Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

công nghệ xử lý nước thải xi mạ 20m3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.3 KB, 12 trang )

[Type the document title]
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng của mọi quốc gia trên thế
giới vì nó liên quan tới môi trường sống của toàn nhân loại.Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Đặc biệt trong ngành xi mạ.Một ngành có đóng góp rất quan trọng trong ngành
công nghiệp của mỗi quốc gia.Ứng dụng ngành xi mạ được sử rộng rãi trong sản
xuất cơ khí chế tạo máy ,chế tạo phụ tùng công nghiệp. Tuy nhiên nước thải ngành
xi mạ là một vấn đè hết sức lo ngại bởi độ độc hại của nó nó chứa nhiều kim loại
nặng như (Cr,Ni,Zn,Cu……) đồng thời còn có chất chất độc hại như xyanua,các
hợp chất của benzen gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường cũng như các bệnh
hiểm nghèo trên con người và động vật.
Việc xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải xi mạ là một yêu cầu bắt buộc
với các doanh nghiệp để đảm bảo xử lý nguồn nước thải của quá trình sản xuất xi
mạ đạt yêu cầu xả thải ra môi trường theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành .Tiêu
chuẩn B QCVN 40:20011/BTNMT áp dụng cho doanh nghiệp trong khu công
nghiệp.
PHẦN 1
I:ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI XI MẠ
Nước thải xi mạ là một nguồn nước thải phát sinh trong quá trình mạ điện trong quá
trình sản xuất công nghiệp .Đặc điểm của nguồn nước thải này này có thành phần
hết sức đa dạng như gồm các chất tẩy rửa bề mặt ,kim loại nặng dùng để mạ chi tiết
các chất phụ gia trong quá trình mạ ,độ PH của nước thải giao động mạnh từ tính
axit ,trung tính đến bazo.
Tùy theo yêu cầu của sản xuất nước thải xi mạ được chia thành 3 dòng chính sau:
-Dòng nước thải Cyanua.
-Dòng nước thải electroless nikel(mạ composit)
-Dòng nước thải axit,bazo,chất tẩy rửa sàn.
Lý do để phân dòng nước thải thành 3 loại trên là vì:
_Dòng nước thải Xyanua gặp dòng nước thải axit sẽ sinh ra khí HCN một loại khí
rất độc làm ô nhiễm cả xưởng mạ và các bộ phận xử lý nó.


-Nước thải xyanua ngoài CN- con có thể có các phức của xyanua kẽm ,cadimi.đồng
muối ,mùn ,chất làm bóng chất hữu cơ.tổng nông độ xyanua dao động trong khoảng
tù 5-300mg/l và có thêm các tạp chất cơ học.
1


[Type the document title]
-Nước thải axit,bazo chứa các loại axit như,H 2SO4,HCL,HNO3 hoặc các kiềm như
NAOH,NA2CO3 chứa các ion kim loại như Fe2+,Cu2+,Zn2+,Ni2+,Cd2+ các loại
muối ,độ PH=1-10.
-Nước thải mạ electroless nikel hay mạ composit chứa các hợp chất hữu cơ cao
phân tử là các chất làm nền và tăng tốc trong phản ứng mạ electroless nikel. Các
hợp chất trên là những chất khó phân hủy ngoài môi trường và gây ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
Ngoài ra trong chất thải còn có chưa các chất như dầu mỡ chất huyền phù gỉ
sắt.Như vậy nước thải xi mạ chứa rất nhiều các thành phần khác nhau nồng độ dao
động trong khoảng lớn .Do đó việc lựa chọn phương án xử lý có nhiều các khác
nhau sao cho phù hợp với từng loại nước thải.và đạt tiêu chuẩn nhà nước cho phép
II:

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

Phương pháp xử lý nước thải tại công ty là phương pháp hóa học (phương pháp kết
tủa) trong phương pháp này áp dụng để kết tủa kim loại nặng dưới dạng hidroxit
bằn cách cho thêm (CA(OH)2 ,NA2S )vào để đạt đến giá trị PH tương ứng với độ
tan nhỏ nhất. Giá trị PH thay đổi tùy vào từng kim loại.Như độ tan nhỏ nhất của
kẽm là 10.2 .Ở ngoài gía trị đó nồng độ hoà tan tăng lên.Khi xử lý kim loại cần xử
lý sơ bộ các chất làm cản trở quá trinh kết tủa như cyanua(CN-) .amoni(NH3),vì
các hợp chất trên nó tạo phức với nhiều kim loại làm giảm hiệu quả của quá trình
kết tủa.Cyanua có thể khử bằng phương pháp clorine hóa –kiềm,amoni khử bằng

phuong pháp clorine điểm uốn ,hoặc phương pháp tách khí,trước khi tiến hành khử
kim loại .
Trong xử lý nước thải công nghiệp của công ty ,kim loại nặng loại bỏ bằng phương
pháp kết tủa bằng việc sử dụng muối sufua (NA2S) nhằm kết tủa Zn2+ .vôi nhằm
tạo kết tủa hidroxit của các kim loại như Cr,Fe,Ni, sau đó sử dụng phèn nhôn hoặc
phèn sắt ,polymer để tăng hiệu quả của quá trình kết tủa.Giai doạn cuối sử dụng
phương pháp lọc để loại bỏ các cạn lơ lửng khó lắng trong quá trình kết tủa.
1:

Xử lý Cyanua.

A:Đặc điểm nước thải xyanua.
- Xyanua là chất có tính độc rất cao và sẽ gây tử vong nếu ăn vào, hít vào hoặc để
thấm vào da…Ngoài ion tự do CN - còn có phức xyanua, kẽm, cadimi, đồng,muối,
mùn, chất hữu cơ.Dao động từ 5-300 mg/l, nồng độ tổng các kim loại 30-70
mg/l,pH>7 và chứa một ít tạp chất cơ học.

2


[Type the document title]
-Công nghệ mạ đồng, kẽm, Cadmi, vàng… thường chứa hợp chất rất độc hại như:
NaCN, KCN, Cu(CN)2, Fe(CN)2 và các gốc xyanua phức tạp [Cu(CN) 2]1-,
[ Cu(CN)3]2- , [Cu(CN)4]3- , [Zn(CN)4]3- … Lượng xyanua trong nước thải mạ dao
động rất lớn từ 10÷300 mg/l.
-Cần xử lý để nồng độ xyanua (CN-) không quá 0,01mg/l. Có thể dùng sunphat sắt
FeSO4.7H2O để biến CN- thành một hợp chất xanh berlin hay xanh pruxơ làm cho
xyanua trở thành không độc,hoặc có thể xử dụng phương pháp Clorine hóa kiềm.
- Quản lý chất thải có xyanide rất là tốn kém. Bằng cách không dùng hay giảm sử
dụng xyanua bạn có thể giảm bớt được chi phí xử lý và trách nhiệm pháp lý có liên

quan đến việc quản lý và hủy bỏ chất thải có xyanua.
Trong trường hợp của công ty chung tôi sử dụng phương pháp Clorine hóa kiềm.
B:Oxy hoá xyanua bằng nước giaven, hipoclorit .
Tác nhân oxy hoá ở đây chính là hypocloril OCl -:
- Dùng để oxi hoá xyanua đơn giản, tan, độc:
CN- + OCl-→ CNO- + C lNaCN + NaOCl

→ NaOCN + NaCl

- Để oxi hoá axynua phức hợp tan độc:
2[Cu(CN)3]2- + 7OCl- + 2OH- → 6CNO- + 7Cl- + 2Cu(OH)2↓
[Zn(CN)4]2- + 4OCl- + 2OH-→

4CNO- + 4Cl- + Zn(OH)2↓

Việc oxy hoá xyanua thành xyanat diễn ra được là nhờ oxy nguyên tử tách ra từ
các chất oxy hoá, chứ không phải oxy phân tử tách ra .

Natri xianat (NaOCN) ít độc hơn nhiều và dễ phân huỷ tạo nên sản phẩm không
độc.Thực hiện quy trình tiêu huỷ ở pH = 11-12. Ở pH = 5 - 8 xyanat có thể bị oxy
hoá tiếp:
2NaOCN + 3NaOCl + H2O → 2NaHCO3 + N2 + 3NaCl
3


[Type the document title]
Nhưng nếu 8 < pH < 10 sẽ xảy ra phản ứng phụ bất lợi:

→ CNCl + 2NaOH (xyanua clorua dễ bay hơi
và rất độc) và CNCl + 2NaOH + H2O → NaOCN + NaCl + 2H2O

NaCN + NaOCl + H 2O

Bởi vậy quá trình tiêu huỷ phải khống chế pH = 11,5 để không xảy ra phản ứng
phụ sinh ra CNCl. Sau khi phân huỷ hết (CN -, CNO-) có thể hạ thấp pH xuống 5-8
để phân huỷ triệt để CN- thành những sản phẩm không độc.
Các tác nhân oxy hoá này phá huỷ CN - rất mạnh và triệt để nhưng kỹ thuật thực
hiện tương đối ngặt nghèo. Để xử lý xyanua quy ra 1kg HCN cần dùng 3,9 kg lượng
Clo. Để đảm bảo thường phải dùng gấp đôi, khuấy trong bể lớn liên tục trong một
giờ. Trong quá trình trung hoà xyanua có tạo ra hydroxit Ca(OH) 2, Pb(OH)2 ,
Fe(OH)3 , giữ pH từ 7,5÷9 để kiểm tra. Đổng thời ta chia quá trình phản ứng thành
2 giai đoạn :
Giai đoạn 1:duy trì PH=11-12 bằng cách cho thêm dung dich NAOH vào trong bể
phản ứng nâng PH nên mức yêu cầu sau đó châm NACLO vào và bơm dòng nước
thải Xyanua nên bể để phản ứng Oxy hóa diền ra:
- Dùng để oxi hoá xyanua đơn giản, tan, độc:
CN- + OCl-→ CNO- + C lNaCN + NaOCl

→ NaOCN + NaCl

- Để oxi hoá axynua phức hợp tan độc:
2[Cu(CN)3]2- + 7OCl- + 2OH- → 6CNO- + 7Cl- + 2Cu(OH)2↓
[Zn(CN)4]2- + 4OCl- + 2OH-→

4CNO- + 4Cl- + Zn(OH)2↓

Đồng thời sủ dụng ở bể trên 1 đầu dò PH ,và 1 đầu đo ORP để kiểm soát quá trình
phản ứng.
Giai đoạn 2:
Natri xianat (NaOCN) ít độc hơn nhiều và dễ phân huỷ tạo nên sản phẩm không
độc.. Ở pH = 5 - 8 xyanat có thể bị oxy hoá tiếp:

2NaOCN + 3NaOCl + H2O → 2NaHCO3 + N2 + 3NaCl
Nhưng nếu 8 < pH < 10 sẽ xảy ra phản ứng phụ bất lợi:

4


[Type the document title]
→ CNCl + 2NaOH (xyanua clorua dễ bay hơi
và rất độc) và CNCl + 2NaOH + H2O → NaOCN + NaCl + 2H2O
NaCN + NaOCl + H 2O

Vì vậy cần duy trì PH=5-8 để phân hủy triệt để muối Xyanat bằng cách cho thêm
vào bể dung dịch H2SO4 để diều chỉnh PH đồng thời bố trí đàu đo PH và đầu đo
ORP để kiểm soát phản ứng.
Nước thải sau khi phản ứng oxi hóa cyanua sẽ được gom về bể điều hòa.
2:Xử lý dòng nước thải mạ electroless nikel(mạ composit) .
A:Đặc điểm nước thải electroless nikel( mạ composit)
- Nước thải xi mạ của nhà máy có chứa các axit no,các chất là dẫn xuất của benzen.
Là các chất xúc tác trong quá trình mạ là các chất hữu cơ khó phân hủy trong diều
kiện môi trường bình thường và là các chất gây ngộ độc cho cơ thể con người ,đồng
thời trong nước thải còn có các muối photpit của niken như NiHPO3.và các muối
phốt phát.
B:Phương pháp xử lý.
-Để phân hủy những chất khó phân hủy trên trong công nghề xử lý nước thải của
nhà máy sử dụng phản ứng fenton để phân hủy các chất khó phân hủy trên.
Phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải mà theo đó hyđro peroxyt phản ứng
với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hyđroxyl có khả năng phá hủy các chất hữu cơ.
Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ
chuyển hóa thành CO2 và nước. Hiện nay các quy định bảo vệ môi trường càng trở
nên khắt khe hơn vì vậy phương pháp Fenton lại càng được chú trọng.

Dùng cho phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất oxy hóa. Chất xúc tác có thể là
muối sắt hai hoặc sắt ba còn chất oxy hóa là hyđro peroxit. Phản ứng tạo ra gốc tự
do hyđroxyl diễn ra như sau:
Fe2+
+
H2O2
>
Fe3+
+
OH+
OH.
Fe3+
+
H2O2
->
Fe2+
+
H+
+
HOO.
2H2O2 > H2O + OH. + HOO.
Phản ứng của gốc hydroxyl :Gốc hydroxyl là chất oxy hóa mạnh, chỉ sau Fluorine
Quá trình Fenton trong xử lý nước thải
:
Điều chỉnh pH phù hợp: Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng tới tốc
độ phản ứng và nồng độ Fe2+ , từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu
quả phân hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là
ở mức 2. 8.
5



[Type the document title]
Phản ứng oxi hóa: Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành
gốc *OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc *OH
hiện nay chưa thống nhất, theo Fenton thì sẻ có phản ứng:
Fe2+

+

H2O2

—->

Fe3+ + *OH +

OH–.

Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ
có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu
cơ có khối lượng phân tử thấp.
CHC (cao phân tử) + *HO ——> CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O +
OHTrung hòa và keo tụ: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch
lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành:
Fe3+

+

3OH-

—–>


Fe(OH)3.

Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ
một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử
Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm
COD, màu, mùi trong nước thải..
3:Xử lý nước thải axit,bazo,niken
A:Đặc điểm của nước thải axit,bazo,niken
Nước thải axit –bazo thường được gom chung vào nhau để lợi dụng tính chất của
chúng đe trung hòa nước thải,dòng thải niken cũng được gom chung vào bể này,nhu
vậy dòng thải này có chứa các ion kim loại Ni2+,Cu2+,Zn2+…….
B:Phương pháp xử lý.
Nguyên tắc làm sach dòng thải kiềm –axits là trung hòa dòng thải đến PH=8,5-9 để
kết tủa kim loại có trong nước thải .việc trung hòa nước thải tiến hành bằng cách
bơm dòng thải nên bể điều chỉnh tại đó ta cho thêm chất trung hòa vôi (Ca(OH)2)
đẻ tạo kết tủa hidroxit với các kim loại nặng. hoặc cho thêm NA2s vào để kết tủa
muối sunfua như ZnS
Các phản ứng diễn ra :
Cr3+
Ni2+

+

3OH-

Fe3+

+


+
Zn2+

Cr(OH)3↓
3OH-

2OH-
+

Fe(OH)3↓

Ni(OH)2↓
S2-

ZnS↓
6


[Type the document title]
Sau khi điều chỉnh độ PH nước thải sẽ chảy sang bể tạo kết tủa bằng cách cho
thêm PAC vào trông bể phản ứng ,tại đây bông bùn được hình thành .tiếp đó nước
thải chảy sang bể keo tụ sử dụng PAM làm cho các bông bùn liên kết với nhau tạo
điều kiện cho quá trình lắng tốt nhất.
PHẦN II
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
I: HỆ THỐNG HỐ GOM,BỂ ĐIỀU HÒA,BỂ CHỨA BÙN.
Vật liệu làm bể:bê tông-composite(frp)
Mục đích của bể:
Hố gom nhằm chia dòng nước thải thành các dòng khác nhau.
Ở công trình này chia ngồn nước thải thành 3 dòng chính:

1:Dòng nước thải chứa xyanua và các phức kim loại của xyanua.
Thông số bể như sau:3500Wx6100Lx2500H.
-Bơm bể gom
Công suất P=2.2kw
Thông số kĩ thuật: 0.3m3/min x 10m H2O.
Vật liệu làm đầu bơm :SUS316 hoặc PPR
-phao báo mức nước
Thông số kĩ thuật:phao nổi.
2:Dòng nước thải electroless nikel
Thông số bể như sau:3500Wx6100Lx2500H
-Bơm bể gom
Công suất P=1.5kw
Thông số kĩ thuật: 0.2m3/min x 10m H2O.
Vật liệu làm đầu bơm :SUS316 hoặc PPR
-phao báo mức nước
Thông số kĩ thuật:phao nổi.
3:Dòng nước thải chứa axit và bazo,chất rửa sàn.(Bể điều hòa)

7


[Type the document title]
- Thông số bể như sau:4500Wx6100Lx2500H
-bơm bể gom
Công suất P=3.7 kw
Thông số kĩ thuật: 1m3/min x 10m H2O.
Vật liệu làm đầu bơm :SUS316 hoặc PPR
-phao báo mức nước
Thông số kĩ thuật:phao nổi.
Tại các bể gom và bể diều hòa có bố trí hệ thống sục khí nhằm trộn dều dòng nước

thải và tránh hiện tượng lắng cặn.
II: HỆ THỐNG BỂ FENTON,BỂ OXI HÓA CYANUA,BỂ PHẢN ỨNG
TỔNG HỢP,BỂ BÙN
Vật liệu làm bể:SS400-FRP
A:Bể oxi hóa xyanua.
Quá trình oxi hóa xyanua diễn ra theo mẻ.
Nước thải từ bể gom nước thải Xyanua được bơm lên bể oxi hóa xyanua.
Kích thước bể:2438Wx2438Lx2877H.
Tại bể bố trí
+Máy khuấy.
Số lượng 1
Công xuất P=3.7kw
Thông số kĩ thuật :120 RPM
+Hệ thống cánh khuấy
Vật liệu SUS 304
+3đầu dò PH ,1 đầu đo ORP
Tại bể oxi hóa xyanua sẽ bị oxi hóa bằng hóa chất NaCLO trong môi trường
PH=11-12 bằng việc cho thêm Ca(OH)2 vào trong bể theo hệ thống bơm hóa chất
kiểm soát bằng đầu dò PH .Việc kiểm soát lượng NaCLO cho vào bể được tiến hành
dụa trên đầu dò ORP. Giai doạn này diễn ra trong vòng 40 -60 phút.

- oxi hoá xyanua đơn giản, tan, độc:
8


[Type the document title]
CN- + OCl-→ CNO- + C lNaCN + NaOCl

→ NaOCN + NaCl


2NaCN + Ca(OCl)2→ 2NaOCN + CaCl2
2NaCN + Cl2 + 2NaOH

→ 2NaOCN + 2NaCl + H2O

- oxi hoá axynua phức hợp tan độc:
2[Cu(CN)3]2- + 7OCl- + 2OH- → 6CNO- + 7Cl- + 2Cu(OH)2↓
[Zn(CN)4]2- + 4OCl- + 2OH-→

4CNO- + 4Cl- + Zn(OH)2↓

Sau đó CNO- bị oxi hóa thành N2 và các muối không độc .để phản úng trên diễn ra
cần duy trì PH=5-8
2NaOCN + 3NaOCl + H2O → 2NaHCO3 + N2 + 3NaCl
2NaOCN + 3Cl2 + 6NaOH

→ 2NaHCO3 + N2 + 6NaCl + 2H2O

Các hóa chất cho thêm trong giai đoạn này H2SO4 để giảm PH xuống mức 7 để khủ
triệt để xyanua. Đồng thời ta cho thêm PAM vào trong bể để giúp tạo bông bùn tốt
hơn.máy khuấy bố trí tại bồn sẽ đẩy nhanh quá trình phản ứng diễn ra.giai đoạn này
diễn ra trong 20-30 phút.Sau đó dừng máy khuấy để bể lắng cặn bùn trong 50-60
phút.Phần nước sau phản ứng sẽ được thu về bể điều hòa qua hệ thống dường ống
xả.Lương bùn sinh ra trong phản ứng được gom về bể bùn bàng hệ thống bơm.
B:BỂ FENTON.
Quá trình fenton hóa diễn ra theo mẻ.
Nước thải từ bể gom nước thải mạ Electroless nikel được bơm lên bể fenton.
Kích thước bể:1828Wx1828Lx2900H.
Tại bể bố trí
+Máy khuấy.

Số lượng 1
Công xuất P=2.2 kw
Thông số kĩ thuật :120 RPM
+Hệ thống cánh khuấy
Vật liệu SUS 304
9


[Type the document title]
+1đầu dò PH ,1 đầu đo ORP
Tại bể diễn ra các quá trình sau:
-Điều chỉnh PH phụ hợp đưa PH của bể về mức 2.8 bằng cách cho thêm axit
sunfuric vào trong bể PH được kiểm soát bằng đầu dò PH .tiến hành cho dung dich
sắt II sunfat(FeSO4) vào trước bật máy khuấy và bắt đầu cho Hidro proxyl (H2O2)
Phản ứng tạo gốc hdroxyi tự do diễn ra được kiểm tra bằng đầu dò ORP.phản úng
diễn ra trong vòng 50-60 phút.
Fe2+

+

H2O2

—->

Fe3+ + *OH +

OH–.

Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ
có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu

cơ có khối lượng phân tử thấp.
CHC (cao phân tử) + *HO ——>
OH-

CHC (thấp phân tử)

+ CO2 + H2O +

Trung hòa và keo tụ: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên
>7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành bằng việc cho thêm vào bể phản ứng
dung dịch canxi hdroxit(CA(OH)2
Fe3+

+

3OH-

—–>

Fe(OH)3.

Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ
một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử đã bị phân hủy
quá trình này được hỗ trợ bằng chất keo tụ PAM.
Sau đó nước trong bể fenton được để lắng trong thời gian 1-1.5 giờ.Phần nước sau
lắng dược gom về bể điều hòa bằng hệ thống đường ống.bùn sinh ra được gom về
bể bùn bằng hệ thống bơm.
C:BỂ PHẢN ỨNG TỔNG HỢP.
Quá trình phản ứng tổng hợp diễn ra theo mẻ.
Nước thải từ bể gom nước thải bể điều hòa được bơm lên bể phản ứng tổng hợp.

Kích thước bể:3048Wx3048Lx3400H.
Tại bể bố trí
+Máy khuấy.
Số lượng 1
Công xuất P=5.5 kw
Thông số kĩ thuật :120 RPM
10


[Type the document title]
+Hệ thống cánh khuấy
Vật liệu SUS 304
+3đầu dò PH.
Để làm sạch dòng thải kiềm –axits là trung hòa dòng thải đến PH=8,5-9 để kết tủa
kim loại có trong nước thải .việc trung hòa nước thải tiến hành bằng cách bơm dòng
thải nên bể điều chỉnh tại đó ta cho thêm chất trung hòa vôi (Ca(OH)2) đẻ tạo kết
tủa hidroxit với các kim loại nặng. hoặc cho thêm NA2s vào để kết tủa muối sunfua
như ZnS.
Việc cho thêm Ca(OH)2 vào trong bể phản ứng tổng hợp đươc kiểm soát bằng đầu
dò PH.
Các phản ứng diễn ra :
Cr3+
Ni2+

+

3OH-

Fe3+


+

+
Zn2+

Cr(OH)3↓
3OH-

2OH-
+

Fe(OH)3↓

Ni(OH)2↓
S2-

ZnS↓

Sau khi điều chỉnh độ PH nước thải tiến hành khuấy trộn trong 30 phút sau đó cho
thêm sắt II sunfat vào trông bể phản ứng ,tại đây bông bùn được hình thành để việc
tạo bùn tốt nhất cần duy trì PH dao động tư 7-7.5 .việc duy trì PH ở điểm này dược
sử bàng đầu dò PH đông thời ta cho thêm PAM làm tăng tính keo tụ cho các bông
bùn liên kết với nhau.sau đó khuấy thêm 15-20 phút và cho máy khuấy dừng quá
trình lắng bắt đầu.phàn nước sạch sau đó được gom về bể diều chỉnh PH ở đây PH
sẽ được điều chỉnh phụ hợp với tiêu chuẩn sau đó nước thải được bơm vào tank lọc
áp lực bằng hệ thống bơm .nước thải sau khi lọc đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi
trường.
Bùn thải sinh ra trong quá trình phản ứng được bơm về bể bùn bằng hệ thống bơm.
D: Bể Đo lưu lượng
Nước thải từ tank lọc áp lực chảy qua tank đo lưu lượng chảy vào hệ thống xả thải

của nhà máy
Bể có tác dụng kiểm tra lưu lượng,công xuất của hệ thống xử lý nước thải.
E:Xử lý bùn thải
-Bùn thải sau khi được thu về bể chứa bùn sẽ được đưa nên máy ép bùn để xử lý
thành bùn khô.
Công suất máy ép bùn:10000l/cycle
11


[Type the document title]
MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………………………………1
Phần I……………………………………………………………………………….2
I:ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI XI MẠ…………………………………………2
II:PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ………..3-7
1:Xử lý xyauna……………………………………………………………………...3
A:Đặc diểm nước thải Xyanua……………………………………………………...3
B:Oxi hóa xyanua bằng nước Javen,Hipoclorit…………………………………..4-5
2:Xử lý nước thải electroless nikel………………………………………………….6
A:Đăc điểm nước thải electroless nikel…………………………………………….6
B:Xử lý nước thải electroless nikel…………………………………………………6
3:Xử lý nước thải axit ,bazo, (bể điều hòa)…...………………………………..…..7
A:Đặc diểm nước thải axit,bazo(bể điều hòa)….…………………………………..7
B:phương pháp xử lý ………………………………………………………………7
Phần II………………………………………………………………………..….7-13
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỦ LÝ NƯỚC THẢI…………………………………7
I:TÍNH TOÁN HỆ THỐNG BỂ GOM,BỂ ĐIỀU HÒA…………………….……...7
Mục đích của bể………………………………………………………………….....7
1:Dòng thải xyanua và các phức của xyanua……………………………………….8
2:Dòng thải mạ electroless nikel…………………….……………………………..8

3:Dòng thải axit,bazo(bể điều hòa)…………………………………………………9
II:HỆ THỐNG BỂ OXI HÓA XYAUNA,BỂ FENTON,BỂ PHẢN ỨNG TỔNG
HỢP ,BỂ ĐO LƯU LƯỢNG,XỬ LÝ BÙN…………….………………………9-13
A:Bể oxi hóa xyanua………………………………………………………….....9-10
B:Bể fenton…………………………………………………………………….10-11
C:Bể phản ứng tổng hợp ….………………………………………………..….11-12
D:Thiết bị đo lưu lượng……………………………………………………………13
E:Xử lý bùn………..………………………………………………………………13

12



×