Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Luyện tập về di truyền quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.13 KB, 6 trang )

Luyện tập về di truyền quần thể
Bài 1. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen
A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao
phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Bài 2. Một quần thể tự thụ ở F0 có tần số KG: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Sau 5 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt
thì tần số kiểu gen đồng hợp trội trong quần thể là
A. 0,602
B. 0,514
C. 0,584
D. 0,542
Bài 3. Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu
gen là AA, 20 cây có kiều gen aa và 100 cây có kiểu gen Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu
gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách ly với các quần thể lân cận và
tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao
nhiêu?
A. 55,66%
B. 45,5%
C. 25,76%
D. 66,25%
Bài 4. Người ta thả 16 con sóc gồm 8 con đực và 8 con cái lên một hòn đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1
năm, mỗi con cái đẻ 6 con/năm. Nếu số lượng các cá thể trong quần thể vẫn bảo toàn và tỷ lệ đực cái là
1 :1 thì sau 5 năm, số lượng cá thể của quần thể sóc là
A. 4096
B. 4080
C. 16384
D. 16368


Bài 5. Ở người A-phân biệt được mùi vị> a- ko phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số
alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2
con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97%
B. 9,44%
C. 1,72%
D. 52%
Bài 6. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là
do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng
tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6.
Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con.
Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là
A. 0,0667.
B. 0,0211.
C. 0,0876.
D. 0,2109.
Bài 7. Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:
A. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa.
B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.


C. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa.
D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.
Bài 8. Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn
toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có
64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay
phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%.
B. 50%.

C. 43,75%.
D. 62,5%.
Bài 9. Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích
thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang
alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí
khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên
cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là
A. 0,096.
B. 0,240.
C. 0,048.
D. 0,480.
Bài 10. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền di truyền như sau:
1. 0,64AA : 0,32Aa : 0.04aa; 2. 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa; 3. 0.49AA: 0,40Aa : 0,11aa;
4. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa; 5. 0,36AA : 0,42Aa : 0,22aa
Các quần thể đạt trạng thái cân bằng về di truyền là
A. 1,2,3,4.
B. 1,3,5.
C. 1,2,4.
D. 1,2,3,4,5
Bài 11. Khảo sát một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền thấy có 1/10.000 bị bệnh bạch
tạng. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn quy định. Tỉ lệ người mang KG dị hợp về bệnh bạch tạng trong quần
thể người nói trên là:
A. 0,0308
B. 0,0200
C. 0,2108
D. 0,0198
Bài 12. Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây, xét một locut có hai
alen (A và a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0, 0625.
B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,25.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64.
D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,09.
Bài 13. Ở người, gen A quy định da bình thường trội hoàn toàn gen a quy định bệnh bạch tạng, tần số bị
bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể là
A. 0,8 AA + 0,19 Aa + 0,01 aa = 1.
B. 0,8 AA + 0,18 Aa + 0,02 aa = 1.
C. 0,9801 AA + 0,0198 Aa + 0,0001 aa = 1.
D. 0,0001 AA + 0,0198 Aa + 0,9801 aa = 1.
Bài 14. Ở người, gen A quy định da bình thường trội hoàn toàn gen a quy định bệnh bạch tạng, tần số alen
a trong quần thể là 0,01. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tỷ lệ người bình thường trong
quần thể là
A. 98,9%.
B. 99,99%.


C. 96%.
D. 98,01%.
Bài 15. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta
thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong
quần thể này là
A. 37,5%.
B. 18,75%.
C. 3,75%.
D. 56,25%.
Bài 16. Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát một quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền,tần
số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số
alen a trong quần thể là:
A. 0,186
B. 0,146
C. 0,160

D. 0,284
Bài 17. Một quần thể bọ rùa có hình thức sinh sản ngẫu phối, gen A: cánh đỏ, gen a: cánh xanh, đạt cân
bằng Hacđi-Vanbec, với p(A)= 0,4. Qua 1 trận bão có 80% số con màu xanh bị chết nhưng chỉ có10% số
con màu đỏ chết.
Tần số alen sau khi bị bão đã đạt cân bằng định luật Hacđi-Vanbec sẽ là bao nhiêu?
A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6
B. p(A) = 0,555 ; q(a) = 0,445
C. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5
D. p(A) = 0,576 ; q(a) = 0,424
Bài 18. Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy
định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người
mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%.
B. 0,9925%.
C. 0,0075%.
D. 0,999975
Bài 19. Người, nhóm máu A được quy định bởi kiểu gen IAIA, IAIO; nhóm máu B được quy định bởi
kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO; nhóm máu AB được quy định bởi
kiểu gen IAIB. Trong quần thể cân bằng 1000 người có 10 mang nhóm máu O, 350 người mang nhóm
máu B. Số người mang nhóm máu AB trong quần thể người nói trên sẽ là:
A. 400 người.
B. 350 người.
C. 250 người.
D. 450 người.
Bài 20. Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình
thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con
đầu lòng. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu? Biết bệnh galacto huyết do đột
biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Câu trả
lời đúng là:
A. 0,083.

B. 0,063.
C. 0,111.
D. 0,043.
Bài 21. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn
hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.


Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2 , Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao
nhiêu :
A. 0,31146
B. 0,177978
C. 0,07786
D. 0,03664
Bài 22. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ
lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5%
B. 49,5 %.
C. 98,02%.
D. 1,98 %.
Bài 23. Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của
quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?
(RR, Rr: dương tính, rr: âm tính).
A. (0,99)40.
B. (0,90)40..
C. (0,81)40.
D. 0,99.
Bài 24. Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong quần thể người đạt trạng thái
cân bằng di truyền. Cứ 100 người bình thường , trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên.
Một cặp vợ chồng không bị bệnh. Xác suất sinh con bệnh:
A. 0,025

B. 0,0025
C. 0,00025
D. 0,000025
Bài 25. Nhóm máu ở người do các alen IA , IB, IO nằm trên NST thường qui định với IA , IB đồng trội
và IO lặn. Biết tần số nhóm máu O ở quần thể người chiếm 25%. Nếu tần số nhóm máu B trong quần thể
= 24% thì xác suất để một người mang nhóm máu AB là:
A. 12%
B. 24%
C. 26%
D. 36%
Bài 26. Điều nào sau đây không phải là ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:
A. Giải thích được trạng thái động của quần thể.
B. Giải thích được trạng thái ổn định của quần thể.
C. Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen suy ra tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ liểu hình.
Bài 27. Phát biểu nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi- Vanbec?
A. Xảy ra hiện tượng ngẫu phối.
B. Số lượng cá thể phải lớn.
C. Các hợp tử có sức sống ngang nhau.
D. Có sự di nhập gen.
Bài 28. Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec:
A. không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối.
B. sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau.
C. không có sự di nhập của các gen lạ vào quần thể.
D. Số alen của một gen nào đó được tăng lên.
Bài 29. Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.



C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. tỉ lệ đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
Bài 30. Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp.
Trong một trại chăn nuôi có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã
sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con bò đực trên, có bao nhiêu
con có kiểu gen dị hợp?
A. 8 con.
B. 5 con.
C. 3 con.
D. 6 con.
Bài 31. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng, kiểu gen aa
quy định hoa trắng. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây đang có cấu trúc di truyền cân bằng theo định
luật Hacđi- Vanbec?
A. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng.
B. 25% cây hoa đỏ: 50% cây cây hoa trắng: 25% cây hoa vàng.
C. 75% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng.
D. 16% cây hoa đỏ: 48% cây hoa vàng: 36% cây hoa trắng.
Bài 32. Một quần thể có tỷ lệ thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Nhận định nào sau đây là
không đúng khi nói về quần thể trên?
A. Tần số tương đối của 2 alen trong quần thể là A/a = 0,5/0,5.
B. Tần số các alen (A và a) của quần thể sẽ luôn được duy trì không đổi qua các thế hệ.
C. Quần thể trên thuộc nhóm sinh vật nhân thực.
D. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
Bài 33. Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với d quy định
hạt dài, gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng. Hai cặp gen Dd, Rr phân ly
độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75%
hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình
dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào?
A. 3 dài, đỏ: 1 dài trắng.
B. 3 dài, trắng : 1 dài đỏ

C. 8 dài, đỏ: 1 dài trắng.
D. 8 dài, trắng : 1 dài đỏ
Bài 34. Cho cây hoa trắng lai phân tích, đời con (Fb) có 25% cây hoa đỏ; 50% cây hoa trắng; 25% cây
hoa vàng. Nếu tiếp tục cho tât cả các cây hoa trắng ở đời con (Fb) tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng ở đời
tiếp theo là bao nhiêu?
A. 25%
B. 37,5%
C. 75%
D. 100%
Bài 35. Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,4 AABb : 0,4 AaBb : 0,2 aabb. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội qua 3
thế hệ tự thụ phấn là
A. 49/640
B. 112/ 640
C. 161/ 640
D. 322/640
Bài 36. Cho biết tính trạng màu hoa được quy định bởi 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác
theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ. Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có
hoa vàng; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và
tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%. Tỉ lệ cây hoa vàng trong quần thể là
A. 38,25%
B. 49,5%


C. 50%
D. Không tính được
Bài 37. Ở 1 loài động vật locut quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A1 >
A2 > a, trong đó A1 quy định lông đen; A2 quy định lông xám; a quy định lông trắng. Một quần thể có
tần số tương đối của các alen A1 là 0,3; tần số alen A2 là 0,2. Nếu sau 1 số thế hệ ngẫu phối có 4500 cá
thể thì số cá thể có kiểu hình lông xám khoảng:
A. 180.

B. 1170.
C. 1530.
D. 1080.
Bài 38. Ở người, gen A qui định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định mắt xanh. Một quần thể
đang cân bằng di truyền có 64% số người mắt nâu. Một cặp vợ chồng trong quần thể có kiểu hình mắt
nâu. Xác suất để họ sinh con gái có mắt xanh là
A. 9/64.
B. 9/128.
C. 55/64.
D. 3/8.
Bài 39. Ở một quần thể thực vật, gen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với gen d quả dài. Khi quần
thể cân bằng di truyền thì cây quả dài chiếm tỷ lệ 64%. Cho các cây quả tròn giao phối ngẫu nhiên. Theo
lí thuyết tỷ lệ quả dài ở đời con là
A. 1/64.
B. 16/81.
C. 16/64.
D. 64/81.
Bài 40. Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị, alen a quy định không phân
biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a = 0,4
thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2
con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97 %.
B. 0,57 %.
C. 1,72 %.
D. 3,01 %.



×