Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN VIỆT YÊN 20152016 MÔN SỬ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.93 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN THI: LỊCH SỬ 8
NGÀY THI: 28/ 3/ 2016
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (3 điểm):
Dựa vào kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử 8, hãy chứng minh:
"Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới".
Câu 2. (5 điểm):
Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933? Liên
hệ với chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Câu 3. (5 điểm):
Bằng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858- 1884 đã được học và
đọc, hãy làm sáng tỏ nhận định sau:
"Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã
vấp phải tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước
của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng
bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu
bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm
chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam."
Câu 4. (5 điểm):
Trên cơ sở trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Yên Thế, hãy chỉ rõ
những điểm khác biệt giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa
cùng thời.


Tháng 10 năm 2012, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang vinh dự được đón
nhận Bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt dành cho những địa
điểm trong khởi nghĩa Yên Thế. Hãy cho biết các địa điểm đó thuộc những
huyện, thành phố nào trong tỉnh ta?
Câu 5. (2 điểm):
Tại sao nói: "Cách mạng tháng Mười Nga như ánh mặt trời xua tan
bóng đêm".
____________________ Hết ________________________
(Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: ..........
Giám thị 1: ......................................................
Giám thị 2: ......................................................


PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

BẢN CHÍNH

CÂU

1

2

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM: LỊCH SỬ
NGÀY THI: 28/ 3/ 2016
Hướng dẫn gồm có 05 trang


NỘI DUNG
ĐIỂM
* Bộ máy Hội đồng Công xã:
Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng Công xã, vừa
0,5
ban bố pháp luật vừa lập ra các uỷ ban pháp luật: Uỷ ban đối
ngoại; Uỷ ban an ninh xã hội; Uỷ ban tư pháp; Uỷ ban quân
sự; Uỷ ban lương thực; Uỷ ban công tác xã hội; Uỷ ban giáo
dục; Uỷ ban thương nghiệp; Uỷ ban tài chính.
* Nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì: Tổ chức bộ máy
0,5
và chính sách của Công xã đã phần nào đảm bảo quyền lợi của
nhân dân, cụ thể:
- Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, giải tán quân
0,5
đội và cảnh sát cũ. Thành lập lực vũ trang và an ninh nhân
dân.
- Kinh tế: Giao quyền làm chủ nhà máy xí nghiệp cho công
0,5
nhân, quy định tiền lương tối thiểu và chế độ lao động (giảm
làm vào ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân)
- Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, miễn
0,5
học phí.
Như vậy có thể thấy từ tổ chức bộ máy Công xã cho đến
0,5
sắc lệnh ban ra có tính chất tiến bộ hơn so với các chế độ trước
đó ở Pháp. Nó đã phần nào đảm bảo quyền lợi cho nhân dân
lúc bấy giờ. Vì vậy có thể khẳng định Công xã Pa- ri là nhà

nước kiểu mới.
* Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 19290,5
1933, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách kinh
tế mới. (bỏ chữ kinh tế)
* Nội dung chính sách kinh tế mới bao gồm nhiều biện pháp
nhằm:
- Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các
1
ngành kinh tế, tài chính.
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông
1
nghiệp, ngân hàng với những qui định chặt chẽ đặt dưới sự
kiểm soát của Nhà nước.
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ
1
thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ thất nghiệp, tạo
thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
* Liên hệ với chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
- Chính sách kinh tế mới của Mĩ đã giải quyết phần nào khó
0,5


3

khăn của người lao động trong thời điểm đó, góp phần làm cho
nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, nhưng mục đích
chính là cứu nguy cho CNTB sản thoát khỏi khủng hoảng
(mang lại quyền lợi cho giai cấp tư là chủ yếu) …
- Chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay giống chính

sách kinh tế mới của Mĩ là tăng cường vai trò lãnh đạo của
Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Nhưng khác Mĩ là phát triển kinh tế đất nước theo định
hướng XHCN, luôn có những chính sách đảm bảo quyền lợi
cho người lao động. Luôn vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh….”
- Học sinh dựạ vào trích dẫn ở đề bài để đặt vấn đề.
Nội dung chính:
- Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần chiến đấu….
- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với
quân triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương
chống giặc. Kế hoạch xâm lược ban đầu của Pháp bị thất
bại….
- Tại Gia Định: 2/1859 Pháp đánh Gia Định, phong trào kháng
chiến của nhân dân ta càng sôi nổi tiêu biểu là khởi nghĩa
Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định….
- Sau khi hèn nhát ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều
đình Huế ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân
dân ta. Lợi dụng sự bạc nhược đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Tây
Nam Kỳ (20-24/6/1867). Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu cao
tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp
nơi.
+ Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp
Mười, Tây Ninh, Bến Tre… với nhiều lãnh tụ nổi tiếng:
Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm…
+ Một số người dùng văn thơ chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu,
… Một số người bị đưa ra hành hình vẫn nêu cao chí khí kiên
cường. Đặc biệt câu nói nổi tiếng của Nguyên Trung Trực: “
Bao giờ….đánh tây”.

- Từ 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở
Nam Kỳ.
- Tại Bắc Kỳ: 11/1873 Pháp nổ súng đánh Bắc Kỳ lần 1. Nhân
dân ta đã anh dũng kháng chiến.
+ Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn,
chặn đánh địch….
+ Tại các địa phương: Đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng
cự của nhân dân ta.
+ Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần 1.
Tháng 4/1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Nhân dân đánh

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
1

0,5
0,5


4

giặc bằng mợi thứ vũ khí: tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa
chặn giặc, đào hào, đắp lũy
+ Tại các địa phương: Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm

hầm chông, cạm bẫy…
+ 19/5/1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2.
- Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực
dân Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên
chiến đấu (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế…góp
phần làm chậm lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở
Việt Nam
Học sinh rút ra nhận xét, kết luận.
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang, địa hình hiểm trở, đa số là dân
ngụ cư sinh sống. Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng, cướp
đất của họ; để bảo vệ cuộc sống, họ phải vùng dậy đấu tranh
Cuộc khởi nghĩa chia 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1(1884- -1908): nghĩa quân hoạt động riêng rẽ
thiếu thống nhất, do Đề Nắm lãnh đạo.
- Giai đoạn 2 (1893 - 1908): Đề Thám lãnh đạo, 2 lần đình
chiến với quân Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân
đã tiến hành, xây dựng đồn điền Phồn Xương.Chuẩn bị lương
thực, lực lượng sẵn sàng chiến đấu Đi liên hệ với một số nhà
yêu nước.
- Giai đoạn 3 (1909 – 1913):
Thực dân Pháp tập trung lực lượng, liên tiếp càn quét tấn công
Yên Thế. 10/2/1913, Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã dần.
Khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
ở chỗ:
- Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, thời gian dài nhất (gần 30 năm)
ảnh hưởng sâu rộng nhất kể từ khi Pháp xâm lược đến những
năm đầu thế kỉ XX.
- Là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, để
bảo vệ quyền lợi thiết thân giữ đất giữ làng, ít chịu ảnh hưởng

của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với
khẩu hiệu Cần Vương. Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là
nông dân.
- Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt với chiến thuật đánh du kích,
đánh vận động...buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hoà.
- Khởi nghĩa đã có sự liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo
xu hướng mới, đã kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ.
Tháng 10 năm 2012, tỉnh Bắc Giang vinh dự được đón
nhận Bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt dành
cho những địa điểm trong khởi nghĩa Yên Thế. Những địa
điểm đó thuộc 4 huyện: Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng,
Hiệp Hòa.

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
1



5

Nói "Cách mạng tháng Mười Nga như ánh mặt trời xua tan
bóng đêm" là vì:
Đối với nước Nga:
- Cách mạng tháng Mười đã đập tan ách áp bức, bóc lột của
phong kiến, tư sản, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
- Cách mạng tháng Mười thắng lợi đã đưa công nhân và nông
dân lên nắm chính quyền.
Đối với thế giới:
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi
cục diện thế giới.
- Cách mạng tháng mười cổ vũ và để lại nhiều bài học quý báu
cho phong trào cách mạng thế giới.

0,5
0,5
0,5
0,5

Lưu ý:
Trến đây là những điểm cơ bản về kiến thức. Trong quá trình chấm, giám
khảo cần có sự vận dụng linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm một cách thuần túy.
Bài làm được điểm cao phải có kiến thức chính xác, bố cục rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, chữ viết chuẩn chính tả, trình bày sạch.
_____________________________

Câu 1 (3.5 điểm) đề 4



- Thống kê các cuộc cách mạng tư sản thời đại theo mẫu sau:
STT

Tên CMTS

Thời gian

Lãnh đạo

Hình thức đấu
tranh

-Theo em, hạn chế chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Câu 5 (5 điểm) đề 4
So sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương với cuộc khởi
nghĩa Yên Thế? Nêu một di tích lịch sử của địa phương liên qian đến cuộc khởi
nghĩa Yên Thế và cho biết trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di tích đó?
Câu 3 (3 điểm) đề 4
Nêu nguyên nhân và phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? Cho
biết điểm khác nhau về nguyên nhân bùng nổ giữa chiến tranh thế giới thứ nhất
và chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2 (2 điểm): đề 6
Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
Câu 7: ( 4,5 điểm ) đề 6
Trình bày những nét chính các giai đoạn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên
Thế? Vì sao khởi nghĩa Yên Thế thất bại? Từ Việc thất bại của khởi nghĩa nông
dân Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa cùng thời , em hãy chỉ ra những hạn chế
của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX?




×