Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG văn 6 cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.58 KB, 5 trang )

PHÒNG GD-ĐT MAI SƠN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

TRƯỜNG THCS CHIỀNG LƯƠNG

NĂM HỌC 2016- 2017
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )

ĐỀ 3
Câu 1: (2,5điểm).
Nêu những thử thách mà Nhân vật Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã
vượt qua?
Câu 2( 4 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà
Mau.
Câu 3: (2 điểm)
Tìm và phân loại các so sánh trong câu sau:
Đất nước !
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
(Nam Hà)
Câu 4: (1,5 điểm) Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu văn sau
“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con
người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!. (Thép Mới)
Câu 5: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của từ “miền Nam” trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường
hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. (Viễn Phương)
b.Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ. (Lê Anh Xuân)
Câu 6: (8 điểm) Hãy tả lại một ngưòi bạn thân của em ở cùng Bản?




PHÒNG GD-ĐT MAI SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

TRƯỜNG THCS CHIỀNG LƯƠNG

ĐỀ 3
Câu 1: HS cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Em bé thông minh đã phải bốn lần trả lời các câu hỏi hóc búa: Lần thứ nhất là câu hỏi của
Viên Quan (Mỗi ngày con trâu cày được mấy đường); Lần thứ hai là yêu cầu của nhà Vua
(Nuôi ba con trâu đực để chúng đẻ thành chín con trâu cái trong một năm); Lần thứ ba
cũng là đề nghị của vua (Làm thịt một con chim sẻ đẻ dọn thành ba cỗ thức ăn); Lần thứ tư
là lời thách đố của sứ thần nước ngoài (Xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột một
con ốc vặn).(1,5 đ)
- Các lời thách đố lần sau khó hơn lần trước, nội dung các câu đố kì quặc, éo le, nhưng em
bé đều đã giải được mọi lời thách đố ấy bằng sự thông minh, mưu trí của mình. Ba lần đầu
là sự vặn lại kiểu “Gậy ông đập lưng ông”; Lần thứ tư em dùng chính kinh nghiệm sống
của dân gian để hóa giải câu đố của Sứ Thần. (1 đ)
Câu 2
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài sông nước Cà
Mau.
- Hình thức: viết một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh (câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn,
câu kết đoạn)
- Nội dung: về vùng sông nước Cà Mau
+ Bức tranh toàn cảnh vùng sông nước Cà Mau:
Sông ngòi, kênh rạch
Tiếng rì rào của khu rừng xanh bốn mùa, của tiếng sóng ngày đêm không ngớt
Sắc xanh: trời, nước, rừng đước...

+ Miêu tả cụ thể:
Đặc điểm của kênh, rạch (cách đặt tên) : tự nhiên, hoang dã..
Dòng sông Năm Căn: rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ...
Rừng đước Năm Căn: hùng vĩ, hoang dã..
Chợ Năm Căn: trù phú, tấp nập, độc đáo...
Câu 2:


- Có hai loại so sánh:
+ So sánh ngang bằng: Đẹp như hoa hồng
+So sánh không ngang bằng: cứng hơn sắt thép
Câu 3:
- Phép nhân hoá thể hiện ở các từ ngữ, hình ảnh: chống lại, xung phong, giữ , hi sinh. Tre,
anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!.
- Tác dụng: làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi với con người hơn. Cây tre trở thành
bạn, đồng chí sát cánh cùng ta chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu mến,
tôn vinh, ca ngợi về cây tre VN.
Câu 4:
- Câu văn có dùng phép tu từ hoán dụ, với hình ảnh dấu giầy đinh để chỉ quân Pháp, đồng
thời tác giả còn tạo được ấn tượng cho người đọc về sự tàn ác của quân xâm lược và gợi
sự căm thù đối với bè lũ cướp nước. Do đó giá trị nội dung của câu văn được tăng thêm ấn
tượng hơn, sâu sắc hơn.
Câu 5:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về người em yêu quý
b.Thân bài:
- Tả ngoại hình:
+ Tên, tuổi,
+ Dáng người
+ Gương mặt ( mắt, mũi, miệng) mái tóc

+ Màu da
Lưu ý chọn chi tiết nổi bật nhất, dễ nhớ nhất
- Tính nết:
+ giản dị, chân thật
+ Vui vẻ, dễ hòa đồng
+ Chăm chỉ , khéo léo..
+ Dịu dàng kiên nhẫn.


c. Kết bài:
- Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về người đó: yêu mến, kính trọng, vâng lời... học
đuợc điều hay điều tốt
*Biểu điểm:
- Điểm 8: Bố cục rõ ràng, miêu tả được đối tượng với các nét tiêu biểu, có liên tưởng và so
sánh hay. Diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học, trình tự miêu tả hợp lí.
- Điểm 6: Bố cục rõ ràng đặc điểm của đối tượng được miêu tả nổi bật, trình tự
miêu tả hợp lí. Diễn đạt lưu loát, bài làm có chỗ chưa sâu, trình bày khoa học, sai từ 1-> 3
lỗi chính tả.
- Điểm 4: Bố cục tương đối rõ ràng, miêu tả được đối tượng song chỗ sâu chỗ nông, liên
tưởng và so sánh chưa thực hay, hợp lí. Trình bày khoa học, diễn đạt tương đối mạch lạc.
Sai 3->4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2: Đặc điểm của đối tượng miêu tả chưa rõ, bố cục chưa thật đảm bảo, trình tự
nghệ thuật chưa được hợp lí. Diễn đạt chưa hay, mạch lạc, so sánh và liên tưởng thiếu hợp
lí, hay. Sai 4 -> 5 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm :7, 5, 3, 1: dựa vào các thang điểm trên ghi cho phù hợp.





×