Đề thi thử
THPTQG_Lần 2_Trường THPT Hai Bà Trưng_Huế
Câu 1: Ngâm đinh sắt trong dung dịch H2SO4 đậm đặc một thời gian lâu để các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Nhận thấy đinh sắt bị hòa tan một phần. Cấu hình electron cation t ạo thành
trong dung dịch là
A.[Ar]3d54s1
B. [Ar]3d44s2
C. [Ar]3d5
D. [Ar]3d6
Câu 2: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. phenyl amin, amoniac, natri hiđroxit
B. metyl amin, đimetyl amin, natri hiđroxit
C. anilin, metyl amin, amoniac
D. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
Câu 3: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H 2. Kim
loại M là
A. Rb (85)
B. K (39)
C. Na (23)
D. Li (7)
Câu 4: Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra trong dung dịch ?
A. Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag
B. Ba + Fe2+ → Ba2+ + Fe
C. Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
D. Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb
Câu 5: Dung dịch hỗn hợp X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl. Điện phân dung dịch X (có
màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện
phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra từ catot. Tỉ lệ số mol a:b là
A. 2:1
B. 1 :3
C. 3 :2
D. 3 :1
Câu 6: Cho mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca 2+, Mg2+ và HCO3-. Hóa chất được dùng để
làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. H2SO4
B. NaCl
C. Na2CO3
D. HCl
Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô c ạn
dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam
B. 17,80 gam
C. 18,24 gam
D. 18,38 gam
Câu 8: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt được các dung dịch saccarozơ, glucozơ, etyl
fomat là
A. AgNO3 trong dung dịch NH3
B. Br2 trong H2O
C. CH3OH trong dung dịch HCl
D. Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
B. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tân diện.
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
C. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhệt độ thường.
D. Trong nhóm kim loại kiềm thổ, từ Be đến Ba các kim loại ở nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
Câu 10: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,7 mol H2SO4 (loãng).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của V, m là:
A. 7,84 ; 167,9
B. 8,96 ; 169,6
C. 7,84 ; 172,7
D. 8,96 ; 172,7
Câu 11: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. H2SO4 đặc nóng, dư
B. ZnSO4
C. CuSO4
D. HNO3 loãng, dư
Câu 12: Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức
nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO 2 sinh ra ở cùng điều
kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 1,25M. Sau ph ản ứng thu
được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối
lượng xấp xỉ bằng
A. 16,5 gam
B. 13,5 gam
C. 15,5 gam
D. 19,5 gam
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là không chính xác?
A. Gang xám chứa nhiều C và Si.
B. Gang trắng chứa ít C, Si, chứa nhiều Fe3C.
C. Thép cứng chứa trên 0,1% khối lượng cacbon.
D. Thép mềm chứa không quá 0,1% khối lượng cacbon.
Câu 14: Khi nước sinh hoạt có hiện tượng vẫn đục sau những ngày mưa, ng ười ta có th ể làm
cho nước trong trở lại bằng cách hòa tan thêm vào nước một ít hóa chất?
A. Phèn chua
B. Xô đa
C. Diêm tiêu
D. Thuốc muối
Câu 15: Cacbohiđrat nào sau đây có nhiều trong cây mía, củ cải đường?
A. Fructozơ
B. Glucozơ
C. Amilozơ
D. Saccarozơ
Câu 16: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H 2O.
Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,81
B. 1,35
C. 0,72
D. 1,08
Câu 17: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p63s1
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p4
Câu 18: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một s ản ph ẩm
duy nhất?
Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
A. Phản ứng với H2/Ni, t0
B. Phản ứng với dung dịch brom
C. Phản ứng với Cu(OH)2
D. Phản ứng với Na
Câu 19: Một hợp chất hữu cơ A có công thức C 3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch
NaOH, đun nhẹ, thu được muối B và khí C làm xanh quỳ tím ẩm. Nung B với NaOH rắn (xúc
tác CaO) thu được một hiđrocacbon đơn giản nhất. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3COONH3CH3
B. HCOONH3CH2CH3
C. CH3CH2COONH4
D. HCOONH2(CH3)2
Câu 20: Cho 23,8 gam hỗn hợp gồm glyxin và etyl axetat tác dụng v ừa đủ với dung d ịch
NaOH, thu được dung dịch X chứa 27,6 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư rôi
cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 44,25
B. 22,3
C. 26,7
D. 39,85
Câu 21: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+
B. Fe2+
C. Ag+
D. Au3+
Câu 22: Chỉ dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm có thể phân biệt được các chất nào sau
đây?
A. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
B. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, etanol
C. glucozơ, fructozơ, glixerol, axit axetic
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, etanol
Câu 23: Trong số các kim loại cho dưới đây, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg
B. Li
C. Cs
D. Al
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí
H2 (đktc). Kim loại M là
A. Al (27)
B. Zn (65)
C. Mg (24)
D. Fe (56)
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, d ư thu được
kết tủa gì (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?
A. Fe(OH)2, Fe(OH)3
B. Fe(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2
D. Fe(OH)3, Zn(OH)2
Câu 26: Cho các chất CH3NH2 (1), C6H5NH2 (2), (CH3)2NH (3), C2H5NH2 (4), NH3 (5). Thứ
tự tăng dần tính bazơ là:
A. 2, 4, 5, 1, 3
B. 4, 5, 2, 1, 3
C. 2, 5, 1, 4, 3
D. 4, 2, 5, 1, 3
Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 27: Dung dịch nào sau đây khi cho quỳ tím vào thì quỳ tím thành màu xanh?
A. Lysin
B. Valin
C. Glyxin
D. Alanin
Câu 28: Cho axit cacboxilic tác dụng với ancol có xúc tác H 2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X
có công thức phân tử C4H6O2. X không tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat
B. metyl acrylat
C. anlyl fomat
D. metyl metacrylat
+ NaOH
+ HCl
+ HCl
Câu 29: Cho các dãy chuyển hóa: Alanin →
A
→ X; Glyxin
→ B
+ NaOH
Y.
→
Các chất X, Y tươ ng ứng là:
A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
B. ClH3NCH2COONa và ClH3NCH(CH3)COONa
C. CH3(ClH3N)CHCOOH và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH(CH3)COONa
Câu 30: Loại tơ nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Nilon-6,6
B. Tơ lapsan
C. Tơ olon
D. Tơ tằm
Câu 31: Hỗn hợp rắn Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng lần lượt là
2:2:1. Cho hỗn hợp vào bình đựng nước dư và khuấy kĩ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
các chất có trong bình là
A. Na2CO3
B. CaCO3 và Na2CO3 C. CaCO3 và NaOH
D. CaCO3 và NaHCO3
Câu 32: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Ala-Val-Gly
B. Glucozơ
C. Glixerol
D. Gly-Ala
Câu 33: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic,
axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 12,9 gam X là
A. 25,020 lít
B. 30,240 lít
C. 12,060 lít
D. 26,208 lít
Câu 34: Để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: Na 2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 (đều có nồng độ
khoảng 0,01M). Có thể dùng một thuốc thử duy nhất trong số các chất sau đây: (1) phenol
phtalein; (2) dung dịch H2SO4 loãng; (3) Quỳ tím; (4) dung dịch Ba(OH)2; (5) dung dịch HCl;
(6) dung dịch Pb(NO3)2; (7) dung dịch KHSO4. Những chất có thể dùng là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (7)
B. (2), (4), (5), (6), (7)
C. (1), (2), (3), (5), (7)
D. (1), (2), (3), (5), (6)
Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại tinh khiết là Al và Fe vào dung dịch chứa AgNO 3
và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH
dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứa
Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2
C. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3
D. Al(NO3)3, AgNO3, Fe(NO3)3
Câu 36: Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nhìn chung sự biến đổi nào
sau đây không đúng?
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Tính khử của kim loại giảm dần.
C. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Khối lượng riêng tăng dần.
Câu 37: Nung nóng 8,37 gam hỗn hợp X gồm bột nhôm và một oxit sắt trong bình kín chân
không, cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp sau phản ứng được tr ộn đều rồi chia
thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư, nung nóng sau ph ản ứng thu được
0,084 lít khí và 1,26 gam chất rắn. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn vào dung d ịch H 2SO4 đặc,
nóng, dư được 2,52 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất), các khí đều đo ở đktc. Công thức
của oxit sắt và khối lượng oxit trong X là:
A. Fe2O3; 7,2 gam
B. FeO; 6,48gam
C. Fe3O4; 6,96 gam
D. Fe3O4; 5,22 gam
Câu 38: Cho các cặp kim loại (2 kim loại tiếp xúc với nhau): Fe-Pb, Fe-Zn, Fe-Sn, Fe-Ni,
Fe-Cu, nhúng từng cặp kim loại vào dung dịch axit HCl loãng. S ố cặp kim lo ại mà Fe b ị ăn
mòn trước là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 39: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng?
A. Các amin khí có mùi khai xốc tương tự amoniac, tan nhiều trong nước, độc.
B. CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N và C2H5NH2 là những chất khí ở điều kiện thường.
C. Độ tan trong nước của các amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân t ử t ăng.
D. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, không tan trong nước, màu nâu đen.
Câu 40: Để thủy phân hết 6,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức mạch hở (tạo ra từ
một axit cacboxylic và hai ancol) và một este ba chức mạch hở thì cần dùng v ừa h ết 64 ml
dung dịch NaOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit
cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được mu ối cacbonat, 5,152 lít
CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. a gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 1,26
B. 1,3
C. 1,1
D. 1,21
Đáp án
1-C
11-C
2-B
12-D
3-B
13-C
4-B
14-A
5-B
15-D
6-C
16-D
7-B
17-B
8-D
18-A
9-A
19-A
Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
10-C
20-D
21-D
31-A
22-D
32-A
23-B
33-D
24-A
34-A
25-C
35-A
26-C
36-B
27-A
37-B
28-B
38-B
29-C
39-A
30-B
40-A
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Câu 4: Đáp án B
Câu 5: Đáp án B
Khí thoát ra tại catot là H2: x mol
Điện phân đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực → chứng tỏ bên anot chỉ thoát ra
Cl2 : 0,5b mol
Ta có nCl2 = 3nH2 → 0,5b = 3x →x =
b
6
Bảo toàn electron → 2nCu + 2nH2 = 2nCl2 → 2a + 2x = 2.0,5b → 2a + 2.
b
2b
= b → 2a =
→
6
3
3a = b → a : b = 1:3 . Đáp án B.
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Đáp án D
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án C
Có quá trình khử : 4H+ + NO3- + 3e → NO +2H2O
Có nH+ = 1,4 mol, nNO3- = 1,2 mol → số e nhận tối đa là 3. 1,4 : 4 = 1,05 mol
Quá trình oxi hoá : Cu → Cu2+ + 2e và Fe2+ → Fe3+ + 1e
số e nhường tối đa là là 2.0,3 + 0,6 = 1,2 mol > n e nhận → chứng tỏ NO được tính theo số e
nhận → NO = 1,05 : 3 = 0,35 mol → V = 7,84 lít
Có nH2O = nH2SO4 = 0,7 mol
Bảo toàn khối lương → m = 0,3. 64 + 0,6. 180 + 0,7. 98 - 0,35. 30 - 0,7. 18 = 172,7 gam
Câu 11: Đáp án C
Câu 12: Đáp án D
Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức có công th ức t ổng quát C nH2n-2O4
CnH2n-2O4 + (1,5n-2,5)O2 → nCO2 + (n-1)H2O
Có 1,5n- 2,5 = n → n = 5 → X có công thức C5H8O4
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Để thuỷ phân X thu được hỗn hợp ancol → X phải có cấu tạo CH 3OOC-COOC2H5
Có 2nX < nKOH = 0,25 mol → chứng tỏ chất rắn khan có KOOC-COOK : 0,1 mol và KOH
dư : 0,05 mol → m = 19,4 gam
Câu 13: Đáp án C
Câu 14: Đáp án A
Câu 15: Đáp án D
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án B
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án A
Câu 20: Đáp án D
Câu 21: Đáp án D
Câu 22: Đáp án D
Câu 23: Đáp án B
Câu 24: Đáp án A
Câu 25: Đáp án C
Câu 26: Đáp án C
Câu 27: Đáp án A
Câu 28: Đáp án B
Câu 29: Đáp án C
Câu 30: Đáp án B
Câu 31: Đáp án A
Giả sử Ca(HCO3)2 : 2mol, NaOH : 2 mol, Ca(OH)2 : 1mol
→ Ca2+ : 3mol, HCO3-: 4 mol, Na+: 1 mol, OH- : 4 mol
Khi hoà tan hỗn hợp vào nước xảy ra phản ứng :
OH- + HCO3- → CO32- + H2O (1)
4 mol .....4mol........4 mol
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓ (2)
3 mol.....4 mol.....3 mol
sau phản ứng trong bình chứa Na2CO3
Câu 32: Đáp án A
Câu 33: Đáp án D
Câu 34: Đáp án A
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 35: Đáp án A
Câu 36: Đáp án B
Câu 37: Đáp án B
Nhận thấy phần 1 khi tác dụng với NaOH sinh khí H 2 → chứng tỏ chất rắn sau phản ứng
nhiệt nhôm chứa Al2Ở3, Fe, Al
Phần 1: Bảo toàn e → nAl = 2nH2 : 3 =
2.0, 00375
= 0,0025 mol
3
chất rắn không tan là Fe 0,0225 mol → 3nAl + 3nFe = 2nH2 + 3nFe = 0,075 mol
Phần 2: Bảo toàn e → 3nAl + 3nFe = 2nSO2 = 0,225 mol
Thấy 0,225 = 3. 0,075 → khối lượng phần 2 gấp 3 lần khối lượng phần 1
Có 8,37 gam có Fe: 0,0225. 4 = 0,09 mol, Al :
2.0, 00375
.4 = 0,01 mol , Al2O3 = = 0,03 mol
3
Bảo toàn nguyên tố O → nO ( oxit sắt) = 3nAl2O3 = 0,09 mol → nFe : nO = 0,09 : 0,09 = 1 :1 → FeO
nFeO = 0,09. 56 + 0,09. 16 = 6,48 gam.
Câu 38: Đáp án B
Câu 39: Đáp án A
Câu 40: Đáp án A
Có nCO2 = 0,23 mol, nH2O = 0,26 mol,nNaOH = 0,064a mol
→ nNa2CO3 = 0,032a mol
Có nCOO = nNaOH = nNaOH = 0,064 a mol
Bảo toàn nguyen tố C → C X = 0,23 + 0,032a mol
Bảo toàn nguyên tố H → H X = 0,26.2 - 0,064a = 0,52- 0,064a
Có 6,24 = mC + mH + mO → 6,24 = 12. ( 0,23 + 0,032a) + 0,52- 0,064a + 16. 2. 0,064a
→ a = 1,25
Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải