Phòng GD & ĐT Nho Quan Đề Thi học sinh giỏi lớp 6
Năm học: 2007 2008
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (4 điểm)
Cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ nhà thơ Minh Huệ viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thờng tình
Bác là Hồ Chí Minh
Em hiểu cái Lẽ thờng tình mà nhà thơ Minh Huệ nói trong đoạn thơ nh thế nào?
Câu 2: ( 4 điểm )
Hãy xác định và nêu rõ giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Trăng ơitừ đâu đến?
Hay từ một sân chơi?
Trăng bay nh quả bóng
Đứa nào đã lên trời.
( Trăng ơi từ đâu đến? Trần Đăng Khoa)
Câu 3: ( 12 điểm )
Bài thơ Lợm của Tố Hữa là một bài thơ hay. Thay lời tác giả hãy chuyển nội
dung bài thơ thành một câu chuyện.
Phòng GD & ĐT Nho Quan Đề Thi học sinh giỏi lớp 6
(Hớng dẫn chấm)
Năm học: 2007 2008
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (4 điểm)
a/ Về nội dung: Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ viết năm 1951 đã ca ngợi tình
yêu thơng mênh mông của Bác Hồ với chiến sĩ, đồng bào. Cuối bài thơ tác giả giải thích
Đêm nay Bác không ngủ là Lẽ thờng tình (1 điểm )
- Cái lẽ thờng tình mà nhà thơ nói đến là chính là lòng nhân ái bao la, là tấm lòng lo
nớc thơng dân của chủ tịch Hồ Chí Minh. ( Trên đờng đi chiến dịch Bác đã xông pha, gian
khổ cùng các chiến sĩ; đêm đông Bác đốt lửa cho chiến sĩ, Bác đi dém chăn cho từng
chiến sĩ; Bác thơng đoàn dân công ngủ ngoài rừng) (1 điểm)
- Khổ thơ cuối đã gợi lòng nhân ái, đạo đức nhân cách cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí
Minh. ( 1 điểm)
b/ Về hình thức: (1 điểm)
- Học sinh có thể trình bầy thành một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn.
- Diễn đạt mạch lạc trong sáng , không mắc các lỗi dùng từ lỗi chính tả.
Câu 2: (4 điểm)
* Học sinh cần chỉ ra đợc hai phép tu từ nhân hoá và so sánh và ý nghĩa của chúng
trong khổ thơ.
- Nhân hoá:
+ Gọi trăng, hỏi trăng từ từ đâu tới.
+ Phép nhân hoá cho thấy trăng rất đẹp nên tác giả muốn gọi trăng muốn hỏi trăng
và làm cho vầng trăng trở nên gần gũi nh ngời bạn.
- So sánh:
+ Trăng nh quả bóng, đứa nào đá lên trời.
+ Cách so sánh vừa hay vừa hợp lí thể hiện trí tợng tợng ngộ nghĩnh, tâm hồn trong
sáng hồn nhiên của trẻ thơ.
* Cách cho điểm:
Mỗi biện pháp tu từ
- Xác định đúng đợc biện pháp tu từ cho 1 điểm
- Nêu đợc ý nghĩa cho 1 điểm.
Câu 3:
a/ Yêu cầu
* Về nội dung:
Bài làm chuyển nội dung bài thơ thành một câu chuyện đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu về em Lợm (Học sinh có thể mở bài theo các cách khac nhau nh-
ng cần giới thiệu đợc về Lợm ) Ví dụ:
- Lịch sử đã có nhiều em thiếu nhi tham gia kháng chiến và đã anh dũng hi sinh.
- Lợm là một trờng hợp rất đáng khâm phục.
Thân bài:
- Kể về lần gặp Lợm tại Huế.
+ Giới thiệu hoàn cảnh gặp Lợm (Ngày Huế kháng chiến chống Pháp tôi ở Hà Nội
về.)
+ Miêu tả chân dung Lợm.
+ Kể về cuộc trò chuyện với Lợm.
+ chia tay Lợm.
- Kể về Lựơm hi sinh
+ Giới thiệu hoàn cảnh tình huống biết Lợm hi sinh. ( Gặp một ngời quen và đợc
nghe kể lại.)
+ Kể về tình huống Lợm hi sinh.
Kết bài
- Bày tỏ lòng tiếc thơng về sự hi sinh của Lợm.
- Suy nghĩ cảm xúc về cái chết của Lợm.
* Về hình thức:
- Biết chuyển bài thơ thành một câu chuyện đợc kể ở ngôi thứ nhất.
- Biết trình bầy lời đối thoại của các nhân vật. (Xuống dòng, gạch đầu dòng)
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc không sai chính tả.
b/ Cách cho điểm:
- Điểm 11 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu châm trớc một vài sai sót nhỏ về
chính tả.
- Điểm 9 10: Bài làm đáp ứng hầu hết các yêu cầu có thể còn một vài lỗi về
diễn đạt, một vài lỗi chính tả.
- Điểm 7 8: Bài làm đáp ứng 2/3 yêu cầu, có thể còn mắc một số lỗi về diễn đạt,
dùng từ, chính tả.
- Điểm 5 6: Bài làm đáp ứng 1/2 yêu cầu về nội dung vẫn phải đảm bảo hình thức
một câu chuyện và vẫn phải chuyển ngôi kể.
- Điểm 3 - 4: Bài làm đáp ứng 1/3 yêu cầu về nội dung vẫn phải đảm bảo hình thức
một câu chuyện có thể chuyển cha đúng ngôi kể, có thể còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1- 2: Dới dạng diễn xuôi bài thơ hoặc tóm tắt nội dung bài thơ, mắc nhiều
lỗi.
.