Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên cứu tính cách cá nhân và những định hướng cho tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.72 KB, 14 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
Họ và tên: Lê Công Anh

Chủ đề: Nghiên cứu tính cách cá nhân và những định hướng

cho các hành vi ứng xử trong tương lai

NỘI DUNG BÁO CÁO

Phần I
GIỚI THIỆU CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN
SƠ LƯỢC TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC

A. GIỚI THIỆU CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN:

B. SƠ LƯỢC TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC:

1.

Tính cách cá nhân trong tổ chức:
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá nhân
trong môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà chúng
ta sử dụng để phân biệt một người với những người khác trong xã hội.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong các hành vi
cử xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cử xử của một
con người. Cá tính bao gồm cả yêu tố Chủ quan và Khách quan. Các tính cách biểu
hiện ra bên ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó người ta có thể nhận biết được tính
cách của một con người. Ví dụ chúng ta có thể nhận biết một con người hướng ngoại
qua cách người đó giao tiếp với người khác.
1




2.

Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.
Theo các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hành vi ứng
xử của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con người trong tổ
chức, tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công việc phù hợp hơn, thích
ứng nhất với nhu cầu của cuộc sống.

3.

Năm loại chính của tính cách cá nhân.
Theo các nhà học giả có năm mảng lớn của nhân cách. Viết tắt là CANOE, gồm:


Tính chu toàn (Tận tâm – Conscientiousness)



Tính cởi mở (Dễ chấp nhận – Agreeableness)



Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu – Neuroticism)



Tính hoà đồng (Sẵn sàng học hỏi - Openness to experience)




Tính hướng ngoại (Etroversion)

Nghiên cứu các loại tính cách là cơ sở để xác định tính cách bản thân và định hướng
cho các hành vi cử xử trong tương lai.
4.

Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.
Sự nghiệp của mỗi con người không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ năng
chuyên môn mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính, các giá trị, hoàn
thiện nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của công việc và môi trường
làm việc.
Theo các nhà nghiên cứu, thành công trong công việc phụ thuộc vào mức độ đồng
nhất của mỗi cá nhân với môi trường làm việc của người đó. Sự đồng nhất cao đem
lại hiệu quả công việc cao, sự hài lòng và thời gian gắn bó với công việc của cá nhân
cũng dài hơn...
Từ việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp chúng ta có
thể điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách để phù hợp với môi trường làm việc của
mình.

Phần II
PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
2


(ĐỂ HIỂU VỀ BẢN THÂN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MBTI)

Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân, tự bản thân tôi rút ra được
những đánh giá như sau:

1.

Về nguồn năng lượng định hướng tự nhiên: (Thể hiện tính cách cá nhân)
Về mặt lý luận, người có tính cách hướng ngoại là những người luôn hướng suy nghĩ
và hành động của mình ra bên ngoài, hành động trước suy xét sau, cảm thấy thất
vọng, chán nản khi bị cắt các mối giao tiếp với bên ngoài, sống cởi mở, không toan
tính và luôn phấn khích, nhiệt huyết với con người và thế giới bên ngoài, luôn tận
hưởng và mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Người có tính hướng ngoại
thường sống chan hoà, thích giao lưu, ưa hoạt động và quyết đoán, họ luôn hướng các
suy nghĩ, ý tưởng và hành động của mình ra bên ngoài. Tuy nhiên tính cách hướng
ngoại cũng chứa đựng sự phiêu lưu, mạo hiểm (hành động trước, suy nghĩ /suy xét
sau) nên khả năng thành công lớn nhưng rủi ro cũng cao. Người có tính hướng ngoại
phải biết chấp nhận những thất bại để tiếp tục phấn đấu cho những thắng lợi trong
tương lai.
Áp dụng với bản thân, tôi tự nhận thấy mình thuộc tính cách hướng ngoại (E).
Trong thực tiễn cuộc sống và kinh doanh đôi khi trong các tình huống cụ thể nếu phải
giành thời gian cho sự suy xét, cân nhắc thì cơ hội sẽ qua đi và khó có thể lường hết
những thiệt hại hoặc mất đi những nguồn lợi về kinh tế. Chính vì vậy nhiều khi ta cần
phải hành động kịp thời mà đôi khi không cần (hoặc không kịp) suy xét để chớp lấy
cơ hội, nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cho bản thân và doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, hướng ngoại là tính cách phù hợp nhất đối với
các Nhà quản lý. Nó là tiền đề cho những thắng lợi mang tính đột phá, mang lại
những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động.
Tóm lại: Nghiên cứu tính cách cá nhân giúp tôi có thể điều chỉnh, xem xét lại hành
vi ứng xử của mình để phù hợp với yêu cầu công việc và môi trường xã hội.

2.

Về cách lĩnh hội kiến thức.
Hai cách lĩnh hội kiến thức khác nhau, ngược lại với nhau, phản ánh hai tính cách của

con người theo hai nhóm cá tính đối lập là nhóm Giác quan (Sensation) và nhóm Trực
giác (iNtuition). Nhóm Giác quan thu thập các thông tin, các sự kiện trong quá khứ,
chú ý đến các cơ hội hiện tại, ứng biến giỏi thông qua các kinh nghiệm trong quá khứ
3


và thực tiễn, ưa các thông tin rành mạch, rõ ràng, không thích phán đoán khi thông tin
mù mờ chưa chính xác. Nhóm Giác quan sử dụng một cấu trúc có tổ chức để thu nhận
những thông tin, chứng cứ có tính định lượng, có khả năng tổng hợp một lượng lớn
các dự liệu rời rạc để đưa ra những kết luận kịp thời và chính xác.Trong khi đó nhóm
Trực giác lại lĩnh hội kiến thức bằng Trực giác, dựa nhiều vào những bằng chứng chủ
quan, trực giác và linh cảm, thu thập các thông tin không theo hệ thống. Với bản tính
lạc quan, có trí tưởng tượng và óc sáng tạo, thông minh, linh hoạt khi ứng biến với
các tình huống, hoàn cảnh thực tế, thoái mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống
nhất nên nhóm Trực giác thể hiện được những ưu thế vượt trội luôn hướng tới tương
lai, ưa sự khám phá và thử thách.
Phân tích các đặc điểm của người lĩnh hội theo kiến thức theo Giác quan và Trực
giác, tôi thấy mình là người lĩnh hội kiến thức theo Trực giác (N).
Bài học rút ra khi nghiên cứu môn hành vi tổ chức là: Trong học tập và trong điều
hành công việc, lĩnh hội các kiến thức khoa học và quản lý cần phải có sự kết hợp
hài hoà giữa Giác quan và Trực giác. Giác quan giúp ta tiếp nhận những thông tin
sự kiện trong quá khứ một cách có hệ thống và xem xét tìm kiếm các giải pháp từ
trong thực tiễn còn Trực giác giúp ta luôn hướng tới tương lai bằng trí tượng
tượng phong phú, khả năng khám phá, ứng biến với những biến đổi không ngừng
của môi trường xã hội.
3.

Về cách phán xét một vấn đề.
Phán xét một vấn đề được thực hiện thông qua Lý trí (Thinking) và Tình cảm
(Feeling).

Nếu bằng Tình cảm, con người sẽ tự động lựa chọn những cảm xúc

-

cá nhân và ảnh hưởng tới người khác trong tình huống cần quyết định. Nhạy cảm một
cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng của con người. Thường tìm sự đồng thuận hay
nhất trí của đa số, khó xử khi có xung đột.
Ngược lại nếu bằng Lý trí, con người sẽ tự động tìm kiếm thông

-

tin và sự hợp lý trong tình huống cần quyết định. Luôn biết phát hiện ra các công việc
và nhiệm vụ phải hoàn thành, dễ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan trọng,
chấp nhận xung đột như là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với
người.
4


Hai cách phán xét khác nhau, hướng ta theo các hướng đối lập nhau. Nếu chọn Tình
cảm ta dễ bị dẫn đến các quyết định bất hợp lý bởi sự chi phối của tình cảm. Chính vì
vậy phán xét một vấn đề dựa trên lý trí sẽ giúp ta phân tích thông tin một cách tách
bạch, khách quan, các kết luận rút ra có hệ thống, đáng tin cậy.
Mâu thuẫn được coi như động lực cho sự phát triển, mỗi sự vật hiện tượng đều chứa
đựng trong nó những mẫu thuẫn nội tại, trong cuộc sống cũng luôn tồn tại những mâu
thuẫn. Chấp nhận mẫu thuẫn coi mâu thuẫn như là một phần tự nhiên và bình thường
trong cuộc sống sẽ hướng sự phán xét của chúng ta được khách quan, toàn diện hơn.
Qua các đặc điểm trên, tôi thấy mình là người phán xét vấn đề theo Lý trí (T).
Tóm lại: Trong môi trường học tập và kinh doanh, khi nhìn nhận và phán xét một
vấn đề chúng ta cần tỉnh táo, phân tích một cách khách quan, dựa trên những
nguyên tắc đáng tin cậy. Nếu để các yếu tố tình cảm chi phối sẽ làm các thông tin,

sự kiện bị bóp méo và sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm, bất hợp lý.
4.

Về cách hành xử đối với thế giới bên ngoài.
Hành xử với thế giới bên ngoài đánh giá phong cách của mỗi con người trong xã hội.
Quá trình tiếp nhận thông tin, bày tỏ chính kiến, ra quyết định, hành động và sắp xếp
cuộc sống của mỗi con người đều phải trải qua hai quá trình lĩnh hội và đánh giá.
Trong thực tế cuộc sống chỉ có một trong hai quá trình dẫn dắt mối quan hệ của chúng
ta với thế giới bên ngoài. Nếu phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài
như nó vốn có và sau đó hoà hợp, mềm dẻo, kết thúc mở thì phong cách Đánh giá (J)
tiếp nhận thế giới bên ngoài thông qua việc lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi
hành động, tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn thành các phần quan
trọng trước khi tiến hành, làm việc tốt nhất và ít TREES, tự đặt ra các mục tiêu, thời
hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Qua phân tích cách hành xử trên, tôi thấy mình là người có cách hành xử với thế
giới bên ngoài theo tính cách Đánh giá (J).
Tóm lại: Từ việc nghiên cứu cách hành xử của hành vi tổ chức, bản thân tôi nhận
thấy từ việc tiếp nhận các thông tin, bày tỏ các chính kiến, ra quyết định, hành
động cũng như việc sắp xếp cuộc sống cần phải lập kế hoạch một cách cụ thể
trước khi hành động. Trong quá trình thực hiện bất kỳ một công việc, một nhiệm
vụ nào cũng đều phải tập trung cao độ hướng tới các thành quả đạt được của công
5


việc. Cần phải biết sắp xếp trình tự thực hiện các công việc một cách hợp lý, phải
biết ưu tiên hoàn thành các phần việc quan trọng trước, cố gắng hoàn thành công
việc trước thời hạn đã đặt ra để giảm bớt áp lực, tránh TREES. Trong cuộc sống
phải luôn đặt cho mình các mục tiêu, thời hạn để hoàn thành một công việc hoặc
nhiệm vụ, phải xây dựng cho mình các nguyên tắc chuẩn mực để quản lý cuộc
sống.

Kết luận: Với các nội dung đã trình bầy ở trên, tính cách của tôi thể hiện theo
bốn chữ:

E

N

T

J

Phần III
ĐỊNH HƯỚNG HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG TƯƠNG LAI
VÀ PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN

1. Việc sử dụng các thông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của bản thân trong
tương lai:

Với các tính cách hướng ngoại của bản thân, tôi nhận thấy tính cách này giúp tôi có
những quyết định kịp thời trong các tình huống cần có sự nhanh nhạy về thời gian
hoặc phải trả lời các thắc mắc của nhiều người tại cùng một thời điểm. Đây là một yếu
tố lợi thế giúp cho việc nâng cao kỹ năng ứng xử của tôi trong khi giao tiếp. Trong
môi trường làm việc mang tính tập thể, tính cách này sẽ phát huy quan hệ hòa đồng,
cởi mở với người khác. Việc mở rộng quan hệ với cộng đồng bên ngoài sẽ giúp cho
bản thân có được sự tự tin và nhận được nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ từ người
khác.
Về cách hành xử với thế giới bên ngoài, tính cách Đánh giá định hướng cho hành vi
của cá nhân đòi hỏi các hành động phải được lập kế hoạch trước một cách tỉ mỉ, cụ
thể…Tuy nhiên, trong cuộc sống và trong công việc có các vấn đề phát sinh đòi hỏi
bản thân phải có sự linh hoạt khi đưa ra các quyết định hành động và các kế hoạch

thực hiện sẽ phải có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Nếu bản thân đặt ra các
mục tiêu với chuẩn mực cứng nhắc thì khó có thể đạt được vì thực tiễn đôi khi có sự
khác biệt không như các thông tin khi lập kế hoạch. Do vậy, tôi nhận thấy để thành
6


công trong cuộc sống, với tính cách Đánh giá, bản thân tôi sẽ cần có sự chín chắn hơn
nữa trong việc xử lý thông tin, thận trọng khi ra quyết định để đạt được các mục tiêu
đặt ra.
Với các đánh giá về tính cách của bản thân giúp cho tôi nhận thấy sự nghiệp không
đơn thuần là phát triển các kỹ năng của bản thân để phù hợp với nhu cầu công việc.
Mà việc nhìn nhận và đánh giá chính xác tính cách của mình sẽ giúp cho bản thân
nhận thấy công việc nào là phù hợp với tính cách của mình. Theo đó, sự nghiệp đòi
hỏi sự điều chỉnh không ngừng của cá tính, các giá trị và năng lực để phù hợp với yêu
cầu của công việc và đặc thù của môi trường làm việc. Điều này cho thấy con người
sẽ tìm kiếm và thỏa mãn hơn với môi trường làm việc phù hợp với tính cách của cá
nhân.
2. Phân tích và giải thích hành vi cư xử của bản thân, sự giao tiếp của bản thân với
người khác, thái độ cư xử của bản thân đối với công việc qua những kết quả từ bản
điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
1.1 Phân tích về hành vi cư xử của bản thân, sự giao tiếp của bản thân với người khác:

Bản thân tôi tự nhận thấy mình có tính cách nhiệt tình, luôn giúp đỡ người khác. Điều
này được thể hiện qua các hành vi cư xử của bản thân như: là người sôi nổi, thích làm
việc tập thể, có tính trách nhiệm cao, có lý trí phấn đấu. Tính cách này cũng được thể
hiện rõ nét với các hành vi cư xử khi giao tiếp của bản thân với người khác gồm các
hành vi: biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác và có tinh thần làm việc vì lợi ích
chung của tập thể.
1.2 Thái độ cư xử đối với công việc:


Tôi nhận thấy công việc hiện tại của mình rất phù hợp với tính cách và cá tính của
mình. Bản thân là người ham học hỏi, ưa thích các công việc đòi hỏi phải có kĩ năng,
sức mạnh và sự phối hợp, thích các công việc liên quan tới tư duy, làm việc có tinh
thần trách nhiệm cao.
Hiện nay, tôi đang giữ vị trí Phó Tổng giám đốc, phụ trách công tác đầu tư của Công
ty. Công việc đòi hỏi phải có những kỹ năng rất cao trong việc vận dụng sáng tạo các
thông tin, phải nắm bắt rõ ràng và tường tận các công việc đang triển khai vận hành
tại đơn vị. Tôi rất yêu thích công việc của mình và nhận thấy công việc này sẽ là điều
kiện tốt để có cơ hội tiếp cận với các kiến thức quản trị mới. Việc quản lý đơn vị
thông qua các hành vi của con người luôn đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kỹ năng và
7


kinh nghiệm về tư duy, sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt trong các tình huống khác
nhau. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về chuyên môn nghiệp
vụ và khả năng giao tiếp với các đối tác sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là một cán bộ quản lý Công ty đòi hỏi bản thân
tôi luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu các xu thế phát triển, các mối quan hệ, các hành vi
ứng xử của bản thân cũng như của xã hội để trang bị cho mình các kiến thức cần thiết
giúp cho việc điều hành, quản lý công việc tại đơn vị có hiệu quả hơn.
Tính chất công việc của tôi luôn đòi hỏi sự chỉ đạo điều hành các bộ phận trong đơn
vị phối kết hợp với nhau để giải quyết công việc nhanh gọn, đạt hiệu quả cao nhất.
Cũng như đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo và kiến thức chuyên môn vững chắc để
giao tiếp với các đối tác cũng như cơ quan công quyền của các tỉnh và thành phố.
Môn học Hành vi tổ chức giúp cho tôi hiểu rõ hơn các lợi ích và cách thức phát huy
sức mạnh của bản thân và của tập thể. Mô hình làm việc này khi áp dụng trong môi
trường làm việc của tôi sẽ giúp cho mỗi thành viên phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của mình và cùng nhau chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm giúp cho công
việc của tập thể đạt hiệu quả cao hơn, khi đó, công sức đóng góp của mỗi cá nhân
trong tập thể cũng được đánh giá và ghi nhận.


Phần IV
KẾT LUẬN

Từ thực tiễn nghiên cứu về hành vi tổ chức, liên hệ với bản thân, để có thể hiểu
biết và hành động đúng, tự bản thân tôi rút ra được các kết luận như sau:
1.

Phải tự hiểu bản thân mình với những đặc tính gì? Tính cách như thế nào? Khả
năng hiểu biết đến đâu? Ngoài ra phải nỗ lực tự hoàn thiện mình, không ngừng phát
huy các tính cách tốt, loại bỏ các cá tính xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đạo đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự học, qua
các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác.

2.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn: Với vai trò là người quản lý, tự bản
thân tôi phải biết rõ về công việc của mình, đồng thời phải hiểu biết được các công
việc của các nhân viên dưới quyền.
8


3.

Phải biết tìm kiếm các cơ hội, tận dụng các các cơ hội để đưa đơn vị vươn tới một
tầm cao mới và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm khi gặp những rủi ro, thất bại. Từ
những thất bại phải biết phân tích các tình huống, nguyên nhân thất bại, thực hiện
những biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, tiếp tục bước tới để đương đầu với những
thách thức tiếp theo.


4.

Phải biết sử dụng các kỹ năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định
một cách kịp thời và hợp lý.

5.

Phải biết gương mẫu, là một tấm gương điển hình cho các nhân viên trong việc
tuân thủ các nội qui, nguyên tắc, các chuẩn mực, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Đưa
chữ tín lên hàng đầu.

6.

Phải thấu hiểu về các nhân viên và tìm mọi cách chăm lo cho lợi ích và đời sống
của nhân viên, biết đấu tranh, bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho người lao động.

7.

Phải biết tuyền tải các thông tin một cách đầy đủ, chính xác cho nhân viên, biết
cách giao tiếp, hỗ trợ các nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông tin
cho mình.

8.

Phải biết phát huy ý thức, tinh thần trách nhiệm và tính cách của các nhân viên,
khuyến khích phát triển các tính cách tốt, khuyến khích họ đảm nhận các trách nhiệm
trong công việc và tạo mọi cơ hội để họ thể hiện khả năng của mình.

9.


Phải biết khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi năng lực về con người, tài chính, thiết
bị công nghệ và các lợi thế kinh doanh của đơn vị để đem lại những kết quả tốt nhất.
Bản báo cáo này đã nêu các vấn đề về việc nhìn nhận, đánh giá tính cách của bản
thân người viết báo cáo cũng như các phân tích về định hướng hành vi cư xử
trong tương lai. Việc đánh giá tính cách của bản thân giúp cho tôi xác định được
công việc phù hợp với tính cách, cá tính của mình. Đồng thời, việc hiểu rõ tính
cách của bản thân sẽ giúp cho tôi giải thích được các hành vi cư xử của mình
trong cuộc sống, trong mối quan hệ với người khác cũng như trong việc xử lý
công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, tôi xác định trong cuộc sống và trong sự
nghiệp, với các tính cách của mình, bản thân tôi cần có sự điều chỉnh hành vi cư
xử để phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và công việc.

Phần V
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Human Resource Management – Gary Dessler – do International Edition xuất bản lần thứ 9.
- Organizational Behavior – Stephen P. Robbins – San Diego State University – Xuất bản lần thứ
10.
- Brain Tatoos – Karen Post – Amarican Management Association.
- Giáo trình Lý thuyết nhận dạng ứng dụng trong quản lý – GS TS Đỗ Hoàng Toàn – Đại học
Kinh tế quốc dân – NXB Khoa học và Kỹ thuật – 2004.
- International Journal of Human Resource Management
- Organizational Behaviour and Human Decision processes

Trang web tra cứu:
www.humanmetrics.com
www.humanmetrics.com/cgi-win/JTypes1.htm

/> /> /> />www.prenhall.com/dessler
www.prenhall.com/custombusiness
/> /> /> quan-

den-

cong-viec-va-nganh-nghe-nhu-the-nao-2008-05-03
Các bài báo web có tính chất học thuật:
/> /> /> />10


Các nguồn báo chí trong lĩnh vực kinh doanh:
The Economist:
International Herald Tribune:



Wall Street Journal (Asia): />Financial Times: />
11


Phụ lục 1: MƯỜI ĐIỂM GHI NHẬN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN

1= Cực kỳ phản đối
2= Rất phản đối.
3= Phản đối
4= Trung lập
5= Đồng ý
6= Rất đồng ý
7= Cực kỳ đồng ý


Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

7

X

2. Chỉ trích, tranh luận

X

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn

6

X
X


5. Sẵn sàn trải nghiệm, một con

X

người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

X

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

X
X

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

X
X

Phụ lục 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?
12


Trả lời: Hướng ngoại (E) Đó là:
• Hành động trước, suy nghĩ (suy xét) sau.
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với bên ngoài.

• Thường được cởi mở và được khích lệ bởi con người và sự việc của thế giới bên
ngoài.
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người
Q2. Cách lĩnh hội hay hiểu biết nào “ Tự động” hay “ Tự Nhiên”?
Trả lời: Trực giác (N) Đó là:
• Sống với hiện tại.
• Thích các giải pháp đơn giản và thực tế.
• Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ.
• Giỏi áp dụng kinh nghiệm.
• Thích các thông tin rõ ràng, chắc chắn; không thích phỏng đoán hoặc những sự
việc không rõ ràng.
Q3. Việc hình thành sự phán xét và sự lựa chọn nào là tự nhiên nhất?
Trả lời: Lý trí (T) Đó là:
• Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong tình huống cần quyết định,
• Luôn biết phát hiện ra các công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành,
• Dễ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan trong,
• Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tư nhiên và bình thường trong cuộc sống.
Q4. Xu hướng hành sử của bạn với thế giới bên ngoài là thế nào?
Trả lời: Đánh giá (J) Đó là:
• Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.
• Tập trung vào hành động hướng công việc, hoàn thành các phần quan trong trước
khi tiến hành.


Làm việc tốt nhất và tránh STREES khi cách xa thời hạn cuối.
13


• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách.

E

N

T

J

14



×