Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bai 17 van chuyen cac chat trong than

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.19 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

PHẦN I: ĐẶT

VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của vấn đề:
Trong chương trình Sinh học lớp 6 là chương trình mở đầu cho chương trình Sinh
học của bậc trung học cơ sở.Giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên
nghiên cứu về thế giới sinh vật.
Các kiến thức về thực vật và một số nhóm sinh vật khác, học sinh được học trong
chương trình này vừa góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức cơ bản phổ
thông và hoàn chỉnh vừa giúp cho học sinh có cơ sở để tiếp tục học những kiến thức về
di truyền, sinh thái ở cấp học trên, đồng thời làm cơ sở cho việc nắm vững các biện
pháp kĩ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp.
Con đường nhận thức của học sinh từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
từ tư duy từu tượng đến thực tiễn”. Vì vậy để học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tự
nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học là một yếu tố
hết sức quan trọng.
2.Cơ sở thực tiễn:
Trong tất cả các môn học bậc THCS nói chung và môn sinh học lớp 6 nói riêng
đồ dùng dạy học là một trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, tư duy, sáng tạo và
rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh.
Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú,
mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường học đặc biệt là bậc THCS
đã được chú trọng, nhưng vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế hoặc chưa khai
thác hết tác dụng hoặc khả năng sử dụng đồ dùng dạy học chưa cao.
Nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, vận


dụng tri thức hình thành kỹ năng sử dụng và làm đồ dùng dạy học.Từ đó đề ra phương
pháp sử dụng đồ dùng dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các
giờ học nói chung và giờ sinh học nói riêng.

1


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

Với ý định tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ
sinh học nhằm góp phần thực hiện tốt chất lượng giáo dục trong các tiết dạy.Tôi chọn đề
tài “ Tác dụng của đồ dùng dạy học trong việc nâng cao chất lượng học tập môn
sinh học lớp 6”

2


Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN II: GIẢI

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

QUYẾT VẦN ĐỀ

I.Một số khó khăn dẫn đế kết quả chưa cao:
-Phần lớn học sinh đều là con nông dân nghèo, nhà xa trường nên việc đi lại còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là trời mưa.

-Một số mẫu vật khó tìm, có khi không để lâu được.Ví dụ:Tảo xoắn,dương xỉ,….
-Mô hình đôi khi không phản ánh được kích thước vật thật (Cấu tạo trong của lá,
cấu tạo trong của thân non,…)
-Một số thí nghiệm phải mất nhiều thời gian mới có kết quả.(Bài 15: thí nghiệm
tìm hiểu thân to ra do đâu?, Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm,..)
1.Những đặc trưng về đồ dùng dạy học:
-Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên vấn đề đầu tiên của đồ dùng dạy học môn sinh
học 6 là phải đẹp về hình thức để hấp dẫn các em, nội dung phù hợp với nội dung bài
học.Đồ dùng dạy học có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình, biểu bảng, dụng cụ thí
nghiệm,... có thể có trong phòng thiết bị nhà trường hoặc do giáo viên, học sinh sưu
tầm , sáng tạo thêm.
2.Sự cần thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học 6:
Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên thường gặp phải một số khó khăn nên chất
lượng giảng dạy đặc biệt ở môn sinh học 6 còn hạn chế:
Học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 6, các em đã bước đầu với việc độc lập
suy nghĩ, chủ động sáng tạo tìm ra kiến thức.Do đó để giúp học sinh thu thập thông tin
về hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ, hứng thú, phát triển năng lực quan sát, phân
tích, tổng hợp các hiện tượng rút ra kết luận có độ tin cậy cao, tạo điều kiện hình thành
động cơ học tập đúng đắn.Giúp cho người giáo viên có những điều kiện thuận lợi trình
bày bài giảng một cách đơn giản, đầy đủ, dể hiểu, sâu sắc, sinh động hơn.Muốn đạt
được như vậy người giáo viên cần chuyển tải kiến thức đến các em không chỉ qua lời
nói mà phải dẫn chứng bằng hình ảnh, vật thật,....để các em tiếp thu bài một cách tự
nhiên không áp đặt.

3


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ


II. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học 6:
Qua thời gian giảng dạy ở trường tôi nhận thấy hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy
học chất lượng chưa đồng đều.Có khi sử dụng một cách đối phó, chiếu lệ nên hiệu quả
chưa cao, chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy.
Bên cạnh đó một số giáo viên cho rằng học sinh lớp 6 đã lớn, tư duy tưởng tượng
đã phong phú, có thể tư duy tốt qua sách giáo khoa, tranh ảnh sẵn có ở SGK, không cần
sử dụng đồ dùng trực quan nữa.Chính vì thực tế đó mà học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách mơ hồ, nắm chung chung, khi áp dụng kiến thức vào thực tế thì chưa biết cách
hoặc vận dụng mơ hồ thiếu chính xác.
Đầu học kì I: Tôi tiến hành thực nghiệm chéo giữa 2 lớp 6/3 và 6/7 ở trường
THCS Phường 4.
-Lớp thực nghiệm ( 6/3): dạy học với đồ dùng dạy học đầy đủ.
-Lớp đối chứng ( 6/7): Dạy học chỉ với tranh ảnh SGK, không sử dụng mẫu vật

thật và tranh phóng to.
Kết quả thực nghiệm:
Lớp

Giỏi

Số HS

SL
Thực
nghiệm
Đối

35


5

35

8

%
12.
5
22.

chứng
9
Qua kết quả thực nghiệm

Khá
SL

%

8

20

15

33.

2
tìm hiểu


Trung
bình
SL %
27.
11
5
28.
10
6
và quan sát

Yếu

kém
SL

%

Tbình
trở lên
SL %

SL

%

16

40


24

2

5.7

33 94.3

60

tôi thấy rằng việc sử dụng đồ

dùng dạy học hiệu quả sẽ mang lại kết quả học tập rất cao, và ghi nhớ bài 1 cách dể
dàng hơn.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học tạo cho không khí lớp sinh động hơn, số lượng học sinh
phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều hơn , kết quả học tập mang lại tốt hơn.
III.Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tác dụng của“đồ dùng dạy học”môn sinh
học 6:
4


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

A.Về phía giáo viên:
1.Giới thiệu các phương tịện trực quan:
+Các mẫu vật như: Lá cây,rễ cây, các loại hoa, quả,các tiêu bản kính hiển vi,…
+Các vật tượng hình như: Mô hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽ,các sơ đồ cấu

tạo, phim, máy chiếu,..
+Trong các mẫu vật tự nhiên thì mẫu vật thật có giá trị sư phạm đặc biệt vì mẫu
vật này giúp HS hình dung được màu sắc, hình dạng, kích thước của đối tượng nghiên
cứu.
2.Sử dụng đồ dung dạy học để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy sinh học:
a.Cơ sở lựa chọn:
-Dựa vào nội dung và mục tiêu bài giảng.
-Dựa vào phương pháp dạy học.
-Dựa vào quá trình nhận thức của HS.
-Dựa vào điều kiện thực tiễn của gia đình, địa phương.
b.Các yêu cầu đối với đồ dung dạy học khi lựa chọn và sử dụng:
-Đảm bảo tính khoa học sư phạm.
-Đồ dùng dạy học phù hợp tâm lý học sinh.
-Đảm bảo tính thẫm mỹ.
-Đảm bảo tính khoa học.
c.Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học:
-Muốn sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả cần phải tuân theo các nguyên tắc
sau:
+Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc.
+Nếu là tranh ảnh sơ đồ nên treo tranh ở vị trí dễ quan sát, tốt nhất nên treo tranh
trên bảng trước mặt học sinh phía bên phải.
+Trình bày đồ dùng dạy học vào lúc cần thiết, lưu ý HS nhiệm vu quan sát, theo
dõi, nêu yêu cầu, đặt câu hỏi trước khi cho học sinh quan sát.
+Giáo viên mô tả giải thích nhất là đối với những chi tiết trừu tượng, phức tạp trên
biểu đồ, sơ đồ.
5


Sáng kiến kinh nghiệm


TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

+Cho HS thảo luận, phân tích nội dung, ý nghĩa nhận xét, đánh giá ,..sự kiện tình
huống qua tranh ảnh,…để rút ra những điều cần thiết liên quan đến tranh ảnh.
-Sử dụng đồ dùng dạy học theo trình tự nội dung bài giảng, không trưng bày hàng
lọat trên bàn, giá. Sẽ làm phân tán tư tưởng học sinh.
+Sử dụng đồ dùng dạy học đúng cường độ: Không nên kéo dài việc trình diễn đồ
dùng dạy học lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong một tiết dạy.
*Phương pháp trực quan đã được thể hiện qua một số bài:
Ví dụ 1: Bài 9: CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ.
Mục tiêu
: Qua phân tích các loại rễ cây, quan sát H9.1,mẫu thật. HS nhận biết
được có 2 loại rễ cọc và rễ chùm với các đặc điểm cơ bản khác nhau.
Chuẩn bị: HS chuẩn bị : cây hành, cây ngô, cây nhãn ,…(còn nhỏ).
Hoạt động dạy
-GV nêu câu hỏi: Các em nhớ lại
chương trình tự nhiên xã hội lớp
3 các em đã được tìm hiểu về rễ
cây. Hãy cho biết rễ cây chia làm
mấy nhóm chính, là những loại
nào?
-Yêu cầu HS đặt các rễ cây lên
bàn, 2 HS cùng bàn quan sát và
phân chia chúng thành 2 loại rễ
cây.
+Viết các đặc điểm để phân loại
rễ cây làm 2 nhóm.
+Đặt các cây lại cùng nhau một
lần nữa, quan sát rễ cây một cách

cẩn thận và đối chiếu H9.1 SGK
xếp loại rễ cây vào một trong 2
nhóm A và B.
+Lấy một rễ cây ở nhóm A, một
cây ở nhóm B, Quan sát , nhận
xét , rút ra đặc điểm của từng
loại rễ.

Hoạt động học
Nội dung
1-2 HS trả lời: 2 loại (rễ 1.Các loại rễ:
cọc và rễ chùm).

-HS làm việc theo nhóm
nhỏ 2 em cùng bàn thực
hiện theo yêu cầu của GV
+Viết các đặc điểm
nhau giữa 2 loại rễ.
-2 Nhóm HS trình
những đặc điểm để
loại, các nhóm khác
xét, bổ sung.
Nêu được:
Rễ cọc
-Một rễ to ở
giữa
-Từ rễ to
mọc ra nhiều
rễ nhỏ


khác
bày
phân
nhận

Rễ chùm
-Nhiều rễ dài
gần
bằng
nhau.
-Các rễ mọc
ra từ cuối
6


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

-Kiểm tra sự phân loại của HS.
thân
-Yêu cầu HS làm bài tập SGK.
Điền từ vào chỗ trống các câu -Thực hiện theo yêu cầu
sau bằng cách chọn trong các từ: SGK( vở bài tập)
rễ cọc, rễ chùm.
- 1-2 HS đứng tại chổ đọc
phần bài làm của mình.
Có 2 loại rẽ chính: rễ cọc
và rễ chùm
-Rễ cọc có rễ cái to, khỏe,

đâm sâu xuống đất và nhiều
rễ con mọc xiên. Từ các rễ
con lại mọc ra nhiều rễ bé
hơn nữa.
-Rễ chùm gồm nhiều rễ to,
dài gần bằng nhau, thường
mọc toả ra từ gốc thân
-Yêu cầu HS quan sát H9.2 thực thành một chùm.
hiện theo yêu cầu SGK.
-Quan sát hình SGK làm
bài tập.
+ Cây có rễ cọc: 2,3,5
? Có mấy loại rễ chính.
Có 2 loại rễ chính: rễ cọc
+Cây có rễ chùm: 1,4
-Yêu cầu HS kể tên thêm một số - 2-3 HS rút ra kết luận.
và rễ chùm.
cây trong tự nhiên cho biết
chúng thuộc nhóm rễ nào?
Ví dụ 2: Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tầng phát sinh:
Mục tiêu: Xác định thân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Chuẩn bị: GV: Tranh H15.1; H16.1; H16.2.
HS: Chuẩn bị thớt gỗ, soạn trước bài.
Hoạt Động GV
-Treo tranh H165.1; H16.1.
Yêu cầu HS quan sát tranh
cho biết:
Cấu tạo trong thân non và
cấu tạo trong thân trưởng

thành khác nhau như thế
nào?
(Lưu ý H16.1 không có
phần biểu bì). Hướng dẫm
HS xác định 2 tầng phát

Hoạt Động HS
Nội Dung
Quan sát kỹ tranh theo 1. Tầng phát sinh:
hướng dẫn GV.trả lời
Nêu được : cấu tạo thân
trưởng thành có tầng sinh
vỏ và tầng sinh trụ. gọi là
tầng phát sinh.

7


Sáng kiến kinh nghiệm

sinh.
-Dùng dao khẽ cạo cho
bong lớp vỏ màu nâu để lộ
phần màu xanh( đó là tầng
sinh vỏ). Tiếp tục khứa sâu
vào trong cho đến lớp gỗ,
tách khẽ lớp vỏ này ra, lấy
tay sờ vào thấy nhớt đó là
tầng sinh trụ.
-Yêu cầu HS dự đoán thân

to ra nhờ bộ phận nào?
-Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK, thảo luận nhóm 2 HS
trả lời câu hỏi:
+Vỏ cây to ra nhờ bộ phận
nào?
+Trụ giữa to ra nhờ bộ phận
nào?
+Thân cây to ra do đâu?
-GV chốt lại kiến thức.

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

-HS xác định được tầng
sinh vỏ và tầng sinh trụ trên
mẫu thật.

-HS dự đoán: vỏ và trụ giữa
hoặc cả vỏ và trụ giữa
-Đọc thông tin, thảo luận
nhóm.
+Tầng sinh vỏ.
+Tầng sinh trụ
+Nêu kết luận

Thân cây to ra do sự
phân chia tế bào mô
phân sinh ở tầng sinh
vỏ và tầng sinh trụ


Ví dụ 3: Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Họat động 2:Tìm hiểu thịt lá.
Mục tiêu:HS nhận thấy thịt lá chứa lục lạp là nơi diễn ra sự tổng hợp chất hữu cơ và
là nguyên nhân làm cho lá có màu xanh.
Khoảng trống ở thịt lá mặt dưới là nơi diễn ra sự trao đổi khí.
Chuẩn bị: GV: Mô hình cấu tạo trong của phiến lá.
HS: Chuẩn bị trước bài ( đọc bài sọan bài).
Hoạt đông của GV
-Yêu cầu HS đọc to thông tin
SGK.
-Treo tranh H20.4
-Yêu cầu HS xác định các bộ
phận của thịt lá trên mô hình.

Hoạt động của HS
-1 HS đọc to thong tin, các HS
khác theo dõi.
-Quan sát hình, đọc chú thích.
-Xác định các bộ phận của thịt
lá trên mô hình, 2 HS lên bảng
chỉ các bộ phận trên mô hình.
-Yêu cầu thảo luận nhóm:
-Thảo luận nhóm theo yêu cầu
So sánh lớp tế bào thịt lá sát SGK.
với biểu bì mặt trên và lớp tế
bào thịt lá sát với biểu bì mặt
dưới trả lời câu hỏi:
8



Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

+Chúng giống nhau ở đặc +Gồm nhiều tế bào có vách
điểm nào? Đặc điểm này phù mỏng chứa lục lạp.Chức năng
hợp với chức năng nào?
thu nhận ánh sáng chế tạo chất
hữu cơ.
+ Hãy tìm điểm khác nhau +Khác nhau: hình dạng, cách
giữa chúng?
sắp xếp tế bào, số lượng lục
lạp, chức năng.
+Lớp tế bào thịt lá nào phù + Đại diện nhóm trả lời.
hợp với chức năng chính là
chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế
bào thịt lá nào phù hợp với
chức năng chính là chứa và
trao đổi khí?
B.Về phía Học Sinh:
Khi các em chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học ( vẽ hình, mẫu vật thật,…) mà giáo viên
dặn dò trong tiết trước thì giờ học sẽ gây nhiều hứng thú đối với các em hơn.
-Dễ dàng liên hệ vào thực tế.
-Có nhận xét chính xác và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn.
-Tiết học trở nên sôi nổi hơn.
-HS nhận thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Kết quả chất lượng môn sinh học ở các lớp thực dạy:
Năm học 2008 - 2009
Giỏi
TSH

S
117

Khá

Tbình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

44

37.6


31

26.5

30

25.6

12

10.2

SL

%

TB Trở lên
SL

%

105

89.8

Năm học 2009- 2010
Giỏi

Khá


Tbình

Yếu

Kém

TSHS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

162

46

28.4


50

30.9

59

36.4

7

4.3

SL

%

TB Trở lên
SL

%

155

95.7

*Qua kết quả cho thấy:
- Nếu ta sử dụng đồ dùng dạy học triệt để , khai thác hết công dụng của chúng thì
kết quả học tập của học sinh tăng.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy ,

9


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

- Giúp cho các hoạt động của thầy và trò trở nên đồng bộ, nhịp nhàng và thuận
lợi hơn,
- Tiết học trở nên sôi động và học sinh thích thú hơn trong các giờ học sinh
học.

PHẦN III: KẾT

LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn , qua giảng dạy tôi có một số suy nghĩ về sử dụng đồ
dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 6:
10


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

+Giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu, đồ dùng dạy học trong từng bài
cụ thể, xác định rõ hoạt động của học sinh, hiểu được nội dung phối hợp hoạt động.
+Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
+Khi soạn bài cần xác định rõ sử dụng đồ dùng dạy học vào thời điểm nào,

thời gian bao lâu.
+Sử dụng khi cần thiết, không lạm dụng, sử dụng đúng mức độ, cường độ,
không treo tranh quá lâu hay quá nhiều lần, học sinh sẽ chán nản.
Tóm lại để có một tiết dạy môn sinh học 6 sôi nổi, hứng thú, kích thích trí tìm tòi
khám phá về thế giới sinh vật thì người giáo viên phải khai thác hết tác dụng của đồ
dùng dạy học và sử dụng chúng đạt hiệu quả để vừa góp phần nâng cao chất lượng học
tập.
II.Kiến nghị:
-Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học có hiệu quả.
-Cần có đồ dùng dạy học đầy đủ cho các khối lớp
-Cần có phòng trưng bày đồ dùng dạy học trong nhà trường .
-Cần có những hình thức thi đua và khen thưởng cho những giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học liên tục có chất lượng và cả những giáo viên sưu tầm, sáng tạo được
nhiều đồ dùng dạy học có chất lượng phục vụ cho công tác giảng dạy.

LỜI KẾT
Từ mong muốn góp phần thực hiện tốt hơn về cách sử dụng đồ dùng dạy học
trong dạy học sinh học 6 nhằm nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả giảng dạy tôi
đã lựa chọn viết đề tài này làm kinh nghiệm giảng dạy.
11


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

Với thời gian và khả năng có hạn, đề tài nghiên cứu chưa được sâu sắc và thực nghiệm
chưa nhiều. Vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung của đồng nghiệp.
Phường 4, Ngày...........tháng .........năm 2010

Người viết
TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

PHỤ LỤC
(Đề kiểm tra đánh giá )
Câu 1: Có mấy loại rễ chính? Nêu chức năng từng loại?
Câu 2: Trình bày chức năng các miền của rễ?
12


Sáng kiến kinh nghiệm

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

13



×