Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Những đặc tính kĩ thuật của Băng Tải và quy trình sửa chữa và bảo dưỡng đã được cung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 85 trang )

Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU

Với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế quốc dân hiện nay, công nghiệp được
coi là trái tim của nền kinh tế nước nhà, trong đó công nghiệp mỏ đóng vai trò hết sức quan
trọng. Nhưng để khai thác những khoáng sản có ích là cả một qui trình công nghệ phức tạp vì
nó được tiến hành trong điều kiện hết sức khó khăn, làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
Vận tải mỏ là khâu trọng yếu trong dây chuyền công nghệ khai thác mỏ. Vì thế ngành Máy và
thiết bị mỏ ra đời nhằm cung cấp đầy đủ các loại máy móc cho nền công nghiệp nói chung và
ngành mỏ nói riêng, với nhiệm vụ thay thế dần cho sức lao động phổ thông của con người. Là
một sinh viên ngành máy mỏ em đã thấy trách nhiệm công việc của mình trong tương lai là
phải dùng kiến thức đã học trong nhà trường góp sức thiết kế ra những máy móc thiết bị phục
vụ cho nghành Mỏ, giúp nghành Mỏ ngày một phát triển thịnh vượng hơn.
Qua quá trình tìm hiểu và với sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Xô, em
đã về thực tập tốt nghiệp tại Công ty than Mạo Khê - TKV. Trong thời gian thực tập em đã
nghiên cứu và quan sát các đặc tính làm việc cũng như sửa chữa Băng Tải vì nó đã và đang
đóng góp rất nhiều trong công tác vận tải than từ các mỏ về nhà máy tuyển, trong nhà máy
tuyển, khai thác lộ thiên và hầm lò tại các vùng mỏ, nhà máy xi măng… Đây là nơi tập trung
cũng như trung chuyển than lớn nhất của nước ta hiện nay, với sự đa dạng của các chủng loại
Băng Tải và kích cỡ nên rất tốt cho việc nghiên cứu lấy số liệu. Tại đây em đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ của các cô bác, chú cán bộ tại các phòng ban cũng như tại các xưởng sửa chữa tại
Mỏ. Các cô các chú đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện để em có thể sưu tập những tài liệu có
liên quan đến đề tài tốt nghiệp. Những đặc tính kĩ thuật của Băng Tải và quy trình sửa chữa và
bảo dưỡng đã được cung cấp. Với bản đề cương thực tập rõ ràng của thầy thì công việc sưu tập
số liệu rất dễ dàng và khoa học.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến Sĩ Nguyễn Văn Xô đã giúp em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp. Em hy vọng sẽ có cơ hội đóng góp công sức của mình về nghiên cứu và
cải tiến phương tiện Vận Tải Mỏ mà đề tài tốt nghiệp đề cập đến nhằm năng cao hiệu quả của
nó trong sản xuất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty cổ phần than Mạo Khê


TKV đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em sưu tầm tài liệu hoàn thành đề cương thực tập tốt nghiệp.

SV: Lê Quang Đường

- 1-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Qua quá trình thực tập em đã tổng hợp được kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm cho
bản thân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng, thời gian, tài liệu có hạn nên bản
đồ án không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ đạo tận tình của các
thầy trong bộ môn và các bạn bè đồng nghiệp để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Sinh viên
Lê Quang Đường

SV: Lê Quang Đường

- 2-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY THAN MẠO KHÊ – TKV.
1.1. Tên goi, trụ sở, tư cách pháp lý của công ty
* Tên gọi:
- Tên tiếng Việt: Chi nhánh Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam – Công Ty
Than Mạo Khê – TKV.
- Tên rút gọn : Công Ty Than Mạo Khê – TKV.
- Tên Tiếng Anh : Vinacomin – Maokhe Coal Company.
- Tên viết tắt : VMKC
* Địa chỉ trụ sở công ty : Khu Dân Chủ - phường Mạo Khê-thị xã Đông Triều-tỉnh Quảng
Ninh.
- Điện thoại : 0333.871.240
- Số fax :

0333.871.375

- Website :thanmaokhe.vn
* Tư cách pháp lý :
Công ty Than Mạo Khê – TKV là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ- Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.Công ty có con dấu riêng,đươc mở tài khoản
tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước,hoạt động theo phân cấp và ủy quyền của công ty me- Tập
đoàn.
1.2. Mục tiêu của công ty
Công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn do Công ty mẹ - Tập đoàn
giao, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao
động và tích lũy các nguồn lực để phát triển bền vững Công ty, hực hiện hoàn thành các nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh do Công ty mẹ- Tập đoàn giao.

1.3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
- Tháng 9/1954, Cục Khai Khoáng đã giao nhiệm vụ cho một số cán bộ bảo vệ khôi phục
Mỏ than Mạo Khê. Sau những ngày chuẩn bị khẩn trương, tích cực, ngày 15/11/1954, những

SV: Lê Quang Đường

- 3-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

công việc đầu tiên khôi phục Mỏ được tiến hành. Từ đó đến nay, ngày 15/11/1954 đã trở thành
ngày kỷ niệm hằng năm của Công ty than Mạo Khê.
- Sáu mươi năm qua, Công ty than Mạo Khê đã đào được trên 700 km đường lò, sản xuất
được trên 40 triệu tấn than, đời sống, vật chất, tinh thần của CBCN không ngừng được cải
thiện, góp phần cùng ngành Than hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
* Từ ngày khôi phục đến nay, Công ty than Mạo Khê đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
các tên gọi khác nhau :
- Ngày 15/11/1954, Mỏ than Mạo Khê được thành lập (là đơn vị thành viên của Công ty
than Uông Bí ).
- Năm 1996 thành lập doanh nghiệp Nhà nước là Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số
2605QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp).
- Từ 10/2001 đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê (QĐ số 405/QĐHĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng Công ty than ViệtNam.
- Từ 12/2005 đổi thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê - TKV (Quyết định
số 2461/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của HĐQT Tập đoàn TKV).
- Từ tháng 8/2010 (thực hiện Quyết định của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng

sản Việt Nam - Vinacomin) đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê
-Vinacomin.
- Từ ngày 01/8/2013 thực hiện Quyết định số 1172/QĐ - VINACOMIN ngày 01/7/2013
của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Tập đoàn
CN Than – Khoáng sản Việt Nam- Công ty than Mạo Khê -TKV (gọi tắt là Công ty than Mạo
Khê -TKV).
1.4. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty Than Mạo Khê.
1.4.1. Chức năng.
Công ty Than Mạo Khê - TKV là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than và khoáng sản Việt Nam. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là khai thác than hầm lò, cung
SV: Lê Quang Đường

- 4-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

cấp sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân, quản lý tốt tài nguyên, ranh giới Công ty được giao,
bảo vệ môi sinh, môi trường khai thác.
1.4.2.Nhiệm vụ
- Sản xuất kinh doanh than có hiệu quả và hợp lý. Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng
dụng khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến thiết bị, tiết kiệm nguyên
nhiên vật liệu, tăng cường giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, không ngừng nâng cao tay nghề
bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân

sách Nhà nước. Cuối niên độ kế toán, Công ty phải lập báo cáo quyết toán tài chính và thực
hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước.
1.4.3.Linh vực hoạt động
- Khai thác, chế biến, kinh doanh than.
- Thăm dò, khảo sát địa chất công trình.
- Thi công xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp,giao thông và dân dụng.
- Sản xuất, sủa chữa thiết bị mỏ, ôtô , phương tiện vận tải.
1.5. Vị trí địa lý, đặc điểm địa chất và khí hậu của công ty.
1.5.1. Vị trí địa lý.
Công ty than Mạo Khê có trụ sở nằm trên địa bàn thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh thuộc Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, có toạ độ như sau:
0

0

106 33’ 45” ÷ 106 30’ 27” kinh độ Đông;
0

0

21 02’ 33” ÷ 21 06’ 15” vĩ độ Bắc.
Công ty than Mạo Khê có địa hình chạy dài theo hướng Đông -Tây. Từ Văn Lôi đến
Tràng Bạch và được chia làm hai cánh Bắc và Nam, phía Nam địa hình thấp, phía Bắc cao do
SV: Lê Quang Đường

- 5-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57



Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

đồi núi tạo thành nhiều rãnh và khe suối. Chiều dài khu mỏ 8 km rộng 5km, phía đông giáp xã
Hồng Thái, phía tây giáp xã Kim Sen, phía Nam giáp thị trấn Mạo Khê, phía Bắc giáp xã tràng
Lương huyện Đông Triều.
1.5.2. Địa chất thuỷ văn.
Trong khu mỏ có hai suối lớn là suối Văn Lôi và suối Bình Minh, có hai hồ chứa nước
lớn là hồ Tràng Bạch và hồ Yên Thọ, có sông Tràng Lương. Do đặc thù của mỏ là khu vực ít
thực vật nên thoát nước rất nhanh ít ngấm xuống lòng đất. Nguồn nước chủ yếu là dự trữ trong
các tầng đá và than khu vực đã khai thác và phụ thuộc vào phân tầng khai thác.
1.5.3. Điều kiện khí hậu.
0

0

0

Nhiệt độ trung bình hàng năm khu mỏ từ 23 ữ27 C, cao nhất từ 33 Cữ37 0 C, thấp nhất
0

là 12 C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1765mm, số ngày mưa trung bình hàng năm là 110 ngày,
lớn nhất là 124 ngày, ít nhất là 79 ngày.
Khu mỏ gần biển nên chịu ảnh hưởng đáng kể, nhất là mùa mưa gió bão có thể đến cấp
÷

11 12, hướng gió thay đổi theo mùa, mùa đông và mùa xuân có gió mùa đông bắc, mùa thu và

mùa hè có gió đông và gió đông nam, độ ẩm trung bình là 68%, lớn nhất là 98%, nhỏ nhất là
25%.
Công ty than Mạo khê nằm trên địa bàn có rất nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua
như quốc lộ 18A, tuyến đường sắt quốc gia, tuyến đường thuỷ Hạ Long- Hà Nội. Cách Uông
Bí, Phả Lại tương ứng 19 km và 40 km, phía Tây cách Hà Nội 105 km , phía đông cách thành
phố Hạ Long 60 km. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ
than cũng như nhập các trang thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất của công ty.

SV: Lê Quang Đường

- 6-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1.6. Tình hình khai thác, vận tải, thông gió và thoát nước.
1.6.1. Tình hình khai thác.
Từ năm 1889 thực dân Pháp tiến hành khai thác những vỉa than có giá trị trong cả hai
cánh, cánh phía Tây và cánh phía Bắc. Sau khi giải phóng năm 1954 mỏ than Mạo Khê đã khôi
phục và đi vào khai thác.
Năm 1992 mỏ Mạo Khê mở hệ thống giếng nghiêng đưa vào khai thác từ mức (+30)
xuống mức (-25) đối với các vỉa ở cánh Bắc ở tuyến IV với 09 lò chợ khai thác. Để có diện
khai thác sản xuất lâu dài liên tục hiện nay ở mỏ than Mạo Khê đã mở rộng khu khai thác về
phía Đông và Tây mức (-80), khai thác cả cánh Bắc và cánh Nam.
Công ty than Mạo Khê hiện nay đang áp dụng các hệ thống khai thác như:
- Hệ thống khai thác tầng lò chợ liền gương.

- Hệ thống khai thác buồng lưu than.
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương khấu giật.
- Hệ thống khai thác kiểu buồng thượng.
1.6.2. Công tác vận tải.
Than khai thác sau đó xúc thủ công vào máng trượt đổ xuống máng cào lên tàu điện ắc quy đổ
vào bun ke qua vận chuyển băng tải đến nhà sàng để sơ tuyển. Công tác vận tải được thể hiện
như hình 1.1.
Than lò

chợ

Máy xúc
Điện

Tàu điện ắc
quy

Tàu điện
ắc quy

Nhà sàng

Băng tải

bun ke

Hình 1.1 Sơ đồ công tác vận tải.

SV: Lê Quang Đường


- 7-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1.6.3. Công tác thông gió.
Thông gió chính của công ty than Mạo Khê chủ yếu là dùng phương pháp thông gió hút,
có hai quạt thông gió chính dùng để thông gió cho toàn mỏ là:
-Trạm quạt mức + 124 gồm: 02 quạt BOKД-1,5.
-Trạm quạt mức +73 gồm: 02 quạt BOKД-1,5.
1.6.4. Công tác thoát nước.
Nước trong mỏ được thoát ra bằng hai cách:
+Thoát nước tự nhiên:
- Nước ở mức (+30) trở lên được thoát ra ngoài bằng mương, rãnh dọc theo các đường
lò theo mức khai thác, sau đó chảy ra ngoài bằng hệ thống mương nhân tạo chảy ra suối. Công
tác thoát nước tự nhiên được thể hiện như hình 1.2.
Nước từ các đường
lò tầng

Theo mương rãnh ra
bên hông

Chảy ra ngoài lò

Theo mương ra suối


Hình 1.2. Sơ đồ thoát nước tự nhiên phân tầng (+30).

+ Thoát nước nhân tạo:
Công ty than Mạo Khê có 3 trạm bơm (3 hệ thống bơm) đặt ở 3 vị trí khác nhau tại sân
ga đáy giếng ở các phân tầng mức âm để thoát nước mạch, nước ngầm từ các diện khai thác
phân tầng khác nhau. Từ mức (-25) lên mức (+30) đặt một trạm bơm gồm hệ thống 4 bơm ly
tâm mã hiệu LT-280/70, để thoát nước cho mức (-25) lên mức (+30). Công tác thoát nước nhân
tạo trong mỏ được thể hiện trên hình 1.3.

Nước ở các đường lò
mức -25

SV: Lê Quang Đường

Chảy ra hầm chứa sân
ga -25

C
h


- 8-

Qua hệ thống
bơm -25

Đường ống

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57



Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.3 Sơ đồ thoát nước nhân tạo phân tầng (-25).

- Nước từ mức (-80) bơm lên mặt bằng mức (+17) qua hệ thống bơm đặt ở hầm bơm
cạnh sân ga đáy giếng mức(-80) bao gồm 3 bơm cao áp loại Ä, điện áp định mức U đm= 6kV.
Ngoài ra còn có hệ thống 3 bơm dự phòng hạ áp mã hiệu LT-280/70. Sơ đồ thoát nước như hình
1.4.
Nước ở các đường lò mức -80

Chạy ra qua đường lò cái
Chạy về hầm chứa nước trung tâm

Qua+17
hệ thống bơm nước trung tâm
Nước được bơm lên mặt bằng mức
ChảyHình
ra các1suối thoát nước
Hình 1.4 Sơ đồ thoát nước nhân tạo phân tầng (-80).

1.3. Tổ chức quản lý của công ty than Mạo Khê.
Công ty than Mạo Khê áp dụng hình thức quản lý trực tuyến, chức năng tuyến dưới chịu
sự chỉ đạo trực tiếp từ tuyến trên. Đứng đầu Mỏ Mạo Khê là giám đốc chịu trách nhiệm quản lý
chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty than việt Nam. Dưới giám đốc là các
đồng chí phó giám đốc và các đồng chí trưởng các phòng ban, là những người trực tiếp giúp
giám đốc phụ trách từng mảng trong công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động trong đơn vị.
Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính được thể hiện trên hình 1.5


SV: Lê Quang Đường

- 9-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

PGĐ ĐỜI SỐNG

Đồ Án Tốt Nghiệp

P. HC QTRỊ

PX Chế biến than

BAN THI ĐUA

Đội TG CC

P. CĐ -SX

PX Cung cấp nước

PGĐ SẢN XUẤT
P. KCS
P. VẬT TƯ
PGĐ KỸ THUẬT

P. BVỆ-QS-TT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TY

P. KIỂM TOÁN
P. KT TC

P. KẾ HOẠCH
P. TC LĐ

PGĐ CƠ ĐIỆN

PGĐ Đ TƯ & XD

PX Cơ khí
PX Ô tô
PX Xây dựng
PX Bến

PX sàng
PX Vận tải 2

P. AN TOÀN

PX Vận tải 1

P. CÔNG TRÌNH

PXđào lò đá số 5


P.Đ TƯ & XD

PX đào lò đá 2,4

P. T ĐỊA- Đ CHẤT
P. KT KHAI THÁC
P.KT CƠ ĐIỆN

TTng
YTẾ MK
SV: Lê Quang Đ
ườ

PX Điện

- 10-

TT YTẾ MK

PX đào lò đá số 1
PX Khai thác 12
PX Khai thác 3,4,5,6,7,8,9,10

LớPXp:Khai
Máy
và Thi ết Bị M ỏ K57
thác 1


Trường Đại Học Mỏ - Chất


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính công ty than Mạo Khê.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BĂNG TẢI
2.1. Chức năng nhiệm vụ, đặc tính kỹ thuật và lĩnh vực ứng dụng.
Khoáng sản hữu ích và vật liệu xây dựng đang chiếm ưu thế rất cao trong nền kinh tế
quốc dân của nước ta hiện nay. Việc cơ giới hóa vận tải sẽ đảm bảo năng suất yêu cầu càng
ngày càng cao, giảm sức lao động con người. Việc đưa các quy trình công nghệ mới, cơ giới
hóa toàn bộ đòi hỏi phải hoàn thiện các sơ đồ và các thiết bị vân tải, về kết cấu các chế độ vận
hành. Muốn được như vậy phải áp dụng chế độ vận tải liên tục có năng suất cao, chi phí thấp.
Một trong số các thiết bị đó là băng tải. Băng tải là thiết bị vận tải liên tục có năng suất cao,
được áo dụng nhiều trong nghành kinh tế quốc dân. Trong nghành công nghiệp mỏ dùng để
vận chuyển đất đá thải, vận chuyển khoáng sản hữu ích (than, quặng …) vật liệu chèn lò, các
chi tiết, cụm chi tiết của máy móc thiết bị. Trong các nhà máy cơ khí sản xuất dây chuyền để
vận chuyển các chi tiết bán thành phẩm. Bên cạnh đó băng tải củng được sử dụng trong dây
chuyền sản xuất xi măng hay cung ứng dụng vận chuyển hàng hóa ở các sân bay, cửa khẩu…
Trong mỏ hầm lò băng tải được sử dụng trong lò vận tải chính và trong các giếng nghiếng.
Trong các đường lò nối với lò chợ người ta củng lắp đặt các băng tải bán cố định có kết cấu
thích hợp cho việc thay đổi chiều dài liên tục hay định kỳ. Đối với quặng cứng cần đập vỡ
trước khi vận chuyển lên băng tải chỉ dùng cho các lò bằng, trong giếng nghiêng và trên mặt
bằng mỏ. Vận tải bằng băng tải củng được dùng trong mỏ hoặc ngoài mặt bằng các mỏ lộ thiên.
a. Nhược điểm :
Điều kiện hạn chế vân tải bằng bằng tải là kích thước hạt vật liệu vận tải phải khống chế
nhỏ hơn hay bằng 400mm, ngoài ra vật liệu có tính sắc cạnh, dính bết sẽ không thuận lợi cho
việc vận hành tấm băng cao su chở đầy vật liệu .
b. Ưu điểm

SV: Lê Quang Đường


- 11-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Tiền đâu tư cho vận tải không lớn lắm so với các thiết bị vận tải khác cùng một công
suât. Băng tải có kết cấu đơn giản, không dùng nhiều loại vật liệu đặc chủng đắt tiền, giá thành
vận tải tính theo đ/t.km là rẻ hơn so với ô tô và các phương tiện vận tải khác trừ đường sắt.
Băng tải có cụng suất trung bình và cụng suất lớn. Ngày nay nhiều nước trên thế giới có
nền công nghiệp phát triển đó tự thiết kế và chế tạo băng tải để dùng hoặc xuất khẩu.
Băng tải có các loại cố định, nửa cố định và di động. Trước đây chúng ta vẫn thường
nhập băng tải của các nước trên thế giới như: Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc, Nhật Bản ….
Nhưng trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thế chế tạo được băng tải có B: 800 ÷1000mm , i =
4 ÷5 lớp
2.2. Kết cấu băng tải.
Băng tải gồm có trạm dẫn động, trạm kéo căng khung đỡ các con lăn, tấm băng và hệ
thống con lăn. Băng tải có thể làm việc trên mặt phẳng nằm ngang hoặc nghiêng với góc dốc
thích hợp. Vật liệu trên băng tải được dỡ ra ở đầu cuối của hành trình bằng hoặc giữa băng. Lực
kéo căng băng được truyền từ tang dẫn động bằng ma sát, lực kéo này phụ thuộc nhiều vào hệ
số ma sát, góc của băng với tang dẫn động và sức căng ban đầu của băng. Những thông số cơ
bản của băng tải là năng suất, chiều rộng băng, tốc độ của băng và cống suất động cơ dẫn động.

Hình 2.1 Giá đỡ con lăn

SV: Lê Quang Đường


- 12-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1 - Con lăn chống lệch bang trên

2 - Con lăn nhánh có tải

3 - Con lăn nhánh không tải

4 - Con lăn chống lệch bang dưới

Giá đỡ con lăn định tâm có 3 con lăn đỡ 1 lắp trên khung, khung này có thể quay quanh
trục thẳng đứng trong 1 phạm vi nhất định. ở hai phía của khung gắn tay đòn, trên đầu của nó
lắp con lăn tì. Khi bị lệnh về một phía, mép băng tỳ vào con lăn 1 và làm quay khung cùng với
giá đỡ con lăn đến một góc nào đó so với trục dọc của băng, đưa nó trở về vị trí ban đầu. Sau
khi băng đã định lại tâm, nhờ sự chuyển động của băng giá đỡ con lăn bằng thiết lập lại vị trí
bình thường.
2.3. Trạm dẫn động băng tải.

Hình 2.2 Trạm dẫn động

Trạm dẫn động của băng tải gồm 1 hay nhiều động cơ, 1 tang dẫn động, hộp giảm tốc,
khớp nối và cơ cấu làm sạch băng. Tất cả các bộ phận trên đây phục vụ mục đích dẫn động

băng tải. Đối với băng tải đặt nghiêng có thể trang bị thêm phanh công tác hoặc phanh trang bị
thêm phanh công tác hoặc phanh an toàn ở trên khớp nối .

SV: Lê Quang Đường

- 13-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Đồ Án Tốt Nghiệp

14

250

φ80

φ75

Trường Đại Học Mỏ - Chất

φ22
400

140

310

250


Hình 2.3 Động cơ điện

2.4. Trạm kéo căng.
Trạm kéo căng làm nhiệm vụ tạo ra lực căng ban đầu cần thiết để truyền lực kéo từ tang
sang cho băng, hạn chế độ võng quá mức cho phép giữa hai hang con lăn trên nhánh có tải, bù
trừ độ giãn dài của băng tải trong quá trình làm việc.
Trạm kéo căng yêu cầu phải có kết cấu nhỏ gọn, độ bền lâu, có độ tin cậy cao, cấu tạo
đơn giản, thuận lợi cho người vận hành, không gây bẩn, có khả năng tạo ra lực căng ban đầu bù
trừ cho hiện tượng băng bị kéo dãn dài trong quá trình làm việc.
2.5. Kết cấu tang chủ động của bang tải.

SV: Lê Quang Đường

- 14-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 2.4 Tang chủ động của băng tải
1 – Trục tang

2 – Tấm bọc cao su

3 – Tang chủ động


4 – Bu lông

5 - Ổ bi đỡ chặn

6 – Bạc

Kết cấu tang chủ động gồm một số bộ phận chính như: tang bị động, ổ lăn, trục tang…
Để tăng khả năng ma sát người ta thường bọc một lớp cao su 2 lên bề mặt tang và cố định
chúng vào thành tang chủ động thông qua các bu lông đai ốc 4. Tang chủ động có chức năng
truyền lực từ động cơ thông qua hộp giảm tốc dưới tác dụng cảu lực ma sát làm tấm băng di
chuyển kéo theo vật liệu vận tải
2.6. Kết cấu tang bị động của băng tải.

Hình 2.5 Tang bị động của băng tải

Kết cấu tang bị động gồm một số bộ phận chính như: tang bị động, ổ lăn, trục tang… Bề
mặt tang có thể làm trơn hoặc khía nhám để tăng ma sát. Tang bị động cùng với tang chủ động
có tác dụng tạo lực kéo cho tấm băng thông qua ma sát giữa băng và bề mặt tang. Đối với băng
tải có độ dốc thì tang bị động thường đặt vị tri nhận tải.
2.7. Tấm băng cao su.
Trong các bộ phận cấu thành băng tải thì tấm băng tải thì tấm băng là bộ phận đắt tiền,
thời hạn phục vụ lại không lâu, do ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành vận tải và củng là một bộ
phận chủ yếu làm nhiệm vụ kéo tải đồng thời làm nhiệm vụ chứa đựng vật liệu vận tải. Do vậy
khi chế tạo yêu cầu tấm băng phải có độ bền cao, có khả năng uốn dẻo tốt theo hai phương dọc
ngang, khả năng chống mòn cao, giảm trọng lượng tính trên 1 mét, tăng chiều rộng B nhưng
giảm được chiều dầy h của tấm băng, chống được va đập do vật liệu rơi xuống trong quá trình

SV: Lê Quang Đường

- 15-


Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

chất tải và di chuyển. có khả năng chống cháy khi ma sát liên tục với tang dẫn trong điều kiện
nhiệt độ + 120 va không bị biến cứng khi băng tải làm việc có sự thay đổi nhiệt độ của môi
trường.
Cấu tạo của tấm băng: lõi tấm băng gồm nhiều lớp vải gắn lại với nhau nhờ các lớp keo
dính kết, hoặc lõi có thể có các sợi cáp thép, lưới cáp thép nhằm làm tăng độ bền cho tấm băng
lên nhiều lần. Bên ngoài lớp lõi được bọc một lớp cao su tổng hợp nhằm bảo vệ độ bền lớp lõi
khỏi chịu va đập trực tiếp của cơ học đất đá, bảo vệ chống độ ẩm, nhiệt độ của môi trường. Độ
bền của hai mép băng rất quan trọng. Bề dầy của lớp cao su bên trên thường là 1 = 3 – 6 mm,
của lớp bên dưới thường là 1 = 1,5 – 3 mm, bề dầy lớp cao su dính 2 lớp vải với nhau là = 0,5 –
1,5 mm, vải làm lõi bằng có thể được dệt từ sợ bông bình thường, hay sợ hóa học nhân tạo (capơ-rôn, pê-rôn, ni-long, vi- ni-long) hoặc poolieste (láp-xan, rê-ri-len …) hoặc tơ nhân tạo. Cao
su dán các lớp vải là loại keo có độ bền cao, không bị dộp phồng cách lớp, không bị cứng khi
có sự tăng giảm nhiệt độ môi trường, độ ẩm. Các lớp cao su này không tham giai tính độ bền
cho băng .
Lí p chÞu t¶i
1000

24

11

5


10

Lí p kh«ng chÞu t¶i

2.8. Phương Pháp làm sạch băng.
Dùng thanh gạt thằng đặt chéo trên, toàn bộ chiều rộng của tấm băng, hoặc có thể thanh
gạt được uốn thành hình chữ V (với băng có chiều rộng B = 1000mm) và được lắp trên nhánh
không tải ở gần vị trí nhận tải.
Ưu điểm của phương pháp này là có kết quả và cách lắp đặt đơn giản, dễ dàng thay thế
khi thanh mòn và hỏng.
Nhược điểm là làm sạch băng không kỹ, gây chóng mòn và làm giảm tuổi thọ của tấm
băng.
SV: Lê Quang Đường

- 16-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Trường Đại Học Mỏ - Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Dùng khí nén để thổi sạch bụi bẩn.
Ưu điểm là làm sạch băng tốt, không gây mòn mỏng cho băng do đó giữ được tuôi
thọ cho tấm băng.
Nhược điểm là kết cấu cồng kềnh, phức tạp, làm tăng chi phí về giá thành vận tải

- Dùng chổi làm sạch băng có dẫn động điện.
Ưu điểm có thể làm sạch băng kỹ tốt do được truyền động cưỡng bức, nhưng kết cấu

cũng khá phức tạp và làm tăng chi phí vận tải.

- Dùng con lăn làm sạch đây là phương pháp đang được sử dụng tại nhà máy.
Ưu điểm là có kết cấu đơn giản, dễ dàng thay thế khi mòn hỏng
Nhược điểm là làm sạch băng không kỹ
2.9. Tìm hiểu chung về băng tải B1000/330X315
Một số hình ảnh thực tế về băng tải B1000/330X315

SV: Lê Quang Đường

- 17-

Lớp: Máy và Thi ết Bị M ỏ K57


Hình 2.6 Khung bang tải

Hình 2.7 Gía đỡ con lăn và khung băng

Hình 2.8 Tang dẫn động


Hình 2.9 Động cơ băng tải


Hình 2.10 Tủ điều khiển

2.9.1. Công dụng
Băng tải là thiết bị vận tải chuyên dùng, được sử dụng để vận chuyển than, quặng, đất đá
trong các mỏ hầm lò hoặc trong các dây truyền vận tải khác ngoài mặt bằng. Được phép sử

dụng trong lò có khí và bụi nổ.


2.9.2. Thông số kĩ thuật
Kí hiệu băng tải

B1000/330X315

Đơn vị

Năng suất

500

Tấn/giờ

Tốc độ băng

2

m/s

Chiều dài vận chuyển

330

m

Độc dốc


160

Độ

Vật liệu vận chuyển

Than nguyên khai (0÷200)

Chiều rộng băng

1000

Động cơ điện phòng nổ

132 Kw , n= 1480 v/p , 380/660V

Hộp giảm tốc

Tỷ số truyền i=40

Kiểu dáng băng

Kết cấu kiểu khung đặt

Đường kính tang

1000

mm


mm

2.9.3. Nguyên lý làm việc
Động cơ điện làm việc, truyền chuyển động qua múp nối thuỷ lực sang hộp giảm tốc. từ
trục ra hộp giảm tốc truyền chuyển động cho ru lô chủ động do lực ma sát giữa mặt băng tải và
mặt ru lô chủ động, ru lô chủ động quay kéo băng tải chuyển động để vận tải than, đá.
2.9.4. Trình tự vận hành
a. Công tác chuẩn bị và kiểm tra
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu bôi trơn và làm sạch băng tải.
- Trước khi cho băng tải vào làm việc, thợ vận hành cần phải kiểm tra, công việc cụ thể như
sau:
- Thiết bị điều khiển bảo vệ nút bấm khởi động, dừng, các nút dừng khẩn cấp, cảm biến phải
làm việc tốt.
- Bộ dẫn động (động cơ + hộp giảm tốc + khớp lai + tăng băng tải, tang chuyển động) phải đủ
dầu, mỡ đủ các bu lông bắt giữ liên kết phải được bắt chặt, đầy đủ.


- Cơ cấu thanh gạt làm sạch mặt băng tải tại đầu, đuôi máy. Nếu tấm gạt cao su bị mòn hỏng
phải thay mới.
- Dầu bôi trơn hộp giảm tốc nhìn bằng mắt thường ở trạng thái tĩnh dầu, phải ngập một phần ba
bánh răng lớn.
- Tiếp địa động cơ điện, khởi động từ phải chắc chắn.
- Các khung đỡ băng, ống liên kết các khung băng tải và các chốt định vị ống nối với khung
băng phải chắc chắn, cân bằng, không bị lệch.
- Thiết bị căng băng tải tại khung dẫn động phía đầu băng tải, trụ đỡ, cột bích, vì chống khám
đầu, đuôi máy phải chắc chắn đảm bảo an toàn.
- Vị trí khung đầu (dỡ tải) khung đuôi (chất tải) phải đúng tâm đuôi băng tải để than được rải
đều trên bề mặt băng tải (tính từ tâm băng tải).
- Các rào chắn, các rulô dẫn động và chuyển hướng phải đầy đủ, chắc chắn.
- Kết cấu mối nối băng tải phải chắc chắn.

- Con lăn nhánh không tải, có tải phải quay trơn nếu kẹt phải tháo ra thay thế.
b. Khởi động và dừng băng tải.
1.Khởi động băng tải.
- Sau khi đã kiểm tra toàn bộ các nội dung trên tuyến băng tải, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an
toàn thì tiến hành khởi động băng tải.
- Đóng tay dao áp tô mát, đóng tay dao của biến áp tín hiệu, đóng tay dao của khởi động từ.
- Phát tín hiệu báo chuẩn bị khởi động băng tải.
- Ấn nút khởi động trên nút bấm điều khiển từ xa, khởi động từ làm việc cấp điện cho động cơ,
động cơ truyền động để kéo băng tải chuyển động.
- Sau khi băng tải làm việc từ 1-2 phút thì thiết bị đổ than lên băng tải (băng tải, máng cào hoặc
cầu chuyển tải) tiếp theo mới được hoạt động.


- Trong mỗi ca làm việc đơn vị quản lý phải bố trí công nhân để kiểm tra dọc tuyến băng tải để
điều chỉnh băng tải không bị lệch, gây sờn mép rách băng tải, phát hiện những sự cố để giải
quyết.
2. Dừng băng tải.
- Khi đã hết than phải dừng cả tuyến vận tải thì lần lượt dừng từ máng cào lò chợ đến các thiết
bị chuyển tải phía sau băng tải rồi mới dừng băng tảI (theo trình tự từ phía lò chợ ra phễu rót
than).
- Khi băng tải đang làm việc mà có những hiện tượng băng tải chạy bị lệch mép băng cọ vào
khung băng, băng bị trùng, mối nối băng bị rách, có tiếng kêu lạ ở hộp giảm tốc thì phải dừng
băng sự cố, ấn nút dừng trên hộp điều khiển (kéo công tắc dừng khẩn cấp), ấn chuông báo hiệu
sự cố (1 tiếng chuông và đèn sáng), cắt tay dao, khoá chắc chắn, treo biển “ Cấm đóng điện”.
Kiểm tra và tìm nguyên nhân để sửa chữa kịp thời.
2.10. Những hư hỏng thường gặp, bảo dưỡng sửa chữa.
2.10.1. Các hư hỏng thường gặp.

TT
1


NHỮNG HƯ HỎNG

NGUYÊN NHÂN

Đóng điện, động cơ phát Mất pha
tiếng rú nhưng không quay,

đấu cáp.

Mặt băng tải cao su nhanh bị - Băng tảiquá căng
mòn, đứt

- Điều chỉnh giảm bớt độ căng.

- Ru lô đỡ băng tải - Kiểm tra khắc phục sự kẹt và bôi
bị kẹt nhiều

3

- Kiểm tra lưới điện.
- Kiểm tra các đầu nối dây tại hộp

nóng nhanh
2

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

trơn các ru lô.


Hộp giảm tốc phát tiếng kêu - Các bánh răng quá - Thay thế bánh răng mới
lạ

mòn.
- Mẻ hoặc gẫy răng
của các bánh răng.


TT
4

NHỮNG HƯ HỎNG

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Vỏ hộp giảm tốc nóng - Thiếu dầu bôi trơn - Kiểm tra bổ sung hoặc thay dầu.
nhanh

hoặc dầu quá bẩn.

- Tháo bớt dầu

- Thừa dầu.
5

Động cơ và tang dẫn động - Băng quá chùng.
làm việc bình thường nhưng
băng không chạy.


- Tăng băng.

- Dầu mỡ rơi vào - Làm sạch bề mặt tiếp xúc.
mặt tiếp xúc giữa
tấm băng và tang
dẫn động.

6

mặt băng tải cao su thường - Lắp đặt tuyến - Kiểm tra căn chỉnh 1 số giá đỡ
xuyên bị lệch sang một bên

băng không chuẩn.
- Mối nối băng bị
lệch

trên tuyến băng. Bằng cách cứ 5 giá
chỉnh 1 giá, mỗi lần chỉnh (xê dịch)
≤ 10 mm cho đến khi đạt yêu cầu.
- Kiểm tra mối nối, nối lại.

2.10.2. Bảo dưỡng sửa chữa
Vị trí tra

Dầu mỡ

Đơn vị

Số lượng


Thời gian thay thế

Hộp giảm tốc

APP-

Lít

25

Tra bổ sung thường xuyên,

140EP
Khớp nối thuỷ lực

Nước

thay thế sau 250h làm việc
"

18

Thay thế sau 500h làm việc

10

Bơm bổ sung thường xuyên.

sạch

Ru lô + tang chủ động và APP litô- Kg
dẫn động

L4

thay thế sau 10000h làm việc


2.11. Quy định tín hiệu.
- Một tiếng chuông + đèn sáng: Dừng băng tải.
- Hai tiếng chuông + đèn sáng: Chuẩn bị chạy băng tải.
- Ba tiếng chuông dài + đèn sáng: chạy băng tải.
- Một tiếng chuông dài + đèn sáng: dừng băng tải sự cố.
2.12. Quy định an toàn .
1. Trước khi vận hành băng tải kiểm tra nồng độ khí CH4, CO2 phải ở trong giới hạn an toàn
mới được đưa vào hoạt động.
2. Chỉ cho phép những người đã được đào tạo, huấn luyện đạt yêu cầu, được Quản đốc giao
nhiệm vụ mới được vận hành băng tải.
3. Chỉ cho phép băng tải vào làm việc khi tình trạng kỹ thuật an toàn máy tốt, đủ dầu mỡ bôi
trơn, hệ thống tín hiệu, thiết bị bảo vệ làm việc chắc chắn.
4. Trước khi cho máy làm việc phải kiểm tra xiết chặt các mối nối bằng bu lông ê cu định vị,
khớp lai chuyển động.
5. Điện trở tiếp đất của các thiết bị phải đạt yêu cầu ≤ 2Ω, điện trở cách điện của động cơ R cđ≥
1,0 ΜΩ, thời gian dừng máy, ngừng làm việc từ 1 ngày trở lên phải kiểm tra cách điện , nếu
không đạt phải sấy lại động cơ trước khi làm việc.
6. Khi kiểm tra, sửa chữa, làm việc bên trong gầm, trên băng tải phải cắt điện áp tô mát, khởi
động từ, khoá tay dao chắc chắn treo biển (Cấm đóng điện) có người gác.
7. Khi vệ sinh xúc dọn làm việc tại khung đầu, khung đuôi băng tải phải cắt điện, khóa tay dao
chắc chắn treo biển “Cấm đóng điện”.
8. Trước khi vận hành, ngừng máy phải phát tín hiệu theo qui định.

9. Thợ vận hành phải được trang bị đầy đủ phòng hộ lao động cá nhân.


×