Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CÁC QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.24 KB, 99 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRƯƠNG NHƯ THỦY

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA
CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CÁC QUẬN,
HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

HÀ NỘI - 2016


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRƯƠNG NHƯ THỦY

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA
CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CÁC QUẬN,
HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: TS NGUYỄN DUY HẠNH

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Trương Như Thủy


BẢNG DANH MỤC CÁCCHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNH, HĐH

Chính trị quốc gia

CTQG

Nhà xuất bản

Nxb

Trong sạch vững mạnh


TSVM

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Uỷ ban nhân dân

UBND

Giáo dục pháp luật

Gdpl

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TTHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPHCM

Danh mục tài liệu tham khảo

DMTLTK



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁN
BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CÁC CẤP QUẬN,
HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

7

1.1. Cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện và một số vấn
đề cơ bản về chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa
án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh

7

1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng
giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh

34

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

56


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CỦA CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC QUẬN,
HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh

56

2.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay

65

KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền của dân do dân và vì dân. Mọi tổ chức trong hệ thống chính trị, mọi
cán bộ, đảng viên và mọi người dân đều phải sống và hoạt động trong khuôn

khổ Hiến pháp và pháp luât. Để cán bộ, đảng viên và mọi người dân có thể
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội cần làm tốt công tác giáo dục pháp luật, trước hết cho cán
bộ, đảng viên nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống của mọi tổ chức, mọi
thành viên trong xã hội.
Tòa án nhân dân các cấp nói chung, cấpquận huyện nói riêng là một bộ
phận trong tổ chức hệ thống cơ quan tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ duy trì và bảo đảm pháp luật được
thực thi một cách nghiêm túc, chặt chẽ, góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Tòa án nhân dân quận, huyện những người trực tiếp duy trì thực hiện
pháp luật trên địa bàn các quận, huyện, cần được giáo dục pháp luật. Đội ngũ
cán bộ, đảng viên ở Tòa án nhân dân quận, huyện phải là những người nắm
rõ, hiểu sâu hệ thống pháp luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của
nhà nước, các cấp, các ngành làm cơ sở để hoàn thành tốt chức trách nhiệm
vụ được giao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật, trong những
năm qua,các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực
lượng ở Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đã quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức khá tốt việc giáo dục cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên, góp phần nâng cao ý thức, chuyên môn nghiệp vụ pháp luật, xây
dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, Tòa án vững mạnh toàn diện, nâng cao
chất lượng xét xử và hiệu quả trên được duy trì và thực hiện pháp luật ở các


7
quận, huyện trong thành phố.Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật cho cán bộ,
đảng viên ở Tòa án nhân dân quận, huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh còn
nhiều hạn chế, bất cập.

Ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao; tình trạng
vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, tình trạng tội phạm chưa được ngăn
chặn.., việc xử lý vi phạm còn chưa bám sát các quy định của pháp luật, còn để
xảy ra oan sai...đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của thành phố, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế, yếu kém trên đây được bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân, trong có nguyên nhân từ việc giáo dục pháp luật của các
cấp, các ngành, trong đó việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở Tòa
án nhân dân quận, huyện trong Thành phố trong những năm vừa qua.
Ngày nay, Đảng đang lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Công
cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập càng được mở
rộng, đi vào chiều sâu càng phải chăm lo công tác giáo dục pháp luật cho mọi
người dân, trước hết là cán bộ, đảng viên ở các cơ quan thực thi pháp luật, ở
Tòa án nhân dân các cấp, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền vững
mạnh và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân hiện nay.
Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề: “Chất lượng giáo dục pháp luật của
cán bộtòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay” làm đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật các tầng lớp nhân dân
nói chung, cho cán bộ, đảng viên nói riêng là vấn đề hệ trọng, được nhiều cán
bộ lãnh đạo, cơ quan chức năng, các nhà khoa học, cán bộ các ngành quan
tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình khoa học, đề tài luận văn, luận án
được công bố,như:


8
-Nguyễn Ngọc Phú (1997), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ

luật quân sự, Nxb QĐND;
- Đinh Hùng Tuấn (1996), Cơ sở tâm lý học của củng cố và nâng cao
tính kỷ luật của các tập thể quân nhân bộ đội đặc công,Luận án PTSKHQS,
Học viện Chính trị - Quân sự.
- Phạm Minh Thụ (2004),Vận dụng tổng hợp các phương pháp trong
giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sỹ quan ở các trường đại học
quân sự,Luận án TSGDH, Học viện Chính trị - quân sự.
- Lê Văn Làm (2000), Nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luậtquân sự
của học viên đào tạo sỹ quan chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân
sự hiện nay, Luận văn thạc sỹ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự.
- Nguyễn Đức Thuận (2001), phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật quân đội
của học viên đào tạo sỹ quan chỉ huy cấp phân đội ở trường Sỹ quan Lục quân
2 hiện nay,Luận văn thạc sỹ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự.
- Vũ Đình khoa (2007), Giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân sự cho học
viênđào tạo sỹ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường Sỹ quan Pháo binh hiện
nay, Luận văn thạc sỹ KHCT, Học viện Chính trị quân sự.
- Nguyễn Đức Rinh (2009), Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
cho hạ sỹ quan, binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Hương Giang hiện nay,
Luận văn thạc sỹ KHCT, Học viện Chính trị.
- Đặng Văn Thạnh (2011), Bồi dưỡng rèn luyện tính tự giác chấp hành
pháp luật của học viên ở Trường Sỹ quan Pháo binh hiện nay, Luận văn thạc
sỹ KHCT, Học viện Chính trị.
Các công trình tiêu biểu trên đây đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ
bản sau:
Đã phân tích làm rõ vị trí vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật nói chung, cho cán bộ, đảng viên nói riêng, góp phần xây
dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, làm
cơ sở cho quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ và tổ chức hướng dẫn cho
nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...



9
Các công trình đã tập trung làm rõ nội dung của việc phổ biến, tuyên
truyền giáo dục pháp luật trong phạm vi nghiên cứu đã xác định, phù hợp với
từng đối tượng. Đồng thời, các tác giả đã chú trọng phân tích làm rõ đặc điểm
riêng có của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở từng lĩnh
vực cụ thể
Đã tập trung làm rõ quan niệm chất lượng, nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Trong từng
nội dung các công trình đã có sự phân tích khá thuyết phục những vấn đề cơ
bản như: yếu tố cấu thành, mục đích, chủ thể, lực lượng, nội dung, hình thức
biện pháp nâng cao, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá.
Các công trình đã đánh giá khá toàn diện, đầy đủ những ưu điểm, hạn
chế, khuyết điểm trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và
nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho
các đối tượng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm có giá trị có
thể vận dụng chỉ đạo thực tiễn hiện nay.
Phân tích khá sâu sắc sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, nhất là
nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị và rõ sự tác động, cả thuận lợi,
cả khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật cán bộ,đảng viên và đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cán bộ, đảng
viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đảng bộ, xây dựng địa phương, cơ
quan, đơn vị vững mạnh trong thời kỳ mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Luận giải rõ một số vấn đề cơ bản về đề lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ
tòa án nhân dân ở các cấp quận, huyệnThành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:



10
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục pháp luật và chất
lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm nâng
cao chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận giải sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, xác định yêu cầu và đề
xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật của cán
bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh
- Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2010 đến nay
- Đơn vị điều tra khảo sát bao gồm Tòa án nhân dân các quận,
huyệnThành phố Hồ Chí Minh
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận của đề tài:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và những quy định của nhà nước
về chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân quận, huyện về giáo dục pháp
luật cho cán bộ, đảng viên và cho toàn dân
* Cơ sở thực tiễn của đề tài:
- Thực tiễn hoạt động giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở

các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh


11
- Tham khảo báo cáo công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục pháp
luật cho cán bộ, đảng viên của các tổ chức đảng, các cơ quan chức năng và
kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn của người học.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp khoa học chuyên ngành, liên ngành, chú trọng các
phương pháp: Kết hợp logic với lịch sử, tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, thống kê, so sánh; điều tra xã hội học ...
6. Ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp thêm luận cứ khoa học để các cấp ủy, chi bộ ở Tòa án nhân
dân quận, huyệnThành phố Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao
chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên đáp ứng nhiệm vụ duy trì
và thực thi pháp luật của Tòa án nhân dân các quận, huyện Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời kỳ mới.
- Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu trong giảng dạy và học tập ở
Trường Chính trị các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.


12
Chương 1
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở CÁC CẤP QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện và một số vấn đề cơ
bản về chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các
quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Tòa án nhân dân ở các quận, huyện và cán bộ tòa án nhân dân
ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh
* Tòa án nhân dân các quận,huyện Thành phố Hồ Chí Minh
- Khái quát một số nét về Thành phố Hồ Chí Minh:
Đến năm 1698, chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào “kinh lý”
miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy “đất đai đã mở rộng
khắp miền Đông Nam bộ nay”. Trên cơ sở lưu dân miền Nam tự phát tới
“khẩn hoang lập ấp”, Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện
Phước Long, Tân Bình (một phần nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong dòng chảy lịch sử của Thành phố mang tên Bác, hiện nay, Thành
phố Hồ Chí Minh - đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định xưa - đã trở thành một
trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, một trung tâm giao dịch
quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một
trong ba thành phố lớn của cả nước. Với truyền thống năng động sáng tạo,
bám sát thực tiễn, gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân, dựa vào nhân
dân, với bản lĩnh trí tuệ nhạy bén, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức với
tinh thần dám nghĩ, dám làm, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những
thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; là địa phương trẻ, có lịch
sử phát triển rất năng động, là trung tâm kinh tề trọng điểm phía nam, có vị trí
chính trị quan trọng của cả nước.


13
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng
diện tích 2.095,06 km2. Cụ thể, nội thành gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức;
ngoại thành gồm các huyệnHóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

Thành phố Hồ Chí Minh có 305 phường, xã, thị trấn.
Về dân cư, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký thì đến đầu
năm 2015, dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người với đủ 54 thành
phần dân tộc và 13 tôn giáo khác nhau, cùng người nước ngoài sinh sống.
- Lịch sử thành lậpTòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng được nêu tại Đại hội Đảng Toàn
Quốc lần thứ IV (năm 1976), ngày 10/8/1976 Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao ban hành Quyết định số 08/TATC thành lập Tòa án nhận dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại miền
Nam. Lịch sử phát triển của Tòa án nhân dân đã sang một trang mới, đây
chính là mốc đánh dấu hình thành, xây dựng và phát triển của một chặng
đường lịch sử bảo vệ công lý, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích hợp pháp của mọi công dân nói chung.
Vào tháng 8 năm 1976, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí
Minh được thành lập gồm 01 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 12 Tòa án nhân dân
cấp quận, huyện. Những ngày đầu chưa có Tòa chuyên trách, sau đó mới
thành lập Tòa chuyên trách và bộ phận Tòa hình sự, Tòa dân sự, Văn phòng
và Phòng Giám đống kiểm tra; lúc đó, Tòa án nhân dân huyện có 3 thẩm
phán, Tòa án nhân dân thành phố có 7 thẩm phán và một số thẩm phán chi
viện từ miền Bắc vào để thực hiện công tác xét xử bảo vệ chính quyền cách
mạng trong thời gian đầu sau ngày giải phóng 30/4/1975.
Biên chế của toàn ngành Tòa án thành phố lúc ban đầu khi mới thành
lập chỉ có80 thẩm phán; tuân thủ theo Hiến pháp 1992 và thực hiện Luật tổ


14
chức Tòa án nhân dân năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 1993, năm
1995), do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ nên số lượng thẩm
phán tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh từ 55 thẩm phán vào
giai đoạn đầu mới thành lập tăng lên 120 thẩm phán, mỗi thẩm phán giải

quyết bình quân 140 vụ/năm (giai đoạn từ 1986 đến 1996).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) tiếp tục hoàn thiện chủ
trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, chủ trương đổi mới hệ thống tư pháp
tương đối toàn diện, kiện toàn bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan
tư pháp. Qua các năm biên chế thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên của Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng được bổ sung, công tác quy
hoạch, bổ nhiệm các các chức vụ quản lý các đơn vị, bộ phận được trú trọng,
thực hiện kịp thời nhằm bảo đảm công tác nhiệm vụ tại địa phương.
Theo báo cáo công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014, hiện
nay biên chế của Tòa án các cấp của thành phố là 1.078, trong đó biên chế
thẩm phán 633/445 (thành phố 173/103, quận, huyện 460/342). Thành phố Hồ
Chí Minh có 5 Tòa chuyên trách và 3 bộ phận giúp việc; 24 Tòa án nhân dân
quận, huyện.
Về công tác xét xử các loại án, số vụ án đã thụ lý là 56.968 vụ (cũ9.156
vụ, mới 47.812 vụ), tăng 2.475 vụ; đã giải quyết 46.061 vụ, tăng 2890 vụ; còn
lại 10.907 vụ (có 287 vụ quá hạn), tỷ lệ giải quyết 80,85%.
Trong đó Tòa án nhân dân Thành phố đã thụ lý 5.913 vụ (cũ 322 vụ,
mới 5.591 vụ), giảm 227 vụ; đã giải quyết 5.649 vụ, giảm 198 vụ; còn lại 64
vụ (có 01 vụ quá hạn nhưng theo thống kê thì có đến 16 vụ quá hạn là do
phần mềm quản lý chưa trừ 15 vụ đã có quyết định đưa ra xét xử), tỷ lệ giải
quyết đạt 95,54%. Tòa án nhân dân quận, huyện đã giải quyế 10.412 vụ, tăng
3.088 vụ; còn lại 10.643 vụ (có 286 vụ quá hạn, chủ yếu tại các huyện ngoại
thành, án dân sự tranh cấp liên quan về đất), tỷ lệ giải quyết 97,15%.


15
Theo báo cáo công tác năm 2015 triển khai công tác năm 2016 của
ngành tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015, Tòa án nhân dân hai cấp
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung xây dựng và thực hiện đề án về công tác tổ

chức Tòa án nhân dân trên cơ sở hình thành 04 cấp Tòa án: Tòa án nhân dân
tối cao,Tòa án nhân dân cấp cao,Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Tòa án nhân dân
cấp quận huyện; phân định lại chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cấp
Tòa án…
Hiện nay Tòa án nhân dân hai cấp thành phố không ngừng tăng cường
biên chế, biên chế hiện nay của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí
Minh là 1.340 biên chế trong đó có 550 thẩm phán, 630 thư ký, 32 thẩm tra
viên và 88 lao động khác. Hiện nay, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh lãnh đạo có 05 người gồm 01 Chánh án và 04 Phó Chánh án, các tòa
chuyên trách, bộ phận đều bố trí đủ cán bộ lãnh đạo, 24 Tòa án nhân dân
quận, huyện ban lãnh đạo có từ 02 đến 03 đồng chí, Tòa thấp nhất có 03 thẩm
phán, Tòa cao nhất có 17 thẩm phán.
Trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân Thành phố không
ngừng củng cố bộ máy, bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị chuyên môn
nghiệp vụ, nhằm xây dựng người cán bộ làm công tác pháp luật phải “vừa
hồng, vừa chuyên”. Đến nay, lực lượng thẩm phán, thư ký toàn ngành đều đạt
trình độ cử nhân luật, có nhiều đồng chí đã học xong cao học luật (có 82 thạc
sỹ, 8 tiến sỹ). Đội ngũ thẩm phán toàn ngành đều kinh qua lớp chính trị trung
cấp, cao cấp, có một số thẩm phán đã học xong cử nhân chính trị hoặc cử
nhân chuyên ngành.
-Tòa án nhân dân các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân các quận, huyệnThành phố Hồ Chí Minh là tổ chức
nằm trong hệ thống tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được thành lập theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, có chức năng, nhiệm


16
vụ duy trì và bảo đảm việc thực thi pháp luật trên địa bàn các quận, huyện,góp
phần duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nhà nước pháp
quyền vững mạnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời

sống nhân dân.
Tòa án nhân dân các quận, huyện có chức năng duy trì và bảo đảm
thực thi pháp luật.Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan xét xử sơ thẩm của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Cùng với
Tòa án nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các quận, huyện có nhiệm vụ bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án các quận, huyện góp phần giáo dục
công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội
phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Tòa án nhân dân các quận, huyện có các nhiệm vụ sau: Tòa án nhân
dân các quận, huyện nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định
của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã
được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án,
quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình
phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các quận, huyện có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá
nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
* Cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyệnThành phố Hồ Chí Minh
+ Cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện


17
Quan niệm về cán bộ ở mỗi quốc giacó sự khác nhau, đa số các nước

đều giới hạn cán bộ trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ
và chính quyền địa phương). Ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ
chức bộ máy Đảng, nhà nước, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ”.
Theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước”.[ 17]
Theo đó, cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện là công dân Việt
Nam, những cán bộ của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có đủ tiêu chuẩn được lựa chọn bổ nhiệm, tuyển dụng bố trí vào các
chức danh trong biên chế tổ chức của Tòa án nhân dân các quận, huyện theo
đúng quy định của pháp luật.
Cán bộtòa án nhân dân các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minhgồm có:
thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên. Ngoài các chức danh chuyên môn, ở Tòa án
nhân dân các quận, huyện còn có các chức vụ lãnh đạo như bí thư chi bộ, phó
bí thư chi bộ; các chức vụ quản lý như Chánh án tòa án, Phó Chánh án tòa án .
CƠ CẤU ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở TÒA ÁN NHÂN
DÂN QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(từ năm 2011 đến 2015)
1. Về tuổi đời:
Năm/Tuổi đời 25 - 35

2011
2012
2013

1014

63
76
51
87

36 - 40
284
317
331
445

41 - 50
431
452
469
486

51 - 60
245
255
332
207

Trên 60
01
01
01
01



18
2015

99

491

531

178

0

THCS

THPT

1024

1024

1024

0
2012
0
1101
1101

2013
0
1184
1184
1014
0
1226
1226
2015
0
1299
1299
3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

1101
1184
1226
1299

1101
1184
1226
1299

2. Về trình độ học vấn phổ thông:
Năm/Học
vấn

Chưa
chữ


biết Biết đọc – Tiểu học
viết

2011

1024

Năm/
chuyên
môn

NVKT,NV

THCN



2011
2012
2013
2014
2015

ĐH

ThS

TS


1024
1101
1184
1226
1299

91
117
121
124
152

3
8
13
17
25

TSKH

4. Về trình độ lý luân chính tri
Năm/trình độ

Sơ cấp

Trung cấp
976
1044
1115
1145

1192

Cao cấp – cử
nhân
48
57
69
81
107

KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐẢNG VIÊN, CẤP ỦY VIÊN Ở TÒA ÁN
NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( NĂM 2011 – 2015)
1. phân loại đảng viên:

Năm

Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ

Hoàn thành
tốt nhiệm vụ

Hoàn thành
nhiệm vụ

Vi phạm tư
cách, không
hoàn thành
nhiệm vụ



19

2011

65

267

174

9

2012

71

368

187

12

2013

87

435


249

17

2014

97

452

318

13

2015

114

459

307

5

2.Phân loại cấp ủy viên:
PHÂN LOẠI
Hoàn thành
Năm

xuất sắc chức

trách, nhiệm
vụ

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

chức trách,

chức trách,

nhiệm vụ

nhiệm vụ

2011

30

62

4

2012

35

56

5


2013

32

61

3

2014

39

63

5

2015

41

65

1

Không hoàn
thành

+ Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ tòa án nhân dân các quận, huyện:
- Đối với thẩm phán: xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn

nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết
các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ
vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp
dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền
và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân; Có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


20
-Đối với thư ký tòa án: làm thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố
tụng theo quy định của luật tố tụng; thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp
và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
-Đối với thẩm tra viên: thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án tòa
án; kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án tòa án;
thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án tòa án thực hiện các nhiệm vụ về
công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án; thực hiện các nhiệm vụ
khác theo sự phân công của Chánh án tòa án.
+ Đặc điểm cán bộ tòa án nhân dân các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, cán bộ, đảng viên ở Tòa án nhân dân quận, huyện được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng về thành phần nhưng đều được đào
tạo cơ bản đúng chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Đây là đặc điểm nổi bật phản ánh yêu cầu hết sức khắt khe của ngành
Tòa án, chi phối trực tiếp đến công tác xây dựng đội ngũ cũng như mọi hoạt
động của Tòa án và cán bộ tòa án. Đội ngũ cán bộ tòa án ở các quận, huyện
hiện nay được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau và do đó, thành phần
xuất thân, địa bàn sinh sống, cơ sở đào tạo cũng rất khác nhau. Phần đông cán
bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện không phải là người địa phương mà

thường là những cán bộ được sinh ra và trưởng thành ở các quận, huyện khác,
thậm chí các tỉnh khác. Tuy có sự khác nhau về thành phần, nơi cư trú, song
điều quan trọng nhất là tất cả cán bộ tòa án ở các quận, huyện hiện nay của
Thành phố Hồ Chí Minh đều được đào tạo cơ bản, tốt nghiệp đại học luật
hoặc các đại học khác gần chuyên ngành và được bồi dưỡng kiến thức pháp
luật theo yêu cầu chức trách, nhiệm vụ.
Hai là, hoạt động của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện luôn
căng thẳng và chịu nhiều áp lực từ công tác, gia đình và xã hội, nhiều khi rất
nguy hiểm.
Đây là đặc điểm phản ánh tính chất nghề nghiệp của cán bộ ngành tòa
án. Với trách nhiệm duy trì bảo vệ pháp luật với yêu cầu bảo đảm tính khách


21
quan, chính xác, công bằng, bảo vệ lợi ích của tổ chức và công dân theo đúng
quy định của pháp luật trên cơ sở các chứng cứ xác thực đòi hỏi cán bộ tòa án
nói chung, cán bộ tòa án ở các quận, huyện nói riêng làm việc phải có tâm có
đức, phải xem xét trên nhiều khía cạnh một cách khoa học, phải đầu tư rất
nhiều thời gian, công sức để không làm oan người vô tội, không bỏ sót tội
phạm, phải xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thể hiện chính sách ưu
việt của Đảng và nhà nước ta.
Mặt khác, xuất phát từ tính chất công việc, cán bộ tòa án nhân dân ở
các quận, huyện phải thường xuyên tiếp xúc với các đối thượng phạm tội và
người thân của họ, chịu rất nhiều tác động cả lý trí và tình cảm rất dễ bị lung
lạc làm sai lệch cán cân công lý nếu cán bộ bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng,
phẩm chất đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệpthiếu trong sáng, kiến
thức pháp luật yếu kém. Đồng thời, khi tiếp xúc với sự đa dạng các loại tội
phạm nhiều cán bộ tòa án bị đe dọa tấn công rất nguy hiểm đến tính mạng bản
thân và gia đình. Đây là vấn đề đã được thực tiễn trả lời. Vì vậy, các cấp có
thẩm quyền cần làm tốt việc bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ

tòa án, trong đó và trước hết là kiến thức về pháp luật.
Ba là, cán bộ tòa án nhân dân các quận,huyện không đồng nhất về
cương vị công tác, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống cũng không giống nhau,
đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế biên chế tổ chức các Tòa án nhân dân các quận, huyện bao
gồm các chức danh chuyên môn như thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên và chức
danh chuyên môn, ở tòa án nhân dân các quận, huyện còn có các chức vụ lãnh
đạo như bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ; các chức vụ quản lý như Chánh án
tòa án, Phó Chánh án tòa án ..... Mỗi cương vị khác nhau đòi hỏi những phẩm
chất, năng lực không hoàn toàn giống nhau cũng như các mối quan hệ công
tác, quan hệ xã hội không giống nhau đặt ra những yêu cầu mới đối với công
tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng.
Xuất phát từ nguồn vào đội ngũ và thời gian công tác dài ngắn khác
nhau nên đội ngũ cán bộ tòa án ở các quận, huyện tích lũy kinh nghiệm công


22
tác, sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau. Đây là đặc điểm đặt ra đối với các
cấp lãnh đạo, quản lý cần biết phát huy thế mạnh của những cán bộ có kiến
thức, kinh nghiệm để bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ trẻ mới vào nghề, phát
huy vai trò rường cột trong xây dựng cơ quan, xây dựng các cấp ủy, chi bộ
trong sạch vững mạnh.
Đồng thời, xuất phát từ tính chất công việc, cán bộ tòa án nhân dân ở
các quận,huyệnsống chủ yếu dựa vào đồng lương theo ngạch, thâm niên công
tác, ngoài ra không còn khoản thu nhập nào khác nên còn gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống và công tác, chịu nhiều áp lực từ công tác, gia đình và xã hội,
nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Đây là đặc điểm đặc
điểm chi phối mạnh mẽ đến công tác quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán
bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Tòa
án quận, huyện hiện nay. Không quản lý, giáo dục tốt, cán bộ rất dễ bị mua

chuộc, tha hóa về chính trị, đạo đức, làm sai lệch cán cân công lý, ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín của Đảng và nhà nước.
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng giáo dục pháp luật của cán bộ tòa
án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh.
* Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quan niệm
Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, mọi công dân phải có
nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Pháp luật, bản thân nó sẽ tự thực hiện chức năng của
mình bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những
người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Giáo dục pháp luật, trước hết là một hoạt động mang đầy đủ tính chất
chung của giáo dục nhưng nó cũng có những nét đặc thù riêng, phạm vi riêng để
tác động lên ý thức con người theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của giáo dục.
Giáo dục pháp luật được hiểu là: con người nói chung là khách thể (hay
đối tượng) chịu ảnh hưởng và tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan để hình thành nên ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật.


23
Giáo dục pháp luật vừa mang những đặc điểm chung của giáo dục, sử dụng
những hình thức phương pháp của giáo dục nói chung, vừa thể hiện những nét đặc
thù riêng có của mình trong mối liên hệ chặt chẽ với các loại hình giáo dục khác
như giáo dục chính trị, đạo đức... Tính đặc thù của giáo dục pháp luật thể hiện ở cả
mục đích, nội dung và ở cả hình thức, phương pháp.
Giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình, đó là hoạt động nhằm
trang bị tri thức, hình thành tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của
pháp luật; Giáo dục pháp luật có nội dung riêng, đó là sự tác động định hướng với
nội dung cơ bản là chuyển tải trí thức của nhân loại nói chung, của một Nhà nước
nói riêng về hai hiện tượng nhà nước và pháp luật; Giáo dục pháp luật so với các

dạng giáo dục khác, đó là quá trình tác động liên tục, thường xuyên, lâu dài chứ
không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục.
Từ điển Công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt
Nam chỉ rõ: “Giáo dục pháp luật, hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến các trí thức pháp luật,
các bộ luật, các văn bản pháp luật của Nhà nước, xây dựng ý thức pháp luật, bồi
dưỡng tình cảm, thói quen, hành vi chấp hành pháp luật cho nhân dân và cán bộ,
chiến sĩ nhằm làm cho mỗi người nắm vững và biết phát huy quyền làm chủ của
mình trong chấp hành pháp luật, giám sát hoạt động của Quốc hôi, Chính phủ, hệ
thống chính quyền các cấp...”
Từ cách tiếp cận trên đây có thể quan niệm: Giáo dục pháp luật của cán bộ
tòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh là hoạt động có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể và các lực lượng để trang bị các tri thức pháp
luật, các bộ luật, các văn bản pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao kiến thức
hiểu biế về pháp luật , xây dựng ý thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thói quen,
hành vi, niềm tin và ý chí quyết tâm phấn đấu rèn luyện, chấp hành triệt để những
yêu cầu của pháp luật trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, góp phần phát triển
phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của cán bộ tòa án nhân dân ở các
quận, huyện.
Quan niệm chỉ rõ:


24
Mục đích Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh là nhằm nâng cao trình độ kiến thức pháp
luật,xây dựng ý thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thói quen, hành vi, niềm tin
và ý chí quyết tâm phấn đấu rèn luyện, chấp hành triệt để những yêu cầu của pháp
luật trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và làm cơ sở đấu tranh chống
lại những hiện tượng vi phạm pháp luật.
Chủ thể Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện

Thành phố Hồ Chí Minh là cấp ủy các cấp, chi bộ Tòa án, đội ngũ cán bộ chủ trì
các quận, huyện, chủ trì các Tòa án và các cơ quan chức năng cấp trên.
Lực lượng tham gia Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các
quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh là các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của
các quận, huyện, các cơ quan truyền thông báo chí, truyền hình, phát thanh của
thành phố và của các quận, huyện... Các tổ chức kinh tế - xã hội của Trung ương,
thành phố và toàn thể nhân dân trên địa bàn quận, huyện.
Đối tượng Giáo dục pháp luật là toàn thể cán bộ tòa án nhân dân ở các
quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Hiến pháp, các bộ luật, luật, các văn
bản dưới luật, các quy định của địa phương liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, trọng tâm là các quy định của
pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất
đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh,
giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được
ban hành. Các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp
luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, gương người
tốt, việc tốt trong việc thực hiện pháp luật. Các nguyên tắc, chế dộ, quy trình giải
quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ ngành tòa án...; đạo đức nghề nghiệp,
cách ứng xử theo văn hóa của ngành...


25
Hình thức, biện pháp Giáo dục pháp luật của cán bộ tòa án nhân dân ở
các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh thường được đan xen vào các hoạt
động trên các lĩnh vực đời sống xã hội, được xây dựng thành nội dung chương
trình giáo dục pháp luật của tổ chức đảng, chính quyền, ngành Tòa án các cấp;

thông qua việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng, duy trì các chế độ
quy định của cơ quan, đơn vị; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của
Trung ương, thành phố và của huyện, quận; qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, phát huy dân chủ của quần chúng ở cơ sở giáo dục pháp luật của cán bộ tòa
án nhân dân ở các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh; thông qua thực hiện
Ngày pháp luật theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thông qua các hình thức, biện pháp của công tác tư tưởng, tuyên
truyền cổ động, văn hóa văn nghệ, giáo dục chính tị - tư tưởng; kết hợp giữa
giáo dục của tổ chức, tập thể mà mỗi cán bộ công chức là thành viên với tự
nghiên cứu, học tập về pháp luật thông qua hoạt động thi hành công vụ theo
chức trách, nhiệm vụ được giao....
Giáo dục pháp luậtcủa cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện Thành
phố Hồ Chí Minh là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của cả chủ thể và đối
tượng, các lực lượng thông qua các nội dung, hình thức, biện pháp của công tác
tư tưởng - văn hóa để trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết về pháp luật của
Nhà nước của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện; làm cho những kiến
thức, hiểu biết ấy trở thành nhận thức, tư tưởng, tình cảm, nhiệm tin vững chắc
và ý chí quyết tâm phấn đấu rèn luyện, tự giác chấp hành triệt để duy trì
nghiêm túc những yêu cầu của pháp luật, góp phần phát triển phẩm chất, năng
lực, phong cách làm việc của cán bộ và phòng ngừa ngăn chặn hành vi vi phạm
kỷ luật, pháp luật trong đội ngũ của cán bộ tòa án nhân dân ở các quận, huyện
Thành phố Hồ Chí Minh
* Đặc điểm Giáo dục pháp luậtcủa cán bộ tòa án nhân dân ở các quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, Giáo dục pháp luật cho những người thay mặt Nhà nước quản lý và
duy trì pháp luật ở các địa phương. Đây là đặc điểm nổi bật của việc giáo dục


×