Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN VIỆT YÊN 20152016 MÔN VẬT LÝ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.97 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN THI: VẬT LÝ 8
NGÀY THI: 29/ 3/ 2016
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (4,0 điểm): Một học sinh nhà cách trường 8 km, bình thường em đi học bằng xe đạp với
vận tốc 12 km/h.
a. Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường?
b. Hôm nay, khi đi được 1/4 quãng đường thì em chợt nhớ mình quên vở bài tập nên vội
quay về nhà với vận tốc bằng 1,5 lần vận tốc ban đầu. Để đến trường đúng giờ như mọi ngày thì
sau khi lấy vở bài tập học sinh đó phải đạp xe đến trường với vận tốc bao nhiêu? bỏ qua thời gian
lên, xuống xe khi về nhà.
c. Tính vận tốc trung bình của học sinh đó trên cả đường đi và về?
Câu 2. (4,0 điểm): Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 200cm 2 và
100cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá K. Lúc đầu khoá K để ngăn cách hai bình,
sau đó đổ 4,5 lít nước vào bình A, mở khoá K để tạo thành một bình thông nhau.
a. Tính độ cao cột nước ở mỗi bình và áp suất nước gây ra tại đáy mỗi bình khi nước cân
bằng.
b. Đổ thêm 0,4 lít dầu vào bình A. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình.
c. Đặt lên bình A một pít tông có khối lượng 3kg, bình B một pít tông có khối lượng 1kg.
Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình.
Biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1=8000N/m3; d2= 10000N/m3;
Câu 3. (4,0 điểm): Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 6cm được thả vào nước, người ta thấy
khi khối gỗ cân bằng thì chiều cao phần nổi của nó trên mặt nước là h = 3cm. Biết khối lượng riêng
của nước là Do = 1g/cm3.
a. Có những lực nào tác dụng lên khối gỗ? Tính độ lớn của các lực đó.


b. Tìm khối lượng riêng D của gỗ.
A
B
O
c. Đặt lên khối gỗ vật m1 được bố trí như hình 1.
m1
m2
Biết khi thanh nhẹ AB nằm cân bằng thì OA= 1/3 AB, m2= 1kg, khối gỗ
vừa chìm hết vào trong nước. Tính khối lượng vật m1.
Hình 1
Câu 4. (4,0 điểm): Để đưa một vật m lên cao 1,2m
người ta dùng một trong ba cách sau.
a. Kéo vật lên trực tiếp thì cần công A1= 480J. Tính khối lượng của vật m.
b. Dùng ván nghiêng dài 2,4m thì cần công A2= 600J.
Tính hiệu suất của ván nghiêng và độ lớn lực ma sát giữa vật với ván nghiêng.
Fk
c. Dùng hệ ròng rọc như hình 2.
Tính độ lớn lực kéo và hiệu suất của hệ thống. Biết mỗi ròng rọc
có khối lượng 0,2kg, bỏ qua khối lượng dây nối, ma sát giữa dây và ròng rọc.
m Hình 2
Câu 5. (2,0 điểm): Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ
vào nhau cách nhau một khoảng d ( Hình 3)
o
điểm sáng S và mắt O đặt cách đều hai gương.
a. Vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ S phản xạ một lần trên gương (N), M
N
tiếp tục phản xạ một lần trên gương (M) và đi vào mắt.
b. Tính độ dài đường truyền tia sáng từ S đến O. Biết S'O'= 100cm ( S' là ảnh
của S qua gương (N), O' là ảnh của O qua gương (M).
s

Hình 3
Câu 6.(2,0 điểm): Dùng một lực kế, một bình chia độ, một quả cầu kim loại
có móc treo,một bình dung dịch muối. Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để xác định trọng
lượng riêng của dung dịch nước muối?

.
.

------ HẾT -----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..............................................................Số báo danh:...................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
Có 02 trang

Câu
Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: VẬT LÝ 8

Nội dung
a. Từ công thức: v=s/t
nên t= s/v= 2/3h

Điểm
0.5

0.5

b.
- Thời gian đi 1/4 quãng đường đầu: t1= s/4v = 1/6 h

0.5

- Thời gian quay về:

t2= s/1,5v = 1/9 h

0.5

- Thời gian còn lại:

t3= t- t1- t2 = 7/18 h

0.5

- Vân tốc cần đi từ nhà đến trường để kịp giờ: v3 = s/ t3 = 144/7 (km/h)

0.5

c.
Câu 2

- Vận tốc trung bình của xe trên cả đường đi: vtb= 1,5s/t= 18 (km/h)
a. Chiều cao cột chất lỏng: h.S1 + h.S2 = V

1

0.5

Thay số h = 15cm

0.5

- Áp suất tại đáy mỗi bình: P1= P2 = d2. h= 1500 (N/m2)

0.5

b. Xét hai điểm M, N có cùng độ cao ( M- ở đáy cột dầu)
+ Độ cao cột dầu: h1= V1/S1 = 2 cm

0.5

+ Độ cao cột nước: Vì PM= PN nên d1. h1= d2. h2 ; h2= 1.6 cm

0.5

+ Độ chênh mực chất lỏng ở hai bình: h'= 0,4 cm

0.5

c. Giả sử cột chất lỏng ở bình B cao hơn cột chất lỏng ở bình A là h3.
- Xét trên mặt phẳng nằm ngang tai đáy của pít tông m1
áp suất tại hai nhánh: 10.m1/S1 = 10.m2/S2 + h3. d2

0.5

thay số h3= 5 cm

Câu 3

vậy giả thiết là đúng, chất lỏng ở cột B cao hơn cột A là 5 cm.
a. Có hai lực tác dụng lên vật: Trọng lực P và lực đẩy Ác- si- mét FA.

0.5
0.5

- Độ lớn FA= a2. (a-h). dn= 1,08N

0.5

- Vì vật nằm cân bằng nên P= FA= 1,08N

0.5

b. D= m/V = 0,5g/cm3

0.5

c. Khi thanh năm cân bằng:
(P + P1 - FA'). OA = P2. OB ( OA= 1/3. AB; OB= 2/3. AB)

1

Thay số được: m1= 2,108 kg.

1



Câu 4

a. A1= P. h nên P= A1/h = 400N hay m= 40kg.

1

b. - hiêu suất mặt phẳng nghiêng: H= A1/A2= 83,3%

0.5

- Lực ma sát: Fms= (A2- A1)/l= 50N

0.5

c. Khối lượng của mỗi ròng rọc: m1= 0,2kg nên P1= 2N
- Lực căng của dây
+ T1= (P+P1)/2
+ T2= Fk= (T1+ P1)/2= P/4 + P1/4 + P1/2= 101,5N

1

+ A3= Fk. 4h = 101,5. 4,8= 487,2J

0.5

+ H= A1/ A3=

0.5

Câu 5

a.

O’ (M)

O (N)

I

0.75
K

A

S

B

S’

a) Vẽ đường đi tia SKIO
+ Lấy S’ đối xứng với S qua gương (N)
+ Lấy O’ đối xứng O qua (M)
+ Nối S’O’ cắt (N) tại K, cắt (M) tại I
+ Tia SKIO là tia cần
b. - Tam giác SKS' cân tại K nên SK = KS'
- Tam giác OIO' cân tại I nên IO= IO'
nên SK+ KI+ IO= S'K+ KI= IO'= S'O'= 100 cm

0.25


0.25
0.25
0.5

Câu 6

- Đổ nước muối vào bình chia độ, thể tích V1
- Móc quả cầu kim loại vào lực kế ngoài không khí: F=P
- Móc vật vào lực kế và nhúng chìm trong nước muối ta có:
+ Thể tích nước trong bình chia độ chỉ thể tích V2
+ Lực kế chỉ giá trị F1
- Thể tích vât: V= V2- V1; lực đẩy Ac-si-mét: Fa= P- F1
- Mà Fa= d.V nên d= Fa/V= P- F1/V2- V1

0.5
0.5
0.5
0.5



×