Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LỊCH SỮ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LSHTKT lý thuyết lợi thế so sánh của david ricardo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.91 KB, 2 trang )

LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH CỦA DAVID RICARDO
Phân tích lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo và ý nghĩa thực tiễn của lý
thuyết này trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam hiện nay.
1.
2.

Hoàn cảnh:
Nội dung:

Trong thời đại D.Ricardo ngoại thương đóng vai trò quan trọng. Học thuyết
lợi thế so sánh của ông nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, dựa
trên nền móng là học thuyết về giá trị lao động.
Các chi phí để sản xuất sản phẩm được quy về hao phí lao động, và chuyên
môn hóa trong việc sản xuất các loại hàng hóa. Vì vậy, theo ông phải tính được
lợi thế của sự so sánh. Theo nguyên tắc này mỗi nước chỉ nên tập trung vào sản
xuất một loại hàng hóa dựa trên thế mạnh của mình.
Lý thuyết LTSS của ông cho rằng ngoại thương có lợi cho mọi quốc gia
miễn là xác định đúng lợi thế so sánh, tức là tạo ra phân công lao động giữa các
nước. LTSS xuất hiện khi đối chiếu so sánh hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản
phẩm ít nhất 2 quốc gia. Muốn xác định LTSS ta phải xác lập lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối là khi tách ra xem xét một mặt hàng sản phẩm nào đó giữa
vùng này với vùng khác, nước này với nước khác. Lợi thế tuyệt đối xuất hiện
khi mặt hàng này nước này sản xuất được mà trước kia không sản xuất được
hoặc sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn nhiều. Điều này xảy ra là do điều
kiện tự nhiên giữa các quốc gia khác nhau, trình độ khác nhau, hàng từ nơi có
lợi thế sang nơi không có lợi thế như là một yếu tố khách quan là cơ sở sâu xa
trong quan hệ ngoại thương.
Xác lập lợi thế tuyệt đối có nghĩa là hình thành tỷ lệ so sánh về hao phí lao
động cho mỗi loại sản phẩm giữa các nước, so sánh các tỷ lệ được thiết lập. Các
mặt hàng có tỷ lệ càng nhỏ thì được xem là có lợi thế và ngược lại. Các mặt
hàng có lợi thế thì tăng cường sản xuất, các mặt hàng không có lợi thế nên hạn


chế sản xuất và nên nhập khẩu.
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi nước đều ra sức sử dụng các lợi thế tuyệt
đối của mình để chế ngự lợi thế tuyệt đối của đối phương, tìm ra sự công bằng
chung.
Vấn đề đặt ra là nếu một nước hoàn toàn có lợi thế tuyệt đối và nước kia thì
có nên thiết lập quan hệ thương mại giữa hai nước hay không? D.Ricardo cho
rằng ngay cả trong những trường hợp như vậy thì ngoại thương vẫn có lợi cho cả
hai bên miễn là phải dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, nghĩa là mọi quốc gia phải
xác định được lợi thế so sánh của mình.


LTSS xã hội được xác lập khi đặt tất cả các sản phẩm để so sánh lẫn nhau về
chi phí sản xuất tương đối. Chi phí sản xuất tương đối chính là tỷ số so sánh hao
phí lao động của mỗi mặt hàng giữa hai nước.
A= Chi phí sản xuất sản phẩm M của nước X/ Chi phí sản xuất sản phẩm M của
thế giới
B= Chi phí sản xuất sản phẩm N của nước X/ Chi phí sản xuất sản phẩm N của
thế giới
Trong trường hợp Aphẩm M còn thế giới nên chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm N.

3.

Ý nghĩa trong việc xây dựng cơ chế kinh tế mở đối với Việt Nam:

Phân công lao động quốc tế có hoạt động ngoại thương đã đem lại lợi ích
cho tất cả các quốc gia nghĩa là với năng lực sản xuất không đổi nó làm cho tổng
sản phẩm tăng lên, thu nhập thực tế của xã hội nói chung, của mỗi thành viên
nói riêng cũng tăng lên. Tự do thương mại quốc tế là tốt và có lợi.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì hoạt động ngoại thương không thể

thiếu. Mở cửa làm ăn buôn bán với các nước có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Chúng ta phải xác định rõ đâu là mặt hàng có lợi thế của mình
để mà tăng cường sản xuất, xuất khẩu, lấy tiền mang về những thứ mà chúng ta
chưa có khả năng sản xuất hay không có lợi thế. Tránh xuất khẩu những mặt
hàng mà chúng ta đang thiếu và nhập về những thứ mà chúng ta không cần thiết.
Xuất nhập khẩu phải rõ ràng, có chọn lọc. Huấn luyện nhân sự, đào tạo những
cán bộ giỏi trong lĩnh vực ngoại thương có trình độ quốc tế. Hợp đồng ngoại
thương cần phải rõ ràng, chính xác để sau này tranh chấp xảy ra thì có chứng cớ
mà giải quyết, hoạt động ngoại thương hướng vào tất cả các quốc gia có chế độ
chính trị khác nhau, không phân biệt với mục đích chính là phát triển kinh tế.



×