Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

thpt do luong mon hoa hoc lan 1 nam 2017 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.93 KB, 11 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1

NĂM HỌC 2016 – 2017
Mơn: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch ZnCl2.
B. Cho kim loại Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
2) Phân tử khối của một amino axit ( 1 nhóm – NH2, 1 nhóm – COOH) ln ln là một số lẻ.
3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thu được kim loại sau phản ứng.
5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu


được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A. 886

B. 888

C. 890

D. 884

Câu 4: Nguyên tử hay ion nào sau đây có số electron nhiều hơn số proton?
A. K+

B. Ba

C. S

D. Cl-

Câu 5: Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và propyl amin (có tỉ lệ số mol
tương ứng là 1:2:1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 36,2 gam.

B. 39,12 gam.

C. 43,5 gam.

D. 40,58 gam.

Câu 6: Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X.
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. NaOH.

D. Na2CO3.

C. Protein

D. Chất béo.

Câu 7: Chất có phản ứng màu biure là
A. Tinh bột.

B. Saccarozơ

Câu 8: Cho dung dịch chứa 27 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3trong NH3, thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 21,6.

B. 10,8.

C. 16,2.

D. 32,4.

Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



Câu 9: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Dung dịch X không tác dụng với
chất nào sau đây?
A. AgNO3

B. Cu

C. Fe

D. Cl2

Câu 10: Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào
nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các chất trong dung dịch Y là
A. FeCl3

B. FeCl2

C. FeCl2, Fe.

D. FeCl2, FeCl3.

Câu 11: Cho 0,15 mol alanin vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho X
tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất
rắn khan. Giá trị của m là
A. 30,90.

B. 17,55.

C. 18,825.


D. 36,375.

Câu 12: Glucozơ không thuộc loại
A. Đisaccarit

B. Hợp chất tạp chức. C. Monosaccarit.

D. Cacbohiđrat.

Câu 13: Cho các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, Số dung
dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là:
A. 4

B. 2

C. 3

D. 4

C. tơ hóa học.

D. tơ tổng hợp.

Câu 14: Tơ visco khơng thuộc loại
A. tơ nhân tạo.

B. tơ bán tổng hợp.

Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O


B. Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

C. Fe + Cl2 -> FeCl2

D. Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O

Câu 16: Hợp chất X có cơng thức: CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat.

B. metyl axetat.

C. metyl acrylat.

D. etyl acrylat.

Câu 17: Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ.

B. xanh lam.

C. vàng nhạt.

D. trắng.

Câu 18: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NH 4Cl, MgCl2, AlCl3, NaNO3 có thể dùng
dung dịch
A. HCl.

B. HNO3.


C. Na2SO4.

D. NaOH.

Câu 19: Số amin bậc 2 có cơng thức phân tử C4H11N là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 20: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72
lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2.

B. 8,4.

C. 16,8.

D. 5,6.

Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 21: Cho a mol Mg tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được x mol H2. Cho a
mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được y mol H2. Quan hệ giữa x và y là
A. x = y.


B. x > 2y.

C. x < y.

D. x > y.

C. Gly-Ala.

D. metylamin.

Câu 22: Chất có phản ứng thủy phân là
A. glucozơ

B. etanol.

Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, Cu được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.

B. Điện phân nóng chảy CuCl2.

C. Nhiệt phân Cu(NO3)2.

D. Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 24: Đun nóng m gam etyl axetat trong dung dịch NaOH dư thu được 8,2 gam muối. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn lượng este trên bằng O2 dư thu được bao nhiêu mol CO2 ?
A. 0,1.

B. 0,2.


C. 0,3.

D. 0,4.

Câu 25: Cho dãy các kim loại: Mg, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với
dung dịch HCl loãng là
A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 26: Cho 3,25 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa Al(NO 3)3 0,2M; Cu(NO3)2 0,15M;
AgNO3 0,1M. Sau phản ứng hồn tồn thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 4,73 gam.

B. 4,26 gam.

C. 5,16 gam.

D. 4,08 gam

Câu 27: Hịa tan hồn tồn a gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) gồm
hỡn hợp hai khí NO và N2O có tỉ lệ số mol là 1: 3. Giá trị của a là
A. 32,4

B. 24,3


C. 15,3

D. 29,7

Câu 28: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có cơng thức là CH 3COOC6H4OH. Khi đun
nóng, a mol X tác dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. a mol.

B. 2a mol.

C. 4a mol.

D. 3a mol.

Câu 29: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, glucozơ, glyxylalanin (Gly-Ala). Số chất
bị thủy phân khi đun nóng trong mơi trường axit là
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 30: Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai
muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X

A. 2gốc C15H31COO


B. 3gốc C17H35COO

C. 2gốc C17H35COO

D. 3gốc C15H31COO

Câu 31: X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung
dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ
chứa ba muối trung hịa) và hỡn hợp hai khí (gồm khí NO và 0,04 mol H 2). Cho dung dịch

Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


BaCl2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 0,44 mol NaOH. Giá trị của m là
A. 55,92.

B. 25,2.

C. 46,5.

D. 53,6.

Câu 32: Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết
thúc; thu được dung dịch X; 8,96 lít (đktc) hỡn hợp khí NO, H2 (có tỉ khối đối với H2 là 4,5)
và 2,8 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 25,2 gam.

B. 28,0 gam.


C. 16,8 gam.

D. 19,6 gam.

Câu 33: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị
biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau:

Giá trị của b là :
A. 0,08

B. 0,11

C. 0,12

D. 0,1

Câu 34: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, khơng
no có một liên kết đơi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 18,92 gam
khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E bằng 200 gam dung
dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn tồn
bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188 gam đồng thời thốt ra 15,68
lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với O2 là 1. Phần trăm số mol của Y trong hỡn hợp E là
A. 46,35%

B. 37,5%.

C. 53,65%.

D. 62,5%.


Câu 35: Hồ tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 (lỗng, vừa đủ), thu được y mol
khí N2O duy nhất và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì
có 25,84 gam NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của y là
A. 0,060.

B. 0,048.

C. 0,054.

D. 0,032.

Câu 36: Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?
A. Axitglutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
B. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)
C. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là a-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
D. Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị số 6, 7...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 37: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hịa tan hồn tồn 20,05 gam X vào nước,
thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi
bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 19,24.

B. 14,82.

C. 17,94.

D. 31,2.


Câu 38: Thủy phân hồn tồn m gam hỡn hợp gồm peptit X và peptit Y (đều mạch hở) bằng
dung dịch NaOH vừa đủ thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và
Val. Mặt khác, để đốt cháy hồn tồn m gam hỡn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O 2 (đktc)
và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị gần nhất của m là
A. 102.

B. 97.

C. 92.

D. 107.

Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch:
+ NaOH
+ HCl
Alanin →
X 
→ Y. (X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là

A. ClH3N-(CH2)2-COOH.

B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH(CH3)-COONa.

D. ClH3N-CH(CH3)-COONa.

Câu 40: Cho 6x mol Fe vào dung dịch chứa x mol Cu(NO 3)2 và 5x mol H2SO4 loãng. Biết
NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Dung dịch sau phản ứng chứa:

A. FeSO4

B. CuSO4 và Fe(NO3)2

C. FeSO4 và Fe2(SO4)3

D. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3

Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đáp án
1-A
11-D
21-C
31-A

2-C
12-A
22-C
32-B

3-B
13-A
23-A
33-D

4-D
14-D
24-D

34-B

5-B
15-C
25-D
35-C

6-A
16-C
26-A
36-B

7-C
17-B
27-B
37-C

8-D
18-D
28-D
38-A

9-B
19-B
29-C
39-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án C

1) Sai. Glucozo bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3
3) Sai. dung dịch CH3NH2 làm q tím chuyển màu xanh
4) Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thì :
Na + H2O → NaOH + ½ H2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Câu 3: Đáp án B
Có : nnatri oleat = 0,05 mol ; nnatri stearat = 0,1 mol
=> Trong phân tử X , noleat : nstearat = 0,05 : 0,1 = 1 : 2
=> CTPT của X là : (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5 có MX = 888g
Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án B
Có : nCH3NH2 = nC3H7NH2 = 0,12 mol ; nC2H5NH2 = 0,24 mol
Tổng quát : -NH2 + HCl → -NH3Cl
=> nHCl = nNH2 = 0,12 + 0,12 + 0,24 = 0,48 mol
Bảo toàn khối lượng : mmuối = mamin + mHCl = 39,12g
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án C
Câu 8: Đáp án D
Glucozo → 2Ag
=> nAg = 2nGlucozo = 0,3 mol
=> mAg = 32,4g
Câu 9: Đáp án B
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Vì cịn Chất rắn khơng tan => Cu => dung dịch chỉ còn FeCl và CuCl2.
Câu 10: Đáp án D
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

10-D
20-C

30-A
40-A


Fe + 1,5Cl2 → FeCl3
0,83a ← 1,25a
=> Fe dư. Chất rắn X gồm 0,17a mol Fe và 0,83 mol FeCl3. Khi cho X vào nước thì :
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
0,17a → 0,34a
Vậy dung dịch Y gồm FeCl2 và FeCl3
Câu 11: Đáp án D
Xét cả quá trình thì cuối cùng thu được : 0,15 mol ClH3N-CH(CH3)COOH và 0,3 mol NaCl
=> m = 36,375g
Câu 12: Đáp án A
Câu 13: Đáp án A
HNO3 : NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2 + H2O
Ca(OH)2 : 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O
KHSO4 : 2NaHCO3 + 2KHSO4 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Câu 14: Đáp án D
Câu 15: Đáp án C
Fe + 1,5Cl2 → FeCl3
Câu 16: Đáp án C
Câu 17: Đáp án B
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
(xanh lam)
Câu 18: Đáp án D
Khi dùng NaOH :
+) NH4Cl : khí mùi khai
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
+) MgCl2 : Kết tủa trắng

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
+) AlCl3 : kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
+) NaNO3 : Không thấy hiện tượng gì.
Câu 19: Đáp án B
C–C–C–N–C
C – C(CH3) – N – C
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


C–C–N–C–C
Câu 20: Đáp án C
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
=> nFe = nH2 = 0,3 mol
=> mFe= 16,8 g
Câu 21: Đáp án C
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
=> y = 1,5a ; x = a
=> y = 1,5x > x
Câu 22: Đáp án C
Câu 23: Đáp án A
Dựa vào phản ứng : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 24: Đáp án D
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
0,1




0,1 mol

Bảo toàn C : nCO2 = nC(este) = 0,4 mol
Câu 25: Đáp án D
Kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa có thể phản ứng với dung dịch axit HCl
Gồm Mg , Fe.
Câu 26: Đáp án A
nZn = 0,05 mol
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
=> chất rắn gồm : 0,02 mol Ag và 0,03 mol Cu và 0,01 mol Zn dư
=> mrắn = 4,73g
Câu 27: Đáp án B
Có : nNO = 0,1 mol ; nN2O = 0,3 mol
Bảo toàn e : 3nAl = 3nNO + 8nN2O
=> nAl = 0,9 mol
=> mAl = 24,3g
Câu 28: Đáp án D
CH3COOC6H4OH + 3NaOH → CH3COONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O
Câu 29: Đáp án C
Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Các chất : metyl acrylat, tristearin, glyxylalanin (Gly-Ala).
Câu 30: Đáp án A
Tạo 2 muối => chắc chắn X có cả C15H31- và C17H35Nếu có 1 C15H31- và 2 C17H35- => tỉ lệ khối lượng = 2,2
Nếu có 2 C15H31- và 1 C17H35- => tỉ lệ khối lượng = 1,817
Câu 31: Đáp án A
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố, bảo tồn e , Bảo tồn điện tích.
X có : nMg = 0,15 mol ; nMgO = 0,06 mol.

Sản phẩm khí gồm NO và H2 => chứng tỏ NO3- hết
=> Vậy 3 muối trung hòa phải là : MgSO4 ; Na2SO4 và (NH4)2SO4.
Bảo toàn e : 2nMg = 8nNH4 + 3nNO + 2nH2(*)
Lại có : Z phản ứng tối đa với 0,44 mol NaOH
=> nNaOH = nNH4 + 2nMg2+ => nNH4 = 0,02 mol
Từ (*) => nNO = 0,02 mol
Bảo toàn N : nNa+ = nNO3- = nNH4 + nNO = 0,04 mol
Bảo tồn điện tích : 2nSO4 = 2nMg2+ + nNH4 + nNa+
=> nSO4 = 0,24 mol = nBaSO4
=> m = 55,92g
Câu 32: Đáp án B
Có chất rắn khơng tan => Fe dư => chỉ có Fe2+
X có : nX = 0,4 mol ; MX = 9g => nNO = 0,1 ; nH2 = 0,3 mol
Bảo toàn e : 2nFe = 3nNO + 2nH2
=> nFe = 0,45 mol
=> m= 0,45.56 + 2,8 = 28g
Câu 33: Đáp án D
Dựa vào đồ thị :
Khi a = b => kết tủa cực đại vì lúc này : max nZn(OH)2 = b và max nBaSO4 = b mol
+) nBa(OH)2 = 0,0625 mol thì Zn(OH)2 và BaSO4 chưa max
=> nkết tủa = x = nBaSO4 + nZn(OH)2 = 0,0625 + 0,0625 = 0,125 mol
+) nBa(OH)2 = 0,175 mol thì nBaSO4 = max và kết tủa tan 1 phần
=> nkết tủa = nBaSO4 + nZn(OH)2 = b + (2b – 0,175) = 0,125
=> b = 0,1 mol
Câu 34: Đáp án B
B1 : Xác định tỉ lệ lượng chất giữa m gam và 46,6g
Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


X : CnH2n-2O2 (a mol)

Y : CmH2m-4O4 (b mol)
=> nCO2 = na + mb = 0,43 mol (1)
Và : nH2O = (n – 1)a + (m – 2)b = 0,32 mol
=.> a + 2b = 0,11 mol(2)
Trong 46,6g E thì nX = ka ; nY = kb mol
=> mE = ka.(14n + 30) + kb.(14m + 60) = 46,6
Thế (1) và (2) vào => 6,02k + 30k(a + 2b) = 46,6
=> k = 5
B2 : Xác định số mol từng chất trong E => %nY
Trong dung dịch NaOH : nNaOH = 0,6 mol ; nh2O = 88/9 mol
Ancol T có M = 32g => CH3OH
Phần hơi Z chứa CH3OH (5a mol) và H2O (10b + 88/9) mol. Khi dẫn Z vào bình đựng Na thì:
mbình tăng = 32.5a + 18(10b + 88/9) – 0,275.2 = 188,85(3)
Từ (2) và (3) => a = 0,05 ; b = 0,03
=> %nY = 37,5%
Câu 35: Đáp án C
Khối lượng muối Al(NO3)3 = 7,89m < 8m
nAl = m/27 mol
=> có muối NH4NO3 => nNH4NO3 = m/720 mol
=> nNaOH max = nNH4NO3 + 4nAl3+ => m = 4,32 g
Bảo toàn e : 3nAl = 8nNH4 + 8nN2O => y = 0,054 mol
Câu 36: Đáp án B
Muối mononatri glutamat mới được sử dụng làm mì chính.
Câu 37: Đáp án C
Qui đổi hỗn hợp X về : x mol Na ; y mol Al ; z mol O
=> 23x + 27y + 16z = 20,05g(1)
Khi cho vào nước thì tạo : y mol NaAlO2 và (x – y) mol NaOH dư.
( nH2 = 0,125 mol)
Bảo toàn e : x + 3y = 2z + 2.0,125(2)
Thêm 0,05 mol H+ vào Y thì bắt đầu xuất hiện kết tủa

=> (y – x) = 0,05(3)
Từ (1),(2),(3) => x = 0,3 ; y = 0,25 ; z = 0,4 mol
Thêm tiếp 0,31 mol H+ vào Y => nH+ max = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3
Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


=> nAl(OH)3 = 0,23 mol
=> m = 17,94g
Câu 38: Đáp án A
Đặt npeptit = x mol ; nNaOH = y mol ; nCO2 = z mol
Khi đó trong muối có : nC = z => nH = 2z
Có : nNa = y => nO = 2y và nN = y
=> mmuối = 69y + 14z = 151,2g(1)
Khi thủy phân thì : nH2O = npeptit = x mol
Bảo toàn H cho phản ứng thủy phân :
nH(peptit) = 2z + 2x – y
Vậy khi đốt cháy sẽ có :
nH2O = (2z + x – y)/2 = 3,6(2)
Bảo toàn O cho phản ứng thủy phân :
nO(peptit) = 2y + x – y = x + y
Bảo toàn O cho phản ứng cháy :
x + y + 4,8.2 = 2z + 3,6(3)
Từ (1),(2),(3) => x = 0,4 ; y = 1,4 ; z = 3,9 mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân :
m = 151,2 + 18x – 40.1,4 = 102,4
Câu 39: Đáp án B
Sơ đồ :
CH3-CH(NH2)COOH → CH3-CH(NH2)COONa → ClH3NCH(CH3)COOH
Câu 40: Đáp án A
3Fe + 8H+ + 2NO3- → Fe2+ + 2NO + 4H2O

3x ← 8x ← 2x
Vậy dung dịch sau phản ứng có : FeSO4

Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



×