Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương thi môn những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin thi trung cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.87 KB, 14 trang )

MÔN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
(SGT - BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CNDV LỊCH SỬ)
VẤN ĐỀ 1:
MỞ BÀI:
Nguyên lý về tính độc lập tương đối của YTXH là một trong những nội dung
quan trọng và phức tạp nhất của triết học Mác xít. Nguyên lý này biểu hiện một cách
sinh động việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực các hiện tượng
thuộc đời sống XH trên lập trường của CNDVBC và của phép BCDV. Đi vào làm rõ
nội dung của nguyên lý này ở một mức độ đáng kể, là nhằm tìm hiểu khả năng nhận
thức của con người được biểu hiện sâu sắc và phong phú đến mức nào khi phản ánh
TTXH. Nói 1 cách khác, việc tìm hiểu tính độc lập tương đối của YTXH chính là làm
rõ tính năng động, tích cực và sức mạnh của con người trong quá trình nhận thức và
cải biến hiện thực khách quan. Đồng thời, việc tìm hiểu này cũng chỉ ra những xu
hướng nhận thức và vận dụng không đúng tính độc lập tương đối của YTXH.
NỘI DUNG:
Câu 1: Trình bày tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (YTXH) so với
tồn tại xã hội (TTXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, TTXH là đời sống vật chất cùng
toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của XH. Những yếu tố
cơ bản của đời sống vất chất và điều kiện sinh hoạt vật chất bao gồm phương thức
sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân dố.
Trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong các qua hệ vật
chất của XH thì quan hệ giữa người với tự nhiên và qua hệ vật chất giữa nười với
nhau là cơ bản. Ngoài những yếu tố cơ bản trên, những yếu tố khác như quan hệ quốc
tế, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình,… cũng đóng vai trò quan
trọng trong TTXH.
YTXH là mặt tinh thần của đời sống XH, bao gồm toàn bộ những quan điểm,
tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, … của những cộng đồng XH nảy sinh từ
TTXH của họ và phản ảnh TTXH đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
TTXH và YTXH có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó, TTXH giữ vai
trò quyết định, còn YTXH có tính độc lập tương đối tác động to lớn đến TTXH.


Theo triết học Mác - Lênin YTXH là sự phản ảnh TTXH, do TTXH quyết
định. C.Mác đã chỉ rõ: “Phương thức sản cuất đời sống vật chất quyết định các quá
trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con
người quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của
họ”. Tuy nhiên, YTXH không phụ thuộc vào TTXH một cách thụ động. Thong qua
hoạt động thực tiễn của con người, YTXH có thể tác động trở lại TTXH. Hơn nữa,
trong quá trình phát triển của mình, mặc dù chịu sự quy định của các quy luật cuat
TTXH, nhưng YTXH có những quy luật riêng của mình. Tính độc lập tương đối của
YTXH còn thể hiện ở chức năng đặc thù của YTXH như 1 nhân tố sáng tạo tích cựa
của con người ra đời sống xã hội của chính mình. Như vậy, triết học Mác - Lênin
thừa nhận tính độc lập tương đối của YTXH trong mối quan hệ với TTXH. Tính độc
lập tương đối của YTXH biểu hiện ở những điểm sau:

1


1. YTXH thường lạc hậu so với TTXH.
YTXH là các phản ảnh của TTXH, còn TTXh là cái được phản ánh bới YTXH.
Do vậy, YTXH với tư cách là cái phản ánh bao giờ cũng biến đổi chậm hơn so với
TTXH – cái được phản ánh.. Điều này được thể hiện rất rõ khi YTXH không phản
ánh kịp sự biến đổi, phát triển của TTXH. Ngay cả ở cấp độ lý luận thì YTXH cũng
không bao giờ phản ánh kịp sự biến đổi của TTXH, nhất là trong những thời điểm có
tính chất bước ngoặt của đời sống xã hội.
Sự lạc hậu của YTXH so với TTXH có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thứ nhất, do sức ỳ của tâm lý xã hội, nhất là thói quen, phong tục, tập quán,
truyền thống. Khi tâm lý xã hôi đã trỏ thahf thói quen, tập quán, … thì nó bám rễ
tương đối bền vững ở mỗi người, mỗi nhóm cộng đồn, tầng lớp xã hội.
Thứ hai, trong YTXH có những yếu tố bảo thủ, chẳng hạn như ý thức tôn giáo
phản ánh không đúng và không kịp sự vận động, biến đổi của TTXH.
Thứ 3, trong xã hội có giai cấp, YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm xã

hội, tập đoàn XH, giai cấp XH khác nhau. Vì vậy, những quan diểm, tư tưởng, tâm lý
cúng thường được các lực lượng XH, các nhóm XH, giai cấp XH bảo thủ, pahnr tiến
bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại những lực lượng XH tiến bộ. Chính vì vậy,
những tư tưởng, quan điểm, tâm lý cũ không tự độngmất đi khi TTXh cũ mà trên đó
chúng nảy sinh, tồn tại, phản ánh mất đi, mà phải thông qua cuộc đấu tranh cải tạo
triệt để toàn bộ XH cũ, TTXH cũ và xây dựng XH mới, TTXH mới của các lực lượng
XH tiến bộ.
2. YTXH có thể vượt trước TTXH
- YTXH nếu phản ánh đúng quy luật vận động của TTXH thì nó có thể phản
ánh được trước TTXH.
Triết học Mác - Lênin chỉ rõ, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, ý
thức của con người nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của TTXH, thì
nó có thể chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của TTXH, trên cơ sở đó có thể
dự báo tương lai, góp phần chỉ đạo tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Khi nói
YTXH có thể “vượt trước” TTXH không có nghĩa là trong trường hợp này, YTXH
không bị quy định bởi TTXH. Tính vượt trước ở đây là tính vượt trước của sự phản
ánh chứ không phải vượt trước của bản thân YTXH. Nghĩa là, sự phản ánh của
YTXH đối với TTXH là sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn vì nó chỉ ra được
khuynh hướng vận động khách quan của TTXH.
- Phản ánh vượt trước có cơ sở và phản ánh vượt trước không có cơ sở của
YTXH.
Sự phản ánh của YTXH đối với TTXH được coi là sáng tạo khi nó phản ánh
đúng được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của TTXH. Nghĩa
là, YTXH phản ánh đúng được quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của
TTXH. Khi ấy, sự phản ánh vượt trước của YTXH đối với TTXH sẽ có cơ sở.
Nếu YTXH phản ánh không đúng quy luật khách quan của sự vận động phát
triển của TTXH, hơn nữa nó lại bi chi phối bởi mong muốn chủ quan, duy ý chí thì
khi ấy sự phản ánh vượt trước của YTXH sẽ là sự vượt trước không có cơ sở, dễ rơi
vào vượt trước ảo tưởng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin tuy ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX từ trong

lòng của chủ nghĩa tư bản, sau được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ
2


nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nhưng do phản ánh đúng quy
luật khách quan của sự vận động, phát triển của XH, vì vậy đãchỉ ra khuynh hướng
vận động tất yếu của Xh loài người từ CNTB lên CNXH, CNCS. Do vậy, trong thời
đại ngày nay, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa
học chung nhất cho nhận thức và cải tao thế giới của nhân loại tiến bộ, cho sự nghiệp
cải tạo xây dựng CNXH của nhân dân ta.
3. YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.
- Do có sự kế thừa trong sự phát triển của nó mà không thể giải thích YTXH
đơn thuần từ TTXH.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thẩn của XH loài người cho thấy, YTXH của
mỗi thời đại không chỉ phản ánh TTXH của thời đại đó mà còn có cơ sở lý luận của
nó nữa. Nói khác đi, YTXH của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảng đất trống
không mà xuất hiện trên cơ sở kế thừa những yếu tố của YTXH thời đại trước. Điều
này thể hiện rõ nhất trong các quan điểm lý luận. Chẳng hạn, chủ nghĩa Mác không
chỉ là sự phản ánh thực tiến KT - CT - XH của thế kỷ XIX ở Châu Âu mà còn là sự
kế thừa những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại của
Mác, trực tiếp nhất là kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa XH không tưởng Pháp
và triết học cổ điển Đức. Do YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình nên
không thể giải thích được một quan điểm, tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa đơn thuần vào
TTXh của thời đại đó. Lịch sử loại người đã cho thấy, có những giai đoạn hưng thịnh
của triết học, nghệ thuật,… không hoàn toàn phụ hợp với sự hưng thịnh của đời sống
vật chất của XH. Chẳng hạn, những năm của của thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đời
sống kinh tế của nước Phổ phong kiến rất lỗi thời, nhưng đây lại là thời kỳ phát triển
rực rỡ của triết học, thơ ca văn học, nghệ thuật của nước Phổ khi ấy.
Trong XH có giai cấp, sự kế thừa của YTXH cũng mang tính giai cấp. Bởi lễ,
sự kế thừa của YTXH được thực hiện bởi chủ thể mang YTXH. Cũng vì vậy, những

giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những nội dung khác nhau của YTXH thời đại trước.
Các giai cấp tiến bộ thường tiếp thu những di sản tư tưởng tiến bộ của thời đại trước.
Các giai cấp bảo thủ, phản tiến bộ thường tiếp thu, khôi phục những tư tưởng lạc hậu,
bảo thủ, phản tiến bộ của thời đại trước.
- Ý nghĩa rút ra tư tính kế thừa của YTXH.
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của YTXH có ý nghĩa to
lớn đối với việc xây dựng văn hóa tinh thần XHCN ở nước ta hiện nay. Trong quá
trình xây dựng văn hóa tinh thần XHCN của xã hội ta hiện nay, chúng ta phải biết kế
thừa có chọn lọc tất cả những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trước hết phải biết phát
huy những giá trị tinh thần truyền thống văn hóa cao đẹp của dan tộc.
Trong quá trình tiếp thu, kế thừa những di sản văn hóa tinh thần của nhân loại,
chúng ta phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưu tưởng HCM,
đường lối văn hóa của Đảng cộng sản VN. Việc tiếp thu, Kế thừa những giá trị tinh
thần phải trên quan điểm lịch sử, cụ thể, quan điểm lợi ích. Đồng thời, chúng ta phải
có thái độ đúng với quá khứ, tránh phủ đinh sạch trơn cúng như tránh bê nguyên xi
những yếu tố tinh thần của các thời đại trước. Đối với việc tiếp thu văn hóa của nhân
loại, Đảng ta đề ra nhiệm vụ “tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự
là nền tảng tiinh thần của XH”.
3


4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển của chúng.
Các hình thái YTXH tác động lẫn nhau. Sự tác động qua lại giữa các hình thái
YTXH vừa là sự biểu hiện của tính tương đối của YTXH vừa là quy luật phát triển
của YTXH. Mỗi hình thái YTXH phản ánh TTXH theo những phương thức riêng của
mình. Chẳng hạn, triết học phản ánh TTXH bằng hệ thống phạm trù, nguyên lý, quy
luật triết học; nghệ thuật phản ánh TTXH bằng những hình tượng nghệ thuật, …
Chính sự phản ánh theo những cách thức riêng của mỗi hình thái YTXh đã làm cho
sự phản ánh của YTXH nói chung đa dạng, phong phú. Nhưng cũng chính điều đó
làm cho mỗi hình thái YTXH có “đời sống” riêng và quy luật riêng của mình. Điều

này cũng làm cho các hình thái YTXH không thể thay thế lẫn nhau, nhưng lại cần đến
nhua, bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động thâm nhập lần nhau và cùng
nhau tác động đến TTXH. Chẳng hạn, triết học ảnh hưởng tới hệ tư tưởng pháp
quyền, đạo đức, nghệ thuật,… về mặt thế giới quan; khoa học ảnh hưởng tới triết học,
ý thức chính trị, pháp quyền,…
Do điều kiện lịch sử cụ thể mà trong mỗi giai đoạn lịch sử một hình thái YTXH
nào đó nổi trội và đóng vai trò chi phối các YTXH khác. Lịch sử phát triển của
YTXH đã chứng tỏ, ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào hoàn cảnh lich sử,
mà một hình thái YTXH ào đó nổi lên hàng đầu và đóng vai trò chi phối các hình thái
YTXH khác. Chẳng hạn, ở Hi Lạp cổ đại, triết học nổi lên hàng đầu, thậm chí đóng
vai trò là “khoa học của các khoa học; ở Tây Âu thời kỳ trung cổ, tôn giáo đống vai
trò chi phối đời sống tinh thần của XH,… Trong XH có giai cấp, chnhs trị có vai trò
quan trọng đối với các hình thái YTXH khác. Ý thức chính trị tiến bộ của các giai cấp
tiến bộ sẽ tác động tích cực, tiến bộ tới nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền. Ý thức
chính trị lỗi thời của giai cấp lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ sẽ tác động tiêu cực tới nghệ
thuật, pháp quyền, đạo đức. Ở Việt Nam hiện nay, nếu xa rời đường lối chính trị đúng
đắn của Đảng, nghệ thật, pháp quần,, triết học, … sẽ không tránh khỏi sai lầm trong
quá trình phát triển của mình.
5. Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH.
- Tác động tích cực của YTXH đối với TTXH: Các hình thái YTXH không chỉ
tác động lẫn nhau mà còn tác động trở lại TTXH. Sự tác động của YTXH đối với
TTXH theo 2 khuynh hướng cơ bản là tích cực và tiêu cực. Nếu YTXH phản ánh
đúng quy luật vận động, phát triển của TTXH thì thông qua hoạt động thực tiễn của
con người nó có thể tác động tích cực tới TTXH. Biểu hiện của sự tác động tích cực
của YTXH đối với TTXH là nó thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển; góp phần
cải biến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý theo hướng có lợi cho con người và sản
xuất vật chất; điều chỉnh dân số và mật độ dân cư phù hợp với điều kiện kinh tế - địa
lý,… trên cơ sở đó, thúc đẩy XH phát triển theo hướng tiến bộ.
- Tác động tiêu cực của YTXH đối với TTXH: Nếu YTXH lác hậu, phản ánh
không đúng quy luật vận động, phát triển của TTXH; hoặc YTXH phản tiến bộ, nhất

là ý thức chính trị; hoặc là YTXH phản ánh vượt trước TTXH nhưng vượt trước ảo
tưởng, duy ý chí, … thì sẽ tác động tiêu cực tới TTXH. Biểu hiện của sự tác động tiêu
cực của YTXH đối với TTXH là nó cản trở TTXH phát triển. Cụ thể là YTXH thông
qua hoạt động thực tiễn của con người cản trở sản xuất vật chất phát triển; hủy hoại
môi trường tự nhiên; làm mất cân bằng về dân số và mật độ dân cư,… Như vậy là
kìm hãm sự phát triển của XH theo hướng tiến bộ.
4


Mức độ, tính chất và hệu quả tác đông của YTXH đối với TTXH phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủ thể mang
YTXH tức địa vị lịch sử của giai cấp - chủ thể mang YTXH; tính khoa học hay không
của YTXH; mức độ thâm nhập của YTXH vào quảng đại quần chúng nhân dân; năng
lực triển khai, hiện thực hóa YTXH vào hoạt động thực tiễn của chủ thể lãnh đạo,
quản lý.
Nhận thức sâu sắc tác động to lớn của YTXH đối với TTXH trong công cuộc
đổi mới hiện nay, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, ĐCSVN đã đề ra nhiệm
vụ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ,
tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống XH, trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Câu 2: Liên hệ sự vận dụng tính kế thừa của YTXH trong việc xây dựng
văn hóa tinh thần XHCN ở địa phương cơ sở hoặc cơ quan đơn vị đồng chí đang
công tác.
Tôi hiện đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ………
ha, dân số ………… người, toàn xã có …….. thôn, ………. chi bộ ,……….đảng
viên. Trong công cuộc xây dựng văn hóa tinh thần xã hội chủ nghĩa ở địa phương
đảng bộ và chính quyền luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vận dụng tính kế
thừa của ý thức xã hội trong việc xây dựng văn hóa tinh thần của chủ nghĩa xã hội ở
địa phương chính vì vậy Đảng bộ và nhân dân toàn xã xác định: Xây dựng ý thức xã

hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây
dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa
“xây” và “chống”.
Để có thể thực hiện mục tiêu trên đảng bộ và chính quyền xã đã có những việc
làm cụ thể:
- Tuyên truyền sâu rộng cho người dân trong xã hiểu và thực hiện theo Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa ở địa phương: Duy trì và phát
triển các câu lạc bộ dân ca ca quan họ, làm tốt phong trào văn nghệ quần chúng, chỉ
đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ vào các dịp lễ , Tết, các sự kiện ,tổ
chức thành công Lễ hội, đẩy mạnh đưa văn hóa truyền thống vào trường học thông
qua giờ học ngoại khóa.
- Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương:
Truyền thống yêu nước đánh giặc, truyền thống hiếu học khoa bảng, xã còn được coi là
“cái nôi” của văn hoá, văn nghệ dân gian mà nổi tiếng là làn điệu DCQH Bắc Ninh.
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế về văn hóa: Hằng năm ban văn hóa xã đều
có kế hoạch hoạt động văn hóa cụ thể, từng hoạt động đều có dự kiến thời gian, đôn
đốc người dân thực hiện tránh việc sắp đến ngày hội diễn mới bắt đầu tập luyện,
không đầu tư. Đảng ủy và chính quyền xã giao cho Ban văn hóa dà xoát các quán
kinh doanh Karaoke, các cửa hàng bán băng đĩa trên địa bàn xã theo định kì để tránh,
ngăn ngừa hiện tượng buôn bán văn hóa phẩm độc hại, các quán Karaoke trá hình để
kịp thời xử lý.
5


Nhờ sự nỗ lực của đảng và chính quyền địa phương, sự quyết tâm, ủng hộ của
người dân trong xã mà trong 5 năm trở lại đây việc xây dựng văn hóa tinh thần xã hội
chủ nghĩa ở địa phương đã gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận:

- Sự nghiệp văn hóa xã hội phát triển đúng hướng, có nhiều tiến bộ, đặc biệt là
kế thừa và phát huy được bản sắc văn hóa của vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc
- Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư, mở rộng, nâng cấp; di sản văn hóa
được bảo tồn đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của
nhân dân, toàn xã có …8.. di tích lịch sử, …3.. di tích lịch sử được xếp hạng quốc
gia, trong 5 năm xây dựng được …2. Chùa, trùng tu…1…di tích, với tổng số tiền lên
tới hơn …13… tỷ đồng.
- Phong trào văn nghệ quần chúng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo
sân chơi tinh thần lành mạnh cho người dân trong xã, góp phần xây dựng đời sống
văn hóa trên địa bàn dân cư. Hiện tại trên toàn xã có …5… thôn thành lập câu lạc bộ
quan họ, công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy làn điệu dân ca quan họ được quan tâm,
ngoài việc đầu tư mua sắm dụng cụ, trang phục biểu diễn, xã còn khuyến khích
những nghệ nhân mở lớp dạy dân ca quan họ cho con em trong xã.
- Các lễ hội đặc trưng của từng làng được duy trì, gìn giữ và tổ chức ngày càng
bài bản, vui tươi, bổ ích có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương tới
các thế hệ trẻ, làng nghề truyền thống được duy trì và ngày càng phát triển.
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu
rộng, toàn diện, tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, chất
lượng các danh hiệu thi đua ngày càng được tăng cả về số lượng và chất lượng. Hằng
năm có từ …80%….. đến …95%….. số hộ đạt gia đình văn hóa, …100%…… công
sở văn hóa vững mạnh, ……10…. lượt làng đạt văn hóa cấp huyện, chương trình xây
dựng nông thôn mới được quan tâm, đến nay đã hoàn thành ……8/11…….. tiêu chí.
- Việc xây dựng và phê duyệt Quy ước làng, khu phố đã được đảng và chính
quyền xã triển khai thực hiện. Đến nay, toàn xã có ………5….. thôn xây dựng xong
Quy ước, được UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, đạt …100%
…….. so với tổng số.
- Việc thực hiện nếp sống văn minh theo tinh thần Nghị quyết 22 và 191 của
HĐND tỉnh đã đạt được những chuyển biến cơ bản, rõ nét. Nhiều hủ tục lạc hậu,
không phù hợp được bãi bỏ; cuộc sống văn minh, lành mạnh, hiện đại đang hình
thành, hiện tại 100% người dân trong xã không làm đám cỗ trong đám tang, 40% đám

tang được mang đi hỏa táng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc xây dựng văn hóa tinh
thần tại địa phương còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Việc chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa còn buông lỏng. như: Các
văn hóa phẩm đồi trụy vẫn còn lưu hành ở một số quán băng đĩa lậu chưa được dẹp
6


bỏ triệt để. Các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mang tính tự phát, hoạt
động chưa bài bản, hiệu quả.
- Bên cạnh những thông tin tích cực cũng có những thông tin xấu, sai lệch, gây
hoang mang cho người dân nhưng chính quyền địa phương chưa có biện pháp giải quyết.
- Quan hệ gia đình của một bộ phận không nhỏ người dân bị phá vỡ, nhiều
người bị cuốn theo cơ chế thị trường, cơ chế của đồng tiền chi phối.
- Đạo đức, nhân phẩm của một số người bị suy thoái, lối sống buông thả, thiếu
trách nhiệm, thiếu hoài bão, lý tưởng của lớp trẻ ngày càng tràn lan.
- Vẫn còn tình trạng mê tín dị đoan và một số hủ tục lạc hậu. tệ nạn xã hội như
mại dâm, ma túy đã xuất hiện trên địa bàn xã.
- Tổ chức lễ hội còn mang tính thương mại hóa, chưa bài bản, chưa mang tính
giáo dục truyền thống quê hương.
Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trên là:
- Sự tác động mạnh mẽ của những mặt trái do quá trình hội nhập kinh tế và sự
xâm nhập tràn lan những sản phẩm văn hóa dẫn đến những tư tưởng phức tạp trong
đời sống văn hóa.
- Kinh phí đầu tư cho văn hóa còn hạn chế, kinh tế địa phương còn nghèo, mức
sống của người dân còn thấp do vậy họ chưa quan tâm đến đới sống văn hóa tinh thần.
- Nhận thức của cấp ủy đảng chính quyền địa phương về vai trò quan trọng của
văn hóa chưa thật đầy đủ. Các quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng
và phát triển văn hóa chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Việc tổ chức thực hiện
còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ, không kiên quyết.

Từ những tồn tại hạn chế nêu trên, bản thân xin mạnh dạn đề ra một số giải
pháp sau:
Một là: Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể
các cấp về trách nhiệm đối với công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý văn
hóa phải chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ. Cơ chế và phương thức quản lý văn hóa
phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của địa phương.
Hai là: Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
mọi người dân về tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa và con người
theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI.
Ba là: Ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức các phong trào văn hóa, tổ
chức lễ hội, xây dựng các kế hoạch cụ thể về nội dung, hình thức, quy mô, thời gian.
7


Bốn là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những vi
phạm về lưu hành những văn hóa phẩm độc hại, những tệ nạn xã hội, những phần tử
lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.
Năm là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết
với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục
vụ nhân dân; đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật; khuyến
khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị
văn hoá, văn nghệ truyền thống của địa phương.
Sáu là: Xây dựng và nâng cấp mạng lưới thiết chế văn hóa theo hướng đồng bộ
và chuẩn quốc gia.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
xã ........đã góp phần quan trọng trong việc hình thành nếp sống văn minh và hình
thành các giá trị văn hóa mới trong cộng động dân cư. Với phương hướng tiếp tục đẩy
mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, với phát

triển văn hóa và các mục tiêu đã đề ra, trên cơ sở các giải pháp đưa ra được triển khai,
công tác xây dựng đời sống văn hóa ở xã ....... sẽ là tiền đề, là động lực để xã tiếp tục
xây dựng một nền văn hóa và con người Bắc Ninh phát triển toàn diện, mang đậm
bản sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc, phù hợp với xu thế phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giúp văn hóa Bắc Ninh tiếp tục
tỏa sáng hôm nay và mai sau.

VẤN ĐỀ 2:
MỞ BÀI:
Trong xã hội nước ta hiện nay có tồn tại nhiều thành phần giai cấp. Đó là giai
cấp công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp tư sản. Các tầng lớp này có điều
kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên có những mâu thuẫn về lợi ích
giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát
triển theo con đường XHCN. Với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư
bản tư nhân. Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì tầng lớp tư sản có vai trò tích cực
trong sự phát triển kinh tế có khả năng tham gia tích cực vào trong sự nghiệp công
nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Quan hệ giữa giai cấp công nhân nhân dân lao
động và tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Đấu tranh với những
khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản, cũng để thực hiện hợp tác, đoàn kết xây
dựng xã hội dân giàu nước mạnh công bằng văn minh. Do đó trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải nắm những quan điểm giai cấp
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM. Để từ đó phát huy mọi thế mạnh của các
giai cấp trong xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh.
NỘI DUNG:
Câu 1: Trình bày vấn đề đấu tranh giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ của Việt Nam hiện nay?
8


Thế giới đang đổi thay không ngừng, cục diện cuộc đấu tranh giai cấp, đấu

tranh dân tộc đang có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Song những người cộng sản chân
chính không một phút mơ hồ, mất cảnh giác với các thế lực thù địch. Bài học về đấu
tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn còn nguyên giá trị, mỗi chúng ta một
lần nữa ôn lại những giá trị đó trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa để giữ vững mục tiêu, lý tưởng cộng sản.
Tìm hiểu về vấn đề đấu tranh giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ của Việt Nam hiện nay ta thấy nổi
bật lên những nội dung sau:
1. Khái niệm đấu tranh giai cấp:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, sự hình thành các giai cấp cũng là sự
hình thành các lợi ích giai cấp khác nhau. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai
cấp quyết định, mà là do địa vị KT-XH của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan.
Trong các lợi ích của giai cấp, có lợi ích cơ bản và lợi ích không cơ bản. Lợi ích cơ
bản chi phối sự vận động và phát triển của giai cấp. Chẳng hạn, do địa vị kinh tế của
mình, lợi his cơ bản của người công nhân đòi hỏi phải thực hiện phân phối theo giá trị
lao động. Ngược lại, nhà tư bản đòi hỏi lợi nhuận tối đa, điều đó khiến cho lợi ích của
người công nhân và nhà tư bản trở nên đối lập. Mâu thuẫn ấy không thể giải quyết
được trong chế độ kinh tế TBCN. Vì vậy tất yếu dẫn tới đấu tranh giai cấp.
V.I.Lênin định nghĩa: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của 1 bộ phận nhân dân
này chống lại một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị
áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc
đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những
người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Như vậy, cuộc đáu tranh giai cấp thực chất là
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Trong quá trình của cuộc đấu tranh giai cấp, mỗi giai cấp đều tập hợp những
lực lượng, những giai cấp và những tầng lớp khác nhau trong xã hội về phía mình.
Sựu liên kết giữa các giai cấp khác nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung là liên minh
giai cấp. Các giai cấp có lợi ích cơ bản không đối kháng thường liên minh với nhau.
Đó là sự liên minh căn bản, lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Có những hoàn ảnh buộc
các giai cấp có lơi ích cơ bản đối lập nhau phải liên minh với nhau để đối phó với kẻ
thù chung hay vì mục tiêu chung tạm thời nào đó. Sự liên minh đo có tính chất sách

lược, không lâu dài. Các giai cấp bóc lột khi đã lỗi thời thường liên minh với các lực
lượng phản động để chống lại các lực lượng tiến bộ của XH. Giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức thường liên minh trong cuộc cách mạng của giai cấp vô sản và
nó trở thành nguyên tắc của cuộc cách mạng này, bảo đảm cho cuộc cách mạng có thể
giành được thắng lợi toàn diện và triệt để. Viif vậy, liên minh giai cấp là 1 yếu tố
quan trọng mà các giai cấp thương xuyên phải tính đến trong việc giải quyết các
nhiệm vụ lịch sử
2. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có
giai cấp.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính XH
hóa ngày càng sâu rộng của LLSX mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện XH: mâu thuẫn giữa 1
bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới với 1 bên
9


là giai cấp thống trị, bóc lột, đại diện cho những lợi ích gắn với QHSX lỗi thời, lạc
hậu. Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX tự nó không thể giải quyết được mà phải
thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị lật đổ giai cấp thống trị, sau đó mới xóa
bỏ được QHSX cũ xây dựng QHSX mới cho phù hợp với trình độ mới của LLSX.
Với ý nghĩa ấy, đấu tranh giai cấp được coi là động lực trực tiếp của sự phát triển lịch
sử.
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng XH, thay
thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiên bộ hơn.
Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất
XH. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống
XH. Dựa vào tiên trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh
rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng Xh. Cách mạng XH như là đòn
bẩy thay đổi các hình thái KT-XH.
Vì vậy, đấu tranh giai cấp trở thành 1 động lực lớn cuuar sự phát triển XH. Tất

nhiên, đáu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất. Nhu cầu ngày càng tăng
của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cả những nhân tố tư tưởng, đạo
đức,… đều là những động lực phát triển của XH. Đấu tranh giai cấp là động lực cơ
bản của sự phát triển XH đăch trưng cho các XH có giai cấp đối kháng. Vì vậy,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản “là đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại”.
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo XH, xóa bỏ các lực lượng
XH phản động, kìm hám Xh phát triển mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai
cấp cách mạng.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp. Nhưng trong quy
luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng XH cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp
của mỗi XH và do địa vị lich sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức
sản xuất quyết định.
Các đội tiên phong của giai cấp vô sản, trong khi đề ra đường lối chiến lược và
sách lược cách mạng phải vận dụng quy luật đấu tranh giai cấp; phải xuất phát từ sự
phân tích tình hình KT - CT & XH của mình; phân tích kết cấu giai cấp và những mối
quan hệ giữa các giai cấp trong XH; phân tích MQH giữa đấu tranh giai cấp trong
nước và đấu tranh giai cấp trên phạm vi toàn thế giới; đánh giá đúng đắn lực lượng so
sánh giữa cách mạng và phản cách mạng; có như thế mới đưa cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản đến thắng lợi hoàn toàn.
Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh
cuối cùng trong lịch sử có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc
đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay dổi về căn bản sở hữu
tư nhân bằng sở hữu XH.
Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đá tranh giai cấp giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị.
Sauk hi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu
và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết: “Trong điêu kiện
chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không
thể giống như trước được”.

10


Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng tổng hợp mọi
nguồn lực, vận dụng llinh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh
này là gữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân
dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý XH, bảo đảm tạo ra 1 năng suất lao động XH
cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng XH mới, công
bằng, dân chủ và văn minh. Vì vậy, trong khi khẳng định rằng đấu tranh giai cấp tất yếu
dẫn đến chuyên chính vô sản, C.Mác cũng chỉ rõ: bản thân nền chuyên chính vô sản này
chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới XH không có giai cấp.
3. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay.
Ở VN, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là tất yếu.
Thực chất đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là đấu tranh chống khuynh
hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và CNXH.
Nội dung chủ yếu của cuôc đấu tranh giai cấp ở VN hiện nay là thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo,
kém phát triển, thực hiện công bằng XH, chống áp bức bất công, đấu tranh ngăn
chặn, kkhawcs phục những tưu tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập
dân tộc, xây dựng nước ta thành 1 nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do
Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và XH, phát huy mọi tiềm
năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn XH.
Câu 2: Liên hệ việc thực hiện nội dung chủ yếu cuộc đấu tranh giai cấp ở
Việt Nam hiện nay ở địa phương cơ sở nơi đồng chí đang công tác?
Tôi hiện đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ………
ha, dân số ………… người, toàn xã có …….. thôn, ………. chi bộ ,……….đảng
viên. Trong hơn ba mươi năm đổi mới, đảng,chính quyền và nhân dân địa phương

luôn thấm nhuần nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta là: Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa , khắc phục tình trạng nước nghèo , kém phát triển, thực hiện
công bằng xã hội, chống áp bức , bất công, đấu tranh ngăn chặn , khắc phục những tư
tưởng và hành động tiêu cực , sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành
động chống phá của các thế lực thù địch ; bảo vệ độc lập dân tộc , xây dựng nước ta
thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Chính vì vậy hơn
ba mươi năm qua việc thực hiện nội dung đấu tranh giai cấp ở địa phương đã gặt hái
được những thành tựu:
Kinh tế địa phương đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và tiếp tục tăng
trưởng trở thành xã phát triển có thu nhập trung bình so với mặt bằng trung của tỉnh,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng thu nhập hằng năm, năm sau
cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 23% tính đến năm 2016, tổng thu
nhập bình quân toàn xã đạt 578 tỷ đồng , tăng 2,5 lần so với năm 2014. Hằng năm
Đảng ủy xã đều ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
xây dựng nông thôn mới, năm 2012, chỉ đạo thực hiện hoàn thành Nghị quyết 20,
Nghị quyết huyện ủy về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, đưa chăn nuôi ra khỏi
khu dân cư, thực hiên tốt việc lập hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp sang làm mô
11


hình VAC, làm trang trại, xây dựng xí nghiệp. Được sự quan tâm của Nhà nước, địa
phương tiếp tục thực hiện đề án khôi phục làng nghề truyền thống, tiếp thu khoa học
kĩ thuật phát triển nghề làm hương đen Làng Chóa, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển. Trong năm 2016, xã đã giải quyết việc làm cho trên 1500 lao động
tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp Yên Phong, có thu nhập ổn định, bình quân từ
6 đến 7 triệu/ 1 tháng. Hoạt động kinh doanh được mở rộng đáp ứng yêu câu sản xuất
tiêu dùng trong nhân dân. Nhờ vậy mà kinh tế địa phương trong những năm qua đã có
bước tăng trưởng nhảy vọt.
Thực hiện tốt công bằng xã hội, đấu tranh chống áp bức bóc lột, bảo vệ quyền

lợi của người lao động, ngăn chặn những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái diễn
ra tại địa phương. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng;
đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh.
Sức mạnh về mọi mặt của xã được nâng lên, chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ
vững. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về bảo vệ tổ quốc trong tình
hình mới và các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ về an ninh quốc gia, công tác bảo
vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống lại mọi thế lực thu địch và âm mưu
diễn biến hòa bình được cấp ủy và chính quyền lãnh đạo triển khai đồng bộ, tiến hành
kiện toàn lực lượng công an xã, lực lượng dân phòng đúng quy định của tỉnh, những
vụ việc xảy ra được giải quyết kịp thời, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân
đội, xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, phối hợp với các lực lượng làm tốt
công tác bảo vệ Đảng, Chính quyền, giữ gìn sự bình yên trong nhân dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở địa phương.
Văn hóa giáo dục của xã được quan tâm, chăm lo phát triển. Từng bước xây
dựng thành công nền văn hóa của người Bắc Ninh – Kinh Bắc, góp phần gìn giữ và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống văn hóa
tinh thần của người dân địa phương ngày một nâng cao.
Giải quyết tốt vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thực hiện khối đại đoàn kết toàn
dân. Nâng cao vị thế của giao cấp công nhân trong công cuộc đổi mới xã nhà.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về việc thực hiện nội dung đấu tranh giai
cấp của VN hiện nay thì địa phương còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém sau:
Kinh tế địa phương ổn định, phát triển nhưng chưa vững chắc, chưa khai thác
hết tiềm năng thế mạnh, toàn xã đã hoàn thành xong chuyển đổi đất nhưng chưa quy
hoạch vùng sản xuất hàng hóa, chưa có dịch vụ tiêu thụ và chế biến nông sản, thực
phẩm. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn còn tiến triển chậm thiếu
đột phá. đời sống nhân dân khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều.
Khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường đã nhen
nhóm xuất hiện
Xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, buôn gian bán lận, trốn thuế, làm hàng giả,

kinh doanh trái phép, không chấp hành pháp luật để các thành phần kinh tế hợp tác,
đoàn kết vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trước mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều công nhân lao động có biểu hiện
phai nhạt về chính trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực
trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như định hướng
xã hội chủ nghĩa, vai trò vị trí của giai cấp công nhân.
12


Trình độ khoa học kĩ thuật kém không đáp ứng nhu cầu của địa phương. Chưa
có chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại địa phương.
Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên, đòi hỏi Đảng, chính quyền và nhân dân địa
phương thực hiện tốt các nội dung:
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ
sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp
với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của
nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng
tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật
khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn
đặt ra.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự
chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ
thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
KẾT LUẬN:
Tất cả những thủ đoạn mà các thế lực đế quốc đã và đang sử dụng đối với các
nước XHCN cũng như đối với giai cấp những người lao động trên toàn thế giới cho
thấy cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay so với trước đây không kém phần gay go, quyết
liệt, phức tạp. Đối với Việt Nam, nó thể hiện cả trong việc bảo vệ lý tưởng cộng sản,
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trong việc giữ vững định hướng
XHCN. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập với thế giới, sử dụng công cụ kinh tế của
CNTB để xây dựng CNXH, đảng cộng sản cầm quyền càng phải đề cao cảnh giác,
mài sắc ý chí cách mạng, kiên định lập trường giai cấp, nhận dạng thật rõ các hành
động và âm mưu thù địch để có biện pháp đấu tranh có hiệu quả.

13


14



×