Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

142 de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc thpt phuc duc thai binh lan 3 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.73 KB, 14 trang )

Đề thi thử THPTQG Môn Hóa_Lần 3_Trường THPT Phụ Dực _ Thái Bình
Câu 1: Cho các dãy chất: tripanmitin, glucozơ, saccarozơ, nilon 6-6; tơ lapsan và gly-gly-ala.
Số chất cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là:
A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 2: Công thức của triolein là:
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5

B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5

C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5

D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5

Câu 3: Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?
A. Ag

B. Al

C. Cu

D. Au.

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào không phải ma túy:
A. Heroin.



B. Thuốc “lắc”

C. Mophin

D. Nicotin

Câu 5: Ở điều kiện thường, hợp chất hữu cơ nào sau đây là chất rắn, tan tốt trong nước
A. Triolein

B. Anilin

C. Metylamin

D. Alanin

C. Etyl isovalerat

D. Gerayl axetat

Câu 6: Este nào sau đây có mùi táo:
A. etyl butirat

B. Isoamyl axetat

Câu 7: Chất hay hợp chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. Al

B. Cr2O3


C. CrO3

D. Al2O3

Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh bột là chất rắn vô định hình, không màu, không tan trong nước nguội.
(2) Trong quả chuối xanh chứa nhiều glucozơ.
(3) Glu-gly không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thường .
(4) Thủy phân saccarozơ, sản phẩm thu được đều làm mất màu dung dịch Br2
(5) Sản phẩm của phản ứng xenlulozơ và anhiđrit axetic là nguyên liệu để điều chế tơ visco
Số phát biểu sai là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9: Nhôm là kim loại hoạt động mạnh nên trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp
chất của nhôm có mặt ở khắp nơi, như có ở trong đất sét, mica, quặng boxit và criolit...Công
thức của quặng boxit là:
A. Al2O3.2 SiO2.2 H2O B. Al2O3

C. Al2O3.2H2O

D. 3NaF.AlF3

Câu 10: Cho m gam kim loại Ba và nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
4,48 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 20,55

B. 27,40

C. 13,70

D. 54,80

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este thu được 19,8 gam CO 2 và 0,45 mol H2O. Công
thức phân tử este :
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


A. C5H10O2

B. C3H6O2

C. C4H8O2

D. C2H4O2

Câu 12: Luminol (C8H7N3O2) là 1 chất hóa học linh hoạt có thể phát quang, với ánh sáng
xanh nổi bật khi trộn với tác nhân oxi hóa thích hợp. Luminol được sử dụng bởi các nhà điều
tra pháp y để phát hiện dấu vết của máu tại địa điểm phạm tội vì nó phản ứng với sắt trong
hemoglobin. Trong Luminol không có nhóm chức nào :

A. este

B. amin


C. amit

D. cacbonyl

Câu 13: Canxi hiđroxit không có ứng dụng hay tính chất nào sau đây?
A. Được dùng trong công nghiệp sản xuất ammoniac (NH3)
B. Dung dịch có những tính chất chung của một bazơ tan.
C. Sản xuất clorua vôi dùng để tẩy trắng và khử trùng.
D. Ở điều kiện thường, tan rất tốt trong nước.
Câu 14: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai ?
A. Sắt là kim loại nặng, có màu trắng hơi xám, có tính nhiễm từ
B. Gang trắng có màu sáng hơn gang xám, được dung để luyện thép
C. Muối FeCl2 được dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ
D. Trong khối lượng của vỏ Trái Đất, sắt đứng hàng thứ tư trong các nguyên tố
Câu 15: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Fe, Pb, Na

B. Fe, Cu, Ni

C. Ca, Fe, Cu

D. Pb, Al, Fe

Câu 16: Có 4 thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các
dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây

Thanh sắt bị hòa tan chậm nhất sẽ là thanh được tiếp xúc với .
A. Zn.

B. Sn.


C. Ni.

D. Cu.

Câu 17: Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra?
0

0

t
A. 4FeCO3 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4CO2

t
B. 4Fe(NO3)2 
→ 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.

C. FeCl3 + 3HI 
→ 3HCl + FeCI3

t
D. 4Fe(OH)2 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4H2O

0

Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



Câu 18: Đồng trùng hợp giữa Buta-1,3-dien và Acrilonitrin xúc tác Na ta thu được cao su
buna N. Đốt cháy một mẫu cao su trên trong không khí vừa đủ ta thu được hỗn hợp khí và
hơi. Đưa hỗn hợp trên về điều kiện tiêu chuẩn thu được hỗn hợp có tỉ khối M=30,53. Tỉ lệ
giữa số mắt xích Buta-1,3-dien và Acrilonitrin gần nhất với A
A. 2:3

B. 1:2

C. 2:1

D. 3:4

Câu 19: Cho 2,94 gam H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 160 ml dung dịch HCl 0,25M,
thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung
dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,16.

B. 6,96

C. 7,00

D. 6,95.

Câu 20: Cho 0,2 mol este đơn chức X (mạch hở) phản ứng hoàn toàn với 250 gam dung dịch
chứa đồng thời NaOH 6,0% và KOH 2,8%, thu được 267,2 gam dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, thu được 27,6 gam chất rắn khan. Số chất X thỏa mãn là:
A. 4

B. 1


C. 3

D. 2

Câu 21: Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) phản ứng hoàn toàn bằng với dung dịch
HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO duy nhất (đktc), thu được m gam hỗn hợp muối. Giá
trị của m là:
A. 24.

B. 26.

C. 22.

D. 28.

Câu 22: Trong các kim loại: Na, Zn, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiều kim loại được điều chế
bằng phương pháp điện phân là:
A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 23: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch
Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu
được dung dịch không màu có khối lượng 247,7 gam. Kim loại R là:
A. Al.


B. Na.

C. Ca.

D. Mg.

Câu 24: Cách làm nào dưới đây không nên làm?
A. Giảm mùi tanh của cá (có metylamin, etylamin...) bằng giấm ăn.
B. Giảm vết sưng hoặc ngứa do ong đốt bằng cách bôi vôi.
C. Dùng than củi để giảm bớt mùi khê cho cơm khi cơm bị khê.
D. Ướp cá biển bằng phân đạm để cá tươi lâu.
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin tác dụng với
dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phấn muối khan đem đốt cháy
hoàn toàn cần dùng 0,7 mol O 2, thu được 2,4 mol hỗn hợp gồm CO 2, H2O và N2. Giá trị của
m là:
A. 16,32 gam

B. 15,2 gam

C. 15,76 gam

D. 16,88 gam

Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 26: Điện phân với điện cực trơ có màng ngăn dung dịch gồm a mol NaCl và 2a mol
Cu(NO3)2, đến khi nước bắt đầu điện phân ở hai cực thì dừng điện phân. Điều khẳng định nào
sau đây là sai?
A. Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím hóa đỏ

B. Dung dịch sau điện phân hòa tan được bột đồng
C. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3.
D. Ở anot, chỉ xảy ra quá trình oxi hóa Cl- thành Cl2.
Câu 27: Thực hiện thí nghiệm sau: Lấy hai thanh kim loại Mg-Cu nối với nhau bằng một dây
dẫn nhỏ qua một điện kế rồi nhúng ( một phần hai thanh) vào dung dịch HCl. Cho các phát
biểu liên quan tới thí nghiệm:
(a). Kim điện kế lệch đi
(b). Cực anot bị tan dần
(c). Xuất hiện khí H2 ở catot
(d) Xuất hiện khí H2 ở anot
(e) Xuất hiện dòng điện chạy từ thanh Cu sang thanh Mg
Tổng số phát biểu đúng là:
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28: Tiến hành thí nghiệm sau: cho 1 ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung
dịch FeCl3 dư, lắc nhẹ ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. kết tủa sắt xuất hiện và dung dịch có màu xanh
B. không có hiện tượng xảy ra
C. đồng tan và dung dịch có màu xanh
D. có khi màu vàng lục của Cl2 thoát ra
Câu 29: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được dung dịch X và 2,016 lít
(đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có khối lượng 3,4 gam. Cô cạn dung dịch X thu được
45,2 gam muối. Giá trị m là:
A. 6,24


B. 7,2

C. 8,4

D. 6

Câu 30: Cho m gam kim loại gồm Mg và Al vào 500 ml dung dịch chứa Cu(NO 3)2 0,5M và
AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m+57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại
vừa thu được tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lít NO (đktc). Giá trị của m gần nhất với
A. 9

B. 11

C. 8

D. 15

Câu 31: Kim loại nào sau đây khi cho tác dụng với dung dịch HCl và khí clo đều cho một
loại muối clorua
A. Cr.

B. Mg.

C. Cu.

D. Fe.

Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



Câu 32: Có các dung dịch riêng biệt: Fe(NO 3)3 (1); AgNO3 (2); CuSO4 (3); MgCl2 (4);
Na2SO4 và H2SO4 (5); CuCl2 và HCl (6). Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Zn nguyên
chất dư. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là :
A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 33: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng của các kim loại kiềm giảm
dần
(2) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không
(3) Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, cực dương được bố trí là một tấm than chì
nguyên chất được bố trí ở đáy thùng
(4) Dựa vào thành phần hóa học và tính chất cơ học, người ta chia thép thành 2 loại là thép
mềm và thép cứng. Thép mềm là thép có chứa không quá 1% C
(5) Trong quả gấc có chứa nhiều vitamin A
Số phát biểu sai là :
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Câu 34: X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (M X>nY)T là este tạo bởi X, Y và ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 7,48 gam hỗn hợp E gồm
X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 6,048 lít O 2 (đktc) thu được m gam hỗn hợp khí và hơi. Dẫn hết
hỗn hợp khí và hơi thu được vào bình chứa H2SO4 đặc, dư thấy có 0,71m gam khí không bị
hấp thụ. Mặt khác 7,48 gam hỗn hợp E trên phản ứng tối đa với 100ml dung dịch KOH 1M
(đun nóng).
Cho các phát biểu sau về X, Y, Z, T
- Phần trăm khối lượng của Y trong E là 19,25%
- Phần trăm số mol của X trong E là 12%
- X không làm mất màu dung dịch Br2
- Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T là 5
- Z là ancol có công thức là C2H4(OH)2
Số phát biểu sai là:
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
+ FeSO4 + X
+ NaOH
+ NaOH ,Y
K2CrO7 
NaCrO2 
→ Cr2(SO4)3 →
→ Na2CrO4


Biết X, Y là các chất vô cơ. X, Y lần lượt là:
A. K2SO4 và Br2

B. H2SO4 loãng và Br2

Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


C. NaOH và Br2

D. H2SO4 loãng và Na2SO4

Câu 36: Đun nóng 0,25 mol hỗn hợp A gồm 3 peptit mạch hở gồm peptit X(x mol), Y(y
mol), Z(z mol)(170 < Mx < My < Mz) cần dùng 1,7 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được hỗn
hợp B gồm muối Gly, Valin, Alanin. Đốt cháy 0,25 mol A thu được 2,3 (4x + 2y + 6z) mol
CO2. Đốt cháy hoàn toàn 2y mol Y hay z mol Z đều thu được hiệu số mol CO 2 và H2O như
nhau. Biết tổng số liên kết peptit trong A là 7, X không chứa Val thì số nguyên tử H của X là:
A. 25

B. 13

C. 15

D. 19

Câu 37: Hòa tan hết hỗn hợp chất rắn A gồm Mg, MgCO 3, Fe, Fe(NO3)2 ( trong đó O chiếm
3840
% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa HCl và 0,07 mol KNO 3. Sau khi các
103
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B chỉ chứa 45,74g gồm các muối và thấy thoát

ra 4,928 lít hỗn hợp C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối với H2 bằng

379
(trong C
22

có chứa 0,03 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết
tủa lớn nhất thì dùng hết 830 ml. Sau phản ứng thấy thoát ra 0,224 lít một khí mùi khai. Sau
đó lấy khối lượng kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 17,6 g
chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp A gần nhất với?
A. 3%

B. 5%

C. 7%

D. 9%

Câu 38: Tiến hành thử nghiệm các dung dịch muối clorua riêng biệt của các cation: X 2+; Y3+;
Z3+; T2+. Kết quả như sau:

Các cation:X2+; Y3+; Z3+; T2+ lần lượt là:
A. Ca2+ ; Au3+ ; Al3+ ; Zn2+

B. Ba2+ ; Cr3+ ; Fe3+ ; Mg2+

C. Ba2+ ; Fe3+ ; Al3+ ; Cu2+

D. Mg2+ ; Fe3+ ; Cr3+ ; Cu2+


Câu 39: Cho m gam hỗn hợp MgO, Al, Al 2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng
thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch X, số
mol kết tủa được biểu diễn theo đồ thị sau:

Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Giá trị (m + x) gần nhất với:
A. 25

B. 18

C. 22

D. 24

Câu 40: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa 1 loại nhóm chức và có công thức phân tử
C9H16O4. Từ X thực hiện các phản ứng hóa học sau:
X + NaOH(dư) → Y + Z + H2O
Z + O2 → T
Y + H2SO4(loãng) → T + Na2SO4
Phát biểu nào không đúng?
A. Z và T có cùng số nguyên tử cacbon và hiđro
B. T là hợp chất hữu cơ đa chức
C. Z là anđehit; T là axit cacboxylic
D. Phân tử X chứa 2 nhóm chức este.
Đáp án
1-B
11-B
21-C

31-B

2-B
1222-B
32-C

3-B
13-D
23-A
33-B

4-D
14-C
24-D
34-A

5-D
15-B
25-B
35-B

6-C
16-A
26-D
36-C

7-B
17-C
27-C
37-A


8-B
18-A
28-C
38-C

9-C
19-B
29-B
39-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

10-B
20-A
30-A
40-B


Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án D
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Đáp án B
(1) Tinh bột là chất rắn vô định hình, không màu, không tan trong nước nguội. → 1 đúng
Trong quả chuối chín chứa nhiều glucozơ → 2 sai

Glu-gly không có khả năng tác dụng với Cu(OH) 2 trong điều kiện thường ( chú ý nhóm
COOH của glu có tính axit yếu không đủ mạnh để hoà tan Cu(OH)2 ) → 3 sai
Thủy phân saccarozơ sản phẩm thu được chứa Glucozo và fructozo, chỉ có glucozo làm mất
màu dung dịch Br2 → 4 sai
Sản phẩm của phản ứng xenlulozơ và CS 2 trong môi trường kiềm là nguyên liệu để điều chế
tơ visco → 5 sai
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án B
Câu 12: Đáp án A
Câu 13: Đáp án D
Ca(OH)2 tan ít trong nước
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án B
Câu 16: Đáp án A
Câu 17: Đáp án C
HI yếu hơn HCL nên ko đẩy được
Câu 18: Đáp án A
Gọi số mol của Buta-1,3-dien (C4H6) và Acrilonitrin (C3H3N)lần lượt là x, y
C4H6 + 5,5O2 → 4CO2 + 3H2O
C3H3N + 3,75O2 → 3CO2 + 1,5H2O +0,5N2
nO2 pue= 5,5x + 3,75y → N2 trong không khí = 4. (5,5x + 3,75y)
Đưa hỗn hợp khí và hơi về điều kiện tiêu chuẩn ( 0 0C, 1atm) chứa CO2 : 4x + 3y mol và N2 :
0,5y + 4. (5,5x + 3,75y)
Có M= 30,53 → nCO2 : nN2 = 253 : 1347


4x + 3y
253
=

→ 178x = 119,5 y → x : y = 0, 6713
22x + 15,5 y 1347

Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 19: Đáp án B
nNaHO = 0,1mol ; nHCl = 0, 04mol ; nGlu = 0, 02mol
Suy

ra

sau

khi

kết

thúc

tất

cả

các

phản

ứng,


dung

dịch

Y

gồm:

 NaCl 0, 04mol

 H 2 NC3 H 5 ( COONa ) 2 0, 02mol

 NaOH 0, 02mol
(Coi như NaOH tác dụng với HCl và axit glutamic riêng)
⇒ m = 0, 04.58,5 + 0, 02.191 + 0, 02.40 = 6,96 ( g )
Câu 20: Đáp án A
nNaOH = 0,375mol ; nKOH = 0,125mol. M X =

267, 2 − 250
= 86
0, 2

Đặt CTTB của hỗn hợp chứa NaOH và KOH là XOH. Sử dụng phương pháp đường héo, ta
có: M X = 27; nXOH = 0,5mol
⇒ 27, 6 = 0, 2.M RCOOX + 0,3.M XOH = 0, 2 ( R + 71) + 0,3.44 ⇒ R = 1
⇒ X : HCOOC3 H 5
Các CTCT của X là:
HCHOOCH = CH − CH 3 ( 2 ) ; HCOOCH 2 − CH = CH 2 ; HCOOC ( CH 3 ) = CH 2
Câu 21: Đáp án C
Câu 22: Đáp án B

Câu 23: Đáp án A
nCu ( NO3 ) = 0, 05mol . Vì sau phản ứng thu được dung dịch không màu nên Cu đã phản ứng
2
hết.
Sau

phản

ứng

thu

được

khối

lượng

kim

loại

250 + 2,16 − 247, 7 = 4, 46 g > 3, 2 ( 0, 05mol Cu ) nên dư 1,26 gam kim loại R.
Gọi hóa trị của R là n, áp dụng phương pháp bảo toàn e, ta có: 2nCu = n.nR
⇔ 0,1 = n.

2,16 − 1, 26
⇔ M R = 9n ⇒ R : Al
MR


Câu 24: Đáp án D
Câu 25: Đáp án B
Gọi X có công thức là CnH2n+3N
Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

là:


Dung dịch sau phản ứng chứa CnH2n+4N2O3
CnH2n+4N2O3 + (1,5n -0,5) O2 → nCO2 + (n +2)H2O + N2


1,5n − 0,5 0, 7
=
→ n = 1,5
n + n + 2 + 1 2, 4

→ nX = 0,4 mol → m = 0,4. ( 14. 1,5 + 17)= 15,2 gam.
Câu 26: Đáp án D
Câu 27: Đáp án C
Khi nhúng thanh KL Mg-Cu vào dd HCl thì sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học, khi đó Mg đóng
vai trò là anot (cực âm) và Cu đóng vai trò là cactot (cực dương) (ngược với đp). Xét các phát
biểu:
(a) Đúng, do ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện => làm lệch kim điện kế
(b) Đúng, cực anot là Mg bị ăn mòn điện hóa: Mg -> Mg2+ + 2e
(c), (d) Đúng, điều đặc biệt ở ăn mòn điện hóa trong TH này là ở cả catot cũng sủi bọt khí do
e có chuyển từ Mg sang Cu nên H+ nhận e bên catot nên có sủi bọt khí, còn anot vẫn sủi bọt
khí do có bị ăn mòn hóa học (Mg + H+ -> Zn2+ + H2)
(e) Đúng, do e chuyển từ Mg sang Cu nên dòng điện chạy từ Cu sang Mg
=> 5 ý đều đúng => A

Câu 28: Đáp án C
Câu 29: Đáp án B
nNO=0,04; nN2O=0,05
đặt x = nMg; y=nNH4+
bảo toàn e: 2x=0,04.3 + 0,05.8 + y.8
muối gồm Mg(NO3)2 x mol và NH4NO3 y mol
suy ra 148x + 80y=45,2
giải hệ ra x , y=> m = 24x => KQ
Câu 30: Đáp án A
Hai kim loại thu được sau phản ứng là Ag: 0,5 mol và Cu : xmol
Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 sinh khí NO : 0,3 mol
Bảo toàn e → 0,5 + 2x = 0,3.3 → x = 0,2 mol
→ m+ 57,8 = 0,5. 108 +0,2. 64 → m = 9 gam.
Câu 31: Đáp án B
Câu 32: Đáp án C
Câu 33: Đáp án B

Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Các kim loại kiềm đều có dạng tinh thể lập phương tâm khối. Theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân,độ bán kính nguyên tử lớn hơn độ tăng của nguyên tử khối → khối lượng riêng
của các kim loại kiềm tăng dần →1 sai
Hợp kim Na-Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không → 2 đúng
Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, cực âm được bố trí là một tấm than chì nguyên
chất được bố trí ở đáy thùng → 3 sai
Dựa vào thành phần hóa học và tính chất cơ học, người ta chia thép thành 2 loại là thép mềm
và thép cứng. Thép mềm là thép có chứa không quá 0,1% C → 4 sai
Trong quả gấc có chứa nhiều vitamin A → 5 đúng
Câu 34: Đáp án A

Bảo toàn khối lượng → m = 7,48 + 0,27. 32 = 16,12 gam
Khi không bị hấp thụ bởi H2SO4 đặc là CO2: 16,12.0,71 = 11,4452 gam ( 0,26 mol) → H2O=
16,12 − 0, 26.44
= 0, 26 mol
18
Vì nCO2 = nH2O → chức tỏ ancol phải no, 2 chức
Có naxit = nKOH = 0,1 mol
Cn H 2 n O2 : 0,1

Quy đổi hỗn hợp E về Cm H 2 m + 2O2 : y ( với y > 0, và z <0. m nguyên, m≥ 2)
H O
 2 z
0,1n + ym = 0, 26
 y = 0, 04


→  z = −0, 04
Ta có hệ  − y − z = 0
14. 0,1n + ym + 32.0,1 + 34 y + 18z = 7, 48 0,1n + ym = 0, 26
)

 (
→ 0,1n + 0,04m = 0,26 → 5n + 2m = 13
Vì Z là ancol 3 chức m ≥ 2
Nếu m =2 → n = 1,8 → X là HCOOH : 0,02 mol và CH3COOH : 0,08 mol (1)
Nếu m = 3 → n = 1,4 → X là HCOOH : 0,06 mol và CH3COOH : 0,04 mol (2)
Có nH2O= -0,04 mol → nT = 0,02 mol
Với 1 → X là HCOOH : 0,02 mol, CH 3COOH : 0,04 mol, C2H4(OH)2: 0,02 mol và
C2H4(OOCCH3)2 : 0,02 mol ( không thoả mãn nX >nY)
Với 2 → X là HCOOH : 0,04 mol, Y là CH 3COOH : 0,02 mol, Z là C 3H6(OH)2: 0,02 mol và

T là HCOO-C3H6OOCCH3 : 0,02 mol ( thoả mãn)
% mY = 16,04%
%nX = 40%
Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


X là HCOOH có làm mất màu dung dịch Brom
Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T là 6
Câu 35: Đáp án B
Câu 36: Đáp án C
Quy hh A về C2H3NO; CH2; H2O => nC2H3NO = nNaOH = 0,85 mol; nH2O = nA = 0,25 mol
số mắt xích trung bình = 0,85/0,25 = 3,4 => có 1 peptit có từ 4 mắt xích trở lên
X không chứa Val và Mx > 170 => X không thể là đipeptit (vì Ala 2 có M = 160), Y và Z cũng
vậy
Tổng số mắt xích = 7 + 3 = 10 = 4 + 3 + 3 vì nếu tăng số mắt xích 1 trong 3 cái thì sẽ không
thỏa các đk ở trên.
Gỉa sử X là tripeptit (vì có M nhỏ nhất, không ngoại trừ khả năng là X là tetrapeptit nhưng ta
xét TH đơn giản nhất, nếu thỏa thì thôi
Không mất tính tổng quát, giả sử Y cũng là tripeptit => Z là tetrapeptit
=> x + y + z = 0,25 ; 3(x + y) + 4z = 0,85 => x + y = 0,15 ; z = 0,1
----Xét gt đốt Y và Z: quy về đipeptit
2Y3 + H2O → 3Y2
Z4 + H2O → 2Z2
Do độ lệch mol CO2 và H2O như nhau khi đốt 1 lượng như gt Y và Z => nH2O cần thêm để
chuyển Y và Z thành đipeptit là như nhau
nH2O thêm = nZ4 = 0,1 mol. Thế vào pt trên => 2y = 0,1.2 => y = 0,1 => x = 0,05
=> nCO2 = 2,3.(4.0,05 + 2.0,1 + 6.0,1) = 2,3 mol => nCH2 = 2,3 - 0,85.2 = 0,6 mol
gt cho X không chứa Val => Y và Z chứa Val => có tối thiểu 1 mắt xích Val => nVal = 0,1
mol (có 1 mắt xích Val trong 1 trong 2 peptit Y và Z vì nếu có 2 mắt xích Val thì nVal = 0,1.2
= 0,2 => nCH2 = 0,2.3 = 0,6 => nAla = 0 !!! vô lí) => nAla = 0,6 - 0,1.3 = 0,3 mol

=> nGly = 0,85 - 0,1 - 0,3 = 0,45 mol
----Đặt số Gly trong X,Y,Z lần lượt là a,b,c => 0,05a + 0,1(b+c) = 0,45
Do a,b,c nguyên dương => a = 1 hoặc a = 3 (do a ≤3 ) vì a phải là số lẻ do VP là số lẻ
---Với a = 1 => X : GlyAla2 => có 5 + 2.7 - 2.2 = 15 H => chọn C
Với a = 3 => X : Gly3 => có 3.5 - 2.2 = 11 H => không có đáp án
Câu 37: Đáp án A

Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


{Mg; MgCO3; Fe; Fe(NO3)2} + {HCl; KNO3: 0,07} -> {Mg2+; Fe2+; Fe3+; K+:0,07; Cl--; NH4+}
+ {N; O; CO2; H2} + H2O
n khí = 0,22 mol => m khí = 0,22.2.379/22 = 7,58 g
nNH4+ = nNH3 = 0,01 mol
B + NaOH: 0,83 -> ... + {K+ : 0,07 ; Na+: 0,83 ; Cl-}
BTĐT => nCl- = 0,9 mol => nHCl = 0,9 mol
BTNT(H) => nH2O = 0,4 mol. BTKL => mA = 20,6 g
---Xét trong muối thì mKL(không tính K+) = 45,74 - 0,07.39 - 0,9.35,5 - 0,01.18 = 10,88 g
=> mCO3 + mNO3 trong A = 20,6 - 10,88 = 9,72 g
Đặt nFeCO3 = x ; nFe(NO3)2 = y => 60x + 62.2y = 9,72
nO = 20,6.3840%/103.16 = 0,48 = 3x + 6y => x = 0,1; y = 0,03
Đặt nMg = z ; nFe = t => 24z + 56t = 6,8
17,6 = 40(z + 0,1) + 0,5.160.( t + 0,03) => z= 0,26 ; t = 0,01 => %mFe
Câu 38: Đáp án C
Câu 39: Đáp án A
tại x lượng kết tủa thay đổi là do OH- vừa tạo kết tủa hết với Mg 2+ rồi chuyển sang tạo kết tủa
với Al3+ nhưng do 1 mol OH- tạo với Mg2+ thì tạo được 0,5 mol Mg(OH) 2 trong khi với Al3+
thì chỉ tạo được 1/3 mol Al(OH)3 => kết tủa không tăng liên tục nữa mà tăng chậm hơn
----tại 0,85 thì kết tủa cực đại => khi đó thì phản ứng trao đổi ion xảy ra xong => n Ba(OH)2 = nSO42= 0,85 mol
Khi kết tủa không đổi, thì kết tủa gồm BaSO 4 và Mg(OH)2 trong đó nBaSO4 = 0,85 mol =>

nMg(OH)2 = 0,95 - 0,85 = 0,1 mol
BTĐT => nAl3+ = (0,85.2 - 0,1.2)/3 = 0,5 mol
nH2 = 0,3 mol => BTe: nAl = 0,2 mol. BTNT(Al) => nAl2O3 = 0,15 mol
=> m = 0,1.40 + 0,2.27 + 0,15.102 = 24,7g
x = nMg2+ = 0,1 => m + x = 24,8 => A
Câu 40: Đáp án B
k = 2 và X + NaOH có sinh H 2O => có 2OH gắn trên cùng 1 C => X là este 2 chức tạo bởi
ancol 2 chức và axit đơn chức ( vì nếu axit 2 chức thì là este vòng => k = 3 )
=> X có dạng (RCOO)2R'
Do Y + H2SO4 -> T ; Z + O2 → T

Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


=> Y và Z có cùng số C => Y và Z đều có 9/3 = 3 C => X: (C 2H5COO)2CH-C2H5
=> Y: C2H5COONa ; Z : C2H5CHO ; T: C2H5COOH => B sai

Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



×