Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LỊCH SỮ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LSHTKT lý thuyết bàn tay vô hình của adam smith

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.99 KB, 2 trang )

Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith
Phân tích lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith và nêu ý nghĩa của việc
nghiên cứu học thuyết này trong giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN của Việt Nam hiện nay.
1.

Hoàn cảnh:

Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới,
là tiền bối lớn nhất của Mác. Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng
ta phải nhắc đến lý thuyết “bàn tay vô hình” của ông.

2.

Nội dung:

Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế
thị trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế
học cổ điển.
Theo ông, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và
trao đổi hàng hóa và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở
tự do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu
dốt của con người.
Liên minh trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn với
loài người. Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai
xuất phát từ lợi ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi thế cá
nhân chính là mục đích, là động lực xuất phát. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì
lợi ích công cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi
người phục vụ cho lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn tay vô hình đó
không nằm trong ý muốn ban đầu của con người.
Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành


động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là
một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt
động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế
phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực
hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân. Không ai cần kế
hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
Theo ông quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉ
có CNTB mới là XH bình thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tự
nhiên. Ông cho rằng các chế độ XH trước đó là không bình thường. Từ đó ông
cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng
bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm
trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt


ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp. Ông cho rằng chính sách kinh tế
tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế.
Nhận xét:
Quan điểm kinh tế của ông phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế XH của
CNTB vào thời kỳ đó. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì
tự do cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mô các doanh
nghiệp còn nhỏ, số lượng các doanh nghiệp còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân,
mỗi doanh nghiệp là có hiệu quả nhất và thích hợp nhất.
Lý thuyết bàn tay vô hình là lý thuyết kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự do
cạnh tranh. Trong một nền kinh tế cạnh tranh không hoàn toàn thì lý thuyết này
vẫn là cơ sở của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.
Phương pháp lý luận của ông có tính rõ rệt khoa học và tầm thường:
-

-


Khoa học: quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kinh tế hoặc cơ
cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư sản.
Tầm thường: lý luận của ông còn nhiều mâu thuẫn, ông đặt các mối quan hệ
trên như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng cạnh tranh.
Ý nghĩa:
Việt Nam mới tham gia vào cơ chế KTTT, các yếu tố kinh tế còn sơ khai
nên:
Việc nghiên cứu lý thuyết bàn tay vô hình cung cấp tri thức quan trọng về
vai trò của cơ chế KTTT trong điều tiết nền kinh tế.
Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của cơ chế KTTT, để phát huy vai
trò đó trong vận hành nền kinh tế.
Có chính sách thích hợp để khuyến khích tự do hóa cạnh tranh.
Tuy nhiên, Adam Smith đã quá đề cao vai trò của tự điều tiết các quy luật
kinh tế khách quan. Ông đã tuyệt đối hóa vai trò của cơ chế KTTT, gần
như phủ nhận vai trò của nhà nước. Đối với những thất bại của thị trường
thì không thể giải quyết được.
Cần có cái nhìn khách quan, khoa học về KTTT, không nên coi “thị
trường” là hoàn hảo, nhất thiết cần có sự điều tiết của nhà nước để khắc
phục những thất bại của thị trường.
3.















×