Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

2016 nguyen ly YHGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 12 trang )

BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

CÁC NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH
TS. BS. TRẦN ĐỨC SĨ
TS. BS. NGUYỄN THANH HiỆP

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:


Kiến thức:

Liệt kê được các nguyên lý của y học gia đình (Y5);
Biết được ý nghĩa của các nguyên lý trên (Y5).


Kỹ năng:

Trước những thắc mắc về YHGĐ, học viên có thể tóm lược dễ hiểu nhưng đầy đủ về sáu
nguyên lý cơ bản (Y5);
Giải thích, nêu bật được vai trò, lợi ích của mô hình YHGĐ thông qua các nguyên lý nêu
trên (SĐH);
Ứng dụng được các nguyên lý YHGĐ vào các hoạt động hành nghề của bản thân, tùy theo điều
kiện thực tế (SĐH).


Thái độ:

Nhận thức vai trò, lợi ích của mô hình y học gia đình thông qua các nguyên lý YHGĐ (Y5).

1



BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TIẾP CẬN VẤN ĐỀ
Tình huống giả định 1




Hiện nay, nếu một người dân có con nhỏ đang sốt cao, tùy từng gia đình, họ sẽ
đưa con đến khám tại: phòng mạch tư BS Nội Tổng quát, phòng mạch tư BS CK
Nhi, phòng khám đa khoa tư nhân, Bệnh viện (BV) tư, BV đa khoa công, BV
chuyên khoa Nhi, hoặc thậm chí mua thuốc theo chỉ định của dược sĩ tại nhà
thuốc tây.

Vấn đề
Điều này cho thấy nhiều vấn đề của hệ thống y tế hiện nay:


Bất bình đẳng trong chăm sóc y tế: trẻ em gia đình khá giả có nhiều lựa chọn hơn
ở cả cơ sở y tế công hay tư, các gia đình neo đơn không có thời gian thì phải bắt
buộc đưa con khám ngoài giờ hoặc đến các cơ sở tư dù điều kiện kinh tế có hạn
chế.



Bệnh nhân tự lựa chọn khám chuyên khoa, không có sự sàng lọc trước, do đó
không được chuyển bệnh đúng chuyên khoa. Quyền lợi của bệnh nhân do đó khó
được bảo đảm; ngoài ra còn gây mất cân đối trong việc tổ chức và sử dụng các
cơ sở y tế các cấp, gây tình trạng khám bệnh vượt cấp và quá tải tại các BV tuyến

trên.

Tình huống giả định 2




Vấn đề


2

Giả sử bạn đang khám tại phòng khám tư tại nhà, một bệnh nhân nam trẻ tuổi
gần nhà đến khám lần đầu tiên vì đau đầu. Bạn khám kỹ lưỡng nhưng không phát
hiện bất thường gì khác, không có biểu hiện thần kinh khác nên kê toa thuốc đau
đầu đơn thuần cho bệnh nhân. Hai ngày sau, bạn “nghe nói” là bệnh nhân đó
đang nằm viện vì một lý do chưa rỏ và gia đình bệnh nhân có ý trách móc mình.
Trong trường hợp đó bạn có cảm thấy lo lắng? Nếu muốn nắm thông tin về bệnh
nhân đó, bạn sẽ làm gì? Dọ hỏi trong xóm? Đến nhà bệnh nhân? Đến bệnh viện?

Không bàn đến khía cạnh điều trị, vấn đề đầu tiên có thể thấy là quan hệ giữa bác
sĩ điều trị và bệnh nhân/thân nhân bệnh nhân. Ta có thể thấy rỏ xu hướng gia
tăng các vụ kiện cáo nhân viên y tế trong thời gian gần đây. Đó là do sự thiếu
lòng tin của bệnh nhân và thân nhân đối với nhân viên y tế cũng như thiếu một
sự gắn kết lâu dài giữa người bác sĩ và bệnh nhân. Đa số bệnh nhân còn chủ
quan, chỉ đến bác sĩ khi có vấn đề sức khỏe nào đấy, sau đó thậm chí không hề
tái khám theo lịch hẹn. Khi cần thiết, bệnh nhân thường chọn một bác sĩ bất kỳ
hoặc theo lời giới thiệu nào đấy nên luôn sẵn tâm trạng nghi ngờ bác sĩ và có xu
hướng đổ lỗi cho bác sĩ về tất cả các diễn biến nặng nào khác, đôi khi có thể chỉ



BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
do ngẫu nhiên xảy ra. Điều này càng tăng nặng hơn khi mà các tuyến sau thường
không giải thích rỏ ràng về bệnh tật cho bệnh nhân và thân nhân, nói sơ sài, mơ
hồ, thậm chí đôi khi đưa ra những tuyên bố quy kết chủ quan, thiếu tế nhị.


Vấn đề bất cập thứ hai cần nói đến là mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong
ngành. Có một thực tế là với các trường hợp phải nhập viện, bệnh nhân thường
nhờ vả người quen trong nghề y “gửi gắm” bác sĩ điều trị; hy vọng có được
thông tin chính xác, được giải thích bệnh rỏ ràng, cũng như những lời khuyên cụ
thể hơn. Đây là một lợi thế nếu như ta đã có quan hệ quen biết trước đó với một
nhân viên nào đó trong khoa. Ngược lại có một thực tế đáng buồn là ở nhân viên
một số cơ sở sẽ có tư tưởng “đề phòng” nếu biết được bệnh nhân đang nằm viện
có người nhà là bác sĩ.



Như vậy, cần có những thay đổi sâu sắc trong hệ thống y tế của nước ta để vừa
đảm bảo được quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, vừa đảm bảo hoạt động của
nhân viên y tế được bảo vệ. Cần có những thay đổi để mỗi công dân đều được
theo dõi, bảo vệ sức khỏe ngay từ khi chưa có bệnh và song song trong quá trình
đó hình thành mối quan hệ gắn kết, tin tưởng lâu dài với một người bác sĩ (hoặc
một cơ sở y tế). Người bác sĩ này (hoặc cơ sở này) sẽ theo dõi sức khỏe cho bệnh
nhân một cách tổng quát, toàn diện và lâu dài, cả trong các khía cạnh phòng bệnh
và chữa bệnh, trong bối cảnh gia đình, cộng đồng và môi trường của bệnh nhân
đó. Trong trường hợp bệnh nhân phải nhập viện hoặc cần những can thiệp
chuyên khoa khác, đây sẽ là cầu nối giữa bác sĩ điều trị và bệnh nhân/thân nhân
bệnh nhân, thông tin chi tiết về tiền sử bệnh trước đó cho bác sĩ tại bệnh viện,
nắm thông tin phản hồi từ phía bệnh viện, giải thích rỏ hơn hoặc tư vấn thêm cho

gia đình nếu có nhu cầu.

Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình


3

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Bộ Y Tế đã xây dựng đề án Xây dựng và phát triển mô
hình phòng khám Bác sĩ gia đình (BSGĐ), ban hành kèm theo quyết định số 935/QĐBYT, trong đó nêu rỏ các quan điểm, nguyên tắc hoạt động của mô hình này:


1. Y học gia đình (YHGĐ) là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên
ngành rộng, lồng ghép giữa y học lâm sàng với sinh học và khoa học hành vi.



2. Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa y học gia đình, được đào tạo để hành
nghề tại tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú,
có nhiệm vụ chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe
theo những nguyên tắc đặc thù.



3. Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp, theo
hướng dự phòng, dựa vào cộng đồng và gia đình.


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch



4. Chức năng bác sĩ gia đình: Chăm sóc ban đầu cho người dân tại cộng đồng theo
hướng dự phòng.



5. Hoạt động của bác sĩ gia đình: Cung ứng dịch vụ chăm sóc toàn diện, lồng
ghép, liên tục và toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan
hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh; tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại
bỏ các hành vi nguy cơ đối với bệnh tật nhằm nâng cao năng lực của cá nhân,
nhóm và cộng đồng trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH
Vậy các nguyên lý Y Học Gia Đình là gì?
 YHGĐ là 1 CK y học cung cấp kiến thức và thực hành cho CSSK cá nhân và gia đình
một cách liên tục và tòan diện. Đây là 1 CK rộng lồng ghép của các khoa học sinh học,
lâm sàng và hành vi. Phạm vi thực hành của thầy thuốc YHGĐ bao gồm mọi lứa tuổi, các
giới, tất cả các cơ quan trong cơ thể và mọi bệnh tật. Hoạt động YHGĐ dựa trên 6
nguyên lý sau:
1. Chăm sóc ban đầu, tổng quát, toàn diện
2. Chăm sóc liên tục
3. Chăm sóc phối hợp
4. Hướng phòng bệnh
5. Hướng cộng đồng
6. Hướng gia đình
Những nguyên lý này, trong thực tế đan xen, lồng ghép trong nhau, định hướng cho các hoạt
động của người BSGĐ.
Chăm sóc ban đầu
Y học gia đình xây dựng hình ảnh một người bác sĩ gần gũi và luôn sẵn sàng ; là người đầu
tiên mà bệnh nhân nghĩ đến, tìm đến khi có những vấn đề sức khỏe bất kỳ. Y học gia đình

do đó phải thỏa một điều kiện tiên quyết là dễ tiếp cận. Đối tượng phục vụ của bác sĩ gia
đình sẽ là những người dân sống trong khu vực không quá xa phòng khám. Một gia đình
người Việt giàu có, sống và làm việc hoàn toàn tại Hà Nội mà đăng ký một bác sĩ gia đình
đang hành nghề tại Singapor thì họ không thể nào thụ hưởng những lợi ích tương đương
trong hoạt động chăm sóc sức khỏe như đối với một nông dân Singapor sống gần với người
BSGĐ của họ.
Đa số người dân hình dung người BSGĐ là người cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà.
Đây là một quan điểm không đúng. Dù là một trong những hoạt động của người BSGĐ,

4


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
nhưng đó không thể là hoạt động chính, xét về mặt chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng như
trên khía cạnh kinh tế. Nếu đến nhà từng bệnh nhân, người bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian
làm việc cho việc di chuyển. Hoạt động này chỉ nên dành riêng cho một số giới hạn những
đối tượng khó khăn về đi lại: người già neo đơn, tàn tật, …
Y học gia đình là một chuyên khoa lâm sàng đa chuyên khoa, bao gồm cả xử trí cấp cứu ban
đầu. Tính đa chuyên khoa thể hiện ở chổ người BSGĐ phải đáp ứng đa số các tình huống
lâm sàng trong tiếp cận ban đầu. Điều này đòi hỏi người BSGĐ phải được đào tạo chuyên
khoa rộng và theo hướng ngoại trú; có nghĩa là họ không bắt buộc phải thành thục cả những
kiến thức kỹ năng chuyên khoa sâu liên quan đến điều trị nội trú của các chuyên khoa khác,
nhưng phải có khả năng xử trí ngoại trú đa số các trường hợp, khả năng nhận biết các trường
hợp nặng, cấp cứu cũng như khả năng theo dõi lâu dài các bệnh lý mạn tính của nhiều
chuyên khoa.
Người BSGĐ phải có kỹ năng xử trí các trường hợp cấp cứu ban đầu trong mức độ phù hợp,
nhưng không bị bắt buộc phải làm thay công việc của cấp cứu 115. Tùy điều kiện nhân sự,
trang bị, địa bàn mà người BSGĐ hoặc phòng khám BSGĐ có thể thực hiện sơ cấp cứu tại
phòng khám, tại nhà, trực trả lời điện thoại, tư vấn, hướng dẫn sơ cứu v.v… trong giờ hành
chánh hay trực đêm. Một trường hợp bị thương vì chó nhà cắn thì nên đến cấp cứu tại

BSGĐ để được chăm sóc vết thương, cho thuốc dự phòng, tiêm ngừa nếu cần cũng như tư
vấn các vấn đề liên quan khác; nhưng một trường hợp chấn thương sọ não ngay trước cửa
BV 115, Tp. HCM thì nên đưa vào cấp cứu tại BV 115 hơn là chở tới BSGĐ hay là đợi
BSGĐ từ Q. Phú Nhuận đến sơ cứu.
Hoạt động của một BSGĐ hoặc một nhóm BSGĐ sẽ gắn liền với địa bàn của mình. Do đó
họ sẽ phải làm việc ở những môi trường khác nhau: nông thôn, thành thị, miền ngược, miền
xuôi,… Ở một số nước, nhờ đặc thù về đào tạo đa ngành, người BS được đào tạo chuyên
khoa BSGĐ sẽ được tín nhiệm cả ở các khoa nội trú, các phòng khám ngoại chẩn bệnh viện,
phòng cấp cứu, các trung tâm cấp cứu ngoại chẩn v.v… Bên cạnh đó, môi trường làm việc
của từng BSGĐ cũng có thể thay đổi. Một khu vực ngoại ô nghèo với những mặt bệnh đặc
thù như viêm nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh cơ xương khớp v.v…; qua quá trình đô thị hóa sẽ
xuất hiện những cụm dân cư mới có đời sống kinh tế xã hội khá giả hơn với các mặt bệnh
chuyển hóa dần trở nên phổ biến hơn. Do đó, người BSGĐ sẽ phải tự đào tạo liên tục theo
đòi hỏi để thỏa mãn các nguyên lý của YHGĐ, nguyên lý chăm sóc ban đầu, chăm sóc toàn
diện.

Chăm sóc toàn diện
Cách tiếp cận cổ điển từ các khoa lâm sàng nội trú từ trước đến nay là cách tiếp cận hướng
bệnh. Bệnh nhân nhập khoa hầu như là với một lý do nhập viện đơn nhất. Hướng xử trí sẽ là
đưa ra chẩn đoán một tên «bệnh » và tiến hành các biện pháp điều trị dành cho « bệnh » đó.
Trong trường hợp bệnh nhân có nhiều vấn đề sức khỏe, một « bệnh » sẽ được chọn ra như là
vấn đề chủ yếu, các vấn đề khác chỉ là thứ yếu : mời hội chẩn, điều trị tạm, để sau hoặc
thậm chí bỏ qua. Đặc biệt, các vấn đề về tâm lý xã hội thường bị bỏ qua nhất. Chăm sóc
hướng bệnh nhân trong YHGĐ lấy đối tượng của mình không phải chỉ là một « căn bệnh »
mà là một con người toàn diện với tất cả các bất thường về sức khỏe cũng như các yếu tố

5


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

khác có liên quan đến sức khỏe, như các yếu tố gia đình, môi trường xã hội. Chăm sóc
hướng gia đình, chăm sóc hướng cộng đồng cũng là những nguyên lý của YHGĐ.
Người BSGĐ sẽ tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ, lượng giá
các vấn đề sức khỏe, xác định nguyên nhân và xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe
của người bệnh, thậm chí cả ở người chưa bệnh. Các vấn đề sức khỏe đó có thể là một vấn
đề sinh học (bệnh tật), tâm lý hoặc là một vấn đề xã hội (bio-psycho-social spiritual). Về
mặt bệnh lý, người BSGĐ cung cấp các dịch vụ và các thủ thuật (đa chuyên khoa) cho các
vấn đề sức khỏe thông thường trong bối cảnh chăm sóc ban đầu. Bên cạnh đó, những hậu
quả tâm lý, xã hội của các bệnh lý cũng được lượng giá, dự phòng và xử lý đồng thời. Cách
xử trí trong YHGĐ do đó không đơn thuần chỉ là một chỉ định thuốc hay can thiệp ngoại
khoa, mà là một kế hoạch điều trị toàn diện (tùy từng bệnh nhân) có thể bao gồm cả toa
thuốc, kế hoạch chuyển bệnh (nếu cần), kế hoạch theo dõi, tái khám, vật lý trị liệu, hỗ trợ
điều dưỡng, hộ lý tại nhà, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ xã hội, v.v… Khi chỉ định và thực
hiện kế hoạch điều trị này, người BSGĐ sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện trên từng người
bệnh cụ thể, sự cần thiết của từng thuốc, tương tác giữa các thuốc của nhiều chuyên khoa
khác nhau, cân nhắc đến mối tương quan lợi ích-nguy cơ v.v…

Chăm sóc liên tục
Một trong những khẩu hiệu thường nghe của YHGĐ là chăm sóc « Từ khi sinh ra đến khi
qua đời ». Nó dường như là phi thực tế nhưng lại hợp lý nếu ta luôn bám sát các nguyên lý
YHGĐ. Các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân cùng các yếu tố liên quan sẽ được theo dõi và
ghi nhận suốt cuộc đời bệnh nhân thông qua hồ sơ sức khỏe của BSGĐ. Một khi hệ thống
YHGĐ đã vững mạnh, tất cả tiền sử của bệnh nhân, kể từ những tiền sử chu sinh, tiêm
chủng, các yếu tố mắc phải, các yếu tố môi trường, tiền sử gia đình đều sẽ được ghi nhận.
Về bệnh sử cũng sẽ lưu lại lịch sử liên tục về các bệnh lý của bệnh nhân từ khi sinh ra đến
khi qua đời, từ những bệnh lý cấp tính, các vấn đề sức khỏe thoáng qua, các giai đoạn bất ổn
tâm lý v.v… đến việc theo dõi lâu dài các bệnh lý mạn tính.
Chăm sóc liên tục trong YHGĐ khác với khám bệnh liên tục theo nghĩa đen đơn thuần. Nếu
một bệnh nhân đi khám bệnh thường xuyên, đều đặn lãnh thuốc hàng tháng cho một bệnh lý
mạn tính nào đó (Vd : tăng huyết áp) thì đó chỉ là « khám bệnh liên tục » chứ chưa hẳn là

chăm sóc liên tục trong YHGĐ. Bệnh nhân này có thể sẽ được khám bởi một bác sĩ trong
một thời gian dài nhưng trong phần lớn các trường hợp thì lịch khám của các bác sĩ có thể
thay đổi và bệnh nhân sẽ được khám lúc bởi người này, lúc lại người khác. Hơn thế nữa
bệnh nhân có thể được kê thuốc huyết áp (giả sử là ức chế men chuyển) bởi một bác sĩ này,
nhưng sau đó lại đến khám một bác sĩ khác vì những cơn ho khan mới xuất hiện, mà đôi lúc
người này lại không nắm được thông tin về tiền sử dùng thuốc huyết áp trước đó. Đây là
một tình huống khá thường gặp trên thực tế lâm sàng hiện nay tại nước ta.
Chăm sóc liên tục trong y học gia đình hướng đến xây dựng mối quan hệ lâu dài và sự tin
cậy bền vững của bệnh nhân, BSGĐ sẽ theo dõi, chăm sóc liên tục theo thời gian, không
gian, liên ngành (điều này cũng nằm trong ý « Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm »).

6


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Điều phối và theo dõi chuyển khám chuyên khoa, chuyển viện, cũng là một thành phần
trong nguyên lý chăm sóc liên tục của YHGĐ. Động tác chuyển bệnh của người BSGĐ sẽ
hổ trợ rất nhiều cho bác sĩ các khoa nội trú của các bệnh viện. Ngược lại, những thông tin
phản hồi từ bệnh viện, được lưu giữ trong hồ sơ BSGĐ sẽ rất cần thiết cho việc theo dõi, giữ
gìn sức khỏe cho bệnh nhân về sau.
Ngoài ra, trong quá trình nằm viện, giữa bệnh nhân/thân nhân bệnh nhân và các nhân viên y
tế cũng khó có sự đồng cảm, tin tưởng tuyệt đối do chỉ tiếp xúc nhau lần đầu. Đôi khi những
lời giải thích căn nguyên, tình trạng bệnh hay những yêu cầu cam kết thủ thuật, phẩu thuật
v.v… của bác sĩ điều trị tại khoa có thể làm bệnh nhân và gia đình bối rối. Trong trường hợp
đó, bác sĩ hoặc bệnh nhân có thể đề nghị hội chẩn BS chuyên khoa – BSGĐ để thống nhất
tiếng nói chung ; từ đó người BSGĐ có thể có những đề xuất về phía khoa cũng như những
giải thích, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình với tư cách là một bác sỹ y khoa đã nắm rỏ các
vấn đề sức khỏe của bệnh nhân một cách tổng quát, toàn diện, lâu dài. Đây cũng có thể coi
là ví dụ cho một khía cạnh khác của phương châm « Đồng hành cùng bệnh nhân » trong
YHGĐ.

Đồng hành cùng bệnh nhân vào những giây phút cuối đời cũng là một hoạt động quan trọng
của BSGĐ ở các nước phát triển. Người Việt nam có câu « nghĩa tử là nghĩa tận », nhưng
hoạt động chăm sóc giảm nhẹ - chăm sóc cuối đời chưa được thực hiện nhiều tại nước ta.
Trong đa phần các trường hợp bệnh nặng khó cứu chữa, người thân thường xin mang về
chăm sóc tại nhà. Người bệnh sẽ ra đi trong không khí ấm cúng của những người thân trong
gia đình, nhưng lại thiếu những hỗ trợ y khoa tối thiểu. Xoa dịu các nỗi đau của bệnh nhân
(ở mức độ mà pháp luật cho phép) là một trách nhiệm cao cả của người BSGĐ.

Phối hợp chăm sóc y tế
Ngoài kỹ năng lâm sàng, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, người BSGĐ cần được trang bị
cả kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thông tin liên lạc và điều phối những thành phần
khác trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân. Ngoài việc phối hợp với các bác sĩ các chuyên
khoa khác, các BSGĐ phối hợp với nhau để hình thành Mạng lưới BSGĐ và phối hợp với
các thành phần khác trong và ngoài ngành để hình thành Mạng lưới chăm sóc.
Người BSGĐ không chỉ đơn thuần kê một toa thuốc mà còn có thể chỉ định hoặc tư vấn,
giới thiệu các điều trị cận y khoa, vật lý trị liệu, điều trị y học cổ truyền, hỗ trợ điều dưỡng,
tâm lý, xã hội phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Không dừng lại ở chổ tư vấn, chỉ định,
người BSGĐ phải có mạng lưới hỗ trợ, cùng năng lực điều phối để đảm bảo những chỉ định
đó có tính khả thi, được thực hiện đúng lịch trình và với mức độ phù hợp với tình hình bệnh
lý và hoàn cảnh gia đình, xã hội của bệnh nhân.
Ngoài ra, người BSGĐ còn phải phối hợp hoạt động với các thành phần khác trong hệ thống
Y tế cộng đồng bởi chăm sóc hướng phòng bệnh, hướng cộng đồng cũng đồng thời nằm
trong những nguyên lý của YHGĐ.

7


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Chăm sóc hướng phòng bệnh, hướng cộng đồng
Tính dự phòng trong YHGĐ đầu tiên thể hiện ở hoạt động giáo dục sức khỏe, một thế mạnh

của YHGĐ. Với ưu điểm gần gủi, sự tin tưởng gắn kết lâu dài, cùng kỹ năng giao tiếp với
bệnh nhân tốt, người BSGĐ có thể tư vấn, giáo dục sức khỏe tốt cho người bệnh cũng như
những thành viên khác trong gia đình bệnh nhân. BSGĐ có thể tư vấn, khuyến khích, động
viên thay đổi hành vi sức khỏe, lối sống ; tư vấn và thực hiện việc tiêm ngừa cho trẻ em,
người lớn tùy theo cơ địa, nghề nghiệp khác nhau ; có thể khám sức khỏe định kỳ, cho chỉ
định xét nghiệm hoặc làm các thủ thuật tầm soát các bệnh lây, các bệnh mạn tính không lây,
ung bướu v,v… Đây cũng là một đặc thù của YHGĐ, đó là chăm sóc sức khỏe cho người
lành, từ khi chưa mang bệnh. Giả sử khi có bệnh thì phát hiện xử trí sớm tránh diễn tiến
nặng ; bệnh nặng thì dự phòng biến chứng, phòng tránh tử vong ; theo dõi điều trị dự phòng
biến chứng, tai biến khi điều trị. Đối với các bệnh lây thì tư vấn phòng tránh lây lan, tầm
soát những cá nhân có nguy cơ, nếu trong danh sách báo dịch thì tiến hành theo quy định.
Người BSGĐ có thể tổng hợp thông tin ở mức độ cá nhân và cộng đồng. Hoạt động này
cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho các nghiên cứu lâm sàng, các nghiên cứu dịch tể
học, lượng giá các can thiệp cộng đồng, quản lý chất lượng. Tầm quan trọng về mặt kinh tế
y tế cũng có thể được xem là một yếu tố thể hiện tính cộng đồng của YHGĐ.

Chăm sóc hướng gia đình
Yếu tố gia đình có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân cả về mặt thể chất lẫn tinh
thần. Bên cạnh những bệnh lý di truyền hiển nhiên, ở nhiều bệnh lý có tính gia đình, trong
đó bệnh lý có khởi phát, tiến triển hay không là do nhiều yếu tố tác động bao gồm : cơ địa
đặc biệt mẫn cảm (có tính di truyền) và các yếu tố bên ngoài tác động.
Những người chung sống dưới một mái nhà sẽ cùng chia sẽ một môi trường sống chung và
do đó có thể có cùng một vấn đề sức khỏe (dù không hề có tính di truyền). Một nguồn ô
nhiễm không khí gần nhà, ô nhiễm tiếng ồn, chất thải công công nghiệp, thuốc bảo vệ thực
vật, v.v…các bệnh lây nhiễm qua không khí, qua côn trùng, v.v… là những ví dụ.
Những sở thích, thói quen sống có liên quan đến sức khỏe có thể có nhiều tương đồng trong
cùng một gia đình ; do quen, do quan điểm sống, kinh nghiệm gia đình, giáo dục, điều kiện
xã hội v.v… Ví dụ : Một người nội trợ có sở thích ăn mặn thì những thành viên khác trong
gia đình sẽ dần quen với việc ăn mặn.
Các mâu thuẩn tình cảm trong gia đình có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên ;

mối liên hệ trong gia đình chặt chẽ gần gũi hay lõng lẻo xa cách sẽ khiến bệnh nhân có hay
không thể chia sẽ tâm sự cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ, từ đó tác động đến tâm lý của bệnh
nhân cũng như các vấn đề sức khỏe khác, các bệnh tâm thể, thậm chí là cả một số vấn đề
thực thể.
Chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý hướng gia đình trong ngành YHGĐ cho phép người
BSGĐ có cái nhìn cũng như có can thiệp một cách tổng thể. Điều này cho phép người

8


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
BSGĐ xử lý vấn đề sức khỏe từ gốc rễ của vấn đề (nếu có). Ở một số trường hợp, các cá
nhân khác trong gia đình có thể đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân. Do đó trong YHGĐ, mỗi gia đình có thể được coi như một đơn vị chăm sóc. Cải thiện
sức khỏe cho từng cá nhân và cho cả gia đình có thể tác động đến cả cộng đồng.

Tình huống minh họa:
Bệnh nhân A, nam 64 tuổi, sống tại Pháp cùng vợ, bà B 55 tuổi. Tháng rồi, ông A được bác
sĩ gia đình (BSGĐ) chẩn đoán và chuyển nhập viện vì nhồi máu não (NMN). Sau 2 tuần
điều trị, tình trạng bệnh nhân tạm ổn, bệnh nhân vẫn liệt ½ P 4/5, đi lại phải cần người dìu,
có khả năng kiểm soát tiêu tiểu, các chức năng thần kinh cao cấp, nhận thức không-thời gian
tốt, các tình trạng bệnh lý kết hợp (suy tim, trầm cảm, …) ổn. Bác sĩ điều trị dự trù cho bệnh
nhân xuất viện trở về nhà.
Trước khi cho BN xuất viện, bác sĩ thần kinh làm các động tác sau:
Lấy ý kiến của thân nhân và bệnh nhân.
Liên hệ với BSGĐ của bệnh nhân để:


Cho BSGĐ của bệnh nhân biết rỏ chẩn đoán cũng như dự hậu, tiến triển của bệnh.




Cùng xem xét nguyện vọng của bệnh nhân, tình trạng gia đình, xã hội của bệnh
nhân, điều kiện sống và chăm sóc y tế tại nhà.

Sau khi cùng thống nhất cho bệnh nhân xuất viện về chăm sóc tại nhà, BSGĐ có các động
tác sau:


Lên lịch các chăm sóc hỗ trợ, điều trị, tái khám, đảm bảo bn sẽ tiếp tục nhận được
điều trị ban đầu và các điều trị duy trì bao gồm cả các dự phòng cấp 2 và điều trị
các bệnh lý kết hợp.



Lên lịch các chăm sóc hỗ trợ chi tiết cho các nhân viên y tế, nhân viên hỗ trợ xã
hội có liên quan, bao gồm cả dọn dẹp, vệ sinh trong nhà.



Người vợ cũng sẽ được tư vấn để giúp đỡ bệnh nhân về mặt thể chất và tinh thần.

Sau khi về nhà, bệnh nhân được:

9



Tái khám định kỳ tại BSGĐ (khám tại nhà trong giai đoạn bệnh nhân vẫn còn khó
khăn khi đi lại); bao gồm những điều trị duy trì kéo dài, đồng thời tìm, theo dõi

các yếu tố nguy cơ tim mạch, tác dụng phụ của thuốc, những lời khuyên về chế độ
ăn uống, vệ sinh,…).



BSGĐ cũng sẽ phát hiện các suy giảm chức năng, sa sút trí tuệ, trầm cảm ở bn
hay sự suy nhược, trầm cảm ở người chăm sóc (vợ bệnh nhân). BSGĐ cũng sẽ


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
lưu tâm đến sự năng động trong sinh hoạt bao gồm cả vấn đề tình dục của bệnh
nhân (hỗ trợ tâm lý hay dùng thuốc, …) cũng như tới các vấn đề xã hội khác: việc
làm, lái xe,…


Hỗ trợ định kỳ đều đặn, thường xuyên từ nhân viên VLTL, nhân viên tâm lý, xã
hội tùy theo chỉ định của BSGĐ và các BS chuyên khoa có liên quan.



Tái khám thần kinh theo lịch: 3 tháng, sau đó mỗi 1 năm.



Tái khám BS chuyên khoa VLTL-phục hồi chức năng: 6 tháng, 1 năm, sau đó mỗi
2 năm.

Đây là một tình huống thông thường tại Pháp, qua đó thể hiện vai trò của người BSGĐ cũng
như sự liên kết hoạt động của BS chuyên khoa (trong ví dụ này là CK Thần kinh) với
BSGĐ. Các hoạt động như: liên hệ với BSGĐ, xem xét nguyện vọng của bệnh nhân, lượng

giá tình trạng gia đình, xã hội của bệnh nhân, điều kiện sống và chăm sóc y tế tại nhà, tiên
lượng khả năng tái hòa nhập cuộc sống, lên lịch tái khám v.v… được đưa vào nội dung
giảng dạy BS chuyên khoa Thần kinh một cách chính quy như là những điều kiện bắt buộc
để quyết định xuất viện, cũng tương đương như việc lượng giá mức độ tổn thương về mặt
bệnh lý thần kinh. Chính điều này (chứ không phải là yếu tố trang thiết bị) mới chính là yếu
tố thật sự tạo nên sự khác biệt trong chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các quốc
gia phát triển so với các nước thế giới thứ ba. Việc hình thành và phát triển mạng lưới
BSGĐ là điều bắt buộc nếu chúng ta thật sự muốn nâng cao chất lượng sống cũng như chất
lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

10


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Phương Hoa., Ed (2012). Y Học Gia Đình. Nhà xuất bản Y Học.
2. Bộ Y Tế (2014). Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám
bác sĩ gia đình. Thông tư Bộ Y Tế
Tài liệu ngoài nước
3. Philip D Loane, et al., Ed. (2012). Essientials of Family Medecine. 5th Edtion,
Lippincott Williams & Wilkins, Wolters Kluwer.

11


BM Y Học Gia Đình. Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Y học gia đình là một môn tập trung chủ yếu về:
a. Khám chữa bệnh ngoại trú
b. Khám bệnh tại nhà theo yêu cầu
c. Khám sàng lọc tại bệnh viện
d. Khám kế hoạch hóa gia đình
2. Y học gia đình bao gồm một số nguyên lý chính như sau, NGOẠI TRỪ:
a. Chăm sóc ban đầu
b. Điều trị chuyên sâu
c. Tiếp cận vấn đề sức khỏe một cách toàn diện
d. Can thiệp theo hướng cộng đồng
3. Đặc điểm của Bác sĩ gia đình bao gồm các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sĩ-bệnh nhân
b. Lấy bệnh nhân làm trung tâm
c. Chăm sóc hướng bệnh
d. Tôn trọng các đặc điểm riêng của bệnh nhân
4. Bác sĩ gia đình can thiệp theo hướng cộng đồng và tham gia vào các hoạt động sau đây,
NGOẠI TRỪ:
a. Tầm soát sớm các bệnh
b. Thông tin tuyên truyền
c. Đến nhà phun thuốc diệt muỗi
d. Dự phòng, giáo dục sức khỏe
5. Tính toàn diện trong Y học gia đình thể hiện ở một số điểm sau NGOẠI TRỪ :
a. Chăm sóc bệnh nhân cả về mặt sinh học lẫn tâm lý và xã hội
b. Xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe đa chuyên khoa trên một bệnh nhân
c. Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa sâu của các chuyên khoa khác
d. Tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ
Đáp án: 1) a ; 2) b ; 3) c ; 4) c ; 5) c

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×