Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.72 KB, 10 trang )

Hai đ a trứ ẻ
Thạch Lam

1. Tác giả Thạch Lam (1910 – 1942)
I. Tiểu dẫn.
a. Tiểu sử.
- Thủa nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng.
- Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm, tinh tế.
- Cùng với hai anh trai (Nhất Linh, Hoàng Đạo) là những
thành viên trụ cột của Tự lực văn đoàn.
b. Sáng tác.
- Quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
- Thành công ở những tác phẩm viết về đề tài nông thôn và
người dân nghèo.
- Có biệt tài về truyện ngắn.
+ Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân
vật.
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm,
chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm của nhà văn.
+ Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính (SGK).

2. Truyện “Hai đứa trẻ”.
a. Xuất xứ.
Rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938).
b. Bối cảnh.
Phố huyện nghèo,ga xép Cẩm Giàng, quê ngoại của nhà
văn những năm trước Cách mạng Tháng Tám (1945).
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Phố huyện lúc chiều muộn.
◊ Ấn tượng của em về không gian, về cảnh sống và những kiếp


đời được tái hiện trong đoạn trích ?
* Ấn tượng về sự lụi tàn: - chiều tàn.
- chợ tàn.
- những kiếp người tàn tạ.
* Cảnh vật, cuộn sống nơi phố huyện được miêu tả, cảm nhận
qua sự quan sát và tâm trạng của Liên – một trong hai đứa
trẻ.

a. Cảnh chiều tàn.
+ Trống thu không.
+ Ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào.
+ Muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên.
+ Phượng tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Âm thanh: man mác buồn.
- Hình ảnh, màu sắc: gợi cảm giác về sự lụi tàn.
◊ Cảnh ở đây hiện lên như thế nào ?
→Cảnh đẹp, buồn, gần gũi, giản dị, quen thuộc, mang cốt cách Việt Nam.
◊ Trước cảnh ấy, Liên có cảm xúc gì ?
- Tâm trạng Liên:+ Ngồi yên lặng.
+ Đôi mắt bóng tối ngập tràn dần.
+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía tâm hồn ngây thơ.
+ Lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.
→ sự hòa quyện giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
◊ Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng văn Thạch Lam khi đọc
những câu văn mở đầu (từ đầu đến: gió đưa vào) ?
- Nhịp điệu, giọng văn: chậm, trầm, êm dịu, giàu sức gợi tả và khơi gợi cảm xúc.
→ Giọng điệu riêng, độc đáo, đặc trưng văn phong Thạch Lam.


c. Những kiếp người tàn tạ.
◊ Tác giả đã tái hiện những kiếp người nào ?
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, cúi lom khom, đi lại tìm
tòi, nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể
dùng được của những người bán hàng để lại.
+ những con người tội nghiệp đáng thương.
+ gợi niềm trắc ẩn, cảm thương của Liên – tâm hồn đôn hậu
của Thạch Lam.
- Mẹ con chị Tí: ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè
tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách. Tuy chiều
nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm nhưng “chả kiếm
được bao nhiêu”.
+ Cảnh sống chật vật.
+ Phát hiện vẻ đẹp phẩm chất người nông dân: tần tảo, chịu
thương chịu khó.
+ Trân trọng, cảm thông sâu sắc đối với con người.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×