Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

5 NHIỄM sắc THỂ và đột BIẾN cấu TRÚC NHIỄM sắc THỂ đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 17 trang )

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (ĐA)

Câu 1. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ
yếu gồm
A. ARN và pôlipeptit.
B.

lipit và pôlisaccarit.

C.

ADN và prôtêin loại histon.

D.

ARN và prôtêin loại histon.

NST được cấu tạo từ ADN dạng thẳng kép liên kết với các phân tử pr histon làm cho ADN có thể cuộn
xoắn ở nhiều cấp độ khác nhau nằm gọn trong nhân tế bào

Câu 2. Ở sinh vật nhân th ực, vùng đầu mút c ủa nhiễm s ắc th ể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B.

là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế
bào.

C.

là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.


D.

có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không
dính vào nhau.

Vùng đầu mút nst có các trình tự nu lặp lại để bảo vệ adn sau mỗi lần tái bạn bị ngắn đi ( sự cố đầu mút)
đồng thời bảo về cho nst làm cho chúng không dính vào nhau
ĐÁ D

Câu 3. Mỗi tế bào lưỡng bội ở 1 loài có 4 cặp NST chứa cả thảy 283.106 cặp nuclêôtit. Ở kì
gi ữa, chi ều dài trung bình c ủa 1 NST là 2 μm, thì các ADN đã co ng ắn kho ảng
A. 1000 lần
B.

8000 lần

C.

6000 lần

D.

4000 lần

Một tế bào lưỡng bội ở một loài có 4 cặp NST chưa 283.× 10^6 cặp nucleotide → mỗi NST có 35375000
cặp nucleotide.
L = 120275000Å → chiều dài ADN co ngắn đi: 12027500 : 2× 10^4 = 6013,75 lần.
ADN co ngắn khoảng 6000 lần.
→ Đáp án C.



Câu 4. Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do
A. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể thường.
B.

chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường.

C.

lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính.

D.

chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính.

Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do lặp đoạn trên nhiễm sắc thể X. Ruồi giấm có đột bi ến l ặp đoạn sẽ biểu hiện
kiểu hình từ mắt lồi → mắt dẹt.
→ Đáp án C.

Câu 5. Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?
A. Đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa đại mạch.
B.

Đột biến gây bệnh ung thư máu ở người.

C.

Đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể.

D.


Đột biến làm mắt lồi trở thành mắt dẹt ở ruồi giấm.

Các đột biến: tăng hoạt tính enzime amilaza (đột biến lặp đoạn); đột biến gây ung thư máu ( đột bi ến m ất
đoạn); đột biến mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm (đột biến lặp đoạn) đều là đột biến cấu trúc NST.
Còn đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể - đột biến gây bệnh bạch t ạng - do đột
biến gen gây ra.
→ Đáp án C.

Câu 6. Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc
thể?
1. Mất đoạn.
2. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
3. Đột biến gen
4. Đảo đoạn ngoài tâm động
5. Chuyển đoạn không tương hỗ
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 5.
B.

2, 3, 4, 5.

C.

1, 2, 5.

D.

1, 2, 4.


Đột biến mất đoạn → giảm kích thước, lặp đoạn → tăng gen → tăng kích thước. Chuyển đoạn không
tương hỗ làm thay đổi hình thái của NST.
Các dạng đột biến thay đổi hình thái NST: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ.


→ Đáp án C

Câu 7. Trong những dạng đột biến sau đây dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng
gen có trong nhóm liên kết?
1. Đột biến đảo đoạn.
2. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc
thể.
3. Đột biến mất đoạn.
4. Đột biến lặp đoạn
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B.

1, 2.

C.

1, 2, 3, 4.

D.

1, 2, 4.

Đột biến làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm gen liên kết: có thể thêm gen mới hoặc làm mất đi 1
hoặc 1 vài gen trong nhóm liên kết.

Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng gen trong nhóm đó là: đột biến đảo đoạn (chỉ làm thay đổi
trình tự gen chứ không làm thay đổi số lượng gen); đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể
cũng không làm thay đổi số lượng gen.
Mất đoạn (mất gen)→ làm giảm số lượng gen của nhóm gen liên kết; lặp đoạn làm tăng gen và có th ể
xuất hiện các gen mới → làm tăng số lượng gen có trong nhóm gen liên kết.
→ Đáp án B.

Câu 8. Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên
NST bất thường này chỉ có thể là
A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
B.

Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hổ giữa các NST

C.

Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST

D.

Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST

Một NST bị đột biến; kích thước ngắn hơn bình thường là do đột biến mất đoạn NST hoặc do đột biến
chuyển đoạn giữa các NST không tương hỗ...
Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng 1 NST không làm thay đổi kích thước của nhiễm sắc thể.
→ Đáp án B.


Câu 9. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như
sau:

(1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA
(3): ABCDEGHI
(4): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi
trước đó.
Trình tự xuất hiện các nòi là
A. 1→2→4→3
B.

3→1→2→4

C.

2→4→3→1

D.

2→1→3→4

(1) ABGEDHCI → (2) BGEDCHIA do đột biến chuyển đoạn A từ đầu NST → ra phía cuối của các
gen đang xét.
(2) BGEDCHIA bị đột biến đảo đoạn EDCH → HCDE → BGHCDEIA (4)
(3) ABCDEHGI bị đột biến đỏa đoạn CDEG → GEDC → (1) ABGEDCHI
Vậy thứ tự xuất hiện các nòi là: (3) → (1) → (2) → (4).
→ Đáp án B.

Câu 10. Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh
dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện
tượng
A. chuyển đoạn NST.

B.

lặp đoạn NST.

C.

Sát nhập hai NST với nhau.

D.

mất NST.

Tế bào sinh dưỡng có 2n = 20; tế bào đó có hàm lượng ADN không đổi → loại đáp án lặp đoạn và
mất NST.
Số lượng NST giảm xuống từ 20 → 19 có thể là hiện tượng sát nhập hai NST với nhau. Chuyển đoạn
NST thì chỉ chuyển 1 đoạn thôi chứ không chuyển được toàn bộ gen từ NST này sang NST khác.
→ Đáp án C.

Câu 11. Đột biến đảo đoạn NST có thể gây ra sự hỏng một gen nào đó trong trường hợp


A. vị trí đứt ở vùng liền kề một gen nào đó.
B.

vị trí đứt ở giữa gen.

C.

vị trí đứt không thuộc vùng mã hóa một gen nào đó.


D.

vị trí đứt ở danh giới giữa hai gen.

Đột biến đảo đoạn là một đoạn nào đó của NST bị đứt và đảo ngược 180 độ sau đó gắn lại. Đột biến
đảo đoạn thường ít gây hại; nhưng chúng có thể làm hỏng gen trong trường hợp vị trí đứt ở giữa gen
tác động vào các vùng cấu trúc, điều hòa và kết thúc của gen → thay đổi trình tự nucleotide → thay
đổi protein → làm gen mất chức năng.
→ Đáp án B.

Câu 12. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống
người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội.
B.

mất đoạn.

C.

chuyển đoạn.

D.

lệch bội.

Để chọn tạo giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao người ta thường gây đột biến đa bội.
Những cây đa bội thường có kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng sinh trưởng phát triển
tốt, khả năng chống chịu với môi trường tốt hơn.
Không sử dụng đột biến đa bội lẻ để chọn giống cây trồng lấy hạt vì đột biến đa bội lẻ khó có khả
năng phát sinh giao tử bình thường, thường ứng dụng để tạo quả không hạt.

→ Đáp án A.

Câu 13. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B.

(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

C.

(1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

D.

(1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

(1) ABCD*EFGH → ABGFE*DCH là do đột biến đảo đoạn CD*EFG → GFE*DE. Đoạn đảo này
gồm tâm động nên là dạng đột biến đỏa đoạn có tâm động.


(2) ABCD*EFGH → AD*EFGBCH là do đột biến chuyển đoạn BC từ cánh có các gen ABCD
sang cánh có các gen EFGH (đoạn BC được chuyển vào giữa gen G và H). Đoạn gen chuy ển
trong một nhiễm sắc thể nên là chuyển đoạn trong 1 NST.
→ Đáp án A.

Câu 14. Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST th ứ nhất là ABCDE và NST th ứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST th ứ nhất là FGHIK và NST th ứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:

A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
B.

Phân li độc lập của các NST.

C.

Trao đổi chéo.

D.

Đảo đoạn.

1 tế bào sinh tinh của 1 loài động vật có trình tự các gen trên cặp số 1 ABCDE - abcde; và trên
cặp số 2 FGHIK - fghik: loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik là do có hiện tượng trao đổi
chéo giữa các chromatide ở kì đầu giảm phân I.
→ Đáp án C.

Câu 15. Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc
thể?
A. Đảo đoạn.
B.

Chuyển đoạn tương hỗ.

C.

Lặp đoạn.

D.


Chuyển đoạn không tương hỗ.

Đột biến có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể là: đột biến lặp đoạn - l ặp l ại
1 đoạn gen
VD: ABCD → ABCBCD: lặp đoạn BC nên 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST; 2 alen B và B cùng
nằm trên 1 NST.
→ Đáp án C.

Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ
thể là
A. mất một đoạn lớn NST.


B.

lặp đoạn NST.

C.

đảo đoạn NST.

D.

chuyển đoạn nhỏ NST.

Dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn...Đột biến mất đoạn làm
mất gen → ảnh hưởng tới tính trạng → gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cho cơ thể.
→ Đáp án A.


Câu 17. Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình
thường.
Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các
dạng đột biến sau?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B.

Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C.

Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D.

Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường → dạng
đột biến xảy ra là đột biến mất đoạn. vì đột biến mất đoạn làm giảm kích thước NST; đột biến lặp
đoạn làm tăng kích thước NST; đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong 1 NST sẽ không làm
thay đổi kích thước NST.
→ Đáp án B.

Câu 18. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình
tiến hoá.
B.

Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì
vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.


C.

Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.

D.

Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không
mang tâm động.

D. sai. vì đoạn bị đảo có thể nằm ở đầu mút hoặc giữa NST. Đoạn NST có thể mang tâm động
hoặc không mang tâm động.
Đảo đoạn gồm: đảo đoạn có tâm động; đảo đoạn không có tâm động.
→ Đáp án D.


Câu 19. Ở một loài động vật, ng ười ta phát hi ện nhiễm sắc th ể s ố II có các gen phân b ố theo
trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG
(3) ABFCEDG
(4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ← (3) → (4) → (1).
B.

(3) → (1) → (4) → (1).

C.

(2) → (1) → (3) → ( 4).


D.

(1) ← (2) ← (3) → (4).

NST số 3 là NST gốc: ABFCEDG → (4) ABFCDEG là do đột biến đảo đoạn ED → DE.
(3) → (2) ABCFEDG là do đột biến đảo đoạn FC → CF.
(2) ABCFEDG → (1) ABCDEFG là do đột biến đảo đoạn FED → DEF.
Trình tự là: 3 → (4); 3 → (2); (2) → (1).
→ Đáp án D.

Câu 20. Ở một loài th ực vật, trên nhi ễm s ắc thể s ố 1 có trình t ự các gen nh ư sau:
ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là
ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B.

mất đoạn nhiễm sắc thể.

C.

lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D.

chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.

ABCDEGHIK bị đột biến → ABHGEDCIK. Nguyên nhân gây ra đột biến do 1 đoạn CDEGH bị
đứt ra và đảo ngược → HGEDC. Dạng đột biến này là đảo đoạn NST.
→ Đáp án A.


Câu 21. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm
liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B.

Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng.

C.

Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D.

Đảo đoạn nhiễm sắc thể.


Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm
gen liên kết khác (từ NST này chuyển sang NST khác).
Đột biến giữa 2 NST là đột biến chuyển đoạn.
Những đột biến mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trong 1 NST.
→ Đáp án B.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng
Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B.

Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.


C.

Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.

D.

Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST: người bị bệnh có 3 NST số 21.
Bệnh này do sự kết hợp giữa giao tử có 2 nhiễm sắc thể 21 và giao tử bình thường có 1 NST số
21.
→ Đáp án A.

Câu 23. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
B.

mất đoạn lớn.

C.

lặp đoạn và mất đoạn lớn.

D.

đảo đoạn.

Loại đột biến ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là đột biến đảo đoạn NST; vì đột biến đảo
đoạn chỉ thay đổi trình tự gen trên NST chứ không làm mất hoặc thêm gen. Hiện tượng mất hoặc
thêm gen làm ảnh hưởng tới các sản phẩm của gen; ảnh hưởng tới tính trạng... gây hậu quả l ớn

cho cơ thể sinh vật.
→ Đáp án D.

Câu 24. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH
(2): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.


B.

(1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

C.

(1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

D.

(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

(1) ABCD*EFGH → ABGFE*DCH là do đột biến đảo đoạn CD*EFG → GFE*DE. Đoạn đảo
này gồm tâm động nên là dạng đột biến đỏa đoạn có tâm động.
(2) ABCD*EFGH → AD*EFGBCH là do đột biến chuyển đoạn BC từ cánh có các gen
ABCD sang cánh có các gen EFGH (đoạn BC được chuyển vào giữa gen G và H). Đo ạn gen
chuyển trong một nhiễm sắc thể nên là chuyển đoạn trong 1 NST
→ Đáp án A.

Câu 25. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen
b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào

sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB.
B.

AABB, AABb.

C.

aaBb, Aabb.

D.

AaBb, AABb.

Quần thể sinh vật có A đột biến thành a; B bị đột biến thành b. Trội hoàn toàn; thể đột biến là cá thể mang
đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
Thể đột biến phải có aaB-; A-bb hoặc aabb.
Thể đột biến là: aaBb và Aabb
→ Đáp án C.

Câu 26. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã
bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến
này
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B.

thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

C.


thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

D.

thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

NST: ABCDEG*HKM → ABCDCDEG*HKM do đột biến lặp đoạn CD gây nên.


Đột biến lặp đoạn là lặp lại 1 đoạn gen nào đó; và thường làm gia tăng số lượng gen trên NST: có thể làm
tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng:
VD: ứng dụng đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzyme amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp s ản
xuất bia.
→ Đáp án D.

Câu 27. Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là
A. nhân đôi nhiễm sắc thể.
B.

phân li nhiễm sắc thể.

C.

co xoắn nhiễm sắc thể.

D.

trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

Hiện tương trao đổi chéo không cân có thể dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn gen.

Những đột biến này làm cho vị trí của gen trên NST bị thay đổi.
→ Đáp án D.

Câu 28. Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản
hữu tính là
A. biến dị tổ hợp.
B.

đột biến xôma.

C.

đột biến nhiễm sắc thể.

D.

đột biến gen

Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại những đặc tính di truyền của bố mẹ, có khả năng di truyền. Biến d ị tổ hợp
chỉ xuất hiện trong sinh sản hữu tính và di truyền qua sinh sản hữu tính.
Đột biến xoma: những đột biến ở tế bào sinh dưỡng → biểu hiện ở 1 mô nào đó → thể khảm → chỉ di
truyền qua sinh sản vô tính.
Đột biến gen và đột biến NST liên quan tới vật chất di truyền nên di truyền qua sinh sản h ữu tính.
→ Đáp án B.

Câu 29. Dạng đột biến nào sau đây gây ra sự sắp xếp lại các gen, góp phần tạo ra sự đa dạng
giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài?
A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.



B.

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C.

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D.

Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng 1 loại là do đột biến đảo đoạn. Đảo đoạn là đột biến ít
gây ảnh hưởng tới cá thể đột biến nhất...SỰ sắp xếp lại gen đảo sẽ tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
VD: ở loài muỗi quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên NST tạo ra loài mới.
→ Đáp án B.

Câu 30. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Hội chứng tiếng mèo kêu.
B.

Hội chứng Tơcnơ.

C.

Hội chứng Đao.

D.

Hội chứng Claiphentơ.


Hội chứng tiếng mèo kêu do mất đoạn nhỏ ở đầu NST số 5 đây là đột biến cấu trúc NST: mất đoạn
Hội chứng Tocno là XO: đột biến số lương NST
Hội chứng Đao: 3 NST số 21: đột biến số lượng NST
Hội chứng Claiphento: XXY đột biến số lượng NST.
→ Đáp án A.

Câu 31. Ở một loài động vật, ng ười ta phát hi ện nhiễm sắc th ể s ố 2 cóc ác gen phân b ố theo
trình tự khác nhau cho kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG.
(2) ABCFDEG.
(3) ABFCEDG.
(4)
ABFCDEG.
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là:
A. (1) ← (2) ← (3) → (4).
B.

(1) ← (3) → (4) → (1).

C.

(3) → (2) → (4) → (1).

D.

(2) → (1) → (3) → (4).

Giả sử NST số (3) là NST gốc vậy trình tự gốc là:
ABFCEDG → [Đảo đoạn FCE] → ABECFDG → [đảo đoạn CFD] → ABEDFCG → [đảo đoạn EDFC]



→ ABCFDEG (2)
Hoặc: ABFCEDG (3)→ [Đảo đoạn FC] → ABCFEDG → [Đảo đoạn ED] → ABCFDEG (2).
ABCFDEG (2) → [Đảo đoạn FD] → ABCDFEG → [Đảo đoạn FE] → ABCDEFG (1)
Từ ABFCEDG (3) → [Đảo đoạn ED] → ABFCDEG (4)
Đáp án: A

Câu 32. Đột biến mất đoạn NST thường gây hậu quả
A. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
B.

Mất khả năng sinh sản của sinh vật.

C.

Giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.

D.

Giảm cường độ biểu hiện tính trạng.

Đột biến cấu trúc NST gồm có 4 dạng: mất đoạn; lặp đoạn; đảo đoạn và chuyển đoạn.
Mất đoạn là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên
NST; nếu là mất đoạn lớn thường gây chết với thể đột biến.
→ Đáp án C.

Câu 33. Ở sinh vật nhân th ực, vùng đầu mút c ủa nhiễm s ắc th ể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B.


là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế
bào.

C.

là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.

D.

có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không
dính vào nhau.

Vùng đầu mút nhiễm sắc thể không chứa các gen thay vào đó là các trình t ự nucleotit ng ắn lặp lại nhi ều
lần.
Ví dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG l ặp
lại khoảng 100 đến 1000 lần.
Cấu trúc đầu mút không giúp ADN mạch thẳng tránh kh ỏi việc ngắn l ại sau m ỗi chu k ỳ sao chép, mà nó
chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen gần đầu tận cùng của các phân t ử ADN.


Ngoài ra vùng đầu mút NST còn giúp cho các NST không dính vào nhau.
→ Đáp án D.

Câu 34. Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi vị trí của các gen ở trong nhóm liên
kết?
1. đột biến gen.
2. đột biến lệch bội.
3. Đảo đoạn NST.
4. Chuyển đoạn trên cùng 1 NST.

5. Đột biến đa bội.
Số phương án đúng
A. 1.
B.

2.

C.

3.

D.

4.

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, đột biến lệch bội và đột biến đa bội là đột biến số
lượng NST → Không phải là đột biến liên quan đến cấu trúc NST nên không làm thay đổi vị trí các gen ở
trong nhóm liên kết.
- Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen và giữa các NST → Có th ể thay đổi
hình dạng và cấu trúc NST →Có thể Thay đổi vị trí các gen ở trong nhóm gen liên kết.
- Đảo đoạn NST: 1 đoạn NST nào đó đứt ra, dảo ngược 180o rồi nối lại → làm thay đổi trình tự phân bố
các gen trên NST → Thay đổi vị trí gen trong nhóm liên kết.
- Chuyển đoạn trên 1 NST: Không làm thay đổi vật chất di truyền nhưng làm thay đổi vị trí các gen trên
NST → Thay đổi vị trí các gen trong nhóm gen liên kết.
Vậy các đáp án đúng là: (3),(4)
Đáp án: B

Câu 35. Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc
cùng 1 cặp NST tương đồng sẽ gây ra
1. đột biến lặp đoạn NST.

2. đột biến chuyển đoạn NST.
3. đột biến mất đoạn NST.
4. đột biến đảo đoạn NST.
Số phương án đúng là


A. 1.
B.

2.

C.

3.

D.

4.

Sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 chromatide thuộc cùng 1 cặp tương đồng → đột biến chuyển
đoạn không tương hỗ.
Sự chuyển đoạn không tương hỗ có thể dẫn tới (3) đột biến mất đoạn (đoạn nhận ngắn hơn đoạn trao đổi)
và (1) đột biến lặp đoạn (đoạn nhận dài hơn đoạn trao đổi).
→ Đáp án B.

Câu 36. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới
tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể

đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 2.
B.

4.

C.

1.

D.

3.

NST giới tính ở động vật có các đặc điểm:
- Ở loài; bộ NST chứa 2n có n cặp NST, trong đó có 1 cặp NST giới tính và có n – 1 cặp NST th ường.
- NST giới tính ngoài việc quy định giới tính còn có chứa các gen quy định các tính tr ạng được g ọi là gen
di truyền liên kết với giới tính.
- Tuỳ loài cặp NST giới tính XY hình thành cá thể đực ở người, thú, ru ồi gi ấm… và hình thành gi ới cái ở
các loài chim, bướm tằm….
- NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
=> Căn cứ vào các đặc điểm trên ta thấy chỉ có duy nhất 1 phát biểu đúng (4).

Câu 37. Số phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu dưới đây khi nói về đột biến cấu trúc NST ?
(1) Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST


là lặp đoạn.
(2) Trao đổi đoạn giữa hai NST không tương đồng gây ra hiện tượng hoán vị gen.

(3) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là
mất đoạn.
(4) Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài
mới là đảo đoạn.
(5) Dạng đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để loại khỏi NST những gen
không mong muốn ở một số cây trồng.
(6) Then thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự sắp xếp lại các khối gen trên và
giữa các NST.
A. 2.
B.

3.

C.

4.

D.

5.

- Dạng đột biến dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST có thể là lặp đoạn hoặc chuyển đoạn không
tương hỗ.→ (1) sai
Vì lặp đoạn 1 đoạn NST đó có thể lặp lại 1 hoặc nhiều lần → tăng số lượng gen trên NST.
Chuyển đoạn không tương hỗ: 1 đoạn của NST hoặc cả 1 NST này sáp nhập vào NST khác
VD: ABCDE. FGH
MNOPQ . R
Chuyển đoạn không tương hỗ: → MNOABCCDE. FGH
PQ. R
→ Sẽ có đoạn được dài hơn và đoạn sẽ bị ngắn đi.

- Mất đoạn là giảm số lượng gen trên NST và mất cân bằng gen → Gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
- Đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi chức năng của gen trong nhóm gen liên kết m ới → có ý nghĩa
trong hình thành loài mới.
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST → Thực chất là sắp xếp lại những khối gen
trên và giữa các NST→ có thể thay đổi hình dạng vầ cấu trúc NST.
- Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở cây trồng là độ biến mất


đoạn nhỏ → (5) sai.
- Trao đổi đoạn giữa hai NST không tương đồng có thể gây ra ĐB chuyển đoạn. Còn hiện tượng tiếp hợp
và trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng trong quá trình gi ảm phân gây ra hi ện t ượng
hoán vị gen. → (2 sai)
vậy các đáp án đúng là: 3,4,6
đáp án: B

Câu 38. Cho các phát biểu về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể:
1. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá
trình tiến hoá.
2. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động
của gen có thể bị thay đổi.
3. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh
sản.
4. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động.
Số phát biểu sai là
A. 1.
B.

2.

C.


3.

D.

4.

Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại. Đảo đoạn
làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST → các gen có thể bị giảm khả năng sinh s ản...
Đảo đoạn tạo ra nguồn nguyên liệu mới cho tiến hóa; góp phần tạo ra các nòi mới, loài m ới.
Trong các phát biểu chỉ có phát biểu 4 sai. Đoạn NST có thể nằm ở đầu mút, giữa NST và có thể mang
tâm động hoặc không mang tâm động.
→ Đáp án A.



×