CHỦ ĐỀ
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ
MÂU THUẪN
Giới thiệu chung.
Khi nói đến mâu thuẫn, tất cả sẽ nghĩ gì về nó. Theo cách hiểu thông
thường và phổ biến ở nước Việt Nam ta thì mâu thuẫn là cái gì đó không
hay, là xấu, là phủ nhận. Đó là ý nghĩ tiêu cực về mâu thuẫn. Thật ra trong
mỗi sự vật hiện tượng điều tồn tại một mâu thuẫn và đó là cơ sở, là nguồn
gốc cho sự vận động và phát triển. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin về
mâu thuẫn sẽ cho ta rõ về điều này.
A. Quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lenin về vấn đề mâu thuẫn:
1. Khái niệm mâu thuẫn ở những lĩnh vực khác:
Ở những lĩnh vực ngoài lĩnh vực biện chứng, có rất nhiều cách hiểu,
khái niệm của mâu thuẫn như mâu thuẫn xã hội (là mâu thuẫn của những
giai cấp, tập đoàn người, giữa các lực lượng, khuynh hướng xã hội có lợi ích
đối lập nhau), mâu thuẫn là sự phủ định một gì đó mà có hai nội dung, hình
thức trái ngược nhau, phủ định nhau.
2. Khái niệm mâu thuẫn biện chứng (Lưu ý phân biệt các khái niệm).
Mâu thuẫn biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. Hay nói cách khác mâu thuẫn là sự liên hệ, tác
động qua lại của hai mặt đối lập biện chứng.
Cần lưu ý phân biệt khái niệm mâu thuẫn ở những phạm trù khác, đặc
biệt là mâu thuẫn siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản lo gich, không có
sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các măt đối lập.
3. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn:
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Mặt đối lập dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược
nhau (đối lập biện chứng) nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau.
4. Tính chất chung của mâu thuẫn:
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
* Tính khách quan, phổ biến:
Tính khách quan, phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc
mọi lĩnh vực hiện thực trong thế giới điều chứa đựng trong mình sự thống
nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập.
Ph.Ăng ghen đã viết: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn
giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên hình thức vận động cao hơn của
vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó
lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn… sự sống trước hết chính là ở chỗ mọi
sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy sự
sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá
trình, một muân thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết và khi mâu
thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Trong
lĩnh vực tư duy chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn, như mâu thuẫn
giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong con người với sự tồn tại thực tế
của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế, trong những năng lực
nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ,
sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn cũng là vô tận, và được
giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”.
* Tính đa dạng, phong phú:
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật,
hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau,
biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng
giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật. Đó là: Mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không
cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu, … Trong các lĩnh vực khác nhau
cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính
phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
• Mâu thuẫn bên trong và bên ngoài:
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại của các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
• Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn
tại của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh của các mâu thuẫn khác.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó
của sự vật, là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật; nó có thể tồn tại trong
suốt quá trình tồn tại của sự vật, nhưng cũng có thể nảy sinh, tồn tại trong
một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật.
• Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu:
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu
thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu).
Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không
quyết định việc giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó.
• Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn
người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng,
khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
( Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong
việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn).
5. Quá trình vận động của mâu thuẫn:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh với nhau.
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng
buột, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này
lấy mặt kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của chính mình. Sự thống
nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.(sự phân biệt
của các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm, theo một nghĩa
nào đó, cả hai đều đúng).
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác
động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh
của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối
quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh
giữa chúng là tuyệt đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự
đấu tranh, còn trong đấu tranh bao hàm tính thống nhất giữa chúng. Theo
V.I.Lenin: “sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời,
thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là
tuyệt đối cũng như sự phát triển, vận động là tuyệt đối.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến
sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết
sức phong phú, đa dang, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng
như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động qua lại dẫn
đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện,
mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi
hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã
chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết.
Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, và quá trình tác động,
chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật hiện tượng luôn
luôn vận động và phát triển.
Vì vậy, sự liên hệ, tác động, và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển thế giới. “Sự phát triển là
một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
6. Ý nghĩa, vai trò của mâu thuẫn:
Mâu thuẫn nói chung, đấu tranh giữa các mặt đối lập nói riêng là
nguyên nhân, nguồn gốc của mọi vận động và phát triển. vì:
- Tác động qua lại là nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật.
- Trong tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn
được giải quyết, mâu thuẫn cũa mất đi, ra đời mâu thuẫn mới làm sự vật
không còn là nó.
- Sự vận động và phát triển là sự thống nhất giữa liên tục và gián đoạn.
Sự liên tục do sự thống nhất của các mặt đối lập tạo thành; sự gián đoạn, sự
vật không còn là nó do đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành.
Do vậy, cả thống nhất và đấu trạnh giữa các mặt đối lập đều có vai trò
quan trọng trong sự vận động và phát triển.