Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

bài văn địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 15 trang )


Nhóm thực hiện
1. Đỗ Diệp Linh
2. Đỗ Ngọc Anh
3. Nguyễn Trường An
4. Hoàng Tiến Mạnh
5. Nguyễn Đức Cường
6. Phạm Diệu Thu
7. Đỗ Đức An


Phân công nhiệm vụ
1.Phạm Diệu Thu, Nguyễn Đức
Cường, Đỗ Đức An sưu tầm
các tác phẩm của các tác giả
tiêu biểu.
2.Nguyễn Trường An, Hoàng
Tiến Mạnh điều tra về tỉ lệ học
sinh biết về các tác phẩm đó.
3. Đỗ Ngọc Anh, Đỗ Diệp Linh
tổng hợp thông tin và trình
bày sản phẩm.


Bài thuyết trình của chúng em gồm :
I. Giới thiệu chung về một số tác giả, tác phẩm thơ văn
Hà Giang.
1.Tác giả Lục Mạnh Cường với chùm tác phẩm “ Quả
vải khô” và “ Seo May”
2. Nhà thơ Huyền Minh với tác phẩm “ Viết trên
cổng trời”


II. Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm địa phương.
III. Khảo sát việc tìm hiểu văn học địa phương của học
sinh
trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Giang.
IV. Lời bình về một tác phẩm độc đáo.
V. Tổng kết


I. Giới thiệu chung về một số tác giả, tác phẩm thơ văn Hà
Giang.
Hà giang có rất nhiều tác phẩm văn, thơ của các
tác giả địa phương được mọi người đón dọc và đạt được
nhiều giải thưởng.
Nội dung thơ, văn Hà Giang rất phong phú nhưng
chủ yếu đều gắn liền với nét văn hóa dân tộc.
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Hà Giang:


1. Tác giả Lục Mạnh Cường với tác phẩm “ Seo May”
a. Tác giả Lục Mạnh Cường
- Sinh ngày 12/06/1980 tại Bắc Quang,
Hà Giang.
- Dân tộc: Tày.
- Bắt đầu sáng tác từ năm 2006, khi còn
là một giáo viên giảng dạy tại huyện Vị
Xuyên, Hà Giang.
- Hiện nay đang công tác tại Phòng GD &
ĐT Vị Xuyên.
- Nhà văn đã lập “ cú” giải thưởng đúp
với 2 giải nhì trong Cuộc vận động

sáng tác văn học cho thiếu nhi năm
2007-2008, 2008-2009 do Hội Nhà văn
Đan Mạch, Hội Nhà văn Hà Nội và Nhà
xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức.
- Một số tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu
của ông: “Trở về”, “Seo May”, “Quả vải
khô”, ….


b. Chùm tác phẩm “ Quả vải khô” và “ Seo
May”
- Thể loại: Truyện ngắn
- Nội dung: Chùm truyện Quả vải khô và Seo
May của Lục Mạnh Cường được đánh giá tốt ở
việc sử dụng tình huống giả tưởng để làm nổi
bật tình cảm nhân ái giữa người với người.
Một người anh đã mất hóa thân vào quả vải
khô để tìm cho em mình một người anh khác,
thay mình có mặt trên đời. Một người bạn xả
thân cứu trẻ em giữa dòng nước lũ, cũng đã
mất, nay trở về dẫn đường cho bạn đi tìm
nguồn nước, cứu dân bản giữa mùa cao
nguyên đá phải chịu khô khát. Yếu tố huyền
ảo ở đây được sử dụng để gửi gắm ước mơ
bồi đắp tình yêu thương, đem lại niềm vui,
niềm hạnh phúc thực sự cho mỗi con người
và cả cộng đồng.
- Tác phẩm đã đạt giải nhì trong Cuộc vận
động sáng tác văn học cho thiếu nhi năm



2. Nhà thơ Huyền Minh với tác phẩm “ Viết trên cổng trời”
a. Nhà thơ Huyền Minh
- Sinh ngày 09/11/1969 tại Hà Giang
- Nơi ở hiện nay: tổ 21, phường Minh Khai.
- Nhà thơ là cử nhân văn hóa.
-

Hiện là Phó Trưởng phòng Biên Tập- Xuất
bản kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn
nghệ Hà Giang, Chi hội trưởng Chi hội Văn
học, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Giang.
- Nhà thơ đã đạt giải nhì Thơ viết cho trẻ
em Hà Giang, giải nhì Truyện ngắn Hà
Giang trong cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật
Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn
2005- 2010.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “ Ta về”, “
Điều giản dị”, “ Viết trên cổng trời”,…..


b. Tác phẩm “ Viết trên cổng trời”
-"Viết trên cổng trời" là tập thơ thứ 3 của Huyền
Minh do NXB Hội Nhà văn và Công ty truyền
thông Hà Thế ấn hành năm 2011. Họa sĩ
Nguyễn Anh Vũ, một thành viên của nhóm Thơ
trẻ 360° đảm nhiệm phần thiết kế bìa cho tập
thơ.

- Nội dung: Sinh ra, lớn lên tại Hà Giang; sống,
cảm nhận cuộc sống và đến với những trang
viết từ mảnh đất địa đầu này, Huyền Minh là
một giọng thơ có nét chân chất mộc mạc,
nhưng khỏe khoắn và ấm áp. Cái ấm áp trong
thơ chị như chắt ra từ cơn gió lạnh của vùng cao
nguyên đá, từ bếp lửa nồng nàn trong những
ngôi nhà vách đất trình dày khộp của miền đất
Hà Giang. Giản dị, nhưng sâu sắc, kín đáo thể
hiện sự kiêu hãnh của những con người “đi trên
con đường núi/ mọi đỉnh núi/ đều thấp hơn đầu
gối”, những người như “cổng trời”, ngạo nghễ
tuyên bố: “Gió ngang tàng cứ thổi/ Cổng trời
vẫn thảnh thơi”.
- Bài thơ tuy chưa được nhiều người biết đến


III. Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm địa
STTphương
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
1

Cao Xuân Thái

Trước Đá

Thơ


2

Huyền Minh

Điều giản dị

Thơ

3

Nguyễn Hữu Ninh

Dáng mẹ

Thơ

4

Đặng Quang Vượng

Lên Lao Và Chải

Thơ

5

Hùng Đình Quý

Người Mông nhớ Bác Hồ


Thơ

6

Chu Thị Minh Huệ

Sợi lanh dài

Truyện

7

Bàn Thị Ba

Chuyện của én con

Truyện

8

Nguyễn Trần Bé

Cây dâu da đất

Truyện

9

Hoàng Thị Cấp


Mùa trám rụng

Truyện

10

Lục Mạnh Cường

Seo May

Truyện


IV. Khảo sát về việc tìm hiểu văn học địa phương của học
sinh
trường
trên địa bàn thành phố Hà GIang
1. Mục
đích THCS
khảo sát
-

Xác định được tầm quan trọng của văn địa phương
Biết được mức độ ảnh hưởng của văn học địa phương tới các
học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Giang
2. Đối tượng khảo sát
- 100 bạn học sinh của các trường THCS trên địa bàn thành
phố Hà Giang.
3. Kết quả khảo sát



4. Kết luận
-Từ việc khảo sát cho thấy còn một số học sinh chưa
quan tâm đến văn học địa phương.
5. Biện pháp giải quyết
- Tổ chức các dạ hội văn học , giao lưu, các buổi giới
thiệu sách với độc giả .
- Tổ chức bình thơ, các cuộc thi làm thơ về quê hương
đất nước .
- Nâng cao chất lượng các ấn phẩm, tác phẩm, tạo sự
thu hút với học sinh.


IV. Lời bình về một tác phẩm độc đáo
 TỰ HÀO CAO NGUYÊN ĐÁ
Dọc theo đường hạnh phúc chiều nay
Giữa cao nguyên ngút ngàn đá xám
Đá trải dài muôn vàn tấm thảm
Đẹp lung linh như đảo san hô
Phía xa xa làn sóng xô bờ 
Hoa ngô trắng rập rờn theo gió
Dân quê tôi cần cù chịu khó
Biến đá thành màu mỡ sinh sôi
Ở nơi đây nuôi chí anh hùng
Sống trên đá khô cằn vất vả
Bát mồ hôi đổi những mùa ngô
Vẫn kiên trung gìn giữ cơ đồ
Trời Lũng Cú cao xanh vời vợi
Gió tung bay rực rỡ ngọn cờ
Một vùng quê đá núi hoang sơ

Nên tự hào đây cao nguyên đá.
 Phạm Hồng Nho


Hà Giang quê hương chúng ta tuy là một tỉnh miền núi
còn gặp không ít khó khăn nhưng chúng ta tự hào về
mảnh đất thiêng liêng địa đầu Tổ quốc này. Những
người con Hà Giang nói chung và chúng em những
người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng
đều không ngừng cố gắng nỗ lực rèn luyện để giúp cho
quê hương ngày càng phát triển và phồn thịnh hơn.
V. Tổng kết


Xin chân thành cảm
ơn
quý thầy cô và các
bạn
đã lắng nghe!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×