Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án ngữ văn 7 bài 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.13 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 5/9/2015
Ngày dạy: 7B: 8/9/2015; 7A: học bù chiều 8/9/2015
Ngữ văn. Bài 4 - Tiết 13

Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt:
- Học sinh hiểu được tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.
- HS có kỹ năng đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong những bài ca
dao than thân
- HS có tình yêu, sự ham mê tìm tòi văn học dân gian đặc biệt là ca dao.
* Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1. Kiến thức
- HS hiểu được hiện thực về đời sống trong những bài ca dao than thân. Hiểu
được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng
ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Sưu tầm những bài ca dao có nội dung than thân.
III. Phương pháp / kỹ thuật dạy học
- Phân tích, bình giảng, trao đổi đàm thoại...
- Kỹ thuật Đắp bông tuyết
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
H: Đọc thuộc bài ca dao số 1: chủ đề " Những câu hát về tình yêu quê hương, đất
nước, con người"?
H: Tình cảm chung thể hiện trong hai bài ca dao là gì?
- HS đọc thuộc lòng bài ca dao số 1


- Tình cảm chung được thể hiện trong những bài ca dao là tình yêu quê hương
đất nước, con người.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Hoạt động 1: Khởi động
1'
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời
sống, tâm hồn của nhân dân. Nó không chỉ là
tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các
quan hệ từng gia đình, quan hệ con người đối
với quê hương, đất nước mà còn là tiếng hát
than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ
1

Nội dung


cực, đắng cay. Những bài ca dao này, ngoài ý
nghĩa than thân, đồng cảm với nỗi niềm, cuộc
đời đau khổ, đắng cay của người nông dân,
người phụ nữ …còn có ý nghĩa tố cáo xã hội
phong kiến. Nỗi niềm ấy thể hiện như thế nào,
chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Đọc - thảo luận chú thích
6p
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng đọc diễn
cảm, giải nghĩa được một số từ khó.

I. Đọc thảo luận chú thích


- GV hướng dẫn đọc: giọng mượt mà, tha
thiết, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả
- GV đọc mẫu, HS đọc, HS khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích
SGK ( 5,6,7,8)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 20p
Mục tiêu: HS cảm nhận được tâm
trạng và thân phận của con người trong xã hội
xưa qua chùm ca dao " những câu hát than
thân".
GV treo bảng phụ bài ca dao số 2.
HS đọc bài ca dao số 2
H: Trong bài có cụm từ nào được lặp lại?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Thương thay.
H: Em hiểu cụm từ này như thế nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót
xa ở mức độ cao.
H: Cụm từ này được lặp lại nhiều lần có tác
dụng gì?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Tô đậm nỗi thương cảm ở nhiều góc độ khác
nhau đồng thời tạo sự liên kết của văn bản ->
tích hợp TLV.
H: Tìm những hình ảnh ẩn dụ và nêu ý nghĩa
của nó? ( Phân tích những nỗi thương thân
của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ?)

Thảo luận nhóm bàn bàn ( 3p)
Đại diện trình bày- điều hành
GV cùng hs khắc sâu kiến thức
- Thương cho con tằm: Con tằm cả đời chỉ
ăn lá dâu. Những cuối đời lại phải rút ruột làm
2

II. Tìm hiểu văn bản

1. Bài ca dao số 2

- Cụm từ “ thương thay”
được lặp lại biểu hiện sự
thương cảm, xót xa ở mức
độ cao.

- Hình ảnh ẩn dụ
+ “Con tằm”: người bị bòn
rút sức lực


thành tơ quý cho người. Thương con tắm là
thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn
rút sức lao động.
- Con kiến: Là con vật nhỏ bé nhất, ăn ít
nhất, thức ăn bình thường nhất nhưng suốt
ngày phải kiếm mồi xuôi ngược vất vả làm
lụng vẫn nghèo khó
- Con hạc lánh đường mây nghĩa là muốn tìm
nơi nhàn tản, phóng khoáng. Lánh ở đây là

tìm, đường mây là không gian ước lệ chỉ sự
nhàn tản. Nhưng cánh hạc dẫu có bay mỏi
cánh thì vẫn không tìm thấy nơi an nhàn.
Thương con hạc là thương cho cuộc đời lận
đận và những cố gắng vô vọng của người lao
động trong xã hội cũ.
- Con cuốc giữa trời gợi hình ảnh một sinh
vật nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian bao la,
rộng lớn. Kêu ra máu là tiếng kêu thương
khắc khoải, tuyệt vọng về những điều oan trái.
Dẫu cuốc có kêu ra máu thì cũng không có ai
nghe. Thương con cuốc là thương thân phận
thấp cổ bé họng, oan trái không được công
bằng soi tỏ.
H. Qua các hình ảnh ẩn dụ, lặp từ đó, tác giả
dân gian muốn gửi gắm điều gì?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
Nỗi khổ của nhiều phận người trong xa hội
- HS đọc bài số 3
H: Sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng “
thân em”?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
H: Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Về
điều gì?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
(Thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của

người phụ nữ trong xã hội cũ, bị phụ thuộc
không có quyền quyết định điều gì).
H: Những bài này có điểm nghệ thuật gì
giống nhau?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
3

+ Con kiến: thân phận bé
nhỏ, vất vả, nghèo khó
+ Con hạc: phiêu bạt, lận
đận, vô vọng

+ Con cuốc: thân phận thấp
cổ, bé họng chịu nhiều oan
trái.

Bằng phép ẩn dụ, lặp từ tác
giả dân gian gợi lên nỗi khổ
nhiều bề của nhiều phận
người trong xã hội cũ.
2. Bài ca dao số 3


- Mở đầu: thân em: gợi sự tội nghiệp cay
đắng.
- Hình thức so sánh, miêu tả cụ thể, chi tiết.
GV: Giải thích về trái bần.
H: Hình ảnh so sánh trong bài 3 có gì đặc
biệt?
HS hoạt động nhóm 4, TG: 4p

Đại diện trình bày và điều hành
GV cùng HS khắc sâu kiến thức
+ tên gọi (trái bần) dễ gợi liên tưởng đến
thân phận nghèo khó (ca dao, dân ca Nam
Bộ). Trong ca dao hình ảnh trái bần, mù u, sầu
riêng gợi cuộc đời, thân phận đau khổ, đắng
cay.
+ Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ
sung chi tiết: trái bần bé mọn bị "gió dập sóng
dồi" xô đẩy quăng quật trên sông nước mênh
mông, không biết "tấp vào đâu". Nó gợi số
phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến.
H: Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ
nữ trong xã hội xưa như thế nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- GV liên hệ hình ảnh bánh trôi nước - Hồ
Xuân Hương, nỗi oan của nàng Vũ Thị Thiết
trong “Người con gái Nam Xương.
Hoạt động 4: Ghi nhớ
Mục tiêu: HS khái quát được đặc điểm
chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca
dao
H: Nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ
thuật của hai bài ca dao?
HS HĐCN trình, bày chia sẻ
- Ý nghĩa: Diễn tả cuộc đời của những con
người trong xã hội cũ, ngoài ý than thân còn
thể hiện ý phản kháng
(+) Người có thân phận nhỏ bé con tằm, con

hạc, con kiến.
(+) Người phụ nữ ví mình như trái bần trôi.
- Nghệ thuật:
+ Thơ lục bát.
+ Sử dụng thành ngữ: lên thác xuống ghềnh,
gió dập sóng dồi.
+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhóm từ
truyền thống "thân em", "thương thay"; hình
4

- Hình ảnh so sánh đặc biệt,
diễn tả xúc động, chân thực
cuộc đời, thân phận nhỏ bé,
đắng cay của người phụ nữ
xưa.

5'

III. Ghi nhớ (SGK - 49)
- Nghệ thuật:
- Nội dung:


thức: câu hỏi tu từ
+ HS đọc ghi nhớ
+ GV KL
Hoạt động 5: Luyện tập
- Mục tiêu: hs thực hành theo yêu cầu
- GV gọi hs đọc những bài ca dao đã sưu tầm
- Thân em như cá trong lờ

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.
- Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
- Thân em làm lẽ vô duyên
Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời
- HS đọc phần đọc thêm

4p

IV. Luyện tập
* Đọc bài ca dao đã sưu tầm
cùng chủ đề.

* Đọc thêm

4. Củng cố: (2p)
- Em hãy khái quát nội dung cơ bản, nghệ thuật của 2 bài ca dao?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Cuộc đời và số phận của những con người trong xã hội cũ.
- Thể thơ lục bát, hình ảnh ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
5. Hướng dẫn học bài: (2p)
- Học thuộc 3 bài ca dao, ghi nhớ những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật
của mỗi bài. Học thuộc nội dung ghi nhớ.
- Soạn bài : “Những câu hát châm biếm”
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề.

5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×