Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập nâng cao phần sự phát sinh và phát triển của sự sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.46 KB, 6 trang )

Ôn tập Nâng cao phần Sự phát sinh và phát triển của sự sống
Bài 1. Các nhà khoa học đã chia các kỉ từ sớm đến muộn ở đại Cổ sinh là
A. Ocđôvic, Cambri, Silua, Cacbon (Than đá), Đêvôn, Pecmi.
B. Cambri, Ocđôvic, Đêvôn, Silua, Cacbon (Than đá), Pecmi.
C. Silua, Ocđôvic, Đêvôn, Cambri, Cacbon (Than đá), Pecmi.
D. Cambri, Ocđôvic, Silua, Đêvôn, Cacbon (Than đá), Pecmi.
Bài 2. Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử
được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là
A. ADN và sau đó là ARN.
B. ARN và sau đó là ADN.
C. prôtêin và sau đó là ADN.
D. prôtêin và sau đó là ARN.
Bài 3. Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật
điển hình ở kỉ này là
A. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
Bài 4. Kỉ có dương xỉ phát triển mạnh là
A. kỉ Đệ tứ.
B. kỉ Cacbon (Than đá).
C. kỉ Silua.
D. kỉ Ocđôvic.
Bài 5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hóa thạch?
A. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.
B. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu địa chất học.
C. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa và phát triển của sinh vật.
D. Căn cứ vào hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.
Bài 6. Lưỡng cư phát sinh ở kỉ
A. Pecmi.
B. Cacbon (Than đá).


C. Đêvôn.
D. Đệ tam
Bài 7. Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 50 000 năm thì người ta sử dụng phương pháp
phân tích nào sau đây?
A. Xác định đồng vị phóng xạ urani 238 có trong mẫu hoá thạch.
B. Xác định đồng vị phóng xạ cácbon 14 có trong mẫu hoá thạch.
C. Xác định đồng vị phóng xạ của nitơ 14 có trong mẫu hoá thạch.
D. Xác định đồng vị phóng xạ của photpho 32 có trong mẫu hoá thạch.
Bài 8. Chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ khi
A. sự sống xuất hiện trên Trái Đất.
B. sinh vật xuất hiện trên Trái Đất.
C. có sự cạnh tranh giữa các sinh vật.
D. xuất hiện sinh vật đa bào trên Trái Đất.
Bài 9. Trong khí quyển nguyên thuỷ chưa có hoặc rất ít khí
A. các bônic (CO2).
B. ôxi (O2).
C. hơi nước (H2O).
D. amôniac ( NH3) .
Bài 10. Trong quá trình tiến hoá, cơ thể từ chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đến đa bào đó là hướng
tiến hoá


A. tổ chức ngày càng cao.
B. thích nghi ngày càng hợp lý.
C. ngày càng đa dạng và phong phú.
D. tổ chức ngày càng đơn giản.
Bài 11. Việc phân định các mốc thời gian địa chất chủ yếu căn cứ vào
A. những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và hoá thạch điển hình.
B. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.
C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.

D. sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất.
Bài 12. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là tạo nên
A. các cơ thể đa bào đơn giản.
B. động vật bậc thấp.
C. thực vật bậc thấp.
D. các tế bào sơ khai đầu tiên.
Bài 13. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, các hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành bằng con đường
A. tổng hợp các chất hữu cơ nhờ enzym tổng hợp.
B. tổng hợp chất vô cơ phức tạp nhờ các enzym tổng hợp.
C. tổng hợp các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
D. đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.
Bài 14. Thí nghiệm của Milơ và Urây nhằm chứng minh
A. các đơn phân như axít amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi pôlipéptít đơn giản.
B. các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường hóa học từ các
chất vô cơ.
C. các axít nulêíc được hình thành từ các đơn phân là các nuclêôtít theo con đường trùng phân.
D. sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
Bài 15. Điều nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch
A. Suy đoán được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
B. Suy đoán được tuổi của lớp đất đá chứa chúng.
C. Là tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
D. Xác định được chính xác thời điểm của hiện tượng trôi dạt lục địa.
Bài 16. Việc phân định các mốc thời gian địa chất chủ yếu căn cứ vào
A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.
B. những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và hoá thạch điển hình.
C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.
D. sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất.
Bài 17. Tế bào nguyên thủy được hình thành ở giai đoạn
A. tiến hóa tiền sinh học.
B. tiến hóa hóa học.

C. tiến hóa sinh học.
D. trái Đất nguyên thủy.
Bài 18. Theo quan niệm hiện đại, đại phân tử có khả năng tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là:
A. axít nuclêíc (ADN).
B. axít ribônuclêíc (ARN).
C. pôlisaccarít.
D. phốtpholipít.
Bài 19. Hiện nay, có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin) do đó có thể xem ARN đã được xuất hiện
trước ADN.
B. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin) do đó có thể xem ADN đã được tiến hóa trước
ARN.


C. ADN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin) do đó có thể xem ADN đã được tiến hóa trước
ARN.
D. ADN có trước ARN vì ADN có cấu trúc bền vừng hơn và có khả năng phiên mã chính xác hơn ARN.
Bài 20. Sự sống trên Trái Đất được phát sinh và phát triển thứ tự như sau:
A. tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học- tiến hoá sinh học.
B. tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học - tiến hoá hoá học.
C. tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học.
D. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học.
Bài 21. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
A. tạo nên các cơ thể đa bào đơn giản.
B. tạo nên các tế bào sơ khai đầu tiên.
C. tạo nên thực vật bậc thấp.
D. tạo nên động vật bậc thấp.
Bài 22. Trong khí quyển nguyên thuỷ chưa có hoặc rất ít khí
A. các bônic (CO2).
B. amôniac ( NH3).

C. hơi nước (H2O).
D. ôxi (O2).
Bài 23. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất hình thành bằng con đường hóa học không gồm quá trình nào sau
đây?
A. Hình thành các đơn phân hữu cơ từ các chất vô cơ.
B. Tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ tạo nên các tế bào sơ khai.
C. Trùng phân các đơn phân thành đại phân tử hữu cơ.
D. tương tác giữa các đại phân tử tạo thành các phức hợp phân tử hữu cơ.
Bài 24. Chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ khi
A. sự sống xuất hiện trên Trái Đất.
B. sinh vật xuất hiện trên Trái Đất.
C. có sự cạnh tranh giữa các sinh vật.
D. xuất hiện sinh vật đa bào trên Trái Đất.
Bài 25. Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 375 triệu năm thì người ta sử dụng phương pháp
phân tích nào sau đây?
A. Xác định đồng vị phóng xạ urani 238 có trong mẫu hoá thạch.
B. Xác định đồng vị phóng xạ của nitơ 14 có trong mẫu hoá thạch.
C. Xác định đồng vị phóng xạ cácbon 14 có trong mẫu hoá thạch.
D. Xác định đồng vị phóng xạ của photpho 32 có trong mẫu hoá thạch
Bài 26. Những bằng chứng cho đến nay có thể xác định loài người xuất hiện trên Trái Đất vào khoảng
thời gian nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tứ của đại Tân sinh.
B. Kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.
C. Kỉ Phấn trắng của đại Trung sinh.
D. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
Bài 27. Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Trung sinh.
C. Đại Tân Sinh.
D. Đại Nguyên sinh.

Bài 28. Phân hoá chim ở kỉ
A. Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
B. Jura thuộc đại Trung sinh.
C. Than đá (Cácbon) thuộc đại Cổ sinh.
D. Cambri thuộc đại Cổ sinh.


Bài 29. Nhiều động vật biển bị tuyệt diệt vào kỉ nào?
A. Kỉ Silua
B. Kỉ Cabon
C. Kỉ Pecmi
D. Kỉ Đêvôn
Bài 30. Yếu tố nào sau đây được dùng làm căn cứ để xác định tuổi của các lớp đất đá?
A. Chu kì bán rã của các nguyên tố phóng xạ.
B. Kích thước hạt đất.
C. Độ dày của các lớp đất đá.
D. Thành phần kết cấu của đất.
Bài 31. Cho các phát biểu sau về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất
(1) Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây ra những biến đổi mạnh mẽ về
sự phân bố của các loài cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.
(2) Địa chất và khí hậu biến đổi là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Chính sự
biến đổi của địa chất và khí hậu đã làm cho sinh vật phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
(3) Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ phát sinh các
loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
(4) Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mỗi liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát
triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó kìm hãm hoặc phát triển theo.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.

D. 3.
Bài 32. Cho các phát biểu sau về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
(1) Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
(2) Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào
sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
(3) Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên
Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
(4) Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá
học.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Bài 33. Có bao nhiêu nhận định là chính xác khi nói về quá trình tiến hoá hoá học,
(1). Nhiều bằng chứng cho thấy ARN xuất hiện trước ADN do ARN có khả năng tự nhân đôi không cần
enzim và ARN có thể đóng vai trò là chất xúc tác sinh học như enzim.
(2). Nhiều bằng chứng cho thấy, các chất hữu cơ có thể có nguồn gốc vũ trụ.
(3). Nhiều thực nghiệm đã chức minh sự trùng hợp ngẫu nhiên của các axitamin trên nền đất sét đã tạo ra
prôtêin.
(4). Milơ và Urây đã tổng hợp được các chất hữu cơ từ nguyên liệu là nước, khí nitơ, khí gas tự nhiên và
khí hiđro.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 34. Cho các sự kiện sau đây:
(1) Sự xuất hiện các enzim.



(2) Sự hình thành các côaxecva.
(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(4) Sự hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản.
(5) Sự xuất hiện màng sinh học.
(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.
Số sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá hoá học là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Bài 35. Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau:
(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh
(2) Có hai giai đoạn, tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội
(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người
(4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu
Số kết luận đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Bài 36. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những
kết luận sau:
(1) Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
(2) Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài
người.
(3) Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
(4) Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
A. 0.
B. 1.
C. 2.

D. 3.
Bài 37. Cho các phát biểu sau về hóa thạch:
(1) Dựa vào hóa thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
(2) Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
(3) Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
(4) Có thể xác định tuổi của hóa thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ trong hóa thạch.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Bài 38. Cho các nhận xét sau:
1. Sự sống được phát sinh và phát triển qua 3 giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến
hóa sinh học.
2. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
3. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy chưa có hoặc có rất ít oxi.
4. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
5. Những cá thể sống đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
6. Các hạt Coaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
7. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Số phát biểu có nội dung đúng là:


A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Bài 39. Cho các nhận xét sau:
1. Hóa thạch cho ta những bằng chứng trực tiếp của lịch sử phát triển của sinh giới.
2. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá.

3. Thời gian bán rã của C14 là khoảng 5730 năm.
4. Người ta sử dụng 2 đồng vị phóng xạ là C14 và U238 để xác định tuổi của hóa thạch và tuổi các lớp đất
đá.
5. Từ việc nghiên cứu hóa thạch ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài sinh
vật.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Bài 40. Có các phát biểu sau:
1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh
học phân tử.
2. Cơ quan tương tự phản ứng hướng tiến hóa phân ly.
3. Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.
4. Ruột thừa ở cơ thể người là cơ quan thoái hóa.
5. Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu nhiều hơn đảo lục địa.
6. Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như ở phần lục địa mà nó tách ra.
7. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
8. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên các cá thể riêng
rẽ.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.




×