Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tự đánh giá bản thân qua công cụ MBTI và bài tập big 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.95 KB, 5 trang )

Tự đánh giá bản thân qua công cụ MBTI và Bài tập Big 5
Những suy nghĩ vận dụng trong việc tổ chức đánh giá nhân viên và áp dụng các
công cụ đánh giá nhân viên trong công việc

GIỚI THIỆU

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi con người đều được sống và làm việc trong môi
trường tổ chức nào đó. Do vậy bản thân chúng ta mọi người ai cũng mong muốn mình
được trưởng thành và thành đạt trong công việc. Nhưng điều quan trọng là mỗi người
chúng ta cần phải tự hiểu rõ bản thân mình về ưu điểm, nhược điểm và thông qua đó biết
khắc phục những nhược điểm đó như thế nào để chúng ta ngày càng hoàn thiện mình
hơn. Ngoài ra, để trở thành một nhà quản trị, chúng ta còn phải biết phương pháp đánh
giá nhân viên của mình, đó là việc làm cần thiết đòi hỏi nhà quản trị không chỉ có kỹ
năng mà còn phải có cả nghệ thuật nữa. Trong thức tế, phương pháp và hệ thống đánh giá
nhân viên thích hợp luôn là nhân tố thiết yếu để phát triển năng lực và động viên tinh
thần làm việc của mọi nhân viên. Đồng thời qua đó góp phần thu hút và níu giữ được
chân người tài trong thị trường lao động có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
Phương pháp MBTI hiện nay được xem là kim chỉ nam trong việc đánh giá nhân
viên, nó được áp dụng rất có hiệu quả trong nhiều doanh nghiệp và được rất nhiều nhà
quản lý tại các nước Âu - Mỹ sử dụng rất nhiều. Khi làm bài này tôi muốn nói lên suy
nghĩ của mình và hiệu quả của nó mang lại và cách thức áp dụng đối với môi trường
của Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và bản thân công việc của tôi nói riêng.


THÂN BÀI

Sau khi nghiên cứu và làm bài tập Big 5 và MBTI,tôi tự đánh giá mình như sau:

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
1 = Cực kỳ phản đối


2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý

STT

Tôi tự thấy mình

1

Hướng ngoại, nhiệt huyết

2

Chỉ trích, tranh luận

3

Đáng tin cậy, tự chủ

4

Lo lắng, rễ phiền muộn

5

Sẵn sàng trải nghiệm, một con


1

2

3

4

5

6

7

X
X
X
X
X

người phóng khoáng
6

Kín đáo, trầm lặng

X

7


Cảm thông, nồng ấm

8

Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

X

9

Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

X

10

Nguyên tắc, ít sáng tạo

X

X


MBTI
Bốn chữ cái thể hiện tính cách của tôi là:

I

S


T

J

Tính cách của tôi là hướng ngoại, giác quan, lý trí và đánh giá.
Qua hai bài tập trên đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân mình. Rõ ràng mỗi con
người đều có những tính cách khác nhau, không ai có thể có tính cách hoàn toàn
giống nhau được, điều quan trọng là qua bài tập này chúng ta sẽ tìm ra được những
điểm mạnh trong từng tính cách để chúng ta phát huy và bên cạnh đó chúng ta cũng
hạn chế được những điểm yếu trong từng tính cách. Từ đó tính cách của mỗi con
người ngày một hoàn thiện hơn theo hướng tích cực.
Là một người hướng nội, bản thân tôi thường thận trọng trong công việc, hăng
say công việc và rất thích có sự sáng tạo dù làm bất cứ việc gì. Với tính cách này rất
có lợi trong cuộc sống cũng như trong công việc, tuy nhiên nó cũng có nhược điểm
thường rễ đánh mất cơ hội.
Đối với cách lĩnh hội được thể hiện qua các đặc điểm giác quan, tôi thiên về các
đặc điểm giác quan hơn các đặc điểm trực giác. Tôi thường chú ý tới cuộc sống hiện
tại và thường đúc rút những kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ để có thể áp dụng
trong cuộc sống thường ngày, coi đó là bài học quan trọng không thể thiếu trong công
việc mình làm. Tôi rất thích những thông tin rành mạch, rõ ràng và kịp thời. Để từ đó
có những quyết định sát thực nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình ra quyết định, người lý trí thường suy nghĩ, tìm kiếm thông tin
và những yếu tố hợp lý trong tình huống cần ra quyết định. Luôn sáng tạo trong công


việc và nhiệm vụ phải hoàn thành, chấp nhận mâu thuẫn như một phần trong tự nhiên
và bình thường trong mối quan hệ con người.
Đối với thế giới bên ngoài, bản thân tôi theo tính cách đánh giá - Tức là lập kế
hoạch cẩn thận trước khi hành động.
Khi được làm bài tập Big5 và MBTI, ngoài việc hiểu rõ bản thân mình, tôi còn

có thêm những hiểu biết về cách phân loại các dạng tính cách của mỗi con người
trong tổ chức dưới góc nhìn của nhà quản lý. Qua bài học này giúp tôi dễ dàng nhận
biết được tính cách của mỗi người theo những tiêu chí khác nhau, làm cho mọi người
ngày một hiểu và gần nhau hơn.
Để làm tốt điều này, điều trước tiên chúng ta phải tự đánh giá đúng khả năng và
tính cách của từng thành viên trong tổ chức. Từ đó chúng ta giao nhiệm vụ phù hợp
với năng lực của họ, qua đây mới khuyến khích, động viên và tạo động lực cho họ có
khả năng phát huy được sở trường của họ dẫn tới hiệu quả công việc cao. Đồng thời
luôn quan tâm, chia sẻ với họ và giúp họ hoạch định và phát triển thành công trong sự
nghiệp của mình đem lại sức mạnh chung cho tổ chức.

KẾT LUẬN
Mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp đều mong muốn cho mình ngày một phát
triển mạnh mẽ không chỉ có giá trị về kinh tế mà điều quan trọng nhất là giá trị về lực
lượng lao động của mình, về con người của tổ chức mình. Do vậy đòi hỏi nhà quản lý
phải coi trọng việc đánh giá, lựa chọn và giáo dục con người (tức nhân viên của mình)
làm then chốt trong mọi hành động. Qua đánh giá tính cách con người như bài test
tính cách MBTI đã được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả rát cao. Tuy nhiên theo tôi nó vẫn còn một số hạn chế nhất định là tính cách
con người có thể thay đổi theo thời gian, theo môi trường làm việc và có thể thay đổi
theo hoàn cảnh. Do vậy nó cũng có ảnh hưởng làm hạn chế cho quá trình xây dựng và
phát triển nhóm trong dự án, vì cũng khó có điều gì có thể hoàn hảo được, song MBTI


cũng là công cụ hữu hiệu trong quá trình tuyển dụng và đánh giá nhân viên một cách
sát thực nhất.
Trước khi kết thúc bài viết, tôi xin chân thành cảm ơn Thày giáo môn học
"Quản trị hành vi tổ chức" đã giúp cho tôi có thêm rất nhiều kiến thức mới rất thực tế
và hữu ích. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới cán bộ phiên dịch, trợ giảng đã rất
nhiệt tình, tam huyết giúp chúng tôi nắm bắt được bài học và xoá đi rào cản ngôn ngữ

giữa Thày giáo và các học viên.
Một lần nữa tôi xin gửi lời chào chân trọng.



×