Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO cáo về TÍNH CÁCH và các HÀNH VI cư xử của bản THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.75 KB, 14 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Quản trị hành vi tổ chức
CHỦ ĐỀ: BÁO CÁO VỀ TÍNH CÁCH VÀ CÁC HÀNH VI CƯ
XỬ CỦA BẢN THÂN


Báo cáo:
Các nhà tư tưởng triết học phương Đông cổ đại cho rằng con người là tiểu
vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển
con người. Con người liên hệ với vũ trụ bao la nên con người cần biết được các
thông tin của vũ trụ. Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm dương, vừa
đối lập vừa thống nhất, chứa đựng và chuyển hoá lẫn nhau, trời - đất - người hợp
thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Mạnh Tử nhận xét “Khi phát triển hết
mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một”. Tính cách của
con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại người: Kim, Hoả, Thổ,
Mộc, Thuỷ.
Ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách như thuyết Phân
tâm của S. Phơrớt “cấu trúc nhân cách con người gồm: Cái ấy, cái tôi và cái siêu
tôi, tương ứng với vô thức, ý thức và siêu thức”; thuyết Siêu đẳng và bù trừ của
A.Átlơ, thuyết phát huy bản ngã của A.Matxlâu, thuyết Nhu cầu tâm lý của H.
Murây, thuyết Tương tác xã hội của G.Mít, thuyết Liên cá nhân của R.Siơ, thuyết
Cái tôi của C. Rôgơ, thuyết Trường tâm lý của K. Lêvin... có xu hướng ngày càng
1


phủ định nguyên nhân sinh vật của sự thù địch giữa nhân cách và xã hội, nhấn
mạnh đến nhu cầu “nhân văn”của con người, đều cố gắng chứng minh khả năng
phát triển không ngừng của nhân cách, phát hiện những hiện tượng, những sự kiện
phong phú trong đời sống tâm lý thực tế của con người, chú ý đến tính đặc trưng và
tính cơ động của nhân cách.
Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân


cách thì chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Theo cách
hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như sau: “Nhân cách là tổ hợp
những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị
xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể
của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên
của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá
nhân”.
Mỗi con người đều có một tính cách cá nhân khác nhau, với mức độ cao
thấp khác nhau. Qua thời gian học tập môn OB kết hợp với tra cứu tài liệu tham
khảo và gợi ý của Giảng viên, tôi đã nghiên cứu 10 điểm ghi nhận tính cách cá
nhân trong năm mảng lớn của nhân cách (Big5) – CANOE và 4 tính cách điển
hình trong phương pháp đánh giá Myers-Briggs (MBTI). Bản thân tôi cảm thấy rất
khó khi đưa ra kết quả cuối cùng, nhiều khi đứng trước một vấn đề, một công việc
cần giải quyết, con người tôi nảy sinh nhiều mẫu thuẫn, nhưng dù sao tôi cũng sẽ
chọn những điều phù hợp với bản thân tôi, bởi vì không ai có thể hiểu mình bằng
chính con người mình. Bài tập này đã giúp tôi hiểu hơn nữa hành vi của mình
trong các hoạt động mình đã trải qua và có những định hướng có ích hơn trong
tương lai. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Biết người là trí, biết mình là sáng”. Thật
là sáng suốt khi mình biết rõ bản thân mình là người như thế nào, chẳng ai có thể
hiểu rõ tính cách, con người mình bằng chính bản thân mình, bài tập này giúp cho
2


tôi một lần nữa khẳng định tôi có tính cách: ESTJ (Extroversion (Hướng ngoại) Sense (Giác quan) - Thinking (Lý trí) - Judging (Đánh giá)).
Để đạt được mục đích đánh giá tính cách cá nhân của một con người cụ thể
cần xem xét và nhận định các thiên hướng rõ ràng, xem họ là người hướng nội (I)
hay hướng ngoại (E), chú trọng đến sự phản ảnh của các giác quan (S) hay trực
giác (N), xử sự theo cảm tính (F) hay lý trí (T) và điều quan trọng nữa là xu hướng
hành xử theo tính cách đánh giá (J) hay lĩnh hội (P).

1_ “Mỗi con người đều có hai mặt, một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của
hành động, của sự nhiệt tình, con người và sự vật. Mặt khác lại hướng vào thế giới
bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng. Đây là hai mặt
khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người. Hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên,
vì thế một mặt nào đó của họ có thể là hướng ngoại hoặc hướng nội, sẽ dẫn dắt sự
phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ” (Tiêu chí 1 Phần bài tập MBTI, tr 3).
“Đi một bước ra đường ta thấy khôn lên một chút và tự thấy trí óc mình thật
bé nhỏ vô cùng” (Leptonxtoi – Nga).
Tôi là người ham học hỏi, là người có tính cách hướng ngoại, luôn cởi mở,
thích giao tiếp, chan hoà và quyết đoán; thích tụ tập, giao lưu, tìm kiếm những
người có cùng sở thích trong các câu lạc bộ, hội đoàn; thích chọn công việc có tiếp
xúc với nhiều người, thích làm việc ngoài văn phòng, xa bàn giấy, quan tâm, thích
thú từ hiệu quả thực tế của công việc, thường hành động nhanh, thường bực mình
khi công việc phải kéo dài. Đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý
tìm hiểu tri thức, thích giao kết bạn bè.
Đôi khi tôi cũng cần một khoảng thời gian ngồi một mình để suy nghĩ về
những việc đã làm, sẽ làm, cảm nhận những cảm xúc thông qua sự thành công hay
hạnh phúc của mình.
3


Tôi cũng thường tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình nhưng ít khi chỉ
trích người khác. Đôi khi cũng do lời nói thiếu cẩn trọng mà có lỗi với người khác,
nhưng người ta cũng thấy vì bản tính không xấu mà dễ dàng tha thứ.
Tôi luôn tự tin vào bản thân mình, tự chủ trong cuộc sống và công việc, luôn
sống có nguyên tắc, nghiêm túc, chín chắn, không phóng khoáng nhưng sẵn sàng
trải nghiệm trước bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi là người biết cảm thông và rất cẩn thận,
ngăn nắp.
Trong thời gian đã qua, hiện tại và tương lai, so sánh với phần lý luận đã

được kiểm chứng, tôi nhận thấy với tính cách hướng ngoại nhiệt huyết mình là gần
là người trung lập. Tuy nhiên trong sự lựa chọn tính cách hướng ngoại (E), hay
hướng nội (I) thì tôi nhận thấy mình hướng ngoại (E) nhiều hơn.
2_ “Phần giác quan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh,
mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của hiện tại. Phần trực giác (N) của bộ
não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình tổng quát các
thông tin thu thập …. cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết. Mỗi người đều có một trong
hai thiên hướng trên” (Tiêu chí 2 - Phần bài tập MBTI, tr 3).
“Giác quan là năm bộ phận của cơ thể con người và động vật có tác dụng
cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể. Các cơ quan này bao
gồm: Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác, Xúc giác. Ngoài ra còn có một giác
quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là giác quan thứ
sáu: đó là trực giác”. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
/>Hành vi của con người được điều chỉnh bởi tính cách của họ. Những chuẩn
mực và quan hệ xã hội của lối sống xác lập những định chuẩn tạo nên tính cách.
Đó là những mục tiêu tạo cơ sở để con người làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên,
làm chủ bản thân trong quá trình phát triển mọi mặt của tính cách. Chính do sự
hiểu biết và nhận thức đã tạo cho tôi có một cách nhìn rất thực tế, luôn quan tâm
đến các cơ hội hiện tại, sử dụng các giác quan thông thường và tự động tìm kiếm
các giải pháp mang tính thực tiễn, tôn trọng các kinh nghiệm và thành quả trong
quá khứ. Trong cuộc sống, trước một vấn đề, công việc cần giải quyết để ra quyết
định, tôi thường dựa vào kinh nghiệm mà tôi có được trong quá khứ; sử dụng tối đa
các giác quan thông thường và tự động tìm kiếm các giải pháp mang tính thực
4


tiễn, tôi thường sử dụng các thông tin rành mạch và rõ ràng, tôi không thích phải
phán đoán khi thông tin còn mù mờ.
Nhưng đôi khi quá thận trọng tôi đã đánh mất nhiều cơ hội của mình. Tôi
mới nhận thấy rằng, trong cuộc sống cũng như trong công việc, nên giải quyết vấn

đề thật khéo léo, không nên quá cứng nhắc, không nên quá thận trọng mà đôi khi
cũng cần linh hoạt sử dụng trí tưởng tượng khám phá triển vọng và cơ hội trong
tương lai, ứng biến nhiều khi cũng nên căn cứ vào những hiểu biết lý thuyết không
nhất nhất theo những kinh nghiệm trong quá khứ sẽ dẫn đến thành công hơn. Nhất
là trong những tình huống cấp bách, buộc phải quyết định nhanh chóng trước khi
có thể thu thập và phân tích các dữ kiện liên quan, đôi khi tôi phải dựa vào trực
giác để ra quyết định.
Tuy nhiên tôi thiên về cách lĩnh hội hiểu biết “tự động” theo phản ảnh của
giác quan (S)
3_“Phần lý trí của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách tách bạch,
khách quan. Nó dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy. Rút ra và hình thành kết luận
một cách hệ thống. Nó là bản chất lý luận của chúng ta. Phần cảm tính của bộ não
rút ra kết luận một cách cảm tính, hành xử thường thiếu công minh. Đó là bản chất
tình cảm của chúng ta. Mỗi người đều có thiên lệch về một cách nào đó” (Tiêu chí
3 - Phần bài tập MBTI, tr 4).
Theo Carl Jung, ông là người đầu tiên nghiên cứu các loại tính cách ở con
người vào đầu thế kỷ XX: Mọi người hướng bản thân mình vào thế giới theo một
trong hai cách theo lý trí hoặc cảm tính. Theo lý trí (trội về suy nghĩ) “sẽ là người
mạnh mẽ về suy nghĩ logic và rõ ràng, đó là người có phương pháp và có khả năng
phân tích các vấn đề” (Tâm lý học Quản lý - NXB Chính trị Quốc gia, tr 166).
Ngạn ngữ Ả rập có câu “Hỏi ý kiến người khác nhưng nên tin vào trí tuệ của
chính mình”, hay Goorky – Nga có nói “Phải có trí tuệ, dù là nhỏ bé cũng được
nhưng phải là của mình”. Trước khi ra quyết định tôi chủ động tìm kiếm thông tin
và sự hợp lý liên quan, tôi luôn lên kế hoạch cụ thể đến khi nào phải hoàn thành và
phải làm như thế nào; chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường
trong mối quan hệ của con người. Đối chiếu với phần lý luận trên, tôi thấy mình có
tính cách thuộc loại lý trí (T).
Do là người có tính chính trực đề cao tính cần cù, chịu khó, sự lười biếng ít
khi
được

thông
cảm
5


và với suy nghĩ và cách làm như vậy đôi khi đã làm tôi thất bại. Và sau khi nghiên
cứu và làm bài tập này, tôi cần phải điều chỉnh lại mình, để đạt được hiệu quả như
mong muốn cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lý trí và cảm tính.
4_ “Mọi người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc)
và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các
quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vậy chỉ một trong số
chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với
thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh
giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài với một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những
gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành. Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và sau
đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và
thay đổi kế hoạch” ((Tiêu chí 4 - Phần bài tập MBTI, tr 5).
Trong hành vi cư xử, trong giao tiếp với người khác, trong các hoạt động ưa
thích và có thái độ rõ ràng đối với công việc. Tôi cũng luôn chú ý đến thời hạn
hoàn thành kế hoạch, chủ động làm việc khoa học, sử dụng các mục tiêu, thời hạn
và chu trình chuẩn để quản lý công việc và cuộc sống của mình, sắp xếp và phân
bổ thời gian hợp lý để thực hiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do vậy
trong công việc tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như phân bổ thời
gian hợp lý cho học tập không bị đảo lộn bởi công việc và các áp lực ngoài xã hội.
Nhưng nhiều khi tôi cũng cảm thấy nếu thực hiện các kế hoạch một cách quá
nguyên tắc chuẩn bị sẵn thì bản thân mình như một cỗ máy, tự thấy mình đánh mất
đi tính sáng tạo trong công việc, đôi khi không tạo ra được hứng thú trong công
việc. Do vậy nhiều khi tôi cũng điều chỉnh lại hành vi và tác phong làm việc của
mình, tự tạo cho mình sự kết hợp giữa những kế hoạch sẵn có, đôi khi có thể phá

bỏ những quy tắc phát huy sự sáng tạo và kết hợp mềm dẻo thời gian và các bước
thực hiện công việc để đạt kết quả cuối cùng cao nhất.
Đúc kết từ lý luận và thực tiễn, tôi tự đánh giá mình có xu hướng ứng xử với
thế giới bên ngoài theo tính cách đánh giá (J).
* Định hướng các hành vi xử xự của bản thân
Hiện tại tôi đang có sự thay đổi trong vị trí làm việc. Tôi đã từ mội sinh viên
ra trường lập nghiệp cách đây hơn 10 năm, từ những nấc thanh đầu tiên cho sự
6


nghiệp của mình, tôi đã đạt được những thành công nhất định và cũng không ít lần
nếm trải sự thất bại. Tôi đang đi những chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp của
mình, để vươn tới thành công hơn nữa trong tương lai, tôi cần phải có những định
hướng cụ thể cho hành vi cá nhân trong tổ chức, trong gia đình và xã hội sao cho
hợp lý và hài hòa nhất, cụ thể:
Giá trị cá nhân: Trước hết phải hiểu rõ chính bản thân mình là người như thế
nào, điểm mạnh nào cần phát huy và điểm yếu nào khắc phục. Điều quan trọng là
phải hiểu chính bản thân mình, suy nghĩ đúng và hành động đúng. Pascal có nói:
“Tư tưởng tạo nên sự cao cả của con người”
Giá trị xã hội (đối với gia đình, bạn bè, xã hội): tôi luôn nhiệt tình, chân thành
và cởi mở, sẵn sàng chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống. Cần có
kế hoạch cụ thể cho công việc, tránh để công việc ảnh hưởng đến việc học hành,
sắp xếp thời gian để tham gia một số hoạt động xã hội, đó cũng là cách để giảm
stress đồng thời cũng là cơ hội tăng cường mối quan hệ giao lưu với bên ngoài.
Giá trị nghề nghiệp: Công việc đối với tôi rất quan trọng nhưng không phải là
hàng đầu, nhưng đối với công việc tôi luôn tận tâm, ham học hỏi, vì đó là nơi tôi
được khẳng định vị trí của mình với xã hội, cũng là nơi tạo nên cho tôi những mối
quan hệ phong phú hơn. Trong công việc và cuộc sống, khi giải quyết một vấn đề
nào đó không nên quá cứng nhắc tuân theo một nguyên tắc nào đó mà đôi khi cần
kết hợp hài hòa giữa lý tính và cảm giác để đạt được kết quả cao nhất. Đồng thời

cần có những sáng tạo, không nên quá rập khuôn theo một kế hoạch cứng nhắc nào
cả sẽ tạo ra tâm lý thỏa mái và thực hiện công việc thuận lợi hơn.
***
Môn học hành vi tổ chức đã giúp tôi phương pháp nhận định, đánh giá chính
xác hơn về tính cách của mình, hiểu sâu hơn về hành vi tổ chức, kiểm soát được
hành vi của bản thân từ đó định hướng những hành vi ứng xử của mình trong
tương lai sẽ giúp tôi đạt được những thành công của cá nhân góp phần vào thành
công chung của tổ chức. Đồng thời môn học đã giúp tôi nhận định đúng đắn các
vấn đề mà tôi đã, đang và sẽ đối mặt, giúp tôi làm việc một cách hiệu quả hơn
Sau thời gian nghiên cứu, học tập và tham khảo tài liệu có liên quan đến môn
học OB, qua hai bài tập đánh giá tính cách cá nhân, được Giảng viên gợi ý, chỉ
dẫn. Tôi tự đánh giá về tính cách và hiểu rất rõ về bản thân mình trong quá khứ,
7


hiện tại và tương lai, hiểu rõ và có những điều chỉnh phù hợp hành vi cư xử của
mình trong giao tiếp với người khác, trong cuộc sống và trong công việc để đem lại
nhiều thành công trong cuộc sống và làm cho cuộc sống của mình có ngày một có
ý nghĩa hơn.

CHÚ DẪN PHẦN BÀI TẬP

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong
bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự
đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các
mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách
khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối

2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
8


6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt
huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền

1

2

3

4

5


6

7






muộn
5. Sẵn sàng trải nghiệm,



một con người phóng
khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất





cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn
định
10. Nguyên tắc, ít sáng




tạo
MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con
người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động,
của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới
bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.

9


Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu
hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên
ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng
ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai
trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại


Tính cách hướng nội

Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét



sau


động

Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối




giao tiếp với thế giới bên ngoài




Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành

Thường cởi mở và được khích lệ

Thường cần một khoảng "thời gian
riêng tư" để tái tạo năng lượng



Được khích lệ từ bên trong, tâm

bởi con người hay sự việc của thế

hồn đôi khi như "đóng lại" với thế

giới bên ngoài

giới bên ngoài

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi
trong mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp


nhất:



Thích các mối quan hệ và giao tiếp
một – một

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần

giác quan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất
cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận
và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là
cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các
sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm

10


sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin
đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy
đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán
TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai
sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta
vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.

Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại,



chú ý tới các cơ hội hiện tại






Sử dụng các giác quan thông

chú ý tới các cơ hội tương lai


ra/ khám phá các triển vọng mới

giải pháp mang tính thực tiễn

là bản năng tự nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về




Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự

thông tin và các sự kiện trong

bố trí, ngữ cảnh, và các mối liên

quá khứ

kết

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh



Thích các thông tin rành mạch



đoán khi thông tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu
biết mang tính lý thuyết

và rõ ràng; không thích phải

nhất:

Sử dụng trí tưởng tượng và tạo


thường và tự động tìm kiếm các

nghiệm trong quá khứ


Tinh thần sống với Tương Lai,

Giác quan (S)

Thoải mái với sự không cụ thể, dữ
liệu không thống nhất và với việc
đoán biết ý nghĩa của nó

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T)

11


của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt
động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ
thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra
kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa
vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị
thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương
tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách
nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách
được lựa chọn.

Các đặc điểm suy nghĩ




Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông tin và



sự hợp lý trong một tình

ảnh hưởng tới người khác trong một tình

huống cần quyết định

huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công việc



và nhiệm vụ cần phải hoàn
thành.


Dễ dàng đưa ra các phân tích

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể

một cách tự nhiên



Chấp nhận mâu thuẫn như

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và
phản ứng của con người.



giá trị và quan trọng


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng
tiêu cực với sự không hòa hợp.

một phần tự nhiên và bình
thường trong mối quan hệ của
con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

12



Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều
sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm
nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp
cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường
như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại
làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ
HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định
và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó
đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế
hoạch.
Tính cách đánh giá




Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành



động.

không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa

Tập trung vào hành động hướng công

tính.


việc; hoàn thành các phần quan trọng



trước khi tiến hành.




Thoải mái tiến hành công việc mà

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và
chơi kết hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi



Thoải mái đón nhận áp lực về thời

cách xa thời hạn cuối.

hạn; làm việc tốt nhất khi hạn chót

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu

tới gần.

trình chuẩn để quản lý cuộc sống.




Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

13


E

S

T

J

14




×