Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giới thiệu cuốn sách Không gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.27 KB, 7 trang )

Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Năm học: 2016 – 2017

Tập thể lớp 11B7

BÀI DỰ THI

TÌM HIỂU VỀ
SÁCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Tác phẩm: “KHÔNG GIA ĐÌNH” – Hector Malot


T

Lời giới thiệu:
rong chúng ta, ai cũng mang trong mình ước mơ và hoài
bão về tuơng lai. Nhưng chúng ta đã bao giờ tự lập kế
hoạch cho cuộc đời của mình, tự quyết định cho tuơng lai

hay chỉ nghe theo bố mẹ!
Có phải chúng ta - những học sinh cấp 3 đã quá quen với việc
đến trường, học bài, đến các lớp học thêm nên những công việc đơn
giản mặc nhiên được phó thác cho bố mẹ như giặt đồ, nấu cơm,...
Phải! Vì chúng ta bận HỌC, bận LÀM BÀI cơ mà nên chúng ta không
thể tốn thời gian cho những việc gọi là “không cần thiết cho việc học”.
Dẫn đến việc sau khi tốt nghiệp, vì thiếu những kĩ năng sống cơ bản ấy
mà các bạn trẻ không thể tự lo cuộc sống của bản thân. Và một trong
những kĩ năng sống cần thiết đó chính là tính TỰ LẬP.
Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, tập thể lớp 11B7 xin giới
thiệu đến quý thầy cô và các bạn cuốn sách nói “KHÔNG GIA ĐÌNH”


của nhà văn Pháp Hector Malot, cuốn sách nói về tính TỰ LẬP.


Bài viết:
“KHÔNG GIA ĐÌNH” (tiếng Pháp: Sans famille) được xem là tiểu thuyết nổi tiếng
nhất của văn hào Pháp Hector Malot, xuất bản năm 1878. Tác phẩm đã được trao giải
thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp.
Câu chuyện xoay quanh về cuộc đời của một cậu bé không cha mẹ tên là Rê-mi.
Cậu bé được nhận nuôi và chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Bác-bơ-ranh. Cho
đến một ngày, người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn, tàn phế trở về và đòi bán
Rê-mi lại cho một ông cụ tên là Vi-ta-li. Sau đó Rê-mi đi theo gánh xiếc thú của cụ Vi-ta-li
để làm thuê. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để
kiếm sống. Nhưng đoàn xiếc bị tan rã, em đã lớn lên trong gian khổ. Em đã tiếp xúc với mọi
hạng người, sống lang thang khắp mọi nơi, nhưng gặp phải "nơi thì lừa đảo, nơi thì xót
thương". Trên cuộc hành trình, em đã gặp được những người bạn. Trong đó, có Mat-chia –
người sẽ cùng em “thành lập” một gánh hát rong gồm hai người là Rê-mi và Mat-chia. Em
và cả đoàn đã tự lao động lấy mà sống. Không những lo cho mình, em còn phải bảo đảm
việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang
suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng
mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị bắt bỏ tù. Và
cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào,
em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali, luôn giữ phẩm chất làm người: đó là sự
ngay thẳng, tự trọng, thương người, gan dạ, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không
dối trá, nhớ ơn nghĩa,... luôn luôn muốn làm người có ích trong xã hội.
Một thế kỉ trôi qua, “KHÔNG GIA ĐÌNH” đã trở thành cuốn sách quen thuộc đối
với thiếu nhi Pháp và thế giới. Những bậc làm cha làm mẹ, những người thầy người cô và
tất cả những người yêu sách biết đến tác phẩm này, vì nó không những giải đáp cho người ta
nhiều câu hỏi luôn luôn mới mẻ về việc nuôi dạy thiếu nhi, cách cư xử với người ngoài và
dạy ta kỹ năng sống cần thiết – TỰ LẬP.
Nhưng trước khi nói về vấn đề TỰ LẬP, chúng ta cần nên biết KỸ NĂNG SỐNG là

gì đã. Kỹ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, là những thói quen hợp lý, cần
thiết để xử lý trong tình huống cụ thể, bao gồm các kỹ năng như thoát hiểm, ứng phó ứng


biến, sử dụng các vật dụng một các hiệu quả, khám phá cuộc sống một cách hiệu quả và an
toàn, quản lí thời gian và tiền bạc, xác định phương hướng đường đi, thể hiện và thuyết
phục người khác,... Từ đó, ta cũng có thể nhận ra rằng, TỰ LẬP cũng chính là một kỹ năng
sống. Và với tác phẩm “KHÔNG GIA ĐÌNH”, các bạn sẽ được đồng hành cũng với nhân
vật chính để có những trải nghiệm, những bài học bổ ích về cuộc sống tự lập, cũng như
những tiêu chí, những điều cần phải có để rèn luyện kỹ năng sống TỰ LẬP này.
“Tự lập”- chỉ vẻn vẹn hai chữ, nghe sao mà đơn giản quá! Mỗi người chúng ta, ắt là
không xa lạ gì với từ “tự lập” rồi nhỉ, nào là tivi, báo chí, sách vở đều nhắc đến, nhưng đã
bao giờ tự bản thân mình thực sự định nghĩa được nó? Tự lập chính là một cách sống rất
quan trọng, hữu ích, thiết yếu để chúng ta có thể tồn tại. Tự lập là tự bản thân mình làm lấy,
tự bản thân giải quyết công việc, tự đối diện và vượt qua những chông gai, gồ ghề của cuộc
sống. Tự lập là tự bản thân sẽ có những lập trường, những quan điểm riêng, những ý chí, để
từ đó quyết định tương lai, cuộc sống của mình mà không cần phải dựa dẫm vào bất kì ai
khác. Tự lập là luôn ở trạng thái chủ động, tự đi cuộc sống lưu lạc, em nói : “Tôi chỉ là một
đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi”. Em còn rất nhỏ tuổi, ấy vậy mà chính
em lại là người dẫn đầu đoàn xiếc chó đi lưu lạc khắp nước Pháp để sinh nhai. Sau nhiều lần
nhận được nhiều sự giúp đỡ, nhiều lần bị chà đạp, em đã học được, tích lũy được rất nhiều
điều hữu ích cho bản thân và hơn cả là tìm được mục đích của cuộc sống này, chính vì thế,
em không ngừng tiến lên phía trước. Chao ôi! Thật đáng ngưỡng mộ. Thử hỏi mấy ai trong
chúng ta nếu ở trong hoàn cảnh của cậu bé thì bản thân có làm được những điều như vậy,
bản thân có ý chí, có tự lập không?
Vậy tại sao chúng ta cần phải tập tính tự lâp? Tự lập sẽ giúp bạn phát huy hết khả
năng của bản thân, khám phá chính mình một cách rõ ràng. Khi bạn nhận ra chuyện gì cũng
chỉ có một mình đương đầu, không có ai để giúp đỡ dựa dẫm, bạn sẽ phải tự vuơn lên bằng
chính sức lực mình để sinh tồn. Rê-mi, chỉ sau khi rời xa má Bác-bơ-ranh, em mới biết được
em có thể đàn, có thể hát và làm việc như một người diễn viên xiếc để kiếm sống, những

điều mà trước đây khi còn ở với má Bá-bơ-ranh em không thể nhận ra được. Khi bạn tự lập
cũng là lúc bạn biết được khả năng vô vàn của mình, biết được mình thật sự là ai và sống
giữa cuộc đời này để làm gì.


Tự lập giúp bạn học được nhiều điều mà không phải sách vở nào cũng dạy bạn. Nó
đồng nghĩa với việc bạn phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều. Để khi ra ngoài xã hội, bạn vẫn có thể
vững vàng truớc mọi cạm bẫy, tìm cách để sống sót, tự cứu bản thân mình. Chính như thế
mà dù có rơi vào hoàn cảnh nào, bạn sẽ biết cách để mình an toàn.
Lấy một ví dụ thực tế, tự lập giúp bạn có được kĩ năng kiểm soát tài chính. Bạn học
được cách giải bài toán chi tiêu hợp lí - một kĩ năng tuyệt vời cho những ai sống xa nhà.
Bạn cần biết tính toán chi bao nhiêu vào những khoản gì, có cần thiết hay không, chọn món
hàng nào cho vừa túi tiền vừa đảm bảo chất lượng, mua những gì ở đâu vào thời gian nào để
tiết kiệm chi phí. “Với hai mươi tám phờ răng trong túi, chúng tôi quả là những ông hoàng.
Với số tiền ấy, đến Coocbay, tôi đã mua sắm được vài thứ cần thiết, không ngại tiêu phí quá
tay: trước hết là một cái kèn đẩy giá ba phờ răng, mua ở một cửa hàng sắt cũ; kèn bán giá ấy
thì tất nhiên không phải là kèn mới, kèn đẹp, nhưng rồi mình lau chùi, sửa sang cũng tươm;
rồi ít cuộn dây băng đỏ để quấn bít tất là cuối cùng là một cái xắc lính cũ cho Matchia.
Mang lâu dài trên vai một cái xắc nhẹ vẫn hơn là thỉnh thoảng mang một cái xắc nặng, cho
nên chúng tôi sẽ chia đều đồ đạc, và như thế, sẽ đi lại nhanh nhẹn, nhẹ nhàng hơn.”
Nhưng nói như trên không có nghĩa là không nên ở cùng với gia đình. Mà bên cạnh
đó tự lập một mình sẽ bồi thêm cho bạn tình cảm gia đình, cho bạn biết thế nào là nhớ nhà,
nhớ bố mẹ mà có thể trước đây bạn chưa từng trải qua.. Bình thường ở nhà bên bố mẹ, bạn
có thể cảm thấy khó chịu trước những lo toan thái quá của bố mẹ, bạn chán phải nghe những
lời cằn nhằn từ mẹ , bạn luôn ước mình được đi nhưng khi xa rồi sẽ lại muốn về gần, muốn
ăn bữa cơm cùng bố, muốn tâm sự vui buồn với mẹ, muốn được mẹ lo lắng mọi thứ như
trước đây đã từng. Đó chính là nghịch lí của cuộc đời mà bất kì ai trong chúng ta khi trải
qua đều thấm thía. Xin được trích một đoạn trích nhỏ trong chương 22 của tác phẩm:
“Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang
đông hay qua đoài tùy lòng. Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của

tôi. Than ôi! Chính cái chỗ ấy lại là chỗ đáng buồn trong cảnh ngộ tôi.
Biết bao nhiêu đứa trẻ tự nhủ: “Ôi chao! Giá ta được ý làm cái gì thì làm tùy thích! Giá ta
được tự do! Giá ta làm chủ lấy ta! Biết bao nhiêu đứa sốt ruột trông cho mau tới cái ngày


tuyệt sướng ấy, cái ngày mà nó được tự do làm những điều dại dột!” Tôi thì tôi lại tự bảo:
“Chao ôi! Ước gì có người để chỉ bảo ta, hướng dẫn ta!” Là vì giữa những đứa trẻ ấy với tôi
có một sự khác nhau ghê gớm. Nếu là đứa trẻ ấy làm điều dại dột thì sau lưng chúng có
người đưa tay ra cho chúng níu khi chúng trượt, đỡ chúng khi chúng ngã. Còn tôi, đằng sau
tôi không có ai cả. Nếu tôi ngã thì nhất định tôi phải lăn tuồn tuột đến cuối dốc rồi lúc đó
mới lóp ngóp bò dậy một mình, nếu may mà chưa gẫy xương. Mà việc gãy xương thì rất dễ
xảy ra cho tôi, tôi có đủ kinh nghiệm để nói như vậy. Mặc dù còn nhỏ, tôi đã qua nhiều thử
thách trong hoạn nạn. Bởi vậy tôi thận trọng và khôn ngoan hơn phần nhiều đưa trẻ cùng lứa
tuổi tôi. Cái phần hơn ấy tôi đã mua bằng một giá khá đắt.”
Trong quá trình chúng ta tự trưởng thành, tất nhiên là mỗi người phải tự đưa ra
những quyết định của mình. Chúng ta đều có suy nghĩ của mình, đều có ý kiến mỗi khi gặp
phải vấn đề nào đó cần thảo luận. Dám chắc rằng không một ai trong chúng ta chưa hề cảm
thấy khó khăn khi đưa ra quyết định. Dù cho là lần đầu tiên hay đã trải qua nhiều lần thì căn
bản mỗi người đều có sự lo lắng, không ít cũng nhiều, sự lo lắng luôn tồn tại chứ không hề
biến mất hoàn toàn. Nhưng chung quy là mấy ai lớn lên mà không phải tự đưa ra quyết
định? Thế cho nên dù thế nào thì chúng ta cũng cần phải can đảm làm điều đó. Có những
việc không thể lúc nào cũng phải hỏi ý kiến gia đình, đến một thời điểm nào đó bản thân
mỗi người sẽ trưởng thành. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải có sự lựa chọn lối đi
cho riêng mình. Cho nên dù đúng hay sai, việc tự giải quyết vấn đề giống như một thủ tục
cơ bản quyết định bạn có thực sự trưởng thành hay chưa. Hãy chấp nhận rằng, khi quyết
định tự mình làm chủ cuộc đời mình, tụ mình, chúng ta sẽ có sai và có đúng, sẽ có vấp ngã
và sau đó là kinh nghiệm.
Nhưng các bạn ạ, tuổi trẻ là quãng thời gian vấp ngã nhiều nhất. Nhưng lại có một
chân lí như thế này:“Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù cho bạn từng bị cảm
lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa”. Đúng là vậy

thật, vấp ngã rồi lại đứng dậy, cho dù hết lần này đến lần khác nhưng nếu bạn vẫn mang
trong mình nhiệt huyết muốn khám phá, muốn trải. Để rồi sau tất cả, khi đã trải qua biết bao
hỉ nộ ái ố của cuộc đời, điều các bạn nhận được ngoài sự trải nghiệm và óc dày dặn còn là
một gai góc. “... một thân một mình thui thủi khắp đó đây là một điều rất nguy hiểm. Tôi


cảm thấy cái đó, thấy rất rõ. Tôi đã sống cuộc đời nay đây mai đó,.... Tôi đã sống những
ngày vừa đói vừa rét. Tôi đã bị xua đuổi hết làng này qua làng khác, một xu cũng không
kiếm nổi trong cái thời gian cụ Vitali bỏ tù. Tôi biết rõ những nỗi hiểm nghèo, những cảnh
khốn khổ trong cuộc sống phiêu lưu ấy, một cuộc sống không phải chỉ có ngày mai là bấp
bênh mà cả đến cuộc sống hôm nay cũng không có gì đảm bảo.”
Qua những vấn đề đã đề cập ở trên, ta càng thấy được tầm quan trọng, vai trò to lớn
của hai chữ “tự lập”. Không phải là sống cùng gia đình là không tốt nhưng tất nhiên, một
cuộc sống riêng tư luôn là lời mời hấp dẫn đối với nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay.
Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân một hành trang kĩ năng vững vàng để sẵn sàng đương đầu
với cuộc sống, sẵn sàng mở ra một vùng trời mới cho cuộc sống đã quá an toàn của bạn.
Thường tình mà nói, một chú chim non vừa chào đời phải học cách vỗ cánh, học cách đi
kiếm mồi cùng mẹ; một con thú trong rừng xa thẳm phải học cách săn mồi, bảo vệ bản thân
khỏi kẻ thù,… Tất cả là để có thể tồn tại, bởi lẽ cuộc sống mà, lúc lặng gió, lúc giông bão, ta
không thể phụ thuộc mãi được và họ cũng chẳng thể nào bên ta mãi được. Con người chúng
ta cũng vậy. Khi đã đủ lông, đủ cánh thì hãy tự cất cánh mà bay, tự bản thân mình, đừng phụ
thuộc nữa. Không phải chờ đến khi trưởng thành mới tự lập mà là tự lập ngay từ nhỏ, ngay
từ bây giờ!
Xin trích dẫn một câu nói của nhà văn Dr.uss: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân
trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết
điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu”. Chúng ta, hãy học tập Rê-mi,
hãy tự lo lấy những nhu cầu cơ bản của bản thân và không ngừng nổ lực vươn lên để bạn có
thể làm chủ cuộc đời mình.
Và tập thể B7 tin rằng, sau khi đọc xong câu chuyện bổ ích và lí thú này, bạn sẽ có
nhìn khác hơn về cuộc sống của mình, sẽ có sự tự tin hơn cho bản thân và sẽ đặt ra một mục

tiêu để phấn đấu cho ước mơ của riêng mình.



×