Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đức tính giản dị của bác hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.72 KB, 7 trang )

Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

TUẦN 25
TIẾT 93- ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Tiết: 93
( Phạm Văn Đồng)
Ngày soạn: 1/3/2017

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ.
2. Kĩ năng:Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ,
chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
3. Thái độ: Hiểu rõ hơn về đức tính tốt đẹp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
học tập noi theo Bác.
4. Năng lực: Làm việc theo nhóm, cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số hình ảnh.
2. Học sinh: Soạn các câu hỏi theo sách giáo khoa.
KTBC: -Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh?
Bố cục bài văn nghị luận chứng minh chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Bài mới: Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ có tài năng kiệt xuất mà
ở Bác còn thể hiện những đức tính cao đẹp mà mỗi chúng ta cần phải học tập. Một trong những
đức tính cao đẹp ấy đó là sự giản dị. Bác giản dị như thế nào, hôm nay cô và các em sẽ đi tìm
hiểu bài: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng.

TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Hướng dân học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào chú thích * nêu vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng?
->Chiếu chân dung Phạm Văn Đồng và hình ảnh Bác Hồ cùng đi và


trò chuyện cùng Phạm Văn Đồng.
-Phạm Văn Đồng( 1906-2000), quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi.
-Là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn. Giữ nhiều cương vị quan
trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, từng làm
Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm.
-Là học trò , người cộng sự gần gũi của Bác: Suốt mấy chục năm ông được

Giáo viên: Phan Thị Hoa

NỘI DUNG GHI BẢNG
I.Tìm hiểu chung:
1>Tác giả:

-Phạm Văn Đồng( 1906-2000)

1


Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

sống và làm việc bên cạnh Bác. Vì vậy ông đã viết nhiều bài và sách về
Chủ Tich Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu mến
chân thành, thắm thiết.-> Chiếu ghi bảng
? Bài văn này được trích từ tác phẩm nào?
->Bài “ Đức tính giản dị Bác Hồ” trích từ bài diễn văn Chỉ Tịch Hồ Chí
Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.Diễn đàn
được đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chỉ Tịch Hồ Chí

Minh( 1970)-> chiếu ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
->Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Bài “Đức tính giản dị Bác Hồ”được
trích từ một tác phẩm chính luận. Nên khi đọc, các em cần đọc với giọng
to, rõ ràng, mạch lạc, biểu hiện được tình cảm của tác giả đối với Bác.
-> GV đọc mẫu một đoạn, sau đó hai học sinh đọc tiếp cho đến hết bài.
? Nêu bố cục của bài văn?
->HS trả lời , giáo viên chốt: Bài văn này là một đoạn trích nên không đầy
đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận hoàn
chỉnh.Bố cục của bài văn chia làm 2 phần:
+Mở bài: Điều rất quan trọng…thanh bạch, tuyệt đẹp.
->Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Con người của Bác…anh hùng cách mạng.
->Những biểu hiện về đức tình giản dị của Bác.
? Theo em, bài văn này viết theo phương thức biểu đạt nào ?
->Văn nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận. Trong đó văn chứng
minh là kiểu văn chính trong bài văn.
? Để đạt được mục đích đó , tác giả đã lập luận như thế nào?
-Đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể của đức tính giản dị
của Bác Hồ.
? Trước tiên chúng ta đi vào phần 1: Nhận định về đức tính giản dị
của Bác Hồ
->Chiếu ghi bảng, đoạn 1 – đọc
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
->Bài văn nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ-> đây chính là luận
điểm của bài văn.
=> Chuyển ý: trong một bài văn nghị luận, thông thường luận điểm được
triển khai thông qua hệ thống luận điểm phụ và luận cứ.
? Câu nào nêu lên luận điểm của bài văn?-> chiếu phần ghi bảng
-Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của

Bác( Luận điểm)
?Câu văn : “Rất lạ lùng…tuyệt đẹp”tác giả đã nhận định đức tính
giản dị như thế nào?
- HS: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp
-> chiếu ghi bảng

Giáo viên: Phan Thị Hoa

quê Quãng Ngãi, là học trò,
cộng sự gần gũi của Bác.
2> Tác phẩm:
- Trích từ bài: “ Chủ Tịch Hồ
CHí Minh… thời đại”.

3>Bố cục: 2 phần

II.Đọc -hiểu văn bản:
1>Nhận định về đức tính giản
dị của Bác Hồ:

-Sự nhất quán giữa đời hoạt
động chính trị và đời sống bình
thường của Bác.
- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt
đẹp.

=> Khẳng định và ca ngợi phẩm
chất giản dị của Bác.

2



Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

Em hiểu thế nào là lối sống thanh bạch?
Có nghĩa trong sạch và giản dị trong lối sống.
Từ nhận định trên tác giả đã khẳng định và ca ngợi phẩm chất gì của
Bác?
->Thanh bạch: có nghĩa là trong sạch, giản dị trong lối sống.Nếp sống
thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân
chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc.Từ đó tác giả đã
ca ngợi phẩm chất giản dị của Bác.
-> chiểu ghi bảng
Chuyển ý: để biết được sự giản dị của Bác thể hiện qua những phương
diện nào, chúng ta đi vào phần 2->chiếu 2.
?Ở đoạn 2, tác giả nêu ra những luận điểm nào?
-Giản dị trong đời sống và giản dị trong lời nói, bài viết.
Gv: Chúng ta tìm hiểu luận điểm 1 – cả lớp đọc thầm LĐ1 “ Con người
của Bác..thế giới ngày nay”
?Ở luận điểm 1, sự giản dị của Bác trong đời sống được tác giả chứng
minh qua những phương diện nào?
-Trong bữa ăn, nơi ở, việc làm và quan hệ với mọi người.
? Tìm chi tiết chứng tỏ sự giản dị của Bác trong bữa ăn?
-Học sinh lấy dẫn chứng trong bữa ăn.
-> chiếu ghi bảng
->Giáo viến chiếu hình ảnh Bác dùng cơm và giảng: Mỗi bữa ăn Bác
quy định không quá ba món và thường là các món dân tộc như: tương cà,
dưa, cá kho…Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí.

? Sau những dẫn chứng tác giả đưa ra lời nhận xét, bình luận nào?
Em hiểu gì về lời bình ấy?
-Ở việc làm nhỏ đó…như thế nào người phục vụ.
-> Gv: tác giả đã bình luận về thái độ quý trọng của Bác đối với người
dân lao động.Bác không để rơi vãi hạt cơm nào vì Bác trân trọng công sức
của những người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo.Bác gữi
bát ăn sạch không sót hạt cơm nào , thức ăn còn lại sắp xếp tươm tất vì
Bác tôn trọng người phục vụ.Đây cũng là nét đẹp trong lối sống giản dị
của Bác.
? Em có nhận xét gì về bữa ăn của Bác?
-> Đạm bạc, tiết kiệm
?Tìm dẫn chứng nơi ở của Bác?( Chi tiết nào cho thấy nơi ở của Bác?)
->Chiếu ghi bảng, hình ảnh về nơi ở của Bác.
? Qua những dẫn chứng đó, em có nhận xét gì về nơi ở của Bác?
-HS : Đơn sơ.
-Gv giảng: Đúng thế các em ạ! Cái ham muốn tột bậc trong cuộc đời của
Bác là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có
cơm ăn, áo mặc…Với mục đích lý tưởng cao đẹp như thế, Bác hoàn toàn

Giáo viên: Phan Thị Hoa

2> Những biểu hiện về đức tính
giản dị của Bác.
a.Giản dị trong đời sống:
* Bữa ăn:
- Chỉ vài ba món đơn giản…
không để rơi vãi hột cơm nào.

-> Đạm bạc, tiết kiệm.
* Nơi ở:

-Nhà sàn vài ba phòng.
-Luôn lộng gió…hương thơm
của hoa vườn.

-> Đơn sơ.

3


Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

xa lạ với cuộc sống vật chất hưởng thụ tầm thường. Vì thế, Bác đã có một
đời sống dung dị, tiết kiệm và thanh đạm biết bao! Cho nên chúng ta
không có gì ngạc nhiên khi bữa ăn của Bác thì đạm bạc, tiết kiệm còn nơi
ở thì đơn sơ->chiếu ghi bảng
? Ngoài những dẫn chứng trong bài văn nghị luận này, em hãy tìm
thêm những dẫnchứng trong thực tế, trong văn thơ nói về sự giản dị
của Bác:
Trang phục của Bác: Đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su
được Bác dùng hơn hai mươi năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao
su khác vá vào, cái quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ.Còn bộ áo ka-ki
Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo.
-Bác cũng đã từng nói: “ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng
nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc , phiền hà của người
khác thì không nên”.
->Chuyển ý:Không chỉ giản dị trong bữa ăn, nơi ở Bác còn giản dị trong
việc làm và quan hệ với mọi người.
?Trong việc làm, sự giản dị của Bác được thể hiện cụ thể như thế nào?

-Hs phát biểu-> chiếu hai ý việc làm ở phần ghi bảng.
?Bác suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc, phải chăng Bác là người “
tham công tiếc việc”? Ý kiến của em như thế nào?
- HS phát biểu: Bác yêu công việc, chăm chỉ làm việc chứ không phải là
tham công tiếc việc.
-GV giảng: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc.Bởi vì Bác giữ
cương vị Chủ tich nước, làm sao Bác không lo cho nước nhà.Nhưng Bác
không chỉ làm việc trọng đại cứu nước, cứu dân, Bác còn làm những việc
rất đời thường như trồng cây, viết thư cho đồng chí…tự làm không cần
người phục vụ…Một vị Chủ tịch nước, một chính khách nổi tiếng của thế
giới với những hoạt động chính trị lay trời chuyển đất nhưng không nề hà
bất cứ việc gì, luôn tận tâm chu toàn chứ không phải tham công tiếc việc.
?Sự giản dị của Bác còn thể hiện trong quan hệ với mọi người.Chi tiết
nào cho thấy điều đó?
-Hs phát biểu-> Chiếu ghi bảng
-GV chiếu hình ảnh và giảng: Ở Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của
Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của Người
Cha mái tóc bạc, suốt đêm không ngủ đốt lửa cho anh đội viên nằm, rồi
nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một.
Với mọi người, Bác luôn yêu thương, quí trọng.Bận trăm công nghìn việc
nhưng Bác vẫn dành thời gian viết thư thăm hỏi đồng chí, đồng bào. Cả
cuộc đời Bác hi sinh tất cả cho nước cho dân .
“Trái tim mênh mông của Bác

Giáo viên: Phan Thị Hoa

* Việc làm và quan hệ với mọi
người:
-Cứu nước, cứu dân…
-Trồng cây, viết thư…


->Tận tâm, chu toàn
- Nói chuyện với các cháu thiếu
nhi.
- Đi thăm nhà tập thể …
-Đặt tên cho các đồng chí…

-> Gần gũi, yêu thương mọi
người.

4


Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

ôm cả non sông mọi kiếp người”
.Cho nên sự gần gũi, quan tâm của Bác không phải là sự ban phát của kẻ
bề trên mà xuất phát từ tấm lòng yêu thương bao la.
? Ở việc làm và quan hệ với mọi người, ta thấy Bác là người như thế
nào?
-Hs:Tận tâm, gần gũi, yêu thương mọi người.
->chiếu ghi bảng
?Tại sao lối sống của Bác không phải khắc khổ theo lối nhà tu hành,
không phải tao nhã theo kiểu nhà hiền triết, mà đó là một đời sống
thật sự văn minh?
( Thảo luận nhóm 3 phút)
-Đại diên các nhóm lên trả lời: Tác giả viết: “Lối sống của Bác thực sự là
một lối sống văn minh”.Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không? Ý

kiến của em như thế nào?
-GV vừa chiếu bảng bốn khung vừa giảng.
+ Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay
nhà hiền triết thuở xưa.
+ Bác sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng Người được
tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh gian khổ. Lối sống giản dị về vật chất
càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm
của Bác, tạo thành một phẩm chất cao quý, tuyệt vời.Nghĩ về Bác mọi
người đều có chung cảm xúc yêu mến và kính phục , đúng như nhà thơ Tố

=> Đời sống thực sự văn minh.
b.Giản dị trong lời nói, bài viết:

Hữu đã ca ngợi:
*Như đỉnh non cao tự giấu mình
Trong rừng xanh lá ghét hư vinh

-Không có gì quý hơn độc lập
tự do.
-Nước Việt Nam là một…

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn( Theo chân Bác)
Trong thơ văn của mình Bác cũng đã từng quan niện cách sống giản dị:
*Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung( Sáu mười ba tuổi)
*Sáng ra bờ suối tối và hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Giáo viên: Phan Thị Hoa


5


Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời Cách mạng thật là sang( Tức cảnh Pắc Bó)
GV ghi bảng: Đây là đời sống thực sự văn minh-> chiếu ghi bảng
? Nhắc lại luận điểm 2? Đoạn văn nào thể hiện luận điểm đó?
( Hs đọc)
Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh sự giản dị của
Bác trong lời nói và bài viết?
-> chiếu ghi bảng
-HS phát biểu
? Bác muốn khẳng định điều gì qua hai câu nói trên?
-Gv:+Độc lập tự do là điều quý giá nhất
+ Đất nước, con người Việt Nam luôn là một thể thống nhất.
?Em có nhận xét gì về hình thức và nội dung của câu nói này?
-Gv: Đây là câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc nhưng hàm chứa ý nghĩa
sâu xa, đúc kết những chân lí thời đại.-> Chiếu bảng ghi.
? Sự giản dị trong lời nói của Bác tác động đến quần chúng nhân dân
như thế nào?-> Chiếu bảng ghi
-HS : Tác động đến lí trí và lay động tình cảm con người.
-GV chốt ý: Những vấn đề to lớn của thời đại, của dân tộc như khát vọng
độc lập, tự do, thống nhất đất nước được Bác đúc kết trong những câu nói,
bài viết hết sức ngắn gọn, rõ ràng, hàm súc.Những lời nói bài viết ấy khi
đến với quần chúng nhân dân thì ai cũng thuộc, cũng hiểu; tác động mạnh

mẽ đến lý trí, biến thành một sức mạnh vô địch, phát huy tinh thần yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Từ cách hiểu, cách cảm, cách tư
duy của mình, Bác đã chuyển tải những vấn đề lớn lao của thời đại, dân
tộc thành những câu nói, bài viết giản dị trong nội dung và hình thức.Giản
dị nhưng lại sâu sắc.->Chiếu ghi bảng

-> Giản dị , sâu sắc, uyên thâm

=> Dẫn chứng cụ thể, toàn diện,
xác thực, nhận xét, giải thích,
bình luận sâu sắc.

=>Nổi bật phẩm chất cao đẹp:
đức tính giản dị của Bác.
III.Tổng kết: ( Ghi nhớ sgk/55)
IV.Luyện tập:
Bài tập 1/56
Bài tập 2/57:
-Giản dị:Đơn giản một cách tự
nhiên trong phong cách sống.
-Ý nghĩa của giản dị: làm cho
đời sống tinh thần thêm phong
phú, hòa hợp giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.

? Sự giản dị của Bác trong đời sống, trong lời nói và bài viết đã được
tác giả làm sáng tỏ qua một loạt những dẫn chứng.Em có nhận xét gì
về cách nêu dẫn chứng của tác giả?
-Dẫn chứng đưa ra cụ thể, phong phú, xác thực, có sức thuyết phục người
đọc, người nghe.

? Em có nhận xét gì về các lời nhận xét, bình luận về Bác của tác giả?
-Nhận xét, giải thích, bình luận thắm thía, sâu sắc và cảm xúc ngợi ca và
ngưỡng mộ.
?Bài văn đã làm nổi bật lên phẩm chất gì ở Bác?
-Phẩm chất cao đẹp: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
?Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

Giáo viên: Phan Thị Hoa

6


Trường THCS Yersin

Năm học: 2016- 2017

?Giá trị nội dung của văn bản?
-Đó cũng chính là ghi nhớ sgk/55. Một em đọc ghi nhớ
->Chiếu ghi nhớ
? Qua bài văn em học tập được điều gì ở Bác?
Hs: Học được đức tính giản dị của Bác: phải biết tiết kiệm, tránh xa hoa,
lãng phí, biết trân trọng thành quả lao động của người dân, hòa đồng, quan
tâm, chia sẻ với mọi người…
-Gv: Có ai đó đã từng nói: “ Chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh,
nhưng chúng ta có thể học được ở Người những đức tính cao đẹp mà giản
dị ấy” Con người của Bác, lối sống và phong cách của Bác đã trở thành
tấm gương đạo đức để mọi người học tập và làm theo.Thực tế trong những
năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có cuộc vận động “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đã trở thành một phong trào

sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến lối sống, tình cảm, đạo đức của mỗi
chúng ta.
? Nêu cảm nhận của em về Bác sau khi học xong văn bản?
-Hs: Niềm kính yêu và tự hào về Bác
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
? Em hãy hát một ca khúc hoặc đọc một đoạn thơ về Bác?
- Ai yêu nhi đồng bằng BH Chí Minh
-Gv bật bài hát “ Bác Hồ một tình yêu bao la”
? Thế nào là giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống?
4. Củng cố: Bằng bản đồ tư duy.
5. Dặn dò:
* Học bài: Ghi nhớ SGK/55
Học phần ghi trong vở.
-

Tìm dẫn chứng nói về sự giản dị của Bác trong đời sống, Trong văn thơ.
• Soạn bài:
Câu chủ động thành câu bị động.
Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK
Thế nào là câu chủ động?
Thế nào là câu bị động?
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Chú ý bài tập 1 và 2 SGK/57.

Giáo viên: Phan Thị Hoa

7




×