Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

CSSKNCT 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.03 KB, 34 trang )

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO
TuỔI 2
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm 1
1.Nguyễn Thị Thảo
2.Nguyễn Thị Hồng Phương
3.Dương Thị Nhựt Quế
4.Thị Lon
5.Võ Thị Kim Ngân
6.Trương Thị Ngọc Trâm
7.Ngô Thị Thảo Nguyên
8.Nguyễn Ngọc Hiền
9.Lưu Thị Thùy Dương
10.Đinh Phục Uy


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SÓN TIỂU


Mục Tiêu

1.Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh són tiểu.

2.Lập được quy trình chăm sóc bệnh nhân són tiểu.

3.Thể hiện được thái độ thông cảm, động viên khi chăm sóc bệnh nhân.


1.Đại cương.

- Són tiểu là sự rỉ nước tiểu ra ngòai không theo ý muốn.


- Bệnh nhân không thể kiểm soát được lúc nào mình đi tiểu đến khi tiểu ra quần họ mới biết.
- Nhiều người bệnh nặng còn phải thường xuyên mang bỉm ra đường.

- Rất khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
- Họ không dám đi ra ngoài, gặp bạn bè và gia đình, lại còn bị sải, rôm da và nhiễm trùng đường tiểu.


1.Đại cương(tt)
- Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam
giới nhiều.
- Bệnh xảy ra thường nhất ở những người phụ nữ trên 50 tuổi và cũng có thể xẩy ra ở người phụ nữ
trẻ hơn, nhất là trong khi mang thai, hoặc vừa sinh đẻ xong.


1.Đại cương(tt)
- Són tiểu không phải là tất yếu xảy ra sau sanh mà có thể có bệnh thực sự.
- Cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu. 20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng.
- Són tiểu có thể chữa khỏi thay vì âm thầm chịu đựng trong chịu nhiều năm


2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi
2.1 Nguyên nhân chủ yếu

-

Do chế độ ăn uống.
Do sử dụng thuốc.
Do mắc 1 số bệnh có liên quan.



2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi(tt)
* Do chế độ ăn uống
+ Uống quá nhiều nước làm căng bàng quang gây nên chứng són tiểu;
+ Sử dụng rượu và các loại đồ uống có cồn gây khát, làm tăng hàm lượng nước tiểu, gây mót và són
tiểu;
+ Sử dụng nhiều các loại đồ uống và thực phẩm có chứa cafein như cà phê, chè,... Đều chứa chất lợi
tiểu, sinh ra nhiều nước tiểu gây són tiểu.
+ Sử dụng nhiều các loại thực phẩm có chứa chất chua như cà chua, chanh, khế chua, giấm,… Gây
kích thích bàng quang
+ Sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo có nhiều trong các loại nước ngọt, nước trái cây đóng chai,…
Cũng làm cho bàng quang nhạy bén kích thích gây són tiểu.


2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi(tt)

* Do sử dụng thuốc:
Các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ bàng quang co bóp, đẩy
nước tiểu ra ngoài bao gồm: Thuốc giảm huyết áp, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc có tác
dụng thư giãn cơ bắp,….


2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi(tt)

* Do mắc một số bệnh có liên quan
- Lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô nhất là sau khi tắt kinh nguyệt, bị táo bón, tê liệt, nhiễm
trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường,…
- Chứng són tiểu có thể xảy ra khi phụ nữ có thai, khi ho, hắt xì hơi, hoặc thực hiện một động tác nào
đó làm tăng sức ép lên bàng quang.



2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi(tt)
* Phụ nữ bị són tiểu gấp ba lần nam giới do có liên quan đến mang thai, sanh nở và mãn
kinh :
+ Sanh nhiều lần.
+ Sanh con to.
+ Sanh hút, sanh kềm.
+ Sanh có rách cửa mình nhiều.
+ Có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó.


2.Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi(tt)

* Các yếu tố nguy cơ khác:
+ Béo phì.
+ Cao huyết áp.
+ Tiểu đường.
+ Nhiễm trùng tiểu.
+ Táo bón, ho kéo dài.
+ Uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu.
+ Hút thuốc lá.
+ Một số thuốc uống điều trị bệnh khác.
+ Xạ trị vùng chậu, chấn thương cột sống.


3.Phân loại







Són tiểu khi gắng sức
Són tiểu do bàng quang không ổn định
Són tiểu hỗn hợp
Són tiểu do ứa tràn nước tiểu


3.Phân loại(tt)



Són tiểu khi gắng sức: (80%): người bệnh sẽ bị són tiểu khi đang cố gắng xách một vật nặng, ho,
leo cầu thang, chơi thể thao, chạy bộ …



Són tiểu do bàng quang không ổn định: khi nghe thấy tiếng nước chảy hoặc rửa tay bằng nước
lạnh đột ngột thì bị buồn tiểu tới mức không kìm nén được khiến người bệnh bị rò rỉ nước tiểu.


3.Phân loại(tt)




Són tiểu hỗn hợp: là sự kết hợp giữa són tiểu khi gắng sức và són tiểu do đái gấp.
Són tiểu do ứa tràn nước tiểu: Luôn có cảm giác buồn tiểu, nhưng khi đi tiểu lại không tiểu
được mà nước tiểu luôn rỉ ra ít một cả ngày lẫn đêm.



Loại són tiểu nào thường gặp nhất ?
A.Són tiểu hỗn hợp
B.Són tiểu do bàng quang không ổn định
C.Són tiểu do ứa tràn nước tiểu
D.Són tiểu khi gắng sức

Đáp án D


4.Triệu chứng

- Són tiểu có thể xảy ra thường xuyên và nhiều, không thường xuyên và ít tùy theo mức độ hoạt động
của bệnh nhân, có thể bị 1 tuần từ 1-2 lần hoặc nhiều hơn.
- Són tiểu khi :
+ Cười, ho.
+ Rặn, hắt hơi.
+ Chạy, nhảy.
+ Mang vật nặng.
+ Lúc giao hợp.


Són tiểu khi :
A.Khi đi ngủ
B.Rặn, hắt hơi
C.Làm việc nhẹ
D.A và B đúng

Đáp án B



4.Triệu chứng(tt)
- Vừa có mắc tiểu là phải đi tiểu ngay mà cũng không kịp.
- Vừa có mắc tiểu mà nghe tiếng nước chảy là muốn đi tiểu ngay mà cũng không kịp.
- Nước tiểu tự trào ra. Ướt quần cả ngày.
- Phải rặn tiểu.
- Tiểu xong còn muốn tiểu nữa nhưng không ra giọt nào.
- Không cảm giác mắc tiểu rõ ràng.
- Các triệu chứng đi kèm :
+ Tiểu lắt nhắt nhiều lần.
+ Tiểu đêm.
+ Đái dầm.


4.Triệu chứng(tt)

* CẬN LÂM SÀNG

-

Xét nghiệm nước tiểu.

-

Đo niệu động học : khảo sát quá trình đi tiểu để phát hiện các bất thường hướng dẫn chọn
lựa cách điều trị phù hợp.

Siêu âm phụ khoa và đo lượng nước tiểu tồn lưu sau khi tiểu.
Thử nghiệm mang băng : bạn sẽ vận động trong khi mang băng vệ sinh để đo lượng nước
tiểu rỉ ra ngòai.



5.Điều trị và chăm sóc

- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, hạn chế tình trạng tăng cân
- Tập kegel: Là một phương pháp tốt để duy trì kiểm soát bàng quang bởi nó là bài tập liên quan đến
việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang.

- Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu
- Chữa trị triệt để các chứng bệnh là nguyên nhân gây són tiểu rong thời gian ngắn nhất
- Sử dụng các loại thuốc chữa són tiểu hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật theo chỉ dẫn của bác sỹ
điều trị.


5.Điều trị và chăm sóc(tt)
– Tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm, cụ thể :
+ Tránh uống nước nhiềuvào buổi tối, không uống quá 2 lít nước mỗi ngày nhất là ban đêm và trước
khi đi ngủ.
+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây chứng són tiểu.
+ Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, nên hỏi bác sỹ để được tư vấn cách điểu chỉnh liều uống hoặc
chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác không gây són tiểu.
+ Hạn chế táo bón bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để đường ruột hoạt động trơn tru,
hiệu quả.
+ Không hút thuốc.


5.Điều trị và chăm sóc(tt)

* Đối với các chị em phụ nữ, nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Sau khi sinh con nên đi khám trương lực cơ tầng sinh môn, có kế hoạch tập luyện nếu cần.
- Trong ngày, nên tập tự co các cơ tầng sinh môn nhiều lần.

- Mỗi ngày một lần tập kìm hãm tia tiểu. Khi đang tiểu tự giữ dòng tiểu trong vài giây rồi tiểu
tiếp.
- Tránh rặn tiểu trước khi buồn tiểu hoặc lại cố nhịn khi đã muốn tiểu.
- Hàng ngày vẫn cần uống đủ nước (tối thiểu 1,5lít) vì có nhịn uống cũng không tránh được són
tiểu.


Mức độ són tiểu nặng chiếm bao nhiêu % ?
A.10% - 15%
B.20% - 50%
C.25% - 45%
D.20% -40%

Đáp án B


Són tiểu thường gặp nhiều nhất ở đối tượng nào ?
A.Nam giới
B.Cả nam lẫn nữ
C.Nữ giới
D.Người cao tuổi

Đáp án C


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×