Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

BÀI GIẢNG Đại cương bệnh lý tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.19 KB, 17 trang )

Đại cương bệnh lý tiêu hóa
GVHD: Ths.Bs Nguyễn Phúc Học
Nhóm 17:
Đàm Minh Dũng
Phạm Thị Lệ Quỳnh
Phạm Thị Thu Uyên
Phạm Tường Vi


1. Nhắc lại những đặc điểm sinh lý
giải phẫu của hệ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường
tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu
hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và
túi mật). Trong hệ thống này, quá trình
tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu
tiên bắt đầu ở miệng (khoang miệng).
Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy
thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn
mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ
thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể
nuốt được để vượt qua thực quản và
tiến vào dạ dày.


1.1.

Chức năng chung của cơ quan tiêu hóa : Gồm 3 chức năng

chính :
- Chế tiết : Các tuyến tiêu hóa sản xuất và bài tiết các dịch thể như :


nước bọt, dịch vị, dịch tụy...
- Vận động : Do cơ trơn của ống tiêu hóa thực hiện để chuyển thức ăn từ
phần này sang phần khác của ống tiêu hóa.
- Hấp thu : Nhờ màng nhầy ở các bộ phận ống tiêu hóa chuyển các chất
dinh dưỡng vào máu.
1.2.

Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa :

- Biến đổi về mặt vật lý: Nhai, nghiền, nuốt và nhào trộn thức ăn...
- Biến đổi hóa học : Nhờ các enzim do cơ thể tiết ra và do thức ăn mang
vào:
Nhóm tiêu protid : pepsin, tripsin, kimotripsin...
Nhóm tiêu glucid : amilase, maltase...
Nhóm tiêu lipid : lipase...
- Biến đổi vi sinh vật : Do các vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa như
: nấm, tiêm mao trùng, vi khuẩn... chúng tiết men trực tiếp tham gia vào qúa
trình tiêu hóa thức ăn.


1.3. Sự hấp thụ các chất qua đường tiêu hóa:
-Khoang miệng: Không hấp thu, vì thức ăn qua nhanh
- Thực quản: Có thể hấp thu một số chất thuốc
- Dạ dày: Hấp thu một lượng ít nước, glucose, aa, một số chất khoáng.
- Ruột non: Là bộ phận hấp thu chủ yếu, đơn vị hấp thu là nhung mao,
trục giữa nhung mao có lưới mao mạch bạch huyết và mao mạch máu
phát triển để hấp thu thức ăn. Thức ăn được hấp thu bằng cách vận
chuyển thụ động hoặc tích cực
* Đường hấp thu:- Ðường máu: Các chất theo đường này gồm: aa,
glucose, nước, muối khoáng, vitamin; được đưa đến lớp tế bào thượng bì

niêm mạc ruột,rồi vào mạch quản nhỏ đến lớn, đưa qua hệ thống tĩnh
mạch gánh vào gan và nhập vào hệ tuần hoàn qua tĩnh mạch chủ dưới.
*Cơ chế hấp thu: Ða số vitamin đều phải vận chuyển tích cực . Các chất
béo đều phải được nhũ tương hóa nếu chúng chưa được tiêu hóa hoàn
toàn.
Các protein được hấp thu dưới dạng aminoacid và carbohydrat dưới dạng
monosaccharid và được hấp thu nhờ chất tải.


2. Một số triệu chứng thường gặp của
bệnh lý tiêu hóa
2.1.Nôn và buồn nôn
2.1.1 Định nghĩa:

-Buồn nôn:
+ Cảm giác khó chịu trước khi nôn, cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được.
+ Có thể xảy ra đơn độc hoặc kèm theo nôn, khó tiêu hay những triệu chứng dạ
dày ruột khác.

-Nôn:
+ Tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống mạnh và nhanh qua đường miệng ra
ngoài.


2.1.2 Phân loại và nguyên nhân:
- Nôn ói cấp tính ≤ 1 tuần, thường - Nôn ói mạn tính >1 tháng, thường liên
quan đến các nguyên nhân:
liên quan đến các nguyên nhân:
+ Tắc nghẽn


+ Tắc nghẽn một phần

+ Thiếu máu cục bộ

+ Rối loạn nhu động

+ Ngộ độc

+ Tình trạng thần kinh mãn tính

+ Chuyển hóa

+ Mang thai

+ Nhiễm trùng

+ Nguyên nhân chức năng

+ Thần kinh
+ Sau phẫu thuật


2.2 Chảy máu tiêu hóa
Định nghĩa:
-Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu
thoát ra khỏi thành mạch,
chảy vào trong lòng ống tiêu hóa.
2.2.2 Nguyên nhân:



2.2.3. Triệu chứng:
-Nôn ra máu
-Đi ngoài phân đen
-Các dấu hiệu khác:
+ Hoa mắt, chóng mặt
+ Mệt lịm, có khi vật vã
+ Thở nhanh
+ Vã mồ hôi
+ Đái ít có khi vô niệu


2.3. ĐAU BỤNG
2.3.1.Khái niệm.
- Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến
oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.

2.3.2.Nguyên nhân
- Các bệnh lý tại ổ bụng:viêm loét ống tiêu hóa,viêm màng bụng,tắc tạng rỗng, tắc mạch trong ổ
bụng…
-Tổn thương thành bụng:chấn thương hoặc nhiễm khuẩn cơ thành bụng…
- Bệnh lý ngoài ổ bụng:cảm giác đau lan vào ổ bụng (viêm phổi, xoắn tinh hoàn…)
-Rối loạn chuyển hóa:tăng ure máu, nhiễm độc chì …
- Một nguyên nhân khác gây đau bụng ít gặp là rối loạn cơ thể hoá (somatization disorder), ...


2.3.3 Triệu chứng lâm sàng.
- Đau bụng là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, đứng trước một
bệnh nhân đau bụng cần khai thác các đặc điểm sau:Vị trí đau, hướng lan,
thời điểm đau, thời gian kéo dài cơn đau, mức độ đau ,cảm giác đau, yếu tố
khởi phát, triệu chứng đi kèm với đau.

-Một số biểu hiện lâm sàng đặc trưng:
+ đau bụng tái đi tái lại và hội chứng
kém hấp thu.
+ Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốc,
bí tiểu đại tiện, chất nôn có dịch mật.
+ Bụng căng trướng, đầy hơi, mềm
và không có dấu hiệu gì đặc biệt
khi thăm khám.
Một số định hướng nguyên nhân đau dựa trên vị trí


2.4. TIÊU CHẢY VÀ TÁO BÓN
2.4.1 Tiêu chảy.
- Định nghĩa: tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
Bệnh có hai dạng là "tiêu chảy cấp tính" và "tiêu chảy mạn tính".
- Nguyên nhân: liên quan đến những nguyên nhân nhiễm khuẩn. Nguyên nhân
này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột
(do vệ sinh ăn uống kém). Đồng thời nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi
hoặc ký sinh trùng gây ra, một chứng bệnh được gọi là viêm dạ dày-ruột.
- Điều trị:
+ Bù dịch
+ Ăn uống hợp lý bổ sung nước
và chất dinh dưỡng.
+ Phòng ngừa và điều trị bằng
các loại thuốc: vacxin Rotavirus,
thuốc smecta,.....


2.4.2 Táo bón
- Định nghĩa: trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà

không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều
ngày mới đi tiêu,táo bón thường xảy ra khi 3 ngày chưa đại tiện
hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần.
- Nguyên nhân: triệu chứng khởi đầu của một số bệnh tại đường
tiêu hoá: như bệnh suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu
động giảm, phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung
thư gây chèn ép... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận
chuyển của ruột.Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ
ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động, do stress,...
- Điều trị:
+ Ăn nhiều các loại thức ăn chứa chất xơ,
các loại rau và hoa quả tươi, bổ sung nước.
+ Chế độ sinh hoạt: tập thể dục đều đặn, ngủ
đủ giấc, đi đại tiện kịp thời.
+ Sử dụng thuốc: sorbitol, docusat, folax, latitol...


2.5 VÀNG DA
2.5.1 Định nghĩa: là tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da, Niêm
và củng mạc mắt do tăng Bilirubin toàn phần trong máu trên 17
mmol/l.
2.5.2 Nguyên nhân:
+Bệnh vàng da tan huyết:Thiếu máu tan huyết (thiếu máu do tiêu
hủy hồng cầu).
+Bệnh vàng da do tế bào gan:Viêm gan do vi rút cấp tính và mãn
tính, xơ gan do các loại nguyên nhân, ung thư gan.
+Bệnh vàng da do bị tắc nghẽn:Sỏi toàn ống dẫn mật, ung thư ống
dẫn mật, ung thư túi mật mang tính nguyên phát, ung thư tuyến tụy,
viêm tụy cấp tính và mãn tính, tích tụ dịch mật trong gan.
2.5.3 Triệu chứng:

Vàng da: Xuất hiện những u,
mảng vàng trên da, đặc biệt là trên lòng bàn
tay và lòng bàn chân. Vàng niêm mạc: ở dưới
lưỡi. Ngứa da, ngủ gật, chán ăn, gan lớn, túi


3.Một Số Xét Nghiệm Cận Lâm Sàng
1.

X-Quang:

Thường dùng trong chẩn đoán xuất hiện khí, dịch trong
đường ống tiêu hóa hoặc ổ bụng, sự co thắt hoặc giãn
ra của ruột,...
2. Nội soi:
Nội soi cho phép nhìn các cơ quan và cấu trúc trong cơ thể
một cách trực tiếp. Có ống soi cứng và ống soi mềm
với các chỉ định dùng để chẩn đoán và điều trị chuyên
biệt.


3. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan):
Chụp CT có thể phát hiện được những tổn thương bên trong. Thấy
được dòng chảy của máu động mạch, tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh
mạch cửa.
4. Siêu âm:
Được sử dụng để xác định hình dạng của gan, tổn thương trong gan,
bất thường đường mật, sỏi và các cấu trúc khác trong ổ bụng.



5. Các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm chức năng gan (tỷ lệ A/G, tỷ lệ prothrombin, cholesteron
este, transaminase, ...)
- Xét nghiệm phân nhằm tìm kiếm:
+ Máu trong phân
+ Mỡ thừa, phân sống
+ Tác nhân gây bệnh: KST giun, sán, amip,...
- Các xét nghiệm khác: tùy từng bệnh


Cảm ơn Thầy và các
bạn đã lắng nghe!



×