về
bên phải
Hộp tiếp đạn để chứa và tiếp đạn


2. Cấu tạo tác dụng
các bộ phận chính của súng (tt)




Để đánh gần và dùng thay cho dao,
cưa thép … cắt dây thép gai khi cần
thiết



3. Cấu tạo, tác dụng của đạn


Các bộ phận chính của đạn

Hình: Đạn súng tiểu liên Ak (K56)
Đầu đạn, 2- vỏ đạn, 3- thuốc phóng, 4- hạt lửa.
a) Đầu đạn thường b) Đầu đạn vạch đường c) Đầu đạn
xuyên cháy
1- Vỏ đầu đạn; 2- lõi thép; 3- Lớp chì; 4- lõi chì;
5- Ống đựng thuốc phát sáng; 6- Thuốc phát sáng;
7- Tấm đáy bằng chì; 8- Thuốc cháy; 9- Mũi đầu đạn

- Vỏ đạn có: Thân để chứa thuốc
phóng, cổ vỏ đạn lắp đầu đạn, gờ
đít đạn để mắc vào ngoàm móc
đạn. Đáy vỏ đạn có lỗ chứa hạt
lửa, có đế hạt lửa và 2 lỗ thông lửa
Vỏ đạn có loại bằng đồng thau, có
loại bằng thép mạ đồng ( loại
bằng đồng thau dễ bị hỏng đầu
đạn )
- Hạt lửa để phát lửa đốt cháy
thuốc phóng. Hạt lửa có vỏ bằng
đồng bên trong chứa thuốc phát
lửa
- Thuốc phóng để khi cháy sinh ra
áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn đi,
thuốc phóng là loại thuốc không
khói với hình dáng là hạt nhỏ, từng

phiến mỏng hoặc hình trụ
- Đầu đạn: có các loại đầu đạn
thường và các loại đầu đạn có tác


3. Cấu tạo, tác dụng của đạn (tt)







Các loại đầu đạn
- Đầu đạn thường: Chóp đầu đạn không sơn, dùng để tiêu
diệt sinh lực địch ngoài công sự, sau các vật che khuất, che đỡ
mà đầu đạn có thể xuyên qua được
- Đầu đạn vạch đường: Chóp đầu đạn sơn màu xanh lá cây,
dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Ngoài ra còn dùng để hiệu
chỉnh bắn và chỉ mục tiêu ở cự ly 800m trở lại. Khi bay đầu
đạn tạo ra một vệt sáng mà ban ngày vẫn nhìn thấy
- Đầu đạn xuyên cháy: Chóp đầu đạn sơn màu đen và đỏ
dùng để đốt cháy những chất dễ cháy và tiêu diệt sinh lực địch
ở sau những vật chắn bọc thép mỏng ở cự ly 300m trở lại. Khi
đầu đạn đạp vào vỏ thép chất gây cháy bốc lửa, lửa qua lỗ do
lõi thép đầu đạn xuyên thủng làm cháy các vật dễ cháy bên
trong vỏ thép


Tổng quan các bộ phận súng AK

Bộ phận
đẩy về
Bệ khoá
nòng và
thoi đẩy
Khoá nòng
Hộp khoá nòng
và nắp hộp
khóa nòng

ng dẫn thoi và ốp
lót tay

Bộ phận
ngắm
Nòng súng
Bộ phận cò

Báng súng
và tay
cầm

Le
Hộp tiếp đạn
â

gồm có 11 bộ phận


4. Sơ lược chuyển động của súng

khi bắn




Đặt cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí bắn liên thanh, lên đạn,
bóp cò, búa đập vào kim hỏa, khi đầu đạn vừa đi qua lỗ trích khí thuốc
lên thành nòng súng, một phần khí thuốc qua khâu chuyền khí thuốc đạp
vào mặt thoi làm bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo
theo vỏ đạn nhờ có mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn được tống ra ngoài, mấu
giương búa đè búa ngã về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng
và khóa nòng lùi hết mức, lò xo đẩy về giãn ra làm cho bệ khóa nòng và
khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng
súng, búa đạp vào kim hỏa, đạn nổ, mọi hoạt động của
súng lặp lại
như ban đầu. Vẫn bóp cò đạn nổ tiếp, ngừng bóp cò đạn không nổ,
nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn. Súng ở tư thế sẵn sàng bắn
tiếp
Nếu cần an toàn và định cách bắn đặt ở vị trí bắn phát một thì khi bóp cò
chỉ một viên đạn nổ và muốn bắn tiếp theo phải thả cò ra, rồi lại
bóp
cò đạn mới nổ


4. Sơ lược chuyển động của súng
khi bắn


GIÔÙI THIEÄU SUÙNG
BOÄ BINH


Biên soạn: Tổ Giáo dục thể chất - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
Bài giảng phục vụ cho việc giảng dạy môn GDQP&AN khối 11 năm học 2008 - 2009



×