Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bánh chưngva banh cuon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.59 KB, 14 trang )

Bánh chưngva banh cuon


Mục lục
1

Bánh ưng

1

1.1

Sự tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.2

an niệm truyền thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.3

Nguyên liệu làm bánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.4

Chọn lọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



2

1.5

y trình thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2

1.5.1

Gói bánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

1.5.2

Luộc bánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

1.5.3

Ép bánh và bảo quản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.6

Sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


4

1.7

Bánh chưng dài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.8

Một số loại bánh chưng khác

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.8.1

Bánh chưng ngũ sắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.8.2

Bánh chưng gấc

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5


1.8.3

Bánh chưng cốm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.8.4

Bánh chưng cẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.8.5

Bánh chưng chay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

Kỷ lục về bánh chưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.10 Bánh chưng trong thơ văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.11 Xem thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6


1.12 Chú thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.13 Liên kết ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

Bánh cuốn

7

2.1

Lịch sử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2

Đặc điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.1

Bánh cuốn Hà Nội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7


2.2.2

Bánh cuốn anh Trì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.3

Bánh cuốn Lạng Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.4

Bánh cuốn Hải Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.5

Bánh cuốn Làng Kênh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.6

Bánh cuốn Phủ Lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8


2.2.7

Bánh cuốn ngoài Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

1.9

2

i


ii

MỤC LỤC
2.3

Xem thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

2.4

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

2.5


Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

2.5.1

Văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

2.5.2

Hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

2.5.3

Giấy phép nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11


Chương 1

Bánh chưng

Một cặp bánh chưng vuông chưa luộc được gói bằng khuôn với
4 lá, trong đó có 2 lá bên trong với mặt lá màu xanh thẫm quay

vào áp với bề mặt gạo để tạo màu xanh cho bánh, và 2 lá bên
ngoài quay mặt xanh thẫm ra ngoài

Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết.

1.2 Quan niệm truyền thống
eo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy,
bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của
người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông,
được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của
người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần ốc Vượng, bánh chưng
nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét,
đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho
nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam[1] .
Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp
Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam,
theo Trần ốc Vượng đây là dạng nguyên thủy của
bánh chưng.

Bánh ưng là một loại bánh truyền thống của dân
tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối
với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh
chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh
thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân
tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10
tháng 3 âm lịch).

1.1 Sự tích


Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên
bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh Khi sêu tết nhau tặng bánh chng thì người Việt có lệ
chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên
quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống
của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn 1.3 Nguyên liệu làm bánh
cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng
• Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn
thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên
nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không
1


2

CHƯƠNG 1. BÁNH CHƯNG
sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng
xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương
thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc. Một
số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm còn làm bánh chưng thương mại hóa
sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh[4] . Một
số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh
chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không
phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn
cho sức khỏe[5] Gói bánh chưng Tết để không phải

ăn…

Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh chưng

bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa
phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói
bánh có thể là lá chít[2] , lá chuối hay thậm chí cả
lá bàng [3] .
• Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được
làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước
muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
• Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ
mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới
thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều
người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực
ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh
mang tính đại chúng.
• Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt
nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam
(anh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú ọ v.v. sẽ
thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng
đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân
loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
• ịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn
toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng
hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên
không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia
súc). ịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ
và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô
bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.

• Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân.
Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt.
Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì
bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia
vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như
thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm
ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít
nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
• Phụ gia tạo màu: bánh chưng với màu xanh của
nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của
lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào
trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn

1.4 Chọn lọc
• Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật
khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau.
Trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng
dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để
gọt) cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt
cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một
chút để lá mềm dễ gói). Một số vùng vẫn hay dùng
lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau
thật khô trên lá, cắt cạnh nhỏ vừa gói bánh.
• Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác,
những viên sạn sỏi lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo
ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian
khoảng 10-12 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau
đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm
gạo thay vì ngâm nước muối.
• Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong

2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để
ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã được đãi vỏ trong
khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra
dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia
ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói
với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi
nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
• ịt lợn: ịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành
từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành
tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng
hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc
biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài
không ôi thiu hay bị mốc. ịt ướp dùng nước mắm, vo
nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn,
không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành
phẩm chóng hỏng.

1.5 Quy trình thực hiện


1.5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

3

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình làm bánh
chưng bán tết, chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để
tạo màu cho nếp, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình
thức


1.5.1

Gói bánh

ông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay
không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm
x 20 cm x 7 cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay không thông thường như sau:
• Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập
• Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2
theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt
trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn
(mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt
đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần
này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh
hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
• Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ
thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh
20 cm,
• Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa
vuông gạo đến gần hết bìa gạo
• ịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào
giữa bánh
• Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ
lên trên thịt
• Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều,
che kín hết thịt và đỗ
• Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa
vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
• Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp

trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
• Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
• 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Một số công đoạn cơ bản trong quy trình gói bánh chưng vuông
dùng khuôn

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến
hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong
cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá
xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4
lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh
quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh
quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho
nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau
đó được buộc lạt.
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt
hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn
thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá
theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì
mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn
thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

1.5.2 Luộc bánh
Lấy nồi to, dày với dung tích trên 100 lít tùy theo số
lượng bánh đã được gói. Rải cuống lá dong thừa xuống
dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy.
Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen
kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và
đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ

thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục
trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng


4

CHƯƠNG 1. BÁNH CHƯNG

bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập
bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên
cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những
chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín
đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc
đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay
một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

1.5.3

Ép bánh và bảo quản

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước
lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp,
dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn
(tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Bánh chưng chấm mật mía
Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ
khô ráo trong nhà để bảo quản.
Cho thầy chấm mật…”
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi
bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết
có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng

ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng 1.7 Bánh chưng dài
nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu
là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách
ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với
sự tích vua ang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp
tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh
chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc
phá quân anh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện
cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

1.6 Sử dụng
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và
bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn
bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi
mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ. Một chiếc bánh chưng vuông và một chiếc bánh chưng tày vừa
Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính được gói
lạt gói bánh đó. Cách cắt bánh vuông như vậy giúp cho
mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau. Ngoài ra cũng
thường thấy cách cắt bánh chưng vuông theo phương
ngang và khi đó các miếng bánh ở giữa sẽ nhiều nhân
hơn. Bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng
bánh”.
Bánh chưng thường được ăn cùng với dưa hành, nước
mắm, xì dầu rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị
lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng
trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.
Bánh chưng cũng có thể được chấm với mật mía, đặc
biệt ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như anh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh[6][7] .
Đồng dao Việt Nam có câu:[8]

"…Lấy đôi đũa đỏ
Cho thầy gãi lưng.
Bóc đồng bánh chưng

Bánh chưng vuông đã được bóc lá xắt miếng chéo

Một số vùng, trong đó có Phú ọ - vùng trung du
đất Tổ của các vua Hùng, không thịnh hành gói bánh
chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là “bánh
chưng dài”, hay “bánh tày”. Bánh tày còn là loại bánh


1.8. MỘT SỐ LOẠI BÁNH CHƯNG KHÁC

5

Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền 1.8.3 Bánh chưng cốm
Bắc Việt Nam. (Xem bài bánh tét)
Giáo sư Trần ốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng
xưa không phải là hình vuông. eo ông: "Bánh chưng với gạo nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như
vuông tượng đất, bánh giầy tròn tượng trời là một triết mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là
lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có
ở đời Hán. Vậy, làm gì có chuyện “bánh chưng vuông thêm thịt nạc bên trong. Khi được cắt ra, bánh chưng
tượng trời” ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở cốm cũng có 5 màu sắc: Màu vàng ngà của nhân đậu
Cổ Loa, thủ đô của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm xanh, màu đỏ hồng của thịt lợn ninh nhừ, màu trắng
Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng thấp thoáng của nếp dẻo, màu xanh vàng của lá dong
vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Bánh rất ngon,
bùi và thơm hương cốm.
tét hay là bánh tày".[9]
Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ (đậu

xanh), và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn
lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh 1.8.4
rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có
thể dùng lá chuối, lá chít thay cho lá dong, với 2 đến 4
lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và
quấn bằng lạt giang đã được nối bằng phương thức đặc
biệt để bó chặt chiếc bánh.

Bánh chưng cẩm

Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh
chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh,
đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng
khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc,
cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người
ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong.

1.8 Một số loại bánh chưng khác
1.8.1

Bánh chưng ngũ sắc

Là loại bánh chưng có 5 màu được cho là tượng trưng
cho ngũ hành: Kim - ủy - Mộc - Hỏa - ổ[10] . Gạo
màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng
từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc
màu nước lá cẩm. Khi gói bánh, người gói bánh dùng lá
ngắn từng loại gạo ra 5 góc trên khuôn gói bánh. Khi
đã đổ gạo vào từng vị trí và lèn chặt, người ta rút các
lá tạm ngăn ra và gói kín lại. Ngoài màu sắc hấp dẫn

thì bánh chưng ngũ sắc còn có mùi vị rất thơm. 5 màu
là 5 vị khác nhau, hòa quyện vào nhau nên rất dễ ăn,
không bị ngấy.

1.8.2

Bánh chưng đen (với màu đen được làm từ tro rơm nếp) của
người Dao, Việt Nam

Bánh chưng cẩm (hay còn gọi là bánh chưng đen) là
món bánh chưng truyền thống của một số dân tộc ở
vùng núi phía Bắc Việt Nam như người Tày[11] , người
ái[12] , người Dao[13] . Nguyên liệu làm bánh mang
đậm hương vị vùng cao: những cọng rơm nếp to, mọng,
vàng được gặt về rửa sạch, sau đó phơi khô và đem đốt
thành tro, vò mịn, dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn
nhất của tro. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ được trộn
cùng với tro mịn từ gốc rơm, dạ sao cho những hạt nếp
tròn mây mẩy được bao bọc bởi màu đen của tro. Nhân
của món bánh này được người Tày trộn thêm cả hành
vào nhân thịt mỡ cùng với hạt tiêu vỡ bọc ngoài là đậu
xanh. Lá để gói bánh chưng cẩm là những chiếc lá dong
rừng bánh tẻ khổ nhỏ có màu xanh đậm.

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc có phần nếp màu đỏ, thơm ngậy vị
gấc. Gạo làm bánh chưng được trộn với ruột gấc giống
như chuẩn bị gạo đồ xôi gấc. Cách gói bánh giống như
gói bánh chưng thường tuy nhiên thường không quay

mặt lá dong màu xanh vào trong để tránh làm bánh bị
lẫn mau. Làng Tranh Khúc, anh Trì, Hà Nội có nghề
truyền thống làm loại bánh chưng này.

1.8.5 Bánh chưng chay
ường hay dùng để cúng lễ ở chùa chiền. Vì nhà tu
hành Phật giáo kiêng sát sinh nên không ăn thịt động
vật. Loại bánh chưng này có hình thức không khác với
bánh chưng thường trừ việc nhân bánh không có thịt
mà có thể thay bằng nấm hương[10] .


6

CHƯƠNG 1. BÁNH CHƯNG

1.9 Kỷ lục về bánh chưng

[13] Dẻo thơm bánh chưng đen của người Dao Khâu huyện
Sìn Hồ

Chiếc bánh chưng làm tại làng nghề bánh chưng truyền
thống Làng Ước Lễ, huyện anh Oai, Hà Nội nhân dịp
Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ (2002) đã được Sách Kỷ lục
Guinness và tổ chức Ripley’s Believe It or Not![14] công
nhận là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới[15] . Bánh
nặng 1,4 tấn do 50 nghệ nhân làng Ước Lễ làm ra từ
330 kg gạo nếp, 100 kg đậu xanh, 100 kg thịt lợn, gói
bằng 1.500 chiếc lá dong và nấu trong một nồi thép cao
trên 2 m trong hơn 72 giờ.[16][17]


[14] Ripley’s Believe It or Not! không cùng thuộc một công
ty với Sách Kỷ lục Guinness, xem tại đây

1.10 Bánh chưng trong thơ văn
Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta
thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất
và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:
ịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

1.11 Xem thêm
• Bánh giầy
• Bánh tét

1.12 Chú thích
[1] Trần ốc Vượng nói về bánh chưng
[2] Các loại bánh của người Dao đỏ
[3] Tết ở Trường Sa
[4] Bánh chưng xanh nhờ… pin?
[5]
[6] Tết xưa ở quê. Báo điện tử Tổ quốc. Truy cập 20/02/2013.
[7] “Làng mật mía vào vụ Tết”. Báo điện tử Dân trí. Truy
cập ngày 7 tháng 1 năm 2012.
[8] “Ca dao tục ngữ châm biếm”. Website Bách khoa toàn
thư văn hóa Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm
2013.
[9] “Hà Nội tổ chức lễ hội “Tết Việt 2005” - Tuổi Trẻ
Online”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 1 năm 2005. Truy
cập 29 tháng 1 năm 2016.

[10] 9 kiểu bánh chưng lạ miệng ngày tết
[11] Độc đáo bánh chưng đen của người Tày
[12] Ngày tết lên Mường Chanh thưởng thức bánh chưng
đen

[15] Bánh chưng khổng lồ được ghi nhận kỷ lục Guiness
VNExpress Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2006
[16] Bánh chưng khổng lồ đã ra Hà Nội VNExpress, truy cập
ngày 8 tháng 2 năm 2008
[17] Kỷ Lục Guiness Bánh Chưng Việt Nam Trang chủ Coca
Cola Việt Nam truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008

1.13 Liên kết ngoài


Chương 2

Bánh cuốn
Bánh cuốn là tên gọi loại thực phẩm làm từ bột gạo
hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau
hoặc thịt.

2.1 Lịch sử
Trong An Nam chí lược, sử gia Lê Tắc chú rằng "vào Tết
Hàn thực, đem bánh cuốn tặng nhau". Điểm nữa là trong
thi phẩm Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương
Hiển Khanh (
), năm 1291, vua Trần Nhân Tông
cho hay: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên Bánh cuốn trước khi cho nhân vào
chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh xuân thái, là

phong tục cũ của An Nam xưa nay" (
,
,
). Còn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa
dẫn rằng, bánh xuân thái cũng chính là tên gọi khác
của bánh cuốn, sách này đồng thời nói: "yển bính
nhiều nhân càng ngon; Hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo
thay"[1] . Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy
lên thời Lý, nhằm tết Hàn thực, người Việt ăn bánh
cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chứ chưa
có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh
cuốn còn được gọi là bánh xuân ( ) hoặc bánh xuân
thái ( ), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt),
được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn
ngày nay.
Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội

2.2 Đặc điểm

2.2.1 Bánh cuốn Hà Nội

Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải
mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ.
xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được
mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra. Sau khi
bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc
này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc
nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào
chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… Rắc thêm hành
khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua,

cay, mặn, ngọt.

Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi
đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại
với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín.
Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa
cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi
xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên
trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng
rau thơm như rau bạc hà, rau mùi…Bánh cuốn sẽ được
thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và
chút hành khô trong đó.
7


8

2.2.2

CHƯƠNG 2. BÁNH CUỐN

Bánh cuốn Thanh Trì

2.2.4 Bánh cuốn Hải Dương

Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu
phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn, bánh được tráng thành
từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm
nước mỡ và hành đã được phi thơm ngào ngạt (Mỡ nước
ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ

lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy).
Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một
cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách
nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Khi ăn, phải
dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt
thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng. Nước chấm
được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác
để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của
nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi
thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của
ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt
Bánh cuốn Thanh Trì
tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm
một chút chua hăng nồng của quất. Ăn kèm với bánh
Bánh cuốn anh Trì là món ăn nổi tiếng của người cuốn có chả quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát
Hà Nội, là đặc sản của phường anh Trì, ận Hoàng mỏng hình quả trám. Khi ăn vừa có độ dai dai của vỏ,
Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, vừa có độ ròn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột.
tráng mỏng như tờ giấy. Bánh cuốn anh Trì không có
nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một
chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. 2.2.5 Bánh cuốn Làng Kênh
Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di
dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, Bánh cuốn Làng Kênh có bí quyết làm riêng và thường
người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. Gạo làm
bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn bột bánh thường là giống gạo Mộc Tuyền. Những người
khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ
hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng
lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần trong chợ.
lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó,
với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi.
Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới 2.2.6 Bánh cuốn Phủ Lý

cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể
nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà
Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng Nội chừng 60 km. Bánh cuốn ở nơi đây rất nổi tiếng
người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa trong các tỉnh phía Bắc. Các xe du lịch khi đi trên quốc
lộ 1A qua thành phố Phủ Lý thường ghé lại thưởng
hoặc đậu rán và rau mùi.
thức món bánh cuốn trứ danh này. Bánh cuốn Phủ Lý
có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn anh Trì.
Bánh cuốn ở đây hoàn toàn không có nhân. Bánh sau
2.2.3 Bánh cuốn Lạng Sơn
khi tráng xong được gấp gọn lại và bày lên đĩa. Nếu
như bánh cuốn Hà Nội hoặc ở một số địa phương khác
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt thường được ưa chuộng khi bánh mới tráng xong còn
nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước mềm và mướt thì bánh cuốn Phủ Lý không giống như
canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vậy. Các hàng bánh cuốn tráng bánh từ trước rồi để
vị, hành, mùi, tiêu, ớt. Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn xếp lên nhau trên 1 mâm lớn. Khi có khách tới ăn, họ
dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được bóc từng lá bánh ra gấp và bày lên đĩa. Do đó bánh
hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng cuốn Phủ Lý khi thưởng thức có phần cứng và dày hơn
mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn Hà Nội. Bánh được ăn kèm với nước chấm và
bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan hành phi thơm rắc lên trên. Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm
nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng với thịt nướng chứ không ăn với chả quế, giò lụa như
sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng nơi khác. Một điều làm tôn thêm hương vị thơm ngon
đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho của bánh cuốn ở đây đó chính là thịt nướng hay còn
và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm gọi là chả nướng này. ịt được chọn loại có cả nạc cả
mỡ chứ không chú trọng chọn miếng nguyên nạc như
ngon.


2.4. THAM KHẢO
thịt ở Hà Nội nên khi ăn cảm thấy thịt ngon, mềm hơn

chứ không hề bị khô. ịt nướng trực tiếp trên than,
vừa chín tới, ăn kèm với bánh cuốn.

2.2.7

Bánh cuốn ngoài Việt Nam

Ở châu Âu, bánh cuốn bán trong các quán ăn của người
Việt có cách làm hơi khác. Vỏ bánh thường được tráng
trong chảo có láng dầu thay vì được hấp trên nồi nước
sôi.

2.3 Xem thêm
• Bánh ướt
• Bánh tráng
• Gỏi cuốn

2.4 Tham khảo
[1] Bánh của người Việt

• Bánh cuốn anh Trì
• Ăn bánh “một gian” nhớ về “hai mươi bốn gian”
xưa
• Bánh cuốn Làng Kênh

9


10


CHƯƠNG 2. BÁNH CUỐN

2.5 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh
2.5.1

Văn bản

• Bánh ưng Nguồn: Người đóng góp: Mxn, DHN, Mekong
Bluesman, Vương Ngân Hà, Phan Ba, Nguyễn anh ang, Trung, Trungduongm, ái Nhi, aisk, Lưu Ly, Vinhtantran,
Casablanca1911, Newone, DHN-bot, Dung005, Ctmt, Trungda, Viethavvh, Escarbot, Goodfriend, Bình Giang, Rungbachduong, Tuantu
51, VolkovBot, Duyệt-phố, Langtucodoc, TVT-bot, Lamb2, DXLINH, Qbot, Mag~viwiki, Sholokhov, BabyV, Mikaelo, Rongphapthuat,
Luckas-bot, Eternal Dragon, Ptbotgourou, Porcupine, Minh Tâm-T41-BCA, Hungda, Long Nguyễn Hoàng, Tnt1984, TuHan-Bot,
Tam Hữu, ZéroBot, Jspeed1310, CNBH, Cheers!-bot, ELFSuJuKyuHyun, Greeno, TuanUt, Alphama, Makecat-bot, AlphamaBot,
Rotlink, Hugopako, DTC.HONGLAC, Earthshaker, Addbot, TuanUt-Bot!, Gaconnhanhnhen, itxongkhoiAWB, Shadow1990~viwiki,
Dungfam, Phùng Mạnh Hùng, Tuanminh01, TuanminhBot, Én bạc AWB, Hoangduc123 và 83 người vô danh
• Bánh cuốn Nguồn: Người đóng góp: Mxn, DHN, Mekong
Bluesman, Nguyễn anh ang, Trung, Duongdt, Vinhtantran, Casablanca1911, Newone, DHN-bot, Lê y, Ctmt, Gsh,
Nguoithudo, Viethavvh, ijs!bot, VolkovBot, Magnifier, Duyệt-phố, Conbo, Dotuanhungdaklak, Qbot, MystBot, Luckas-bot, Ronanbzn, Prenn, Hungda, Phó Nháy, Tnt1984, TuHan-Bot, EmausBot, CNBH, Tot2ivn, Cheers!-bot, DienDanHaiDuong, MerlIwBot,
DanGong, Lamthienvinh, Leninvn, Alphama, Makecat-bot, Hoang Dat, AlphamaBot, Hugopako, Addbot, itxongkhoiAWB,
Tienkom113, Bánh Vừng Vòng, Phùng Mạnh Hùng, PhanAnh123, Tuanminh01, TuanminhBot, Én bạc, Phongvienbinhduong, ,
Xuân ảo Đường, Nam Hương Tử, Minh28397, Tristanundisolde và 30 người vô danh

2.5.2

Hình ảnh

• Tập_tin:Banh_chung_(goi_khong_khuon).jpg Nguồn: />khong_khuon%29.jpg Giấy phép: Public domain Người đóng góp: vi:Tập tin:Banh chung (goi khong khuon).jpg Nghệ sĩ đầu tiên: vi:
Viethavvh
• Tập_tin:Banh_chung_vuong_2.JPG Nguồn: Giấy
phép: Public domain Người đóng góp: Transferred from vi.wikipedia Nghệ sĩ đầu tiên: Viethavvh at vi.wikipedia

• Tập_tin:Banh_cuon.jpg Nguồn: Giấy phép: Public domain
Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ đầu tiên: Lưu Ly
• Tập_tin:Banh_tay.jpg Nguồn: Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người
đóng góp: vi:Tập tin:Bánh chưng.jpg Nghệ sĩ đầu tiên: vi:user:Viethavvh
• Tập_tin:Bánh_chưng.jpg Nguồn: Giấy phép:
CC BY 2.0 Người đóng góp: originally posted to Flir as Banh Chung Nghệ sĩ đầu tiên: pmquan
• Tập_tin:Bánh_chưng_chấm_mật_2.JPG Nguồn: />ch%E1%BA%A5m_m%E1%BA%ADt_2.JPG Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ
đầu tiên: Hungda
• Tập_tin:Bánh_chưng_đen.jpg Nguồn: />91en.jpg Giấy phép: CC BY-SA 4.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ đầu tiên: Viethavvh
• Tập_tin:Bánh_cuốn.jpg Nguồn: Giấy phép:
Public domain Người đóng góp: Transferred from vi.wikipedia Nghệ sĩ đầu tiên: Casablanca1911 at vi.wikipedia
• Tập_tin:Bánh_cuốn_Thanh_Trì.jpg Nguồn: />Thanh_Tr%C3%AC.jpg Giấy phép: Public domain Người đóng góp: Transferred from vi.wikipedia Nghệ sĩ đầu tiên: Casablanca1911
at vi.wikipedia
• Tập_tin:Bánh_cuốn_chả_lụa.jpg Nguồn: />E1%BA%A3_l%E1%BB%A5a.jpg Giấy phép: CC BY-SA 2.0 Người đóng góp: Vietnamese rice roll with sausage Nghệ sĩ đầu tiên:
stu_spivack
• Tập_tin:Bánh_cuốn_nhân_thịt.JPG Nguồn: />nh%C3%A2n_th%E1%BB%8Bt.JPG Giấy phép: Public domain Người đóng góp: Transferred from vi.wikipedia Nghệ sĩ đầu tiên:
Casablanca1911 at vi.wikipedia
• Tập_tin:Bánh_cuốn_ở_Paris.jpg Nguồn: />9F_Paris.jpg Giấy phép: CC-BY-SA 3.0 Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ?
• Tập_tin:Commons-logo.svg Nguồn: Giấy phép: Public
domain Người đóng góp: is version created by Pumbaa, using a proper partial circle and SVG geometry features. (Former versions
used to be slightly warped.) Nghệ sĩ đầu tiên: SVG version was created by User:Grunt and cleaned up by 3247, based on the earlier
PNG version, created by Reidab.
• Tập_tin:Flag_of_Vietnam.svg Nguồn: Giấy phép: Public
domain Người đóng góp: />Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=820 Nghệ sĩ đầu tiên: Lưu Ly vẽ lại theo nguồn trên
• Tập_tin:Goi_banh_chung.jpg Nguồn: Giấy phép: Public
domain Người đóng góp: vi:image:Goi banh chung.jpg Nghệ sĩ đầu tiên: vi:Lưu Ly
• Tập_tin:Goi_banh_chung_(dung_khuon).jpg Nguồn: />%28dung_khuon%29.jpg Giấy phép: Public domain Người đóng góp: vi:image:Goi banh chung (dung khuon).jpg Nghệ sĩ đầu tiên:
vi:user:Viethavvh
• Tập_tin:Lá_bánh_cuốn.JPG Nguồn: />Giấy phép: CC-BY-SA 3.0 Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ?



2.5. NGUỒN, NGƯỜI ĐÓNG GÓP, VÀ GIẤY PHÉP CHO VĂN BẢN VÀ HÌNH ẢNH

11

• Tập_tin:Nguyen_lieu_banh_chung.jpg Nguồn: />jpg Giấy phép: Public domain Người đóng góp: vi:image:Nguyen lieu banh chung.jpg Nghệ sĩ đầu tiên: vi:user:Viethavvh
• Tập_tin:Wikibooks-logo-en-noslogan.svg
Nguồn:
/>Wikibooks-logo-en-noslogan.svg Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ
đầu tiên: User:Bastique, User:Ramac et al.
• Tập_tin:Wikisource-logo.svg Nguồn: Giấy phép: CC
BY-SA 3.0 Người đóng góp: Rei-artur Nghệ sĩ đầu tiên: Nicholas Moreau

2.5.3

Giấy phép nội dung

• Creative Commons Aribution-Share Alike 3.0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×