Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

XUẤT HUYẾT dưới MÀNG NHỆN DO CHẤN THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.41 KB, 17 trang )

XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN DO CHẤN THƯƠNG
(XHDMN)
I.ĐẠI CƯƠNG:

XHDMN là một tổn thương thường gặp trong chấn thương sọ não kèm với những tổn thương khác: dập não, máu tụ trong sọ…

II.NGUYÊN NHÂN:

Có thể có nhiều nguyên nhân khác như là vỡ túi phình động mạch, vỡ dị dạng động-tĩnh mạch, bệnh xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp, u não, rối
loạn đông máu, viêm màng não, sản giật…

III.GIẢI PHẪU BỆNH:

-XHDMN thường gặp ở vùng hố liên cuống não do các tĩnh mạch này bị đứt và ở vùng khe Sylvius do các tĩnh mạch bị rách do quá trình tăng giảm tốc
đột ngột của đầu do chấn thương

-Co thắt mạch máu não: gây ra tổn thương não nặng nề hơn do thiếu máu nuôi, hiếm xảy ra trước ngày thứ 3 sau XHDMN, thường là 1 tuần sau, có thể
kéo dài đến 3 hoặc 4 tuần.


NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân giây xuất huyết dưới nhện bao gồm:
·        Chấn thương: nguyên nhân thường giặp nhất
·        Xuất huyết dưới nhện tự phát
·        Túi phình động mạch trong não vỡ chiếm 75- 80%
·        AVM vỡ chiếm 4-5%
·        Bệnh lý mạch máu liên quan đến hệ thần kinh trung ương
·        U não: rất hiếm gặp(có một số ca đã được báo cáo)
·        Bóc tách động mạch não( cũng có thể sau chấn thương)
Ø      Động mạch cảnh
Ø      Động mạch cột sống :có thể giây máu tụ trong não thất, đặc biệt não thất 4 và não thất


3


·        Vỡ một động mạch nông
·        Vỡ một infundibulum
·         Rối loạn đông máu: Do tai biến điều trị hoặc do mất cân bằng các thành phần
trong máu.
·        Tắt xoang tnh mạch màng cứng
·         AVM tuỷ thường ở vùng cổ và vùng ngực dưới
·         Pretruncal nonaneurysmal SAH
·         Thuốc :Ví dụ Cocaine
·         Bệnh lý tế bào hình liềm
·        U tuyến yên xuất huyết
·        Không rõ nguyên nhân


III.LÂM SÀNG VÀ DIỄN TIẾN CỦA BỆNH:
A.Lâm sàng
1.Rối loạn về tri giác
2.Dấu thần kinh khu trú
-Đồng tử một bên dãn
-Liệt mặt trung ương
-Yếu, liệt nửa người đối bên
-Nói khó
-Động kinh cục bộ
3.Dấu hiệu sinh tồn
-Dấu màng não
-Dấu Kernig dương tính
B.Diễn tiến
1.Tràn dịch não thất

2.Tổn thương các dây thần kinh sọ và tủy sống

3. Viêm dính màng nhện sau đó có thể hình thành nang màng nhện.



V. CHẨN ĐOÁN:
1.Chọc dò tủy sống:
Lấy ra máu không đông, cùng đậm độ ở các ống nghiệm khác nhau

Trong trường hợp có tăng áp lực nội sọ, không chọc dò tủy sống vì sẽ có biến chứng tụt não.

2.Chụp CT, cắt lớp điện toán

-Vùng xuất huyết là những vùng có tăng đậm độ hình ngoằn ngoèo theo các rãnh của các hồi não

3.Chụp MRI
Giai đoạn cấp: thường không rõ

Giai đoạn bán cấp: hình ảnh xuất huyết rõ sau 4-7 ngày sau chấn thương

Giai đoạn mãn: biểu hiện bằng lớp mỏng giảm đậm độ xung quanh các bể dịch não tủy, khe lien bán cầu, khe Sylvius, các rãnh vỏ não


Cách xử trí
Khi túi phình đã bị vỡ ra gây xuất huyết khoang dưới nhện, các biện pháp hồi sức tích cực phải
được tiến hành: đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, chống tăng áp
lực nội sọ, kiểm soát huyết áp, chống co thắt mạch não thứ phát. Liệu pháp “3H” pha loãng máu để
đưa hematocrite xuống 30% (hemodilution), nâng huyết áp lên (hypertension) và tăng thể tích tuần
hoàn (hypervolemia) cần được duy trì. Khi bệnh nhân đã ổn định, xét chỉ định chụp mạch xác định

khối phồng và tiến hành phẫu thuật hoặc đặt coil.


VI.ĐIỀU TRỊ:

Bao gồm cả những tổn thương đi kèm

1.Dùng thuốc NIMODIPINE

Gọi là chất đối kháng Calcium, dung trong 12 giờ đầu sau chấn thương kéo dài đến ngày 21: truyền tĩnh mạch 2mg/mỗi giờ, trong 7-10 ngày. Sau
đó uống 60mg/mỗi 4 giờ, dùng đến ngày thứ 21.

Nimodipine có thể gây hạ huyết áp

2.Trường hợp dãn não thất:

Phải dẫn lưu não thất cấp cứu để giảm áp lực nội sọ bị tăng

VII. KẾT LUẬN:

Việc điều trị cần chú ý đến các tổn thương phối hợp, do đó phải kết hợp điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.



XuẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆNH TRÊN CT-SCAN


XuẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆNH TRÊN CT-SCAN



XuẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆNH TRÊN CT-SCAN


XuẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆNH TRÊN CT-SCAN







×